Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật ô tô: Xây dựng quy trình chẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh trên xe Toyota Land Cruiser Overview
lượt xem 18
download
Mục tiêu của đề tài "Xây dựng quy trình chẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh trên xe Toyota Land Cruiser Overview" sẽ đi sâu tìm hiểu các hệ thống phanh được sử dụng phổ biến trên xe từ đó rút ra được phương pháp khai thác, bảo dưỡng sửa chữa phù hợp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật ô tô: Xây dựng quy trình chẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh trên xe Toyota Land Cruiser Overview
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM KHOA CƠ ĐIỆN VÀ CÔNG TRÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN, BẢO DƢỠNG HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE TOYOTA LAND CRUISER OVERVIEW NGÀNH HỌC: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ MÃ NGÀNH: 7510205 Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Văn Tùng Sinh viên thực hiện : Trần Minh Tiến Mã sinh viên : 1551090607 Lớp : K60 - COTO Hà Nội, 2019
- MỤC LỤC MỤC LỤC ...................................................................................................... I DANH MỤC BẢNG .................................................................................... III DANH MỤC HÌNH ..................................................................................... III LỜI CẢM ƠN .............................................................................................. IV ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 2 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................... 3 1.1. Tình hình phát triển ngành công nghệ ô tô ............................................... 3 1.1.1. Trên thế giới ......................................................................................... 3 1.1.2. Tại Việt Nam ........................................................................................ 4 1.2. Tổng quan về dịch vụ bảo dƣỡng sửa chữa ô tô tại Việt Nam hiện nay ... 9 1.3. Tổng quan về hệ thống phanh thủy lực xe ô tô land cuiser overview ..... 10 1.3.1. Nhiệm vụ, chức năng và yêu cầu của hệ thống phanh thủy lực ........... 10 1.3.2. Tiêu chuẩn về phanh ô tô .................................................................... 12 1.3.3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phanh dẫn động thủy lực 14 1.3.4. Các dạng hƣ hỏng của phanh .............................................................. 16 1.3.5. Các biểu hiện của ô tô khi hƣ hỏng hệ thống phanh ............................ 22 1.4. Mục tiêu, đối tƣợng, nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu .................. 24 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ........................................... 25 2.1. Những quy định về công tác chẩn đoán, bảo dƣỡng phanh. ................... 25 2.1.1. Khái niệm về chẩn đoán kỹ thuật ........................................................ 25 2.1.2. Khái niệm về bảo dƣỡng kỹ thuật ....................................................... 27 2.1.3 Những văn bản và quy định pháp luật về công tác chuẩn đoán bảo dƣỡng kỹ thuật ............................................................................................. 28 2.2. Nội dung công tác chẩn đoán, bảo dƣỡng phanh .................................... 36 CHƢƠNG 3 XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN BẢO DƢỠNG KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE TOYOTA LAND CRUISER OVERVIEW ................................................................................................ 38 3.1. Xác định thông số chẩn đoán hệ thống phanh. ....................................... 38 i
- 3.2. Xây dựng quy trình chẩn đoán kỹ thuật hệ thống phanh trên xe Toyota Land Cruiser................................................................................................. 40 3.2.2. Kiểm tra, bảo dƣỡng dẫn động phanh ................................................. 42 3.2.3. Kiểm tra tổng phanh, bình chứa môi chất ........................................... 44 3.2.4. Kiểm tra sự làm việc và hiệu quả phanh chính .................................... 45 3.2.5. Sự làm việc và hiệu quả của hệ thống phanh tay ................................. 46 3.3. Xây dựng quy trình bảo dƣỡng hệ thống phanh trên xe Toyota Land Cruiser ......................................................................................................... 47 3.3.1. Bảo dƣỡng cơ cấu phanh .................................................................... 49 3.3.2. Kiểm tra và bảo dƣỡng hệ thống dẫn động phanh ............................... 52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ii
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Tình hình nhập khẩu xe ôtô nguyên chiếc năm 2018 ......................... 6 Bảng 2. Quy định đánh giá hiệu quả phanh .................................................. 13 Bảng 3. Dụng cụ chuẩn bị ............................................................................ 47 Bảng 4. Khe hở tiêu chuẩn giữa má phanh và đĩa phanh .............................. 52 iii
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Dây chuyền sản xuất ô tô ................................................................ 3 Hình 1.2. Dịch vụ bảo dƣỡng ô tô .................................................................. 9 Hình 1.3: Sơ đồ cấu tạo hệ thống dẫn động phanh thủy lực .......................... 14 Hình 1.4. Kiểm tra sự mòn của cơ cấu phanh ............................................... 16 Hình 1.5. Cơ cấu phanh đĩa .......................................................................... 18 Hình 1.6. Cơ cấu phanh tang trống ............................................................... 18 Hình 1.7. Má phanh và đĩa phanh ................................................................. 19 Hình 1.8. Bình dầu trợ lực phanh ................................................................. 20 Hình 1.9. Xylanh phanh chính ...................................................................... 20 Hình 1.10. Xy lanh bánh xe .......................................................................... 21 Hình 1.11. Hệ thống phanh thủy lực trợ lực chân không............................... 21 Hình 3.1. Điều chỉnh khe hở má phanh ........................................................ 50 Hình 3.2. Bình chứa dầu phanh .................................................................... 51 Hình 3.3. Kiểm tra khe hở má phanh và đĩa phanh ....................................... 51 Hình 3.4. Kiểm tra chất lƣợng dầu phanh. .................................................... 52 Hình 3.5. Kiểm tra bàn đạp phanh ................................................................ 54 Hình 3.6. Kiểm tra hanh trình tự do bàn đạp ................................................. 54 Hình 3.7. Kiểm tra khoảng dự trữ của bàn đạp phanh .................................. 54 Hình 3.8. Hình ảnh thực tế kiểm tra khoảng dự trữ của bàn đạp phanh ....... 55 Hình 3.9. Thao tác kiểm tra kín khít ............................................................. 55 Hình 3.10. Lắp bộ thay dầu phanh vào bình chứa xylanh phanh chính ......... 56 Hình 3.11. Bổ xung dầu phanh và xả khí với hai ngƣời ............................... 57 Hình 3.12. Các công việc xả khí với hai ngƣời ............................................. 57 iv
- LỜI CẢM ƠN Qua một thời gian làm việc khẩn trƣơng và nghiêm túc đến nay em đã hoàn thành đề tài “Xây dựng quy trình chẩn đoán và bảo dƣỡng kỹ thuật hệ thống phanh trên xe Toyota Land Cruiser Overview” .Đề tài đƣợc hoàn thành với sự cố gắng nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè. Nhân dịp này cho phép em đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Thầy giáo TS Trần Văn Tùng đã trực tiếp hƣớng dẫn và chỉ bảo em tận tình trong suốt quá trình làm khóa luận. Tập thể cán bộ, giáo viên Khoa Cơ điện và Công trình đã giúp đỡ em rất nhiều trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy cô cùng các bạn sinh viên đã đóng góp ý kiến quý báu giúp em hoàn thành tốt bản khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019 Sinh Viên TRẦN MINH TIẾN 1
- ĐẶT VẤN ĐỀ Với nền công nghiệp phát triển ngày càng hiện đại, các nhu cầu trong lao động và cuộc sống con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao. Vấn đề vận chuyển hàng hóa, đi lại của con ngƣời là trong những nhu cầu cần thiết. Chính vì thế vài năm gần doanh số ô tô bán ra ngày càng tăng và đa dạng về chủng loại từ những dòng xe thông dụng đến những dòng xe cao cấp. Trƣớc đây ô tô có thể coi là một phƣơng tiện xa xỉ đối với ngƣời dân Việt Nam. Nhƣng vài năm trở lại đây hình ảnh lái một chiếc xe ô tô đi làm đã không còn quá xa lạ đối với những ngƣời có mức thu nhập thuộc loại khá trong xã hội. Ô tô là một trong những phƣơng tiện di chuyển không thể thiếu của ngƣời Việt Nam, trong đó gồm nhiều loại xe nhƣ xe tải, xe con 4 chỗ, xe khách, xe du lịch...vv. Mỗi xe đều đƣợc thiết kế sử dụng với mục đích khác nhau, nhƣng xe chở khách 9 chỗ là một trong những xe có số lƣợng xe đông đảo tại Việt Nam, đặc biệt xe Toyota Land Cruiser Overview rất đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng. Với số lƣợng lớn và tính sử dụng rộng rãi của xe Toyota Land Cruiser Overview khi đi trên đƣờng địa hình Việt Nam, vấn đề hỏng hóc của mỗi số xe là không thể chánh khỏi. Vì vậy muốn đáp ứng đƣợc nhu cầu sửa chửa bảo dƣỡng xe cần một số lƣợng lớn đại lí trung tâm sửa chữa. Mỗi bƣớc sửa chữa cần thực hiện đúng theo quy trình sửa chữa bảo dƣỡng. Từ nhu cầu cụ thể trên, đƣợc sự đồng ý của khoa Cơ Điện và Công Trình, bộ môn kỹ thuật cơ khí, dƣới sự hƣớng dẫn của thầy Trần Văn Tùng em tiến hành thực hiện chuyên đề “Xây dựng quy trình chẩn đoán và bảo dƣỡng hệ thống phanh trên xe Toyota Land Cruiser”. 2
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Hệ thống phanh giữ vai trò quan trong nhất trong đảm bảo an toàn chuyển động của ô tô, nó cho phép ngƣời lái giảm tốc độ của xe cho đến khi dừng hẳn hoặc giảm đến một tốc độ nào đó, giữ cho xe cố định khi dừng đỗ. Qua đó, nâng cao đƣợc vận tốc trung bình và năng suất vận chuyển của ô tô. Đề tài sẽ đi sâu tìm hiểu các hệ thống phanh đƣợc sử dụng phổ biến trên xe từ đó rút ra đƣợc phƣơng pháp khai thác, bảo dƣỡng sửa chữa phù hợp. 1.1. Tình hình phát triển ngành công nghệ ô tô 1.1.1. Trên thế giới Hình 1.1. Dây chuyền sản xuất ô tô Theo số liệu công bố bởi JATO Dynamics, một chuyên trang dữ liệu về ngành ô tô uy tín, ngành công nghiệp ô tô toàn cầu năm 2017 đã tăng trƣởng với 86,05 triệu xe (bao gồm xe du lịch và xe thƣơng mại), tăng 2,4% tƣơng đƣơng hơn 2,05 triệu xe so với năm 2016. Ngành công nghiệp ô tô hoạt động tốt trong năm 2017 là nhờ các nền kinh tế vẫn duy trì đƣợc tăng trƣởng, trong khi đó các thị trƣờng ô tô đang phát triển nhƣ Nga và Brazil tăng trƣởng trở lại sau khi giảm sút vào năm trƣớc đó. 3
- Trong đó, dòng xe SUV đóng góp đáng kể cho sự tăng trƣởng của ngành công nghiệp ô tô khi chiếm thị phần lớn nhất ở Trung Quốc, Bắc Mỹ và Châu Âu (ba thị trƣờng ô tô lớn nhất thế giới). Tuy nhiên, điều này lại trái ngƣợc ở những thị trƣờng nhỏ nhƣ Châu Á - TBD, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ Latinh. Các mẫu sedan hạng B là phân khúc phổ biến nhất ở Châu Á - TBD và Mỹ Latinh, trong khi đó những mẫu xe đô thị cỡ nhỏ lại chiếm thị phần lớn nhất tại Nhật Bản, cho thấy SUV vẫn có khả năng mở rộng thị phần tại các thị trƣờng này. Những thị trƣờng ô tô tại Châu Âu, Châu Á - TBD (trừ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) và đáng chú ý là Mỹ Latinh chính là động lực thúc đẩy tăng trƣởng của ngành công nghiệp ô tô trong năm 2017. Trái với mức tăng trƣởng lên tới 13% của các thị trƣờng nhƣ Nga, Thái Lan và Argentina thì các thị trƣờng lớn nhƣ Mỹ, Anh, Mexico, Hàn Quốc và Trung Quốc đều có mức tăng trƣởng chậm. Bƣớc sang giai đoạn công nghệ 4.0 ngành công nghiệp ô tô sẽ phát triển theo bốn xu hƣớng chính, gồm tự động hóa, kết nối, xe điện và chia sẻ xe nhƣ một dịch vụ. Nếu trƣớc đây, các yếu tố quyết định sự khác biệt của những chiếc xe là động cơ, hộp số, bộ dẫn động, mức tiêu thụ nhiên liệu... thì ngày nay, ô tô giống nhƣ một chiếc máy tính. Phần mềm và điện đã thay thế nhiều chức năng của các yếu tố cơ học, nhiên liệu, sự tham gia của con ngƣời. Ngành công nghiệp ô tô luôn biến đổi không ngừng, những công nghệ an toàn hay tiện ích trƣớc đây đƣợc coi là xa xỉ thì nay đã dần trở thành những trang bị tiêu chuẩn và ngành công nghiệp ô tô vẫn tiếp tục giữ một vai trò chủ chốt trong nền kinh tế thế giới. 1.1.2. Tại Việt Nam Trong giai đoạn 2011 - 2017, tăng trƣởng tiêu thụ xe ô tô của Việt Nam đạt bình quân 7,4%/năm. Số lƣợng xe tiêu thụ tăng từ 181.545 xe năm 2011 lên mức cao nhất là 350.000 xe năm 2015 và giảm xuống còn 272.750 xe năm 2017. 4
- Năm 2016, thị trƣờng ôtô Việt tiêu thụ đƣợc 304.427 xe, tăng 24% so với năm 2015, đây là mức doanh số cao nhất trong vòng 20 năm qua. Năm 2017, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trƣờng đạt 272.750 xe, giảm 10% so với năm 2016. Các sản phẩm xe du lịch chiếm tỷ trọng 62% (tƣơng đƣơng với 173.485 xe), giảm 9,9% so với năm 2016; các dòng xe tải, xe khách/bus chiếm gần 35% (khoảng 99.082 xe) trong cơ cấu xe bán ra năm 2017. Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam đang trong giai đoạn dân số 'vàng', với sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lƣu - những khách hàng tiềm năng lớn của dòng xe cá nhân đƣợc dự báo sẽ tăng trƣởng nhanh trong thời gian từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Dự báo, tăng trƣởng tiêu thụ xe của Việt Nam sẽ tăng trƣởng ở mức 22,6%/năm trong giai đoạn 2018 - 2025 và đạt khoảng 18,5%/năm trong giai đoạn 2025 - 2035. Tuy nhiên, thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2018 nhập khẩu ôtô nguyên chiếc sụt giảm so với năm 2017, giảm lần lƣợt 16,1% về lƣợng và 19,8% trị giá tƣơng ứng ứng 81,6 nghìn chiếc, trị giá 1,8 tỷ USD. Tính riêng tháng 12/2018 cả nƣớc nhập 14,17 nghìn chiếc ôtô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt hơn 306 triệu USD. Kết quả này giảm nhẹ 2,5% so với tháng 11/2018 nhƣng kim ngạch tăng 0,5%. Trong tổng số xe nhập khẩu, xe ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống chiếm nhiều nhất với 53.981 chiếc, tổng kim ngạch hơn 1 tỷ USD. Xe ô tô tải nhiều thứ 2 với 24.188 chiếc, tổng kim ngạch 501 triệu USD. Xe trên 9 chỗ ngồi các loại đứng thứ 3, với 804 chiếc, tổng kim ngạch hơn 24 triệu USD. Tốc độ sụt giảm của kim ngạch lớn hơn sản lƣợng chứng tỏ trị giá nhập khẩu bình quân mỗi xe trong năm 2018 thấp hơn so với năm 2017 trƣớc đó. Cũng theo thống kê, tháng 12 là tháng có kim ngạch nhập khẩu ô tô lớn nhất và số lƣợng đứng thứ 2 (sau tháng 11). Bốn tháng có số lƣợng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ 10 nghìn xe trở lên. Hai tháng đầu năm sản lƣợng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu ít nhất, trong đó tháng 1 có 340 xe và tháng 2 có 222 xe. 5
- Bảng 1. Tình hình nhập khẩu xe ôtô nguyên chiếc năm 2018 +/- so sánh với tháng trƣớc (%)* Thời gian Lƣợng Trị giá Lƣợng Trị giá Tháng 1 340 21.573.252 -97,5 -94,0 Tháng 2 222 13.732.773 -34,7 -36,3 Tháng 3 3.676 84.609.615 155,6 516,1 Tháng 4 2.624 61.219.096 -28,6 -27,6 Tháng 5 2.305 67.607.313 -12,2 10,4 Tháng 6 3.357 82.169.503 45,6 21,5 Tháng 7 6.586 134.447.603 96,2 63,6 Tháng 8 9.893 218.131.526 50,2 62,2 Tháng 9 11.507 242.293.245 16,3 11,1 Tháng 10 12.468 261.655.636 8,4 8,0 Tháng 11 14.538 304.663.055 16,6 16,4 Tháng 12 14.176 306.149.095 -2,5 0,5 Nguyên nhân, do những tháng đầu năm 2018 , các hãng xe đều gặp vƣớng mắc trong thực hiện Nghị định 116/2017/NĐ-CP liên quan đến điều kiện kinh doanh xe nhập khẩu (có hiệu lực ngày 1/1/2018) nên lƣợng xe nhập khẩu đột ngột giảm mạnh. Trong năm 2018, Việt Nam cũng chi hơn 3,5 tỷ USD để nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô các loại. Ngoài ra, Việt Nam cũng chi 654 triệu USD nhập khẩu xe máy và linh kiện, phụ tùng liên quan. Về tình hình tiêu thụ, theo thông báo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán hàng thị trƣờng ô tô Việt Nam cả năm 2018 đạt 288.683 xe, tăng gần 6% so với năm 2017. Nhƣ vậy mức tăng trƣởng trong năm 2018 kém xa so với mục tiêu 10% đặt ra từ đầu năm. 6
- Tuy không tăng trƣởng mạnh nhƣng có nhiều dấu hiệu tích cực đối với ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Theo đó, doanh số xe lắp ráp tăng tới 10,6% so với năm trƣớc, đạt 215.704 xe bán ra. Bên cạnh đó, không nằm trong VAMA nhƣng Hyundai Thành Công (HTC) cũng đã có một năm kinh doanh tăng trƣởng rất tốt. HTC đã chuyển sang lắp ráp hầu nhƣ toàn bộ sản phẩm từ đầu năm 2018 và tính đến hết năm, doanh số đạt đƣợc là 63.562 xe ô tô các loại, tăng gấp đôi (tăng 106%) lƣợng xe bán ra của năm 2017. Trong tháng 12, Accent tiếp tục giữ vị trí đầu bảng với 1,834 xe bán ra. Grand i10 đứng thứ 2 với 1,436 xe, cộng dồn cả năm đạt 22,068 xe, là mẫu xe bán chạy nhất của Hyundai Thành Công năm 2018. Kona giữ vững đà tăng trƣởng với 859 xe bán ra trong tháng 12, tăng 8% so với tháng trƣớc, cộng dồn 4 tháng đạt 2,717 xe. Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (TMV) cũng cho hay, năm 2018, doanh số bán hàng của họ đạt mức tăng trƣởng kỷ lục với 65.856 xe (không bao gồm Lexus), tăng 11% so với năm 2017, nâng tổng doanh số bán tích lũy đạt 518.742 xe. Trong đó, Vios luôn là mẫu xe dẫn đầu thị trƣờng và đặc biệt trong tháng 12 vừa qua Vios đã đạt mức kỷ lục mới với 3.600 xe. Các mẫu xe khác nhƣ Innova và Fortuner cũng nằm trong số những mẫu xe bán chạy nhất năm 2018. Đáng chú ý, lƣợng xe sản xuất trong nƣớc của TMV năm qua đạt 52.662 xe, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái, nâng sản lƣợng tích lũy lên 480.735 xe. Đến nay, Toyota đã trở thành doanh nghiệp ô tô FDI có tỉ lệ nội địa hóa cao trong ngành với trên 400 chi tiết. Số lƣợng nhà cung cấp tham gia chuỗi cung ứng của Toyota đã tăng lên 33 nhà cung cấp, trong đó có 5 nhà cung cấp Việt Nam. TMV cho biết, sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu nâng tỉ lệ nội địa hóa cao hơn nữa để tăng năng lực cạnh tranh của các dòng sản phẩm nội địa. 7
- TMV đã đóng góp thuế vào ngân sách nhà nƣớc xấp xỉ 699 triệu USD trong năm vừa qua, nâng tổng số đóng góp thuế từ ngày thành lập đến nay lên tới gần 7,7 tỉ USD. Trong khi đó, với Ford Việt Nam, Ranger giữ vững ngôi vị là chiếc bán tải bán chạy nhất tại Việt Nam trong năm 2018 - năm thứ 5 liên tiếp - với doanh số cả năm lên tới 8.675 chiếc. Trong tháng 12, doanh số bán lẻ của liên doanh này cao kỉ lục tháng thứ 2 liên tiếp với mức tăng trƣởng tới 56% so với cùng kì năm ngoái, tƣơng đƣơng với 3.959 xe bán ra. Tháng kỷ lục này đƣợc thúc đẩy bởi doanh số ấn tƣợng trên toàn bộ dòng sản phẩm của Ford tại Việt Nam, với Ranger, Everest và EcoSport đã mang tới kết quả bán hàng theo tháng cao nhất từ trƣớc đến nay. Mẫu xe SUV đô thị EcoSport thịnh hành cũng góp phần đáng kể vào doanh số kỷ lục của Ford khi kết thúc năm 2018, EcoSport tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu phân khúc SUV cỡ nhỏ với tổng doanh số cả năm tăng 22%, tƣơng đƣơng 4.844 xe bán ra. Nhƣ vậy, các liên doanh có vai trò cực kỳ quan trọng trong bƣớc đầu tạo dựng nên ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong khi vai trò của các doanh nghiệp ô tô trong nƣớc của Việt Nam là hết sức mờ nhạt. Có thể nói, sự ra đời của 11 liên doanh trên đã cho thấy thị trƣờng xe hơi Việt Nam là thị trƣờng đầy tiềm năng và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã rất chú trọng đến thị trƣờng này. Mặt khác, điều này cũng cho thấy chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc ta trong việc phát triển ngành công nghiệp ô tô nƣớc nhà thông qua việc liên doanh, liên kết với nƣớc ngoài. Điều này không những thu hút đƣợc lƣợng vốn lớn vào Việt Nam mà còn tập trung đƣợc kỹ thuật sản xuất hiện đại, phƣơng cách quản lí tiên tiến. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp ô tô của hầu hết các nƣớc trên thế giới cũng đã cho thấy giai đoạn đầu phát triển rất cần sự hỗ trợ từ bên ngoài, nhất là công nghiệp ô tô. 8
- Từ đây có thể thấy, nếu nhƣ quan điểm xây dựng công nghiệp ô tô Việt Nam thủa sơ khai là đi từ sản xuất phụ tùng cơ bản rồi nâng dần lên sản xuất ô tô đã không có tính thực tiễn thì nay đã đƣợc thay thế bởi con đƣờng đi từ lắp ráp ô tô rồi tiến hành từng bƣớc nội địa hoá sản xuất phụ tùng nhƣ các nƣớc ASEAN và Châu Á đã trải qua. Nhƣ vậy, lịch sử hình thành ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã cho thấy sau bao năm chúng ta dò dẫm con đƣờng phát triển ngành giờ đây con đƣờng đó đã hiện rõ hơn và hứa hẹn một triển vọng sáng lạng trong một tƣơng lai không xa. 1.2. Tổng quan về dịch vụ bảo dƣỡng sửa chữa ô tô tại Việt Nam hiện nay Hình 1.2. Dịch vụ bảo dƣỡng ô tô Bên cạnh sự phát triển của thị trƣờng ô tô. Xe ô tô cũng không còn xa lạ với ngƣời tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là ở những thành phố lớn phát triển. Kéo theo đó, ngành công nghệ dịch vụ sửa chữa, bảo hành xe ô tô cũng là ngành nghề kinh doanh khá đƣợc đầu tƣ hiện nay. Việt Nam là đất nƣớc có số lƣợng ô tô rất đông đảo và phổ biến, vì vậy ngành dịch vụ chẩn đoán bảo dƣỡng sữa chữa ô tô tại Việt Nam đang là một ngành kinh doanh có tiềm năng phát triển. Nhƣng trên thực tế tại Việt Nam dịch vụ chẩn đoán sửa chữa chƣa đƣợc chuyên môn hóa, nhiều cơ sở nhỏ lẻ có số lƣợng công nhân chƣa qua đào tạo. Tại một số thành phố lớn đã có những cơ sơ do hãng đầu tƣ, nhƣng rất ít và 9
- phân bố khá xa so với ngƣời sử dụng xe. Và đa số chia làm 2 kiểu cơ sở kinh doanh sửa chữa bảo dƣỡng chính: - Cơ sở sửa chứa bảo dƣỡng nhỏ lẻ do tƣ nhân là chủ. Thông thƣờng các cơ sở này thƣờng có trình độ chuyên môn kém, nhƣng sửa chữa đa dụng về nhiều loại xe của các hãng khác nhau. Các cơ sở này thƣờng xuất hiện rất phổ biển khác mọi tỉnh thành do việc quản lí giấy phép kinh doanh còn lỏng lẻo. Việc chọn sửa chứa bảo dƣỡng tại các cơ sở này thƣờng có chất lƣợng uy tín thấp, giá thành rẻ. - Trung tâm sửa chữa bảo dƣỡng lớn của hãng xe nhƣ: Honda, Toyora, Mazda, Huyndai… Các cơ sở kinh doanh này thƣờng có quy mô lớn tại các tỉnh thành lớn của đất nƣớc, chất lƣợng dịch vụ cao do đƣợc các hãng xe liên kết và đầu tƣ. Tại đây các xe kiểm tra và bảo dƣỡng sửa chứa thay mới các linh kiện đúng chuẩn của nhà sản xuất, với tay thợ đã đƣợc đào tạo bài bản chuyên môn của hãng. Nhƣ vậy theo đà phát triển của số lƣợng xe bán ra thị trƣờng thì cần có những trung tâm, công ty và các cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo dƣỡng, sửa chữa ô tô đạt đƣợc những tiêu chuẩn và mong muốn của khách hàng. Để đáp ứng đƣợc những yêu cầu của thị trƣờng thì phải có những quy trình chẩn đoán, bảo dƣỡng và sửa chữa ô tô. Một trong những hệ thống quan trọng của tổng thành là hệ thống phanh đảm bảo an toàn cho phƣơng tiện và tăng tính ổn định. Từ đó em đi xây dựng quy trình chẩn đoán và bảo dƣỡng hệ thống phanh thủy lực trên ô tô. 1.3. Tổng quan về hệ thống phanh thủy lực xe ô tô land cuiser overview 1.3.1. Nhiệm vụ, chức năng và yêu cầu của hệ thống phanh thủy lực Hệ thống phanh có nhiệm vụ làm giảm tốc độ của ôtô hoặc làm dừng hẳn sự chuyển động của ôtô. Hệ thống phanh còn đảm bảo giữ cố định xe trong thời gian dừng. Đối với ôtô hệ thống phanh là một trong những hệ thống quan trọng nhất vì nó đảm bảo cho ôtô chuyển động an toàn ở chế 10
- độ cao, cho phép ngƣời lái có thể điều chỉnh đƣợc tốc độ chuyển động hoặc dừng xe trong tình huống nguy hiểm. Cơ cấu phanh đĩa gồm có trống phanh quay cùng với các bánh xe, các guốc phanh lắp với phần không quay là mâm phanh, trên guốc có lắp các má phanh, một đầu của guốc phanh quay quanh chốt tựa, đầu còn lại tỳ vào piston của xilanh công tác của hệ thống dẫn động thủy lực. Sử dụng phanh dẫn đọng thủy lực áp suất chất lỏng trong xilanh tác dụng lên các piston và đẩy các guốc phanh ép vào tang trống thực hiện quá trình phanh * Yêu cầu của hệ thống phanh thủy lực Hệ thống phanh trên ô tô cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Phải đảm bảo nhanh chóng dừng xe khẩn cấp trong bất kỳ tình huống nào. Khi phanh đột ngột, xe phải dừng sau quãng đƣờng phanh ngắn nhất, tức là có gia tốc phanh cực đại. - Phải đảm bảo phanh giảm tốc độ ô tô trong mọi điều kiện sử dụng, lực phanh trên bàn đạp phải tỷ lệ với hành trình bàn đạp, có khả năng rà phanh khi cần thiết. Hiệu quả phanh cao và phải kèm theo sự phanh êm dịu để đảm bảo phanh chuyển động với gia tốc chậm dần biến đổi đều đặn giữ ổn định chuyển động của xe. - Tối thiểu trên ô tô phải có hai hệ thống phanh là: phanh chính và phanh dự phòng (phanh chân và phanh tay). Hai hệ thống đều phải sẵn sàng làm việc khi cần thiết. Dẫn động phanh tay và phanh chân làm việc độc lập không ảnh hƣởng lẫn nhau. Phanh tay có thể thay thế phanh chân khi phanh chân có sự cố. Phanh tay dùng để giữ nguyên vị trí xe trên đƣờng bằng cũng nhƣ trên dốc nghiêng theo thiết kế ban đầu. - Lực điều khiển không quá lớn và điều khiển nhẹ nhàng, dễ dàng kể cả điều khiển bằng chân hoặc bằng tay. - Hành trình bàn đạp phanh hoặc tay phanh phải thích hợp và nằm trong phạm vi điều khiển có thể của ngƣời sử dụng. 11
- - Hệ thống phanh cần có độ nhạy cao, hiệu quả phanh không thay đổi nhiều giữa các lần phanh. Độ chậm tác dụng phải nhỏ và có thể làm việc nhanh chóng tạo hiệu quả phanh ô tô ngay sau khi vừa mới thôi phanh. - Khi phanh lực phanh phát sinh ra giữa các bánh xe cùng một cầu phải bằng nhau, Nếu có sai lệch thì phải nhỏ trong phạm vi cho phép. Khi thử phanh trên đƣờng phải đúng quỹ đạo mong muốn theo điều khiển. - Các hệ thống điều khiển có trợ lực phanh, khi bị hƣ hỏng trợ lực, hệ thống phanh vẫn đƣợc điều khiển và có tác dụng lên ô tô. - Đảm bảo độ tin cậy sử dụng của ô tô trong cả hệ thống và các chi tiết , nhất là các chi tiết bao kín bằng vật liệu cao su, nhựa tổng hợp. - Các cơ cấu phanh phải thoát nhiệt tốt, không truyền nhiệt ra các khu vực làm ảnh hƣởng tới sự làm việc của các cơ cấu xung quanh (lốp xe, moay ơ…) phải dễ dàng điều chỉnh, thay thế các chi tiết hƣ hỏng. - Hạn chế tối đa hiện tƣợng trƣợt lết bánh xe khi phanh với các cƣờng độ lực bàn đạp khác nhau. - Có khả năng giữ cho ô tô đứng yên trong thời gian dài, kể cả trên đƣờng dốc. - Đảm bảo độ tin cậy của hệ thông trong khi thực hiện phanh trong mọi trƣờng hợp sử dụng, kể cả khi một phần dẫn động điều khiển có bị hƣ hỏng. 1.3.2. Tiêu chuẩn về phanh ô tô Theo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng của phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ ban hành ngày 05 tháng 12 năm 2001 của bộ Giao thông vận tải, quy định về phanh ô tô nhƣ sau: - Các cụm, chi tiết đúng hồ sơ kỹ thuật, lắp ghép đúng và chắc chắn. Đầy đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng. - Không đƣợc rò rỉ dầu phanh hoặc khí nén trong hệ thống, các ống dẫn dầu hoặc khí không đƣợc rạn nứt. - Dẫn động cơ khí của phanh chính và phanh đỗ xe: Linh hoạt, nhẹ nhàng, không biến dạng, rạn nứt, hoạt động tốt. Bàn đạp phanh phải có hành 12
- trình tự do theo quy định của nhà sản xuất. Cáp phanh đỗ (nếu có) không hƣ hỏng, không chùng lỏng khi phanh. - Đối với hệ thống phanh dẫn động khí nén (phanh hơi): áp xuất của hệ thống phanh hơi phải đạt áp suất quy định theo tài liệu kỹ thuật. Bình chứa khí nén đủ số lƣợng theo hồ sơ kỹ thuật, không rạn nứt. Các van đầy đủ, hoạt động bình thƣờng. - Trợ lực phanh đúng theo hồ sơ kỹ thuật, kín khít, hoạt động tốt. - Hiệu quả phanh chính và phanh khi dừng xe: a.Hiệu quả phanh chính khi thử trên đường: - Thử trên mặt đƣờng bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng bằng phẳng và khô, hệ số bám φ không nhỏ hơn 0,6 . - Hiệu quả phanh đƣợc đánh giá bằng một trong hai chỉ tiêu quãng đƣờng phanh Sp (m) hoặc gia tốc chậm dần lớn nhất khi phanh Jp (m/s2) với chế độ thử phƣơng tiện không tải ở tốc độ 30km/h và đƣợc quy định nhƣ sau: Bảng 2. Quy định đánh giá hiệu quả phanh Quãng đƣờng phanh Gia tốc phanh Phân nhóm Sp (m) Jpmax (m/s2) Nhóm 1: Ô tô con, kể cả ô tô Không nhỏ hơn chuyên dùng đến 09 chỗ (kể Không lớn hơn 7,2 5,8 cả ngƣời lái). Nhóm 2: Ô tô tải có trọng lƣợng toàn bộ không lớn hơn 8.000 KG, ô tô khách trên 09 Không nhỏ hơn Không lớn hơn 9,5 chỗ ngồi (kể cả ngƣời lái) có 5,0 tổng chiều dài không lớn hơn 7,5m. Nhóm 3: Ô tô hoặc đoàn ô tô có trọng lƣợng toàn bộ lớn Không nhỏ hơn hơn 8.000 KG, ô tô khách Không lớn hơn 11,0 4,2 trên 09 chỗ ngồi (kể cả ngƣời lái) có tổng chiều dài lớn hơn 7,5m . 13
- - Khi phanh quỹ đạo chuyển động của phƣơng tiện không lệch quá 80 so với phƣơng chuyển động ban đầu và không lệch khỏi hành lang 3,50 m. b.Hiệu quả phanh chính khi thử trên băng thử: - Chế độ thử: Phƣơng tiện không tải. - Tổng lực phanh không nhỏ hơn 50% trọng lƣợng phƣơng tiện không tải Go đối với tất cả các loại xe. - Sai lệch lực phanh trên một trục (giữa bánh bên phải và bên trái) : KSL = (PF lớn – PF nhỏ ). 100% / PF lớn KSL không đƣợc lớn hơn 25% c. Phanh dừng xe (điều khiển bằng tay hoặc chân): - Chế độ thử: Phƣơng tiện không tải. - Dừng đƣợc ở dốc 20% đối với tất cả các loại xe khi thử trên dốc hoặc tổng lực phanh PFt không nhỏ hơn 16% trọng lƣợng phƣơng tiện không tải Go khi thử trên băng thử. Quãng đƣờng phanh không lớn hơn 6m khi thử phanh trên đƣờng với vận tốc xe chạy 15km/h. 1.3.3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phanh dẫn động thủy lực a. Cấu tạo: Hình 1.3: Sơ đồ cấu tạo hệ thống dẫn động phanh thủy lực 1.Bàn đạp phanh; 2.Bộ trợ lực phanh 3.Xy lanh phanh chính 4.Bình chứa dầu 5.Cơ cấu phanh trước; 6.Bộ điều chỉnh;; 7.Cơ cấu phanh sau; 14
- Hệ thống phanh thủy lực sử dụng phƣơng pháp truyền năng lƣợng tĩnh với áp suất lớn nhất trong khoảng (60 ÷ 120) bar. b. Nguyên lý làm việc - Tác dụng hãm của phanh dựa trên cơ sở lực ma sát. Khi chƣa đạp bàn đạp phanh, các guốc phanh đƣợc lò xo kéo nên mặt ma sát (mặt ngoài) của chúng tách rời khỏi mặt trong của tang trống nên bánh xe đƣợc quay tự do trên moayơ. - Khi phanh: Ngƣời lái tác dụng lực lên bàn đạp phanh , cán sẽ đẩy piston của xylanh chính chuyển dịch sang phải làm tăng áp suất dầu đẩy mở van cao áp đƣa dầu vào đƣờng ống để tới xylanh công tác của các bánh xe. Do áp suất dầu trong các xylanh công tác tăng lên tạo lực đẩy 2 piston chạy sang hai bên đẩy guốc phanh quay quanh các chốt để các má phanh tỳ ép và hãm chặt tang trống phanh. Lực ma sát giữa má phanh và tang trống giữ không cho các bánh xe quay tiếp. Lúc đó nếu bánh xe bám tốt trên mặt đƣờng thì lực ma sát trên sẽ tạo ra mô men hãm bánh xe dừng lại. - Ngƣời ta đã dùng các tấm amiăng ép, hợp chất của amiăng và cao su hoặc sợi đồng và amiăng làm má phanh dán lên bề mặt ngoài của guốc phanh, nhờ đó làm tăng lực ma sát giữa guốc và tang trống phanh. - Ma sát giữa má và tang trống phanh sẽ tạo ra một lƣợng nhiệt lớn làm nóng tang trống. Khi xe chạy không khí thổi qua sẽ gây tác dụng làm mát cho tang trống phanh. - Khi thôi phanh: Nhấc chân ra khỏi bàn đạp phanh thì áp suất trong hệ thống sẽ giảm nhanh nhờ lò xo , các guốc phanh đƣợc kéo lại gần nhau làm cho các piston cũng bị kéo vào đẩy dầu qua van hồi dầu trở về xylanh chính và bể chứa, các má phanh rời khỏi mặt tiếp xúc nên mặt trong của tang phanh tang trống không còn tác dụng. c. Ưu và nhược điểm của phanh thủy lực * Ƣu điểm: 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Công nghệ GPRS cho thế hệ thông tin 2.5G
90 p | 248 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Thiết kế, xây dựng hệ thống phun sương làm mát tự động
67 p | 238 | 29
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật ô tô: Lập quy trình chẩn đoán bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cung cấp nhiên liệu diesel điều khiển điện tử trên dòng xe Hyundai SantaFe (2011)
77 p | 61 | 25
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng hệ thống quản lý và giám sát chất lượng không khí tại các nhà máy xử lý rác
86 p | 177 | 20
-
Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật ô tô: Xây dựng quy trình kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu phân phối khí xe KIA Morning SI 2016
84 p | 29 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng Firewall cho hệ thống mạng LAN bằng giải pháp mã nguồn mở
88 p | 30 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử: Tìm hiểu sử dụng phần mềm mô phỏng mạch điện tử MULTISIM
46 p | 63 | 17
-
Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ chế biến lâm sản: Thiết kế sản phẩm tủ áo bốn buồng dùng trong phòng ngủ
42 p | 35 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng website bán hàng nông sản
85 p | 24 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học: Xây dựng phương pháp định lượng tannins tổng trong thực vật bằng kỹ thuật đo quang
56 p | 65 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng Proxy Server cho hệ thống mạng LAN bằng giải pháp mã nguồn mở
59 p | 32 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học: Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng Lactobacillus plantarum NT1.5 bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm
86 p | 96 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử: Nghiên cứu hệ thống điều khiển của máy dệt HENQUN FX798 Model-2003
58 p | 48 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Nghiên cứu giải pháp nguồn mở OpenStack trong việc xây dựng hạ tầng "Điện toán đám mây"
63 p | 34 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Thực trạng sử dụng phần mềm bản quyền trong cơ quan nhà nước và các giải pháp thay thế
68 p | 21 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ chế biến Lâm sản: Lập hồ sơ kỹ thuật sản xuất tủ Vanity tại công ty cổ phần Woodsland
44 p | 46 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Nghiên cứu cài đặt và sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle. Áp dụng xây dựng chương trình quản lý việc khám bệnh bảo hiểm y tế
132 p | 17 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng giải pháp bảo mật hệ thống wifi cho một trường đại học
93 p | 25 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn