TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH<br />
KHOA NÔNG- LÂM- NGƯ<br />
<br />
KHÓA LUẬN<br />
TỐT NGHIỆP<br />
<br />
TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp quản lý đối với việc gây nuôi<br />
các loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình<br />
<br />
Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Diệp Thanh<br />
Lớp: Đại học Lâm Nghiệp K55<br />
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị quỳnh Phương<br />
Bộ môn: Lâm Nghiệp trồng trọt<br />
<br />
NĂM 2017<br />
<br />
Lời cảm ơn!<br />
Có được bài khóa luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc<br />
đến Chi cục Kiểm lâm, phòng Quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên, đặc<br />
biệt là anh Nguyễn Thanh Tây đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ em với<br />
những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài<br />
“Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp quản lý đối với việc gây nuôi các loài<br />
động vật hoang dã ở địa bàn tỉnh Quảng Bình”. Tạo điều kiện thuận lợi cho em<br />
thu thập số liệu ngoại nghiệp cũng như tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan đến đề<br />
tài tốt nghiệp.<br />
Xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫ Th.s Nguyễn Thị Quỳnh Phương<br />
đã luôn bên cạnh, hướng dẫn củng cố kiến thức còn thiếu sót cho em trong suốt quá<br />
trình thực tập và nghiên cứu đề tài.<br />
Xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
Phần 1: MỞ ĐẦU<br />
1.1. Đặt vấn đề<br />
Hiện nay, các mặt hàng động vật hoang dã (ĐVHD)đáp ứng ngày càng cao<br />
nhu cầu sử dụng của con người, chẳng hạn như: mục đích thương mại, trưng bày,<br />
lập vườn thú, biểu diễn xiếc, nghiên cứu khoa học và các mục đích khác…Song<br />
song với nhu cầu trên thì nguồn cung cấp đang là vấn đề quan trọng, đang được xã<br />
hội quan tâm. Từ thực trạng đó, việc săn bắt động vật hoang dã từ rừng tự nhiên là<br />
vấn đề bức xúc, khiến các nhà quản lý phải ngày đêm trăn trở. Săn bắt động vật<br />
hoang dã trái phép làm giảm đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái.<br />
Để đáp ứng nhu cầu xã hội về ĐVHD và các sản phẩm của chúng, các doanh<br />
nghiệp và các hộ gia đình đã đầu tư, phát triển gây nuôi các loài ĐVHD phục vụ cho<br />
nhu cầu đời sống của con người nhằm giảm thiểu tình trạng săn bắt, bẫy và sử dụng các<br />
loài động vật hoang dã trong tự nhiên.<br />
Quảng Bình là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa<br />
dạng, phong phú; đặc biệt là đa dạng về các loài động thực vật có nguồn gốc từ<br />
rừng.Thời gian qua nạn săn bắt, mua bán, vật chuyển động vật rừng trái phép trên<br />
địa bàn xảy ra nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên thiên<br />
nhiên.Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình đã phát hiện, xử lý kịp thời nhiều vụ mua<br />
bán, vận chuyển có tính hệ thống, liên tỉnh với khối lượng lớn động vật rừng hoang<br />
dã.Việc gây nuôi sinh sản các loài động vật có nguồn gốc từ rừng đang được Nhà<br />
nước khuyến khích. Một số địa phương đã hình thành trang trại gây nuôi các loài<br />
ĐVHD như:heo rừng, nhím, đà điểu, trăn, cá sấu, kỳ đà...Nhiều mô hình đã thành<br />
công và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, quản lý hoạt động nuôi nhốt động vật rừng rất<br />
phức tạp do chưa có quy trình quản lý hoạt động hoặc rất khó xác định nguồn gốc<br />
hợp pháp đối với các loài động vật nuôi nhốt.<br />
Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, hoạt động gây nuôi ĐVHD đã được các<br />
doanh nghiệp và các hộ dân phát triển từ những năm trước đây.Tuy nhiên, hoạt<br />
động gây nuôi còn mang tính tự phát, sơ khai và nhỏ lẽ, chưa được hướng dẫn về<br />
trình tự thủ tục cũng như kỹ thuật gây nuôi.Vì vậy, việc gây nuôi ĐVHD chưa<br />
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, đồng thời công tác quản lý gây nuôi<br />
ĐVHD gặp nhiều khó khăn, trở ngại.<br />
Đến nay, quy mô gây nuôi đã được nhân lên và được mở rộng trên địa bàn<br />
toàn tỉnh. Ngoài ra, điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Bình thuận lợi cho việc gây<br />
nuôi một số loài động vật hoang dã như: nhím, lợn rừng, kỳ đà vân, chồn, baba,<br />
rùa, rắn, cầy vòi hương....Để hoạt động gây nuôi ĐVHD được phát triển, nhân rộng<br />
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho<br />
công tác quản lý hoạt động gây nuôi ĐVHD các ban ngành chức năng cũng như<br />
<br />
các nhà khoa học cần nghiên cứu tạo một hành lang pháp lý, những hướng dẫn quy<br />
trình về thủ tục gây nuôi và kỹ thuật gây nuôi các loài ĐVHD.<br />
Từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và các<br />
giải pháp quản lý đối với việc gây nuôi các loài động vật hoang dã trên địa bàn<br />
tỉnh Quảng Bình” là rất cần thiết, giúp chúng ta định hướng đề xuất các giải pháp<br />
quản lý ĐVHD có hiệu quả, nhằm quản lý tốt và thúc đẩy hoạt động gây nuôi các<br />
loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh theo hướng bền vững, tạo điều kiện cho các<br />
hộ dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, giảm áp lực săn bắt từ rừng tự nhiên.<br />
1.2 Mục tiêu của đề tài:<br />
Đánh giá thực trạng gây nuôi các loài động vật hoang dã ở địa bàn tỉnh;<br />
phân tích những thuận lợi, khó khăn, các vấn đề còn bất cập trong quản lý hoạt<br />
động gây nuôi; phân tích vai trò của các bên liên quan và trên cơ sở hành lang pháp<br />
lý đối với hoạt động gây nuôi ĐVHD để đề xuất các giải pháp, cho việc gây nuôi<br />
các loài ĐVHD trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.<br />
1.3Yêu cầu của đề tài:<br />
Thu thập số liệu đầy đủ để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động gây nuôi<br />
các loài ĐVHD trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; làm rõ các<br />
thuận lợi, khó khăn và các vấn đề còn bất cập trong hoạt động quản lý gây nuôi các<br />
loài ĐVHD và đi đến đề xuất các giải pháp cho việc quản lý có hiệu quả.<br />
<br />
Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Tình hình gây nuôi ĐVHD trên thế giới<br />
Trên thế giới gây nuôi ĐVHD và quản lý gây nuôi ĐVHD đã hình thành từ<br />
rất sớm, có thể nói tại nhiều nước việc chăn nuôi ĐVHD đã trở thành nghành công<br />
nghiệp, kéo theo đó là nghành chế biến và xuất khẩu các sản phẩm của chúng.<br />
Thành tựu nuôi hươu ở New Zealand và ứng dụng mô hình này để phát triển<br />
trong khu vực chây Á- Thái Bình Dương như Thái Lan. Không chỉ ở New Zealand<br />
mà còn ở Australia, Trung Quốc một số nước châu Âu, Hoa Kỳ khi số lượng các<br />
sản phẩm từ hươu được trao đổi mua bán trên thị trường thế giới, cạnh tranh giữa<br />
các trang trại ngày càng trở nên gay gắt, điều đó đòi hỏi phải chú ý đến việc quản<br />
lý. Một số cách quản lý hiện nay nhằm thúc đẩy việc liên doanh nuôi Hươu thành<br />
công [12].<br />
Trước năm 1990, Thái Lan là nước đã hình thành nghề nuôi Heo rừng từ<br />
nguồn Heo rừng thiên nhiên. Việc thuần hóa Heo rừng cũng bắt đầu từ những<br />
người nông dân ở vùng gần biên giới Thái Lan – Miến Điện. Đến năm 1996, Bộ<br />
Nông nghiệp Thái Lan đã chính thức công nhận nghề nuôi Heo rừng và phổ biến<br />
rộng rãi quy trình nuôi loài động vật này. Và khoảng 10 năm sau đó, nghề nuôi<br />
Heo rừng đã phổ biến khắp nơi ở Thái Lan và tạo thêm nguồn cung ứng đạm từ<br />
động vật với lượng mỡ ít và giá thành tương đối rẻ (125 ÷ 130 Baht/kg) (tương<br />
đương 50 ÷ 60 nghìn đồng Việt Nam). Có nhiều trang trại hiện đang gây nuôi Heo<br />
rừng ở nước này, điển hình là các trang trại quy mô lớn như: trang trại Bán Bưng<br />
(tỉnh Buri – Đông Bắc Thái Lan), trại Nunthaphisan (200 con), trại Iter (huyện<br />
Châu Athanh, tỉnh Nakhon Pa Thổm), trại Heo rừng Bò Thong (huyện Bò Thong),<br />
trai Lăm Diên,… ngoài ra Cục Kiểm lâm cũng xây dựng trại Heo rừng để nhân<br />
giống heo cho dân.<br />
Tại Malaysia, đến năm 2007, Nhím Đuôi ngắn được Sở Động vật hoang dã và<br />
Công viên quốc gia (PERHILITAN) (Department of Wildlife and National Parks)<br />
của nước này thành lập sự án 5 mô hình trang trại gây nuôi nhím. Dự án này cũng<br />
được tài trợ từ Viện công nghệ sinh học nông nghiệp Malaysia, cùng với sự tham gia<br />
nghiên cứu của trường đại học Putra, Kebangsaan và Mardi của Malaysia nhằm<br />
quản lý và nâng cao năng suất, dinh dưỡng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thịt<br />
nhím có lượng protein tương đương với thịt bò và thịt cừu nhưng lượng chất béo<br />
thấp hơn.Các loại acid amin có vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương và<br />
các loại acid béo khác.[13]<br />
Cũng tại Malaysia, Perhilitan đã có 2 dự án chăn nuôi nhím thương mại hợp<br />
tác với người dân, một dự án bắt đầu từ năm 2005 tại Negeri Sembiann với 20 đực<br />
<br />