intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á chi nhánh Sài Gòn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

99
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu này thực hiện nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng Việt Á chi nhánh Sài Gòn, đồng thời xây dựng thang đo đo mức độ ảnh hưởng các nhân tố đó tới hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á chi nhánh Sài Gòn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á CHI NHÁNH SÀI GÒN Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn:ThS. Phạm Duy Linh Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Lan Hương MSSV: 1211190436 Lớp: 12DTNH05 TP. Hồ Chính Minh, Năm 2016 i
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á CHI NHÁNH SÀI GÒN Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn:ThS. Phạm Duy Linh Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Lan Hương MSSV: 1211190436 Lớp: 12DTNH05 TP. Hồ Chính Minh, Năm 2016 i
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Duy Linh. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực, những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo, nguồn trích dẫn có chú thích rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố, các website. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. TP HCM , ngày tháng năm (SV Ký và ghi rõ họ tên) ii
  4. LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng và sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Duy Linh em đã thực hiện đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn ” . Để hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại trường Đại học Công Nghệ TPCM. Cảm ơn nhà trường đã cho em cơ hội được thực hiện khóa luận này, giúp em có cơ hội phát triển tư duy trong nghiên cứu khoa học. Em xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Phạm Duy Linh là giảng viên hướng dẫn, người đã đưa ra những gợi ý định hướng cho báo cáo này, cũng như đã tận tình giúp đỡ, giải đáp thắc mắc cho em. Xin gửi đến Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn lời cảm tạ sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em thu thập số liệu, cũng như những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới đề tài, và cho em cơ hội được thực hiện khảo sát khách hàng tại chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc. Em cũng vô cùng biết ơn ban lãnh đạo ngân hàng, các anh chị cán bộ ngân hàng đã hỗ trợ cho em trong quá trình làm bài bằng cách đưa ra các ý kiến, góp ý giúp em tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Đây là đóng góp vô cùng to lớn cho bài nghiên cứu này. Em cũng xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các khách hàng đã và đang vay vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn trong quá trình em thu thập ý kiến phục vụ cho bài nghiên cứu. TP HCM , ngày tháng năm 2016 (SV Ký và ghi rõ họ tên) iii
  5. iv
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT NHTM Ngân hàng thương mại TMCP Thương mại cổ phần PGD Phòng giao dịch KHCN Khách hàng cá nhân CB – CNV Cán bộ - công nhân viên GDBĐ Giao dịch bảo đảm SXKD Sản xuất kinh doanh TSBĐ Tài sản bảo đảm BĐS Bất động sản TCTD Tổ chức tín dụng KHDN Khách hàng doanh nghiệp CVQHKH Chuyên viên quan hệ khách hàng CBTD Cán bộ tin dụng HSSV Học sinh, sinh viên v
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Điều kiện và hạn mức cho vay đối với các sản phẩm tín dụng tại ngân hàng Việt Á – chi nhánh Sài Gòn ...................................................................................... 11 Bảng 3.1. Xây dựng thang đo ................................................................................... 33 Bảng 4.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn 2013 – 2015 ................................ 35 Bảng 4.2. Tình hình dư nợ cho vay phân theo khối KHCN và KHDN .................... 37 Bảng 4.3. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay qua các năm 2013 – 2015 theo khối KHCN và KHDN .................................................................................................................. 37 Bảng 4.4. Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo kỳ hạn................................. 38 Bảng 4.5. Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo mục đích sử dụng vốn vay .. 39 Bảng 4.6. Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo mức độ tín nhiệm ................ 41 Bảng 4.7. Tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay KHCN từ 2013 – 2015 .............................. 42 Bảng 4.8. Kết quả mô tả tần số nghề nghiệp ............................................................ 44 Bảng 4.9. Kết quả mô tả tần số độ tuổi ..................................................................... 45 Bảng 4.10. Kết quả mô tả tần số mục đích vay vốn ................................................. 45 Bảng 4.11. Kết quả Cronbach’s alpha của thành phần thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN .................................................................................. 47 Bảng 4.12. Kết quả Cronbach’s alpha của thành phần thang đo hoạt động cho vay KHCN ................................................................................................................................... 49 Bảng 4.13. Kết quả kiểm định KMO và Barlett thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN ................................................................................................. 50 Bảng 4.14. Bảng ma trận xoay các nhân tố .............................................................. 50 Bảng 4.15. Kết quả kiểm định KMO và Barlett thang đo hoạt động cho vay KHCN53 Bảng 4.16. Bảng phân tích nhân tố tương ứng với biến quan sát ............................. 53 Bảng 4.17. Ma trận hệ số tương quan ....................................................................... 55 Bảng 4.18. Bảng tóm tắt mô hình ............................................................................. 56 Bảng 4.19. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội ............................................... 56 Bảng 4.20. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết ........................................... 57 vi
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn .......... 7 Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý .............................................................................. 8 Sơ đồ 1.3. Quy trình tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn ..... 9 Sơ đồ 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN của NHTM ....... 22 Sơ đồ 3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN .......................... 30 Biểu đồ 4.1. Tình hình huy động vốn tại VietABank – chi nhánh Sài Gòn ............. 36 Biểu đồ 4.2. Tình hình dư nợ cho vay phân theo khối KHCN và KHDN ................ 37 Biểu đồ 4.3. Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo kỳ hạn ............................. 38 Biểu đồ 4.4. Tình hình dư nợ cho vay phân theo mục đích sử dụng vốn vay .......... 40 Biểu đồ 4.5. Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo mức độ tín nhiệm ............ 42 Biểu đồ 4.6. Nghề nghiệp của khách hàng ............................................................... 44 Biểu đồ 4.7. Độ tuổi của khách hàng ........................................................................ 45 Biểu đồ 4.8. Mục đích vay vốn của khách hàng ....................................................... 46 vii
  9. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài ........................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 3 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4 6. Kết cấu đề tài: .................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á – CHI NHÁNH SÀI GÒN .................................................................................................... 5 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Việt Á ....................... 5 1.2 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Việt Á - chi nhánh Sài Gòn .... 6 1.2.1 Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn ............................................................................................... 6 1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh Sài Gòn......................................... 6 1.2.3 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................ 7 1.2.4 Quy trình tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn ......... 9 1.2.5 Sản phẩm tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn ........................................................................................................................... 11 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 14 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................................................. 15 2.1 Tổng quan về nghiệp vụ cho vay của NHTM ............................................. 15 2.1.1 Khái niệm ................................................................................................. 15 2.1.2 Chức năng của hoạt động cho vay............................................................ 15 2.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay .................................................................. 16 2.1.3.1 Vai trò của tín dụng đối với NHTM ................................................... 16 2.1.3.2 Đối với các khách hàng và đối với nền kinh tế .................................. 16 2.1.4 Phân loại các khoản cho vay .................................................................... 17 2.1.4.1 Phân loại theo thời hạn khoản vay .................................................... 17 2.1.4.2 Phân loại theo mục đích sử dụng vốn ................................................ 18 2.1.4.3 Phân loại theo hình thức đảm bảo ..................................................... 18 2.1.4.4 Phân theo đối tượng khách hàng ....................................................... 19 viii
  10. 2.2 Tổng quan về nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân của NHTM .......... 20 2.2.1 Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân ................................................... 20 2.2.2 Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân .................................................... 20 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại.................................................................................................. 21 2.3.1 Nhân tố từ ngân hàng ............................................................................... 22 2.3.2 Nhân tố từ khách hàng .............................................................................. 24 2.3.3 Các nhân tố ngoài ngân hàng.................................................................... 24 2.4 Mô hình hồi quy tuyến tính bội .................................................................... 25 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 27 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 28 3.1 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 28 3.1.1 Nghiên cứu định tính ................................................................................ 28 3.1.2 Nghiên cứu định lượng ............................................................................. 28 3.1.2.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ............................................................. 28 3.1.2.2 Nghiên cứu định lượng chính thức .................................................... 28 3.1.2.3 Xác định mẫu nghiên cứu .................................................................. 28 3.1.2.4 Phương pháp phân tích dữ liệu ......................................................... 29 3.2 Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 30 3.2.1 Mô hình nghiên cứu đề nghị ..................................................................... 30 3.2.2 Một số giả thuyết đặt ra cho mô hình ....................................................... 31 3.2.3 Xây dựng thang đo ................................................................................... 31 3.3 Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................ 33 3.3.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp ........................................................................... 33 3.3.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp ............................................................................ 33 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 34 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á CHI NHÁNH SÀI GÒN .................................................................................................. 35 4.1 Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn ..................................................................................................... 35 4.1.1 Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn ........................................................................................................................... 35 ix
  11. 4.1.2 Tình hình cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Việt Á – chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2013 – 2015 ............................................................................... 36 4.1.2.1 Tình hình dư nợ cho vay đối với khối khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.................................................................................................. 36 4.1.2.2 Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo kỳ hạn ............................ 38 4.1.2.3 Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo mục đích sử dụng vốn vay39 4.1.2.4 Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo mức độ tín nhiệm .......... 41 4.1.2.5 Tình hình nợ xấu đối với cho vay KHCN từ 2013 -2015 ................... 42 4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn ................................................................................... 43 4.2.1 Kết quả nghiên cứu khảo sát thực tế ........................................................ 43 4.2.1.1 Mô tả tần số ....................................................................................... 44 4.2.1.2 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha................. 46 4.2.1.3 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA .............. 49 4.2.1.4 Xây dựng phương trình hồi quy bội ................................................... 54 4.3 Đánh giá chung hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn ...................................................................... 58 4.3.1 Những thành tựu đạt được ........................................................................ 58 4.3.2 Những mặt hạn chế làm ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN ........ 60 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ......................................................................................... 63 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GỢI Ý GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á CHI NHÁNH SÀI GÒN........................................................................... 64 5.1 Một số gợi ý giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng VatABank ...................................................................... 64 5.1.1 Cải tiến quy trình, thủ tục cho vay đơn giản , thuận tiện với KHCN ....... 64 5.1.2 Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn hóa của cán bộ kinh doanh ...... 65 5.1.3 Kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay, tăng cường công tác kiểm tra các khoản vay ..................................................................................................................... 66 5.1.4 Hoàn thiện và phát triển sản phẩm, dịch vụ cho vay KHCN ................... 67 5.1.5 Tăng cường chủ động tìm kiếm KHCN ................................................... 69 5.1.6 Đẩy mạnh nguồn huy động vốn, nhất là nguồn vốn trung và dài hạn ...... 70 5.1.7 Tăng cường hoạt động Marketing trong lĩnh vực cho vay ....................... 70 5.1.8 Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng ................................................... 71 x
  12. 5.2 Những kiến nghị đối với Nhà nước, ngân hàng Nhà nước ........................ 71 5.2.1 Đối với Nhà nước và bộ ngành có liên quan ............................................ 71 5.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước ................................................................... 72 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ......................................................................................... 74 KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 76 PHỤ LỤC xi
  13. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động của ngành ngân hàng đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển của đất nước, các tổ chức kinh tế xã hội nói chung và cá nhân nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội ngày càng cao của đất nước. Thực vậy, hoạt động ngân hàng đóng một vai trò hết sức to lớn trong việc khai thông nguồn vốn cho nền kinh tế. Thông qua hoạt động ngân hàng mà mọi nguồn vốn được tích tụ, tập trung và phân phối lại cho các đối tượng có nhu cầu, từ đó thúc đẩy kinh tế ngày một phát triển. Các hoạt động của NHTM không ngừng được mở rộng và phát triển cả về chất và lượng. Trong các hoạt động đó có thể nói hoạt động cho vay là hoạt động truyền thống và quan trọng nhất của các NHTM. Trong thực tế hoạt động của các NHTM ở Việt Nam, nhóm KHCN thường chiếm tỷ trọng nhỏ hơn về doanh số giao dịch so với KHDN, việc phân tích và thẩm định đối với KHCN cũng tương đối đơn giản, vì vậy các NHTM thường đặt nặng vấn đề quản trị hiệu quả tín dụng đối với nghiệp vụ dành cho KHDN nhiều hơn. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu giao dịch với ngân hàng của các KHCN ngày càng gia tăng thì việc quan tâm đúng mức hiệu quả cho vay đối với đối tượng KHCN là yêu cầu tất yếu trong chiến lược cạnh tranh của các NHTM. Trong các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ ngân hàng đối với các KHCN nói riêng, hoạt động cho vay luôn nhận được sự chú ý quan tâm đặc biệt của các nhà quản trị NHTM. Sở dĩ như vậy vì hoạt động cho vay luôn là hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho NHTM và đồng thời cũng là hoạt động gánh chịu nhiều rủi ro tiềm ẩn nhất. Cùng với quá trình mở cửa và phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam, khách hàng cá nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của các NHTM. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho cá nhân đặc biệt là các sản phẩm tín dụng đang được các ngân hàng cung cấp rất đa dạng, phong phú và trở thành những công cụ cạnh tranh chủ yếu. Không chỉ những ngân hàng TMCP Việt Nam mà các ngân hàng nước ngoài tên tuổi như HSBC, ANZ, UOB, SCB… hay các công ty tài chính mới ra đời như PRUFC, SGVF cũng nhảy vào giành giật khách hàng cá nhân. Điều này làm cho mức cạnh tranh về nhóm khách hàng này trở nên gay gắt và càng quyết liệt hơn bao giờ hết. Vậy những nhân tố nào quyết định đến việc hoạt động cho vay của một ngân 1
  14. hàng có tốt hay không, và mức ảnh hưởng của các nhân tố ấy đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng là bao nhiêu? Nhìn vào tình hình hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng Việt Á chi nhánh Sài Gòn trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên cũng còn nhiều mặt tồn tại cần giải quyết và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của công tác này. Trên cơ sở lý luận học được tại trường và kinh nghiệm thực tiễn thu được trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Việt Á chi nhánh Sài Gòn, em quyết định lựa chọn để tài “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á chi nhánh Sài Gòn” làm đề tài nghiên cứu khóa luận. 2. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài Hoạt động cho vay của ngân hàng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay còn là nghiệp vụ then chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Vì vậy, các đề tài nghiên cứu về hoạt động cho vay của ngân hàng đã và đang thu hút đông đảo sinh viên các trường đại học tham gia nghiên cứu, có những công trình nghiên cứu mang tính thực tiễn cao và ứng dụng rộng rãi, tiêu biểu:  Đoàn Thị Hồng Dung (2012): “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Biên Hòa”. Đề tài sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cho vay khách hàng cá nhân và xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu qảu hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Biên Hòa.  Nguyễn Thụy Mai Trinh, báo cáo nghiên cứu khoa học (2010), “Vận dụng mô hình hồi quy Binary Logistic để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đồng Nai”. Ở nghiên cứu này, tác giả đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay ở ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đồng Nai. Vận dụng mô hình hồi quy Binary logistic để xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần 2
  15. Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đồng Nai. Từ đó phân tích xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đồng Nai. Mỗi tác giả đều có cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu khác nhau như: thời gian nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, hoàn cảnh nghiên cứu,… Nhưng mỗi nghiên cứu đều có cách nhìn nhận sâu sắc, giải quyết vấn đề phù hợp với bối cảnh kinh tế tại thời điểm nghiên cứu. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trên, em xây dựng bài nghiên cứu của riêng mình với định hướng sau: Qua tìm hiểu tình hình kinh tế, xã hội từ năm 2013 đến 2015 tìm ra những nhân tố bên ngoài tác động tới hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó, xem xét các số liệu thu thập qua các năm 2013, 2014, 2015 của ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn, từ đó tìm ra những nhân tố bên trong tác động tới hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khi đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với KHCN, tiến hành xây dựng bảng câu hỏi phù hợp và khảo sát thực tế khách hàng đã và đang vay vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn để thu thập ý kiến của khách hàng về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Cuối cùng sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội để phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, đồng thời đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng. 3. Mục đích nghiên cứu Qua quá trình nghiên cứu định tính để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng Việt Á chi nhánh Sài Gòn, đồng thời xây dựng thang đo đo mức độ ảnh hưởng các nhân tố đó tới hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu  Phạm vi nghiên cứu Các thông tin số liệu dùng phản ánh tình hình hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Việt Á được thu thập trong thời gian từ năm 2013-2015. Không gian nghiên cứu: tại ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn.  Đối tượng nghiên cứu 3
  16. Đối tượng nghiên cứu: hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn. Đối tượng khảo sát: khách hàng đã và đang vay vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn và các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh. 5. Phương pháp nghiên cứu Phạm vi đề tài này, em đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lương, cụ thể: Nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn, thảo luận chuyên gia và thảo luận nhóm để xây dựng, khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng nhằm xây dựng và bổ sung các câu hỏi trong bảng khảo sát hoàn chỉnh. Nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng bằng phần mềm SPSS 16.0. Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu. 6. Kết cấu đề tài: Luận văn gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn Chương 2: Cơ sở lý luận về nghiệp vụ cho vay và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn. Chương 5: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khách hàng cá nhân tại Ngân hảng TMCP Việt Á chi nhánh Sài Gòn. 4
  17. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á – CHI NHÁNH SÀI GÒN 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Việt Á Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á Tên viết tắt: VIETABANK - VAB Tên tiếng anh: VIỆT NAM – ASIA COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Lĩnh vực hoạt động: kinh doanh vàng, đầu tư, tài trợ các dự án và lĩnh vực liên qaun ngân hàng. Địa chỉ hội sở chính: 119 -121, Nguyễn Công Trứ, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM Tel: (84-8) 38 292 497 Fax: (84-8) 38 230 336 Email: vietabank@vietabank.com.vn Website:www.vietabank.com.vn Telex: 811 554.VietABank.VT Code: NVACVNVX Slogan: Ngân hàng vàng của bạn Ngân hàng Việt Á được thành lập vào ngày 04/07/2003 trên cơ sở hợp nhất hai tổ chức tín dụng đã hoạt động lâu năm trên thị trường tiền tệ, tài chính Việt Nam: công ty tài chánh cổ phần Sài Gòn (SFC) và Ngân hàng TMCP nông thôn Đà Nẵng (DANABANK). Ngân hàng Việt Á hoạt động với đầy đủ các chức năng kinh doanh của một ngân hàng thương mại và có thế mạnh trong các hoạt động tài chính như: Kinh doanh vàng, đầu tư, tài trợ các dự án… Ngân hàng Việt Á thực hiện nhiều hình thức huy động vốn, tham gia thị trường liên ngân hàng nội tệ, ngoại tệ và thị trường mở. Mở rộng hoạt động tín dụng cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các thành phần kinh tế. Trong đó chủ yếu tập trung đầu tư tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu, phục vụ đời sống… Ngân hàng Việt Á phát triển các hình thức liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế và mở rộng các hoạt động dịch vụ cung ứng các tiện ích cho khách hàng ngày càng 5
  18. thuận lợi. Đội ngũ nhân viên của ngân hàng luôn đảm bảo phục vụ nhanh chóng, tận tình, văn minh, lịch sự với phương châm: “SƯ THỊNH VƯỢNG CỦA KHÁCH HÀNGLÀ THÀNH ĐẠT CỦA NGÂN HÀNG VIỆT Á” Ngân hàng Việt Á sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng cường năng lực tài chính, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước và các quy chế của ngành nhằm không ngừng nâng cao uy tín trên thị trường. 1.2 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Việt Á - chi nhánh Sài Gòn 1.2.1 Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn Ngày 16/04/2007, cùng với sự phát triển của ngân hàng TMCP Việt Á, chi nhánh Sài Gòn được thành lập, tọa lạc tại địa chỉ: 229 Nguyễn Đình Chiểu, phường 5, quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Với chức năng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các thành phần kinh tế và dân cư. Tuy chỉ mới thành lập trong 9 năm gần đây nhưng chi nhánh Sài Gòn không ngừng đổi mới các hoạt động kinh doanh, dịch vụ để thích ứng với nền kinh tế thị trường. Bằng sự nỗ lực cùa toàn thể cán bộ công nhân viên, sự chỉ đạo của ban lãnh đạo ngân hàng, chi nhánh đã tự đổi mới để hoàn thiện và phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và thanh toán. Hiện nay, chi nhánh Sài Gòn là chi nhánh lớn trong hệ thống Việt Á và đã có 7 phòng giao dịch trực thuộc: PGD Bà Chiểu, PGD Lê Văn Sỹ, PGD Bình Thạnh, PGD quận 10, PGD Nam Sài Gòn, PGD Lê Thị Riêng, PGD Thủ Thiêm. Các phòng đều ổn định và phát triển theo định hướng cùa ngân hàng Việt Á. Tên gọi: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á – CHI NHÁNH SÀI GÒN Địa chỉ: 229 Nguyễn Đình Chiểu, P.5, Q.3, TP.HCM Điện thoại: (08) – 3929 1062 Fax: (08) – 3929 1059 Email:cnsaigon@vietabank.com.vn 1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh Sài Gòn Chức năng: 6
  19. Ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn có chức năng cũng giống như bao ngân hàng khác trong hệ thống NHTM như: huy động nguồn vốn trong và ngoài nước từ các tổ chức, cá nhân bằng tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá khác thông qua nhiều hình thức huy động và kỳ hạn gửi, sau đó, từ nguồn vốn huy động được Ngân hàng cho vay lại các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về vốn và tài trợ vốn cho các dự án đầu tư, đồng thời cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Nhiệm vụ; Ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Hội sở Ngân hàng Việt Á và trước khách hàng khi sai phạm. Phải có trách nhiệm giữ bí mật thông tin của Hội sở Ngân hàng Việt Á về số liệu, tình hình kinh doanh, chiến lược kinh doanh hiện tại và tương lai. 1.2.3 Cơ cấu tổ chức GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC P. Hành P.Kế Toán & P. Quan Hệ Chính Dịch Vụ Khách Hàng Bộ phận kho quỹ Thẩm định Bộ phận kế toán Quản lý tín giao dịch dụng Tổ thu hồi PHÒNG GIAO DỊCH Nguồn: Phóng tổ chức – hành chính của chi nhánh Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Sài Gòn 7
  20. Chi nhánh Sài Gòn PGD Thủ Thiêm PGD Bà Chiểu PGD Lê Văn Sỹ PGD Bình Thạnh PGD quận 10 PGD Nam Sài Gòn PGD Lê Thị Riêng Nguồn: Phóng tổ chức – hành chính của chi nhánh Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý Ban Giám đốc: Do Hội Đồng Quản Trị của Ngân hàng Việt Á bổ nhiệm. – Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của chi nhánh và trực tiếp quyết định toàn bộ hoạt động chung của ngân hàng. – Phó Giám đốc là người hỗ trợ, giúp Giám đốc quản lý, điều hành mọi hoạt động của ngân hàng trong phạm vi cho phép và quyền quyết định các hoạt động của ngân hàng khi được sự ủy quyền của Giám đốc. Phòng tổ chức hành chính: – Quản lý toàn bộ hoạt động liên quan đến CB – CNV của chi nhánh. – Làm đầu mối nghiên cứu, soạn thảo văn bản và cung cấp các trang thiết bị, cơ sở hoạt động của chi nhánh. – Giải quyết các vấn đề liên quan đến mức lương và chế độ của CB – CNV, chăm lo đời sống của nhân viên trong suốt quá trình hoạt động tại Ngân hàng, đồng thời thực hiện các chỉ tiêu khen thưởng và xử phạt theo quy định của Ngân hàng. – Điều hành và chỉ đạo công tác bảo vệ, vệ sinh y tế, điện nước và dịch vụ khác liên quan. Phòng quan hệ khách hàng: – Khảo sát, nghiên cứu biến động của nền kinh tế - xã hội trên địa bàn hoạt động. – Nghiên cứu thực hiện các nghiệp vụ tín dụng theo đúng quy định của Ngân hàng. – Phát triển các sản phẩm tín dụng hiện hành. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2