intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp: Quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan (2001 – 2010)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:164

33
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài khóa luận là phân tích, đánh giá, làm sáng tỏ quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 2001 – 2010 và ảnh hưởng của bối cảnh thế giới tới mối quan hệ quốc tế của hai quốc gia nhằm đưa ra những giải pháp, định hướng cho việc nghiên cứu quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan (2001 – 2010)

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SỬ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NIÊN KHÓA 2012 - 2016 QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – THÁI LAN (2001 – 2010) TRẦN THỊ NGỌC MỸ CHI BÌNH DƯƠNG, 05/2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
  2. KHOA SỬ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NIÊN KHÓA 2012 - 2016 QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – THÁI LAN (2001 – 2010) Chuyên ngành : SƯ PHẠM LỊCH SỬ Giảng viên hướng dẫn : TH.S. BÙI ANH THƯ Sinh viên thực hiện : TRẦN THỊ NGỌC MỸ CHI MSSV : 1220820007 Lớp : D12LS01 BÌNH DƯƠNG, 05/2016 LỜI CAM ĐOAN
  3. Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của Th.s Bùi Anh Thư. Các số liệu và trích dẫn trong khóa luận là trung thực. Mọi ý kiến và tham khảo khác không phải của người viết đều được chú thích và ghi rõ trong danh mục Tài liệu kham khảo của khóa luận. Sinh viên Trần Thị Ngọc Mỹ Chi
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, bên cạnh sự cố gắng của bản thân còn có sự giúp đỡ của các thầy cô trong và ngoài nhà trường. Sau đây em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: ThS. Bùi Anh Thư đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm đề tài. Ban giám hiệu nhà trường, Phòng đào tạo, Ban lãnh đạo khoa và quý thầy cô trong khoaLịch sử trường Đại học Thủ Dầu Một đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn quý Thư viện trường Đại học Thủ Dầu Một, Thư viện tỉnh Bình Dương, Thư viện Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cung cấp những tư liệu quý báu, bổ ích giúp em hoàn thành tốt khóa luận này. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ, động viên tinh thần của gia đình, bạn bè trong thời gian em học tập và hoàn thành khóa luận. Tuy cố gắng, nhưng do thời gian hạn chế và còn ít kinh nghiệm nên vấn đề em trình bày trong khóa luận chắc chắn khó tránh khỏi sai sót, do đó em rất mong nhận được những góp ý chân thành của quý Thầy Cô và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Bình Dương, tháng 5 năm 2016 Sinh viên Trần Thị Ngọc Mỹ Chi
  5. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Bình Dương, Ngày 04 tháng 05 năm 2016 GVHD (Ký tên)
  6. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Bình Dương, Ngày 04 tháng 05 năm 2016 GVHD (Ký tên)
  7. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4 PHẦN MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA QUAN HỆ VIỆT NAM – THÁI LAN TRONG LỊCH SỬ 15 1.1. Cơ sở hình thành quan hệ Việt Nam – Thái Lan 15 1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 15 1.1.2. Mối quan hệ về văn hóa – xã hội giữa hai quốc gia trong lịch sử 17 1.2. Khái quát lịch sử quan hệ Việt Nam – Thái Lan 19 1.2.1. Quan hệ Việt Nam – Thái Lan từ buổi đầu cho đến năm 1975 19 1.2.2. Quan hệ Việt Nam – Thái Lan từ năm 1976 cho đến nay 25 Tiểu kết 30 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – THÁI LAN (2001 – 2010) 31 2.1. Các tác nhân tác động đến quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 2001 – 2010 31 2.1.1. Nhân tố quốc tế 31 2.1.2. Những tác động từ tình hình Thái Lan 34 2.1.3. Những tác động từ tình hình Việt Nam 37 2.2. Thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 2001 – 2010 38 2.2.1. Quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan trên các lĩnh vực cơ bản 38 2.2.1.1. Thương mại 39 2.2.1.2. Đầu tư 44 2.2.1.3. Du lịch 48 2.2.2. Một số lĩnh vực khác 54 1
  8. 2.2.2.1. Nông nghiệp 54 2.2.2.2. Công nghiệp chế biến 54 2.2.2.3. Giao thông vận tải 55 2.3. Đánh giá chung về quan hệ kinh tế Việt Nam và Thái Lan (2001 – 2010) 56 2.3.1. Thành công 56 2.3.2. Hạn chế 57 2.4. Nguyên nhân thành công và hạn chế trong quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan (2001 – 2010) 58 2.4.1. Nguyên nhân thành công 58 2.4.2. Nguyên nhân hạn chế 60 Tiểu kết 61 CHƯƠNG 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM – THÁI LAN TRONG TƯƠNG LAI 63 3.1. Bài học kinh nghiệm 63 3.2. Một số giải pháp 64 Tiểu kết 68 KẾT LUẬN 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC 78 2
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACMECS Ayeyawwady –Chao Phraya – Mekong Economi Cooperation Strategy Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawwady –Chao Phraya – Mê Kông AEC ASEAN Economic Community Cộng đồngkinh tế ASEAN AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực thương mại tự do ASEAN APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEM The Asia-Europe Meeting Diễn đàn Hợp tác Á – Âu IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ Quốc tế EU European Union Liên minh Châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài ODA Official Development Assistant Viện phát triển chính thức WB World Bank Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới 3
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Biểu đồ 1: Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan từ 2000 – 2009 Biểu đồ 2: Tỷ lệ tăng trưởng tổng kim ngạch Việt Nam và Thái Lan từ 2000 – 2009 Biểu đồ 3: Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan từ 1990 – 2000 Biểu đồ 4: Dự án đầu tư Thái Lan tại Việt Nam từ 2006 – 2009 Biểu đồ 5 : Gía trị đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tính đến năm 2010 Biểu đồ 6 : Lượng du khách đến Thái Lan và Việt Nam từ 1997 – 2010 Biểu đồ7: Lượng du khách đến Thái Lan và Việt Nam từ 1997 – 2010 Biểu đồ8: Mức độ biến động lượng khách đến Việt Nam từ 1997 tới 2010 Phụ lục 1: Các mặt hàng Thái Lan xuất khẩu sang thị trường Việt Nam (2003 – 2008) Phụ lục 2: 10 loại hàng hóa quan trọng nhất xuất khẩu Thái Lan xuất khẩu sang Việt Nam (2003 – 2008) Phụ lục 3: Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Thái Lan (2003 – 2008) Phụ lục 4: 10 loại hàng hóa quan trọng nhất xuất khẩu Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan (2003 – 2008) 4
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đông Nam Á là một khu vực có lịch sử phát triển lâu đời. Trong quá trình phát triển, khu vực này đã có những đóng góp quan trọng vào những thành tựu của nền văn minh nhân loại. Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là những nước có sự tương đồng cao trên nhiều lĩnh vực văn hóa – xã hội, cũng như trình độ phát triển kinh tế. Với vị trí địa chiến lược trên bản đồ thế giới, khu vực này thường xuyên chịu sự chi phối từ các nhân tố bên ngoài, đặc biệt là “nhân tố nước lớn”. Hầu hết các quốc gia trong khu vực đều có những “thương tổn” về mặt chủ quyền, lãnh thổ trong lịch sử. Chính vì vậy, nhu cầu hợp tác, liên kết là một vấn đề mang tính truyền thống, tiếp tục được chú trọng trong hiện tại và tương lai tại Đông Nam Á. Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, hòa bình, hợp tác cùng phát triển đã trở thành một xu thế tất yếu của thế giới. Các quốc gia liên kết với nhau tạo thành một hệ thống thế giới thống nhất từ Đông sang Tây. Là hai quốc gia cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan và Việt Nam cũng không nằm ngoài những tác động từ xu thế toàn cầu hóa. Vì thế hai nước ngày càng chủ động, tích cực hơn trong việc triển khai chính sách ngoại giao, đặc biệt là tăng cường quan hệ láng giềng với các nước xung quanh. Hiện nay, Thái Lan áp dụng chính sách “làm thịnh vượng láng giềng” nhằm hợp tác với các nước láng giềng cùng phát triển, bảo đảm an ninh và hòa bình trong khu vực thông qua các dự án phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây, Tiểu vùng MêKông mở rộng...”[42]. Còn với Việt Nam, từ sau Đại hội VI (1986), Đảng và Nhà nước ta ngày càng khẳng định xu thế hợp tác, hội nhập toàn diện với thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực ASEAN, trong đó lĩnh vực tiên phong và thu được những thành tựu rõ rệt nhất chính là kinh tế. Trong thời gian qua, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam – Thái Lan không ngừng được củng cố và phát triển, kể cả trong thời gian hai nước chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thực tế cho thấy rằng trong những năm gần đây, Thái Lan luôn là một trong 10 nước và vùng lãnh thổ dẫn đầu về đầu tư nước ngoài tại 5
  12. Việt Nam, với khoảng 250 dự án còn hiệu lực có tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 5,5 tỷ USD [10]. Thái Lan là nước lớn đứng thứ ba về đầu tư ở Việt Nam, sau Singapore, Malaysia trong ASEAN [10]. Vì vậy, đây chính là cơ sở và là nền tảng quan trọng để tăng cường và thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ toàn diện giữa hai nước, hướng tới tương lai tươi sáng cho mỗi dân tộc và lợi ích của cả khu vực. Trong giai đoạn 2001-2010, quan hệ kinh tế hai nước đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo bước đột phá so với giai đoạn trước trên tất cả các lĩnh vực thương mại, đầu tư, nông nghiệp, du lịch… Trong giai đoạn này, chịu sự tác động từ khủng hoảng chính trị ở Thái Lan (2006) và khủng hoảng kinh tế toàn cầu (từ năm 2008), quan hệ kinh tế hai nước chịu những ảnh hưởng nhất định, song vẫn đảm bảo xu thế phát triển liên tục, đặc biệt là để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để giải quyết các vấn đề trong hiện tại và tương lai. Ngày nay, cùng với quá trình hội nhập sâu rộng toàn cầu, nhất là khi AEC (Cộng đồng Kinh tế Asean) chính thức thành lập (31/12/2015), nền kinh tế của Việt Nam và Thái Lan, cũng như quan hệ kinh tế hai nước đứng trước nhiều cơ hội, thách thức để phát triển. Đối với Việt Nam thì những hạn chế về cơ sở hạ tầng, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, những rào cản về ý thức hệ… sẽ luôn là những vấn đề khó khăn trong các quan hệ đa phương, song phương. Vấn đề đặt ra hiện nay là: Làm thế nào để thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan, cả chiều rộng lẫn chiều sâu, theo hướng phát triển bền vững? Làm thế nào để Việt Nam tích cực, chủ động hơn trong hợp tác với Thái Lan? Làm thế nào để Việt Nam giành được nhiều lợi ích hơn từ kế hoạch phát triển, mở rộng ảnh hưởng của Thái Lan? Đây là những câu hỏi không dễ trả lời. Với mong muốn đúc rút những kinh nghiệm và góp phần nhận thức về vấn đề quan hệ kinh tế hai nước, tác giả đã chọn vấn đề “Quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan (2001 – 2010)” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 6
  13. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Liên quan đến đề tài “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Thái Lan (2001-2010)” đã có một số công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, học giả trong và ngoài nước, tiêu biểu như: · Tìm hiểu về lịch sử, chính trị - văn hóa – kinh tế, chính sách ngoại giao giữa Việt Nam và Thái Lan phải kể đến các tác phẩm tiêu biểu: 1. Cuốn sách “Tìm hiểu lịch sử, văn hóa Thái Lan” của tác giả Phan Thanh Tịnh (2014), Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội. Đã cho cái nhìn về lịch sử, văn hóa Thái Lan một cách khái quát và toàn diện. Khi nhắc đến Thái Lan người ta thường nhớ tới đất nước được mệnh danh là xứ sở “Chùa vàng” và “Xứ sở của những nụ cười thân thiện” ở Đông Nam Á đây được coi là một nét văn hóa đặc sắc của quốc gia này. Trong phần thứ tư tác giả nhấn mạnh đến vai trò của Thái Lan trong sự phát triển của Asean và mối quan hệ hợp tác song phương với các nước trong khối Asean đặc biệt trong quan hệ hợp tác song phương với Việt Nam trong Asean. 2. Cuốn sách “Thái Lan: Một số nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và lịch sử” của tác giả Nguyễn Khắc Viện (1988), Nxb. Thông tin lí luận, Hà Nội. Trong cuốn sách này tác giả tập trung nghiên cứu về những biến đổi trong tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và lịch sử của Thái Lan qua từng năm và vị trí của Thái Lan trong chiến lược của đế quốc Mỹ và các thế lực phản động quốc tế đối với Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung, tác giả trình bày rất kỹ càng về những diễn biến chính trị sâu sắc của Thái Lan những năm 70 của thế kỷ XX nhưng lại giới hạn chỉ đến năm 1986 là kết thúc. 3. Cuốn sách “Thái Lan những chiến lược đổi mới đầy khả năng cạnh tranh” của tác giả Silvio L. Emery, Wyn Ellis, Montri Chulavatnatol, Kiến Văn, Cảnh Dương (lược dịch) (2009), Nxb. Thời Đại. Đây là cuốn sách tập hợp bài viết của nhiều nhà kinh tế nổi tiếng của Thái Lan và trên thế giới nhằm nghiên cứu và phân tích những chiến lược đổi mới mang tính cạnh tranh của Thái Lan sau khi thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1997 và đưa Thái Lan lên một tầm cao mới 7
  14. để bây giờ có thương hiệu riêng cho mình “made in Thailan” ngang tầm thế giới. 4. Cuốn sách “Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam 1940 – 2010” củaGS. Vũ Dương Ninh (2014), Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật. Trong cuốn sách này tác giả đã phân tích có hệ thống về lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam từ năm 1940 – 2010 trải qua các giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước, bối cảnh quốc tế và trong nước dẫn đến các sự kiện, diễn tiến trong quá trình lịch sử quan hệ đối ngoại của Việt Nam. 5. Cuốn sách “Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000” của tác giả Nguyễn Đình Bin (cb) (2015), Nxb. Chính trị Quốc gia. Tác giả đã trình bày khái quát về chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1945 – 2000, trong đó đề cập đến vấn đề Campuchia, việc điều chỉnh các quan hệ Việt – Trung, quan hệ Việt – Mỹ, việc Việt Nam hội nhập khu vực và chính sách cải cách kinh tế (đổi mới ...) cung cấp sự hiểu biết về những yếu tố đưa đến việc Việt Nam điều chỉnh chính sách đối ngoại với các nước trong khu vực Đông Nam Á hiện nay. · Tìm hiểu về quan hệ Việt Nam - Thái Lan có các công trình: 6. Cuốn sách “Quan hệ Việt Nam – Thái Lan trong những năm 90” của tác giả Nguyễn Tương Lai (2001), Nxb. Khoa học xã hội. Trong cuốn sách này tác giả đã là tập trung phân tích, đánh giá đưa ra một số vấn đề kinh tế, chính trị nổi bật của Việt Nam và Thái Lan trong thập niên đầu thế kỉ XXI và nhấn mạnh quan hệ kinh tế trong đó có thương mại và đầu tư. Đưa ra những thành tựu đạt được trong năm 90 của thế kỷ XX, từ đó cho thấy được tiềm năng kinh tế giữa hai nước và lợi ích kinh tế giữa hai nước trong khu vực Đông Nam Á. Qua đó rút ra được những đánh giá trong mối quan hệ kinh tế này và dự báo xu hướng phát triển chủ yếu và những nhân tố tác động trong 10 năm tiếp theo từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản để tăng cường khả năng hợp tác của Việt Nam và Thái Lan cho cái nhìn tổng quát về mối quan hệ này nhưng đề tài vẫn còn giới hạn ở thời gian là năm 1999. 7. Cuốn sách “ Triển vọng quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam – Thái Lan” củaBộ công thương trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại 8
  15. (2014), Nxb. Công Thương. Nội dung cuốn sách tập trung nói về lĩnh vực kinh tế đầu tư và thương mại trong đó nhấn mạnh quan hệ song phương giữa Việt Nam – Thái Lan và triển vọng của mối quan hệ này trong tương lai, đưa ra các chính sách và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại, đầu tư song phương giữa Việt Nam – Thái Lan trong những năm tiếp theo (2020). Đưa ra các số liệu thống kê qua từng năm từ năm 2001 đến 2014. Qua đó có thể thấy được mức độ tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua tăng lên rõ rệt. Định hướng cho kinh tế thương mại và đầu tư Việt Nam phát triển hơn. 8. Cuốn sách “Quan hệ Việt Nam – Thái Lan từ năm 1976 – 2000” của tác giả Hoàng Khắc Nam (cb) (2007), Nxb. Đại học Quốc gia TP HCM. Đã cung cấp nhiều thông tin cơ bản về tình hình quan hệ của Việt Nam – Thái Lan từ năm 1976 đến 2000 trên tất cả các mối quan hệ trong đó mối quan hệ kinh tế là nền tảng cho sự hợp tác cũng như ngoại giao giữa Việt Nam và Thái Lan từ quá khứ tới hiện tại qua những thăng trầm của lịch sử để đạt được mối quan hệ tốt đẹp, hữu nghị như hiện nay. Đây là một công trình phản ánh khá sâu sắc những quan điểm của học giả Việt Nam về quan hệ Việt Nam – Thái Lan. Cuốn sách cũng đã phân tích rõ bối cảnh thế giới và khu vực đã tác động như thế nào đến sự hợp tác kinh tế giữa hai nước trong thời gian từ năm 1975 – 2000 cho cái nhìn toàn diện hơn về quan hệ kinh tế trong thời kỳ này. 9. Cuốn sách “Việt Nam – ASEAN: Quan hệ song phương và đa phương” (sách tham khảo) của tác giả Vũ Dương Ninh (cb) (2004), Nxb. Chính trị Quốc gia. Đây là cuốn sách cho cái nhìn khái quát về quan hệ Việt Nam với các nước Asean của nhiều tác giả, trong đó có một phần viết về quan hệ Việt Nam – Thái Lan từ năm 1995 đến 2002 (của tác giả Hoàng Khắc Nam) trong phần này tác giả đã phân tích và rút những thành công cũng như hạn chế mà hai nước trãi qua, từ đó đưa ra giải pháp để cùng khắc phục đưa kim ngạch thương mại và đầu tư ngày càng nâng cao lên nữa. Khi bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra sâu rộng, tác động sâu sắc tới từng quốc gia. 9
  16. Nhìn chung, các công trình đã đề cập đến mặt này hay mặt khác của vấn đề. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan trong giai đoạn 2001 – 2010. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Mục tiêu của đề tài khóa luận là phân tích, đánh giá, làm sáng tỏ quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 2001 – 2010 và ảnh hưởng của bối cảnh thế giới tới mối quan hệ quốc tế của hai quốc gia nhằm đưa ra những giải pháp, định hướng cho việc nghiên cứu quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan trong tương lai. Mục tiêu cụ thể: Đề tài nghiên cứu cơ sở, thực trạng và kết quả của quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Thái Lan từ năm 2001 – 2010. Từ đó, tác giả cũng mạnh dạn rút ra bài học kinh nghiệm và giải pháp để thúc đẩy quan hệ hai nước trong hiện tại và tương lai. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, làm rõ cơ sở và quá trình phát triển của mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan trong lịch sử. Thứ hai, làm rõ tình hình quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 2001- 2010, từ đó rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của vấn đề đặt ra cho quan hệ kinh tế hai nước trong giai đoạn này. Thứ ba, rút ra bài học kinh nghiệm và giải pháp cho quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan trong hiện tại và tương lai. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Như tên đề tài của khóa luận đã xác định, đối tượng nghiên cứu của khóa luận là quan hệ kinh tế giữa Việt Nam – Thái Lan từ 2001 đến 2010 trên tất cả các phương diện. Để làm rõ những vấn đề lịch sử quan hệ giữa hai quốc gia này, tất nhiên không thể tách rời việc nghiên cứu bối cảnh thế giới và khu vực đã tác động tới mối quan hệ 10
  17. qua các giai đoạn lịch sử và tôi xem nó là một trong những nhân tố rất quan trọng tác động đến mối quan hệ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tên đề tài “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Thái Lan (2001 – 2010)” đã thể hiện giới hạn phạm vi nghiên cứu của khóa luận. - Về phạm vi thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Thái Lan” từ năm 2001 đến năm 2010. Trong phạm vi một khóa luận, tác giả chỉ chọn 10 năm đầu của thế kỷ XXI – khoảng thời gian mà quan hệ hai nước chịu sự chi phối lớn từ các nhân tố bên ngoài và các yếu tố nội tại của hai nước để tập trung nghiên cứu, luận giải những thuận nghịch trong quan hệ kinh tế giữa hai nước. Đây cũng là nền tảng để lý giải các vấn đề trong quan hệ kinh tế hai nước trong giai đoạn tiếp theo. Tác giả chọn mốc mở đầu là năm 2001 vì: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã thông qua Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quan hệ ngoại giaovới các nước trong khu vực và thế giới đặc biệt là quan hệ với các nước láng giềng (Thái Lan) nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác lâu dài của hai quốc gia. Tác giả chọn mốc năm 2010 để khép lại thời gian nghiên cứu đề tài vì: Năm 2010 được xem là năm thành công nhất trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam, đóng góp to lớn vào việc phát triển kinh tế – xã hội đất nước và là chủ tịch ASEAN tổ chức hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17 tại Việt Nam. Mở ra sự hợp tác sâu rộng giữa các nước trong khu vực. - Về phạm vi không gian: Đề tài được đặt trong bối cảnh hai nước Việt Nam – Thái Lan trong đó kinh tế là lĩnh vực trọng tâm của quan hệ này. Đồng thời, để đảm bảo tính khoa học của kết quả nghiên cứu, tác giả đặt quan hệ kinh tế hai nước trong bối cảnh khu vực và toàn cầu. 11
  18. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Khóa luận được thực hiện trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, các văn bản của Nhà nước về chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Thái Lan qua các giai đoạn lịch sử. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng chủ yếu 2 phương pháp của chuyên ngành lịch sử: Phương pháp lịch sử và phương pháp logic.Với phương pháp lịch sử tác giả đã trình bày tình hình “Quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan (2001 – 2010) ” theo trình tự thời gian và không gian cụ thể. Phương pháp lịch sử trước hết thể hiện ở việc khóa luận được bố cục theo cấu trúc trình tự thời gian (phương pháp lịch đại): Từ việc khái quát Quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan trước năm 2001 đến quan hệ Quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan (2001 – 2010). Bên cạnh đó, phương pháp lịch sử còn thể hiện ở việc khóa luận luôn phân tích các vấn đề trong bối cảnh không gian cụ thể: chủ yếu là ở lĩnh vực kinh tế. Phương pháp logic được thể hiện ở việc khóa luận luôn đặt vấn đề “Quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan (2001 – 2010) ” trong các mối quan hệ phức tạp của các sự kiện, hiện tượng diễn ra trên thế giới giúp ta nhận biết được đâu là nguyên nhân, hệ quả và kết nối các sự kiện theo trình tự logic nhất định. Bên cạnh đó, tác giả còn tham khảo thêm một số phương pháp phân tích trong quan hệ quốc tế trong vấn đề sức mạnh kinh tế và thứ bậc của các quốc gia trong hệ thống kinh tế quốc tế. Qua đó định vị rõ vị trí của Việt Nam và Thái Lan trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, đánh giá và đưa ra những nhận định của bản thân trên cơ sở những luận điểm 12
  19. đó và tất cả các phương pháp trên đều nhằm mục đích nghiên cứu nghiên cứu đề tài một cách khoa học hơn, có hệ thống và mang tính toàn diện hơn. 6. Đóng góp của đề tài Thứ nhất: Qua nghiên cứu, khóa luận cũng góp phần làm sáng tỏ quan hệ kinh tế Việt Nam - Thái Lan trong giai đoạn 2001-2010 Thứ hai: Từ những kiến giải về những vấn đề tồn tại trong quan hệ kinh tế giữa hai nước nhất là trong lĩnh vực thương mại và đầu tư trong giai đoạn 2001-2010, tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh tế, thúc đẩy sự hợp tác kinh tế trên mọi phương diện trong hiện tại và tương lai. Thứ ba: Kết quả nghiên cứu phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới và một số chuyên đề như Một số vấn đề trong lịch sử ngoại giao Việt Nam, chuyên đề Lịch sử Đông Nam Á… 7. Cấu trúc đề tài Đề tài gồm ba chương: CHƯƠNG 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA QUAN HỆ VIỆT NAM – THÁI LAN TRONG LỊCH SỬ Chương này khái quát về quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Thái Lan và cơ sở hình thành cũng như quá trình phát triển quan hệ hai nước trong lịch sử. Từ đó cung cấp cái nhìn khái quát về mối quan hệ này, làm nền tảng để đi vào nghiên cứu các nội dung của chương trọng tâm của khóa luận – chương 2. CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – THÁI LAN (2001 – 2010) Đây là chương chính trong khóa luận, tập trung nghiên cứu các tác nhân quốc tế có ảnh hưởng như thế nào tới bối cảnh hai nước Việt Nam và Thái Lan khi bước vào thế kỉ XXI và tiến trình hợp tác kinh tế của hai nước trong giai đoạn 2001 – 2010. Từ đó đánh giá được những thành công cũng như hạn chế trong vấn đề quan hệ kinh tế 13
  20. giữa hai bên trong quá trình hợp tác kinh tế. Ngoài ra khóa luận còn đưa ra những nguyên nhân khiến cho quan hệ kinh tế giữa hai nước trong giai đoạn này vì sao lại thành công và vì sao lại thất bại. Nhằm đưa ra những nhận định chung cho về quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Thái Lan trong giai đoạn mới. CHƯƠNG 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM – THÁI LAN TRONG TƯƠNG LAI Trên cơ sở phân tích quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Thái Lan ở Chương 1 và Chương 2, trong chương 3 tác giả rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiểu quả quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Thái Lan trong tương lai. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0