intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và Chi phí khấu hao tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm Toán – Tư Vấn Đất Việt (Vietland)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:134

68
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu thực trạng quy trình kiểm toán đối với khoản mục Tài sản cố định và Chi phí khấu hao tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán – Tư vấn Đất Việt nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả cho quy trình kiểm toán đối với khoản mục trên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và Chi phí khấu hao tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm Toán – Tư Vấn Đất Việt (Vietland)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG ------------------------------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN – TƯ VẤT ĐẤT VIỆT (VIETLAND) Ngành : KẾ TOÁN Chuyên ngành : KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN Giảng viên hướng dẫn : Th.S. TRẦN NAM TRUNG Sinh viên thực hiện : LÊ THỊ TUYẾT TRANG MSSV : 1054031093 Lớp : 10DKKT8 TP. Hồ Chí Minh, năm 2014
  2. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Nam Trung LỜI CAM ĐOAN ------oOo------ Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm Toán – Tư Vấn Đất Việt (Vietland), không sao chép từ bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 07 năm 2014 Người viết SVTH: Lê Thị Tuyết Trang i Lớp: 10DKKT8
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Nam Trung LỜI CẢM ƠN ------oOo------ Sau hơn 5 tháng thực tập và nghiên cứu tài liệu tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm Toán – Tư Vấn Đất Việt (Vietland), từ việc vận dụng những kiến thức được học ở trường và tiếp thu những điều mới khi thực tập, Khóa luận tốt nghiệp cũng đã được hoàn tất. Để có được kết quả này, đó không phải là công sức của một mình tôi làm ra mà còn có sự hỗ trợ hết mình từ gia đình, thầy cô, bạn bè và các anh chị nhân viên tại Vietland. Do đó không thể thiếu những lời cảm ơn chân thành gửi đến những người “bạn đồng hành” đáng quý này. Lời cảm ơn đầu tiên, tôi xin được gửi đến những người thân yêu trong gia đình mình, những người luôn hết mình ủng hộ, động viên tôi và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho tôi không chỉ trong thời gian qua mà còn cả những ngày tháng sau này. Kế đến, tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý thầy cô Trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Quý thầy cô khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt bốn năm học tập và rèn luyện tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn đến Thầy Trần Nam Trung đã là người hướng dẫn tôi làm Khóa luận tốt nghiệp. Thầy đã tận tình hướng dẫn, thẳng thắn chỉ ra những lỗi sai của tôi, đưa ra những ưu điểm và khuyết điểm, cũng như những lời góp ý chân thành để tôi có thể làm và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp đúng tiến độ. Tôi cũng xin cám ơn Kiểm toán viên – chị Nguyễn Thị Ánh Dương – Trưởng phòng phòng Kiểm toán 1 và tập thể nhân viên phòng Kiểm toán 1 tại Vietland đã tận tình hướng dẫn tôi về các nghiệp vụ kiểm toán, đặc biệt là về mảng kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và Chi phí khấu hao, anh chị đã giúp tôi mở mang kiến thức, có cơ hội được học đi đôi với hành. Đây thật sự là một thành quả đáng kể đối với tôi trong đợt thực tập và nghiên cứu làm Khóa luận tốt nghiệp này. Và lời cảm ơn cuối cùng dành cho những người bạn đáng quý đã cùng tôi vượt qua những khó khăn cũng như luôn sẵn sàng chia sẻ những kiến thức trong học tập hay vui buồn trong cuộc sống. Dù có cố gắng song do kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế về chuyên môn SVTH: Lê Thị Tuyết Trang ii Lớp: 10DKKT8
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Nam Trung chưa nhiều nên Khóa luận tốt nghiệp của tôi không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy giáo ThS. Trần Nam Trung và tập thể anh chị Kiểm toán viên, nhân viên tại Vietland để giúp tôi hoàn thiện Khóa luận tốt nghiệp này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 07 năm 2014 Người viết SVTH: Lê Thị Tuyết Trang iii Lớp: 10DKKT8
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Nam Trung NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ------oOo------ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ SVTH: Lê Thị Tuyết Trang iv Lớp: 10DKKT8
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Nam Trung MỤC LỤC ------oOo------ LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 1 3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................ 2 4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 2 6. Kết cấu của Khóa luận tốt nghiệp ................................................................................ 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO .................................................................................... 4 1.1. Khái quát chung về Tài sản cố định và Chi phí khấu hao ...................................... 4 1.1.1. Khái niệm và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ và CPKH ........................................... 4 1.1.1.1. TSCĐ hữu hình ........................................................................................ 4 1.1.1.2. TSCĐ thuê tài chính ................................................................................ 4 1.1.1.3. TSCĐ vô hình .......................................................................................... 5 1.1.1.4. Chi phí khấu hao ...................................................................................... 6 1.1.1.5. Chi phí XDCB dở dang ........................................................................... 6 1.1.2. Đặc điểm và phân loại TSCĐ .............................................................................. 7 1.2. Kiểm soát nội bộ đối với Tài sản cố định và Chi phí khấu hao .............................. 8 1.2.1. Mục đích của KSNB đối với TSCĐ và CPKH ................................................... 8 1.2.2. Các thủ tục kiểm soát TSCĐ và CPKH .............................................................. 9 1.2.3. Tổ chức công tác kế toán TSCĐ và CPKH ....................................................... 10 1.2.3.1. Hệ thống sổ sách chứng từ .................................................................... 10 1.2.3.2. Mua sắm TSCĐ ..................................................................................... 12 1.2.3.3. Kiểm kê TSCĐ ...................................................................................... 12 1.2.3.4. Sửa chữa TSCĐ ..................................................................................... 12 1.2.3.5. Thanh lý TSCĐ ...................................................................................... 13 SVTH: Lê Thị Tuyết Trang v Lớp: 10DKKT8
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Nam Trung 1.3. Kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và Chi phí khấu hao ................................ 13 1.3.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ và CPKH ............................................. 13 1.3.1.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ .................................................. 13 1.3.1.2. Mục tiêu kiểm toán khoản mục CPKH.................................................. 13 1.3.2. Chương trình kiểm toán chi tiết ........................................................................ 14 1.3.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán ......................................................... 14 1.3.2.1.1. Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng14 1.3.2.1.2. Tìm hiểu chính sách kế toán và một số chu trình kinh doanh quan trọng ............................................................................ 14 1.3.2.1.3. Đánh giá chung về HTKSNB của đơn vị .............................. 15 1.3.2.1.4. Xác định mức trọng yếu ........................................................ 15 1.3.2.1.5. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán ............................................... 16 1.3.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán ............................................................... 16 1.3.2.3. Giai đoạn tổng hợp, kết luận và lập báo cáo ......................................... 16 1.3.3. Nghiên cứu và đánh giá HTKSNB .................................................................... 17 1.3.3.1. Tìm hiểu về KSNB ................................................................................ 17 1.3.3.2. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát ............................................................. 18 1.3.3.3. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát ................................... 18 1.3.3.4. Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản ..... 18 1.3.4. Các thử nghiệm cơ bản đối với TSCĐ và CPKH .............................................. 19 1.3.4.1. Đối với TSCĐ hữu hình ........................................................................ 19 1.3.4.1.1. Thủ tục phân tích ................................................................... 19 1.3.4.1.2. Thử nghiệm chi tiết ............................................................... 19 1.3.4.2. Đối với TSCĐ thuê tài chính ................................................................. 22 1.3.4.3. Đối với TSCĐ vô hình........................................................................... 22 1.3.4.4. Đối với CPKH ....................................................................................... 23 1.3.4.4.1. Thủ tục phân tích ................................................................... 23 1.3.4.4.2. Thử nghiệm chi tiết ............................................................... 23 1.3.4.5. Đối với Chi phí XDCB dở dang ............................................................ 24 1.3.5. Những sai sót cần lưu ý khi kiểm toán khoản mục TSCĐ ................................ 24 SVTH: Lê Thị Tuyết Trang vi Lớp: 10DKKT8
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Nam Trung CHƯƠNG 2: KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN – TƯ VẤN ĐẤT VIỆT (VIETLAND) ...................................................................................... 26 2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Kiểm Toán – Tư Vấn Đất Việt ................... 26 2.1.1. Thông tin chung về Vietland ............................................................................. 26 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................ 26 2.1.1.2. Nguyên tắc, mục tiêu và phương hướng hoạt động............................... 28 2.1.1.3. Các dịch vụ cung cấp ............................................................................. 28 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Vietland ..................................................... 29 2.1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý ............................................................... 29 2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong Vietland .................. 30 2.1.3. Cơ cấu tổ chức kế toán tại Vietland .................................................................. 30 2.1.3.1. Sơ đồ bộ phận Kế toán .......................................................................... 31 2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận Kế toán ....................................... 31 2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ phận Kiểm toán tại Vietland ............................................... 31 2.1.4.1. Sơ đồ bộ phận Kiểm toán ...................................................................... 32 2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận Kiểm toán ................................... 32 2.2. Quy trình kiểm toán chung tại Công ty TNHH Kiểm Toán – Tư Vấn Đất Việt 33 2.2.1. Chương trình kiểm toán mẫu tại Vietland ......................................................... 33 2.2.2. Quy trình kiểm toán chung tại Vietland ............................................................ 34 2.2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán ......................................................... 34 2.2.2.1.1. Tìm hiểu thông tin về khách hàng ......................................... 34 2.2.2.1.2. Tìm hiểu về HTKSNB của khách hàng ................................. 34 2.2.2.1.3. Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro ............................. 34 2.2.2.1.4. Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết............................................. 35 2.2.2.1.5. Xem trước số liệu trước khi kiểm toán.................................. 36 2.2.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán ............................................................... 36 2.2.2.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán ............................................................ 37 2.2.3. Đánh giá kết quả kiểm toán ............................................................................... 37 2.2.4. Một số quy định của Vietland về hồ sơ làm việc .............................................. 37 SVTH: Lê Thị Tuyết Trang vii Lớp: 10DKKT8
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Nam Trung 2.2.4.1. Các từ viết tắt kiểm toán quy ước .......................................................... 38 2.2.4.2. Các ký hiệu kiểm toán quy ước ............................................................. 39 2.2.4.3. Quy tắc đánh dấu tham chiếu ................................................................ 40 2.2.4.4. Cách sắp xếp các giấy tờ làm việc ......................................................... 40 2.3. Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ và CPKH tại Công ty TNHH Kiểm Toán – Tư Vấn Đất Việt .................................................................................................. 41 2.3.1. Tìm hiểu và đánh giá về HTKSNB ................................................................... 41 2.3.1.1. Tìm hiểu HTKSNB đối với TSCĐ và CPKH ....................................... 41 2.3.1.2. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát ............................................................. 41 2.3.1.3. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát ................................... 41 2.3.1.4. Đánh giá lại rủi ro kiểm soát ................................................................. 42 2.3.2. Thử nghiệm cơ bản............................................................................................ 42 2.3.2.1. Thủ tục phân tích ................................................................................... 42 2.3.2.2. Thủ tục kiểm tra chi tiết......................................................................... 42 2.3.2.2.1. Đối với TSCĐ hữu hình ........................................................ 42 2.3.2.2.2. Đối với TSCĐ thuê tài chính ................................................. 44 2.3.2.2.3. Đối với TSCĐ vô hình .......................................................... 44 2.3.2.2.4. Đối với CPKH ....................................................................... 45 2.3.2.2.5. Đối với Chi phí XDCB dở dang ............................................ 45 2.3.2.2. Các thủ tục bổ sung ............................................................................... 46 2.3.3. Hoàn thành kiểm toán khoản mục ..................................................................... 46 2.4. Ví dụ minh họa quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ và CPKH Công ty TNHH Thiết bị Công nghiệp ABC do Công ty TNHH Kiểm Toán – Tư Vấn Đất Việt thực hiện............................................................................................................................ 46 2.4.1. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động ................................................ 46 2.4.2. Tìm hiểu và đánh giá HTKSNB của đơn vị ...................................................... 50 2.4.3. Hồ sơ kiểm toán khoản mục TSCĐ và CPKH tại Công ty ABC ...................... 50 2.4.3.1. KSNB đối với TSCĐ ............................................................................. 50 2.4.3.2. Các thử nghiệm cơ bản .......................................................................... 51 2.4.3.2.1. Thủ tục phân tích ................................................................... 51 SVTH: Lê Thị Tuyết Trang viii Lớp: 10DKKT8
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Nam Trung 2.4.3.2.2. Thủ tục kiểm tra chi tiết ........................................................ 51 2.4.3.3. Hồ sơ kiểm toán khoản mục TSCĐ và CPKH ...................................... 52 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 53 3.1. Nhận xét ..................................................................................................................... 53 3.1.1. Ưu điểm ............................................................................................................. 53 3.1.1.1. Ưu điểm chung ...................................................................................... 53 3.1.1.2. Ưu điểm về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ và CPKH ............. 53 3.1.2. Khuyết điểm ...................................................................................................... 54 3.1.2.1. Khuyết điểm chung................................................................................ 54 3.1.2.2. Khuyết điểm về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ và CPKH ....... 54 3.1.2.2.1. Về việc xác định mức trọng yếu ............................................ 54 3.1.2.2.2. Về việc đánh giá HTKSNB đối với khoản mục .................... 55 3.1.2.2.3. Về việc thực hiện các thủ tục phân tích TSCĐ và CPKH ..... 55 3.1.2.2.4. Về việc kiểm kê TSCĐ .......................................................... 55 3.2. Kiến nghị .................................................................................................................... 55 3.2.1. Kiến nghị chung ................................................................................................ 56 3.2.2. Kiến nghị về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ và CPKH ....................... 56 3.2.2.1. Về việc xác định mức trọng yếu ............................................................ 56 3.2.2.2. Về việc đánh giá HTKSNB đối với khoản mục .................................... 56 3.2.2.3. Về việc thực hiện các thủ tục phân tích TSCĐ và CPKH ..................... 57 3.2.2.4. Về việc kiểm kê TSCĐ .......................................................................... 58 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC SVTH: Lê Thị Tuyết Trang ix Lớp: 10DKKT8
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Nam Trung DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ------oOo------ Stt Chữ viết tắt Nội dung 1 BC KQHĐKD Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh 2 BCKT Báo cáo kiểm toán 3 BCTC Báo cáo tài chính 4 BĐS Bất động sản 5 BGĐ Ban Giám đốc 6 CĐKT Cân đối kế toán 7 CĐPS Cân đối phát sinh 8 CN Chi nhánh 9 CPKH Chi phí khấu hao 10 DN Doanh nghiệp 11 HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ 12 KSNB Kiểm soát nội bộ 13 KTV Kiểm toán viên 14 TK Tài khoản 15 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 16 TSCĐ Tài sản cố định 17 TT-BTC Thông tư – Bộ Tài chính 18 XDCB Xây dựng cơ bản SVTH: Lê Thị Tuyết Trang x Lớp: 10DKKT8
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Nam Trung DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG ------oOo------ Bảng 1.1 : Bảng câu hỏi về KSNB đối với TSCĐ hữu hình ..................................... 17 Bảng 2.1 : Các từ viết tắt kiểm toán quy ước tại Vietland ........................................ 38 Bảng 2.2 : Các ký hiệu kiểm toán quy ước tại Vietland ........................................... 39 Bảng 3.1. : Bảng phân tích tỷ trọng từng loại TSCĐ tại đơn vị khách hàng ............. 57 SVTH: Lê Thị Tuyết Trang xi Lớp: 10DKKT8
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Nam Trung DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ ------oOo------ Hình 1.1 : Quy trình hạch toán TSCĐ ...................................................................... 10 Hình 2.1 : Logo của Vietland.................................................................................... 26 Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý tại Vietland ............................................. 29 Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ bộ phận Kế toán tại Vietland ......................................................... 31 Sơ đồ 2.3 : Sơ đồ bộ phận Kiểm toán tại Vietland..................................................... 32 SVTH: Lê Thị Tuyết Trang xii Lớp: 10DKKT8
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Nam Trung LỜI MỞ ĐẦU ------oOo------ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, cùng với sự tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và sự hình thành của thị trường chứng khoán ở Việt Nam đặt ra vấn đề cấp bách là làm thế nào để có được thông tin hữu ích, mang độ tin cậy cao nhằm cung cấp kịp thời cho các quyết định của nhà quản trị, các nhà đầu tư… và làm cơ sở cho các bên tiến hành các giao dịch kinh tế. Đáp ứng nhu cầu đó, hoạt động kiểm toán độc lập đã ra đời và phát triển mạnh mẽ, khẳng định sự đóng góp to lớn đối với nền kinh tế quốc gia trong nhiều năm qua. Trong quá trình kiểm toán Báo cáo tài chính, một trong những khoản mục quan trọng, chiếm một tỷ trọng khá lớn và nếu có sai sót sẽ ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính của doanh nghiệp là Tài sản cố định và Chi phí khấu hao. Do vậy việc hạch toán tài sản và trích khấu hao phải được ghi chép chính xác và đúng đắn. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và Chi phí khấu hao tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm Toán – Tư Vấn Đất Việt (Vietland)” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU A. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu thực trạng quy trình kiểm toán đối với khoản mục Tài sản cố định và Chi phí khấu hao tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán – Tư vấn Đất Việt nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả cho quy trình kiểm toán đối với khoản mục trên. B. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực trạng quy trình kiểm toán đối với khoản mục Tài sản cố định và Chi phí khấu hao tại Vietland. Từ đó đánh giá thực trạng và đưa ra những hạn chế, ưu – khuyết điểm về quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và Chi phí khấu hao tại Vietland. SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 1 Lớp: 10DKKT8
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Nam Trung Nhằm đề xuất các kiến nghị và giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả cho quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và Chi phí khấu hao tại Vietland. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của Khóa luận tốt nghiệp, đề tài sẽ tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau:  Hệ thống cơ sở lý luận và thực trạng quy trình kiểm toán đối với khoản mục Tài sản cố định và Chi phí khấu hao tại Vietland là như thế nào?  Những vấn đề hạn chế hay ưu – khuyết điểm còn tồn tại tại Vietland về quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và Chi phí khấu hao là gì?  Những kiến nghị và giải pháp nào sẽ góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả cho quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và Chi phí khấu hao tại Vietland? 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU A. Phạm vi không gian Đề tài chỉ nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và Chi phí khấu hao do trụ sở chính của Vietland (Địa chỉ: số 02 Huỳnh Khương Ninh, Phường Đakao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện. B. Phạm vi thời gian Những số liệu, thông tin thể hiện trong đề tài được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 03 năm 2014. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khóa luận tốt nghiệp sử dụng kết hợp hai phương pháp: phương pháp mô tả và phương pháp phi thực nghiệm để trình bày đề tài này. Cụ thể như sau: Phương pháp mô tả được sử dụng để mô tả lại thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và Chi phí khấu hao tại Vietland; Phương pháp phi thực nghiệm (bao gồm: quan sát khách quan, phỏng vấn và điều tra bằng bảng câu hỏi) được sử dụng để thu thập thông tin về quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và Chi phí khấu hao tại Vietland. Từ SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 2 Lớp: 10DKKT8
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Nam Trung đó, đề tài sẽ nêu ra những vấn đề còn tồn tại và các đề xuất giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn cho quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và Chi phí khấu hao tại Vietland. 6. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Kết cấu của Khóa luận tốt nghiệp gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và Chi phí khấu hao Chương 2: Kiểm toán khoản mục Tài sản cố định và Chi phí khấu hao tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm Toán – Tư Vấn Đất Việt (Vietland) Chương 3: Nhận xét và kiến nghị SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 3 Lớp: 10DKKT8
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Nam Trung CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO ------oOo------ 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO 1.1.1. Khái niệm và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ và CPKH 1.1.1.1. TSCĐ hữu hình TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do DN nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình1. Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn tiêu chuẩn ghi nhận sau:  Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử sụng tài sản đó.  Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.  Thời gian sử dụng ước tính trên một năm.  Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (theo quy định là từ 30 triệu đồng trở lên). 1.1.1.2. TSCĐ thuê tài chính TSCĐ thuê tài chính là những TSCĐ mà DN thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng2. Các trường hợp thường dẫn đến hợp đồng thuê tài chính là3: 1 Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 “Tài sản cố định hữu hình” (ban hành và công bố theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). 2 Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC về hướng dẫn “Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định” (ban hành ngày 25 tháng 04 năm 2013 của Bộ Tài chính). 3 Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 06 “Thuê tài sản” (ban hành và công bố theo Quyết định 165/2002/QĐ- BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 4 Lớp: 10DKKT8
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Nam Trung  Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê.  Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê.  Thời hạn thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu.  Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê.  Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào. Hợp đồng thuê tài sản cũng được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu hợp đồng thỏa mãn ít nhất một trong ba trường hợp sau:  Nếu bên thuê hủy hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc hủy hợp đồng bên cho thuê.  Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài sản thuê gắn với bên thuê.  Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường. 1.1.1.3. TSCĐ vô hình TSCĐ vô hình là tài sản không có hình thái vật chất được xác định giá trị và do DN nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình4. Một tài sản vô hình được ghi nhận là TSCĐ vô hình phải thỏa mãn đồng thời:  Định nghĩa về TSCĐ vô hình; và  Bốn tiêu chuẩn ghi nhận sau:  Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại.  Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.  Thời gian sử dụng ước tính trên một năm.  Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành. 4 Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 “Tài sản cố định vô hình” (ban hành và công bố theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 5 Lớp: 10DKKT8
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Nam Trung 1.1.1.4. Chi phí khấu hao Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của TSCĐ5. Trong đó:  Hao mòn TSCĐ: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật… trong quá trình hoạt động của TSCĐ.  Thời gian trích khấu hao TSCĐ: là thời gian cần thiết mà DN thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ để thu hồi vốn đầu tư TSCĐ.  Nguyên tắc trích khấu hao: Tất cả TSCĐ hiện có của DN đều phải trích khấu hao. DN không được tính và trích khấu hao đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh hoặc những TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất. TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp thì không được trích khấu hao. DN phải trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính như TSCĐ thuộc sở hữu của DN theo quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, DN thuê TSCĐ cam kết không mua tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính thì DN đi thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời gian thuê trong hợp đồng. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. DN thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán DN. 1.1.1.5. Chi phí XDCB dở dang Chi phí XDCB dở dang là chi phí thực hiện các dự án đầu tư XDCB (Bao gồm chi phí mua sắm mới TSCĐ, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình). Công tác đầu tư XĐCB và sửa chữa lớn TSCĐ của doanh nghiệp có thể được thực hiện theo phương thức giao thầu hoặc tự làm. Chi phí đầu tư XDCB bao gồm: chi phí xây lắp, chi phí thiết bị và chi phí khác. 5 Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC về hướng dẫn “Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định” (ban hành ngày 25 tháng 04 năm 2013 của Bộ Tài chính). SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 6 Lớp: 10DKKT8
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Nam Trung 1.1.2. Đặc điểm và phân loại TSCĐ TSCĐ trong một DN rất đa dạng, có sự khác biệt về tính chất kỹ thuật, công dụng, thời gian sử dụng… Do vậy, phân loại TSCĐ theo những tiêu thức khác nhau là công việc hết sức cần thiết nhằm quản lý thống nhất TSCĐ, phục vụ phân tích đánh giá tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ, hay dùng để xác định các chỉ tiêu tổng hợp liên quan đến TSCĐ. Phân loại TSCĐ cũng là một trong những căn cứ để tổ chức kế toán TSCĐ.  Nếu căn cứ vào hình thái hiện hữu và kết cấu thì TSCĐ được phân thành:  TSCĐ hữu hình, bao gồm các loại:  Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: là TSCĐ của DN được hình thành sau quá trình thi công xây dụng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, đường băng sân bay, cầu tàu, cầu cảng, ụ triền đà.  Loại 2: Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của DN như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, giàn khoan trong lĩnh vực dầu khí, cần cẩu, dây chuyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ.  Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải.  Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của DN như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt.  Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh…; súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò…  Loại 6: Các loại TSCĐ khác: là toàn bộ các TSCĐ khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật. SVTH: Lê Thị Tuyết Trang 7 Lớp: 10DKKT8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2