intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoảnh khắc phát hiện con cái không xứng đáng

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

83
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đứa trẻ đến với thế gian này hoàn toàn như một trang giấy trắng. Về sau, có những tờ vẽ lên bức tranh hoàn mỹ, đường nét chuẩn xác, màu sắc hài hòa, kết cấu mới mẻ. Có những tờ vẽ lung tung, đường nét hỗn loạn, màu sắc tạp nham không thành bức tranh. Bất kể sự sai kém của những bức tranh đó như thế nào, người tạo nên sự sai kém này trước hết phải là cha mẹ, vì cha mẹ luôn luôn là người họa sĩ đầu tiên. Con cái là vô tội, tội lỗi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoảnh khắc phát hiện con cái không xứng đáng

  1. 99 Khoảnh Khắc Đời Người 14- Khoảnh khắc phát hiện con cái không xứng đáng * Đứa trẻ đến với thế gian này hoàn toàn như một trang giấy trắng. Về sau, có những tờ vẽ lên bức tranh hoàn mỹ, đường nét chuẩn xác, màu sắc hài hòa, kết cấu mới mẻ. Có những tờ vẽ lung tung, đường nét hỗn loạn, màu sắc tạp nham không thành bức tranh. Bất kể sự sai kém của những bức tranh đó như thế nào, người tạo nên sự sai kém này trước hết phải là cha mẹ, vì cha mẹ luôn luôn là người họa sĩ đầu tiên. Con cái là vô tội, tộ i lỗ i chính là ở bạ n. Khoảnh khắc tất cả mọi người cha mẹ phát hiện con cái không xứng đáng, trước tiên là phải tự trách mình. Con cái người ta năm nào cũng là học sinh gương mẫu, còn con cái mình thì kỳ nào cũng là học sinh kém; con cái người ta thì vào đại học, còn con cái bạn thì trường đại học quá xa vời; con cái người ta hiểu biết văn minh, nói năng lễ độ, rất đáng yêu, có nhiều hứa hẹn, còn con cái bạn ăn nói sặc mùi lưu manh, côn đồ, linh tinh lang tang, ai cũng chán ghét, bị người ta
  2. đánh, bị người ta chửi mắng, làm cho bạn tức giậ n, làm cho bạn đau đầu, làm cho bạn thất vọng. Con cái của bạn có thể gọi một tiếng chung là “không xứng đáng”. Con cái không xứng đáng, trùm lên gia đình đám mây đen, làm cho tiền đồ của bạn cũng phủ một bóng đen. Bạn than thở, bạn khổ não muôn phần. Tại sao con cái của bạn không xứng đáng? Bởi vì đứa con này không xứng đáng, nó quá tồ i tệ, nó luôn luôn không nghe lời, nó luôn luôn đánh bạn với một số đứa lưu manh, nó luôn ham chi, nó luôn không học tốt, nó luôn luôn.... Những câu trả lời của bạn có cũng như không. Bạn nên nói như thế này. Bởi vì tôi không x ứng đáng, bởi vì tôi quá tồi tệ, bở i vì tôi luôn không nghe lời c ủa nó, tôi luôn không có thời gian cùng với nó, tôi luôn luôn bận rộn, tôi luôn không biết nó cần học gì, cần cái gì, thích cái gì, tôi luôn là...
  3. Tóm lại là căn nguyên cuối cùng của tất cả những đứa con không xứng đáng đều là tại cha mẹ, mà không phải tại ở bản thân con cái, cũng không tạ i ở tất cả mọi cái khác ở bên ngoài. Đứa trẻ đến vớ i thế gian cũng giống như thân thể trong trắng ngây thơ của nó, hoàn toàn như một trang giấy trắng. Về sau có những tờ vẽ lên b ức tranh hoàn mỹ, đường nét chuẩn xác, màu sắc hài hòa, kết cấu mớ i mẻ ; Có những tờ vẽ lung tung, đường nét hỗn loạn, màu sắc tạp nham không thành bức tranh. Bất kể sự sai kém của những bức tranh đó như thế nào, người tạo nên s ự sai kém này trước hết phả i là cha mẹ , vì cha mẹ luôn luôn là người họa s ĩ đầu tiên. Một điều cơ bản nhất trong tất cả mọi cách dạy dỗ con cái của cha mẹ là: phải tự xét lại mình. Khoảnh khắc bạn phát hiện con cái không xứng đáng, trước hết cần phải tìm nguyên nhân từ ở chính bản thân bạn. Mọi nguyên nhân của bản thân bạn có thể quy lại thành hai điều: 1. Phải chăng có sẵn lòng yêu thuơng chân thành phát ra tận đáy lòng, tức lòng yêu thương sâu sắc c ủa người cha, người mẹ đối với con cái.
  4. 2. Phải chăng có sẵn phương pháp và đường lối đúng đắn để thực hiện lòng yêu thương. Cha mẹ của những đứa trẻ không xứng đáng thường thường chỉ có sẵn lòng yêu thương, mà không có phương páp và đường lối đúng đắn th ực hiện lòng yêu thuơng. Rất mong con cái thành tài là trạng thái tâm lý nhất quán của loại cha mẹ này. Cha mẹ nóng tính, động một tý là quở mắng gay gắt, thậm chí còn dùng roi vọt. Dùng phương thức truyền thống yêu cho roi cho vọt đối vớ i đứa trẻ, lòng yêu th ương chủ quan lạ i biểu hiện thành sự giận dữ trên thực tế. Con cái còn chưa hiểu rõ sự việc như thế nào, căn bản còn ch ưa rõ đạo lý đúng sai tốt xấu của sự việc, thì bão táp ầm ầm dội đến. Lâu ngày, đứa bé trở nên thờ , tính tình của nó cũng trở nên nóng nả y theo, đứa trẻ này làm sao có thể trở thành lớp người mà bạn hằng mong đợi được? Cơ sở tâm lý của phương pháp và đường lố i đúng đắn để thực hiện lòng yêu thương của cha mẹ là lòng yêu thuơng chủ quan của cha mẹ phải thống nhấ t phù hợp với khách quan, bền bỉ tỉ mẩn khéo dạ y bảo dần dần. Phương pháp cụ thể ra sao, căn cứ tính nết của mỗ i đứa trẻ khác nhau để chọn phương pháp khác nhau như thế nào. Xử lý quan hệ của đứa trẻ với môi trường xung quanh như thế nào v.v... Bạn nên trau dồi kiến th ức về phương diện này! Nếu như bạn muốn có lớp người sau lý tưởng, thì việc h ọc
  5. này không thể thiế u được. Sách này không phải là sách dậy dỗ con, nên không dám dài dòng văn tự nữa. Lại có mộ t loại những cha mẹ đối vớ i con cái mặc dù về chủ quan có sẵn lòng yêu thương, nhưng vì việc nhà quá bận rộn, hoặc việc công quá bận rộn, hoặc lòng phấn đấu cho sự nghiệp quá nặng, rất ít có thời giờ cùng với con cái, tức là về khách quan rất ít biểu hiện ra lòng yêu thương. Đối với tính nết, nhu cầu cái thích, cái không thích của con cái không hề hay biết. Quan hệ của cha mẹ với con cái lơ là, tình cả m lạnh nhạt, như vậy thì làm sao bạn có được những đứa con trưởng thành lành mạnh? Nuôi con mà không dậ y bảo là lỗi tại cha. Đành là bạ n hy vọng có lớp người sau lý tưởng, đành là bạn cho rằng con cái trở thành người như thế nào đ ối với giá trị cuộc đời của bạn, đ ối với sinh mệnh của bản thân bạn là vô cùng quan trọng, bạn không thể xem nhẹ thời gian cùng với con cái! Đứa trẻ trước 10 tuổi, tính độc lập xét đến cùng chỉ có hạn, bạn cần có s ự “hy sinh” cần thiết - đem thờ i gian nhàn rỗi của bạn (như thờ i gian xem TV, xem đánh võ, xem đá bóng, xem tiểu thuyết nhàn tản) phân chia một ít cho con cái, cùng vui chi, cùng chuyện trò vui vẻ , cùng học tập với nó! Gần gũi với con cái, bạn có thể thể n ghiệm được nỗi vui vô hạn từ trong đó - niềm vui cha con chỉ tồn tại ở đây. Bạn xem thời gian cùng với
  6. con cái là thờ i gian nghỉ n gơi, là vui chơi, sẽ làm cho tinh thần của bạn càng thêm vui vẻ, tinh lực càng thêm dồi dào, hiệu suất làm việc càng cao hơn. Cùng vớ i con cái sẽ thức tỉnh ký ức thời niên thiế u của bạn, thức tỉnh mộng tưởng thời thanh xuân của bạn, bạn sẽ càng sống càng trẻ. Vậy, cớ sao lại không làm! Bạn biết không? Một trong những việc vui thích nhất của Marx là cùng với con gái gấp thuyền giấy, đánh trận ở d ưới nước. Khi Marx cùng với các con của ông, hoàn toàn biến thành một đứa trẻ lớn - niềm vui cha con chỉ tồn tại ở đây. Nếu như bạn cảm thấ y quá mệt mỏi, nếu như bạn cảm thấ y tiếng ồn ở thế giới bên ngoài quá lớn, thế thì bạn có thể trở về nhà hưởng một chút niềm vui của cha con nhé! Chín quá hóa nẫu, vật cực tất phản. Có một số cha mẹ yêu thương con cái đến mức độ chiều chuộng quá cưng, từ trước đến nay không hề dạ y bảo nghiêm khắc. Vô số sự thực đã chứng tỏ những đứa trẻ được nuông chiều, quá cưng cũng là những đứa trẻ hư, không x ứng đáng. Tính tự do phóng khoáng không thể chung sống bình thường với ngườ i khác được, sợ khổ sợ bẩn, sợ mệt, tính độc lập kém là đặc trưng nổi bật của nó. Yêu thương nó đã
  7. biến thành hại nó, lại có thêm một ví dụ muốn một đàng thành một nẻo của cuộc sống. Hay là bạn cho rằng nếp sống xã hộ i không tốt, nếp sống ở nhà trường không tốt, môi trường bên ngoài tồi tệ làm cho con bạn trở nên hư hỏng. Nhưng bạn cũng rõ rằng con cái n gười ta có triển vọng và con cái không xứng đáng của bạn đang sống trong hoàn cảnh xã hội như nhau, cùng học trong một lớp. Có thể tiêm nhiễm nếp sống không tốt hay không, có thể học lấy cái xấu ở bên ngoài hay không, xét đến cùng ở con cái là đã nhận được sự nuôi nấng và dậy dỗ như thế nào của bạn. Nguyên nhân cuối cùng vẫn là ở bạn: ở chỗ bạn dạ y con cái nhận ra và thích nghi với môi trường bên ngoài như thế nào. Hay là bạn nói bản tính của đứa bé này không phả i là người hữu dụng, dù bạn đã dùng hết sức mình để dạy dỗ, nó vẫn không thành người. Tạm thời không nói luận điểm này là không có một chút căn cứ, hoàn toàn hoang đường, cho dù như bạn nói, trờ i sinh như vậy, không phải vẫn là do bạn sáng tạo ra sao? Nguyên nhân cuối cùng chẳng phải vẫn là do bạn sao? Ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cái có thể là trực tiếp, hữu hình, điều này có thể là cha mẹ thông thường đều cảm thấy, nhưng vẫn có nhiều ảnh hưởng gián tiếp, vô hình mà nói chung cha mẹ không cảm nhận ra.
  8. Lời nói, cử chỉ của cha mẹ, phẩm cách tính tình, quan hệ giữa cha mẹ, thái độ cha mẹ xử lý các quan hệ n hân sự, tất cả mọi việc làm và ngôn ngữ của cha mẹ đều trong vô hình soi chiếu vào thâm tâm của con cái, phát sinh kích thích và tác dụng biến đổi ngấm ngầm đối với con cái, từ đó hình thành nhân cách và tâm tính của đứa trẻ. Cha mẹ là người thầy giáo đầu tiên, là tấ m gương đầu tiên của con cái. Gia đình sẽ là học đường đầu tiên của con cái - Trường Mẹ chân chính. Sự nhào nặn đầu tiên của trẻ con bắt đầu từ đây. Cho nên, cha mẹ thực hiện dạ y dỗ; trước tiên ở chỗ tự xét lạ i mình. Tự xét lại mình là trí tuệ sâu xa nhất lại mang theo tính chất căn bản của loài người. Về mặt giáo dục con cái đã từng được nghiệm chứng vô số lần. Cha mẹ của những đứa con không xứng đáng cần xem lại những hành vi của mình, uốn nắn lạ i trạng thái tâm lý của mình, từ đó tìm ra phương pháp đúng đắn, hợp lý để thực hiệ n lòng yêu thương con cái, con cái của bạn nhất định sẽ biến thành xứng đáng hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2