intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khởi nghiệp nghề luật trong bối cảnh chuyển đổi số, cơ hội và thách thức

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Khởi nghiệp nghề luật trong bối cảnh chuyển đổi số, cơ hội và thách thức" tập trung trình bày những thuận lợi và khó khăn khi khởi nghiệp của nghề luật trong bối cảnh chuyển đổi số. Từ đó bài viết đưa ra một vài giải pháp nhằm hỗ trợ thúc đẩy phát triển vấn đề khởi nghiệp của nghề luật trong bối cảnh hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khởi nghiệp nghề luật trong bối cảnh chuyển đổi số, cơ hội và thách thức

  1. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Nguyễn Thị Thu Thủy KHỞI NGHIỆP NGHỀ LUẬT TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Nguyễn Thị Thu Thủy(*) Tóm tắt: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động toàn diện, sâu rộng trên tất cả lĩnh vực, ngành nghề của đời sống xã hội, trong đó có nghề luật. Xu hướng khởi nghiệp cũng là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề trong bối cảnh chuyển đổi số. Nghề luật trong bối cảnh mới cần có những kỹ năng thích ứng để hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Bài viết tập trung trình bày những thuận lợi và khó khăn khi khởi nghiệp của nghề luật trong bối cảnh chuyển đổi số. Từ đó bài viết đưa ra một vài giải pháp nhằm hỗ trợ thúc đẩy phát triển vấn đề khởi nghiệp của nghề luật trong bối cảnh hiện nay. Từ khoá: Khởi nghiệp, chuyển đổi số, đổi mới, sáng tạo, nghề luật. A LEGAL STARTUP IN THE CONTEXT OF DIGITAL TRANSFORMATION OPPORTUNITIES AND CHALLENGES Abstract: The Fourth Industrial Revolution has had a comprehensive and far- reaching impact on all fields and professions of social life, including the legal profession. The start-up trend is also one of the driving forces for the development of industries in the context of digital transformation. The legal profession in the new context needs adaptive skills for international integration, meeting society’s increasing needs. The article is aimed at presenting the advantages and disadvantages of a legal startup in the context of digital transformation, and then offers solutions for the development of a legal startup in the current context. Keywords: Startup, digital transformation, innovation, creativity, legal profession. (*) ThS., Trường Đại học Lao động - Xã hội (Cơ sở 2). 474
  2. NGUYỄN THỊ THU THỦY I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chuyển đổi số là vấn đề quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cuộc cách mạng dẫn đến những biến đổi cơ bản và sâu rộng trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới và tại Việt Nam… Trong xu thế hội nhập, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo vừa là động lực vừa là nguồn lực quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh để bảo đảm sự phát triển bền vững ở mỗi quốc gia. Điều này càng có ý nghĩa sâu sắc trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng và nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có hoạt động của nghề luật. Cuộc cách mạng này giúp cho những người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật giải quyết công việc một cách có hiệu quả tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thách thức cho họ. Thực tế cho thấy, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau tới các lĩnh vực của đời sống, trong bối cảnh như vậy, cần phải nghiên cứu, đánh giá đầy đủ về hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, coi đó như một giải pháp phù hợp, một cách thức ứng phó hiệu quả để tranh thủ các cơ hội mà cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang đến cho Việt Nam. Trên thế giới nhiều quốc gia xem khởi nghiệp sáng tạo như một động lực quan trọng nhất để tăng trưởng kinh tế, hoạt động khởi nghiệp này diễn ra trên thế giới rất mạnh mẽ thì tại Việt Nam việc tiếp cận khởi nghiệp trong các ngành nghề nói chung và nghề luật nói riêng vẫn còn đang ở giai đoạn sơ khai về cả mặt thực tiễn và lý thuyết. Chính vì vậy, nghiên cứu khởi nghiệp nghề luật những cơ hội và thách thức trong thời đại chuyển đổi số hiện nay là hết sức cần thiết, bởi lẽ điều đó không chỉ góp phần làm rõ hơn các vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động khởi nghiệp của nghề luật Đồng thời, chỉ ra cho thấy bên cạnh những cơ hội thì nghề luật cũng đang đứng trước những thách thức lớn để điều chỉnh và hoàn thiện nhằm thích ứng với công cuộc chuyển đổi số này. II. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm về khởi nghiệp và chuyển đổi số trong xu hướng toàn cầu hoá Trong xu thế phát triển của khoa học và công nghệ toàn cầu như hiện nay, hoạt động khởi nghiệp đóng một vai trò vô cùng quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh với mục đích bảo đảm sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Khởi nghiệp là một cụm từ Hán Việt, khởi có nghĩa là bắt đầu còn nghiệp nghĩa là nghề nghiệp, công việc, vì vậy khởi nghiệp dùng để chỉ bắt đầu sự nghiệp. Khái niệm khởi nghiệp được gắn với đặc thù là dựa trên sự sáng tạo, vì vậy 475
  3. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM người ta thường dùng khái niệm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để phân biệt với lập nghiệp thông thường. Pháp luật ở thời điểm hiện tại chỉ mới có các quy định, khái niệm về các cá nhân khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, cụ thể được quy định như sau: (i) Cá nhân khởi nghiệp sáng tạo là người hoạt động nghiên cứu, phát triển ý tưởng và kinh doanh sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới. (ii) Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh. (iii) Đối tác hỗ trợ đổi mới sáng tạo là tổ chức, cá nhân có hợp tác với Trung tâm để đầu tư, xây dựng, cung cấp thiết bị, công trình phụ trợ, dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu phát triển, thí nghiệm, kiểm nghiệm, kinh doanh, giáo dục đào tạo, tư vấn và các hoạt động khác nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm (Điều 3, Nghị định 94/2020/NĐ-CP). Khái niệm về khởi nghiệp đã thay đổi theo thời gian với cách tư duy của các nhà nghiên cứu khác nhau, Richard Cantillon nhà kinh tế tài chính ngân hàng cho rằng khởi nghiệp là sự tự làm chủ doanh nghiệp dưới bất kỳ hình thức nào. Còn Peter F.Drucker là chuyên gia kinh tế học khẳng định hoạt động này bao hàm ba yếu tố cơ bản như sự cải tiến, sự chấp nhận rủi ro và sự chủ động. Theo Stevenson khởi nghiệp là quá trình theo đó các cá nhân nhận thức rõ ràng về sự sở hữu doanh nghiệp phát triển ý tưởng cho việc kinh doanh, tìm hiểu quá trình trở thành một doanh nhân và thực hiện việc bắt đầu và phát triển của một doanh nghiệp. Khởi nghiệp là bắt đầu hoặc tạo dựng một công việc kinh doanh mới. Khởi nghiệp là việc một cá nhân hay nhóm người chấp nhận rủi ro để tạo dựng một doanh nghiệp mới (Ajen, I pp. 179-211). Tại Việt Nam, khởi nghiệp sáng tạo được hiểu là việc chuyển hóa những ý tưởng mới, dựa trên những kết quả khoa học công nghệ mới, thành sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng và nhanh chóng phát triển thành doanh nghiệp để cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu. Trong bối cảnh hiện nay, hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong bối cảnh chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và thành công của các ngành nghề. Chuyển đổi số (digital transformation) đang là xu thế chung của thế giới tuy nhiên tính đến nay vẫn chưa thể có được một định nghĩa một cách thống nhất. Đơn giản đối với mỗi quốc gia khác nhau, lĩnh vực ngành nghề khác nhau sẽ có một cách hiểu khác nhau về vấn đề bao quát này. Theo tác giả Hồ Tú Bảo: “Chuyển đổi số là việc thay đổi cách sống, thay đổi cách làm việc của tất cả mọi người và của mọi tổ chức trên môi trường số” (Viện Jonh von Neumann ĐHQG TP. HCM, 2019). Còn Phương Trầm - tư vấn trưởng chuyển đổi số của FPT lại tin tưởng: “Chuyển đổi số 476
  4. NGUYỄN THỊ THU THỦY chính là sự phát triển của nhân viên, sự lãnh đạo và thay đổi công việc kinh doanh trở nên nhanh hơn, rẻ hơn và tốt hơn theo một con đường đột phá” (Vũ Tùng, 2019). Có thể thấy, các ý kiến của Hồ Tú Bảo và Phương Trầm đều có điểm giống nhau là nhấn mạnh vào sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố trong tiến trình chuyển đổi số để tạo ra nhiều thành tựu lớn. Mục tiêu chính của chuyển đổi số là tạo ra sự cạnh tranh, tăng trưởng và đổi mới. Điều này có thể đạt được bằng cách tăng cường khả năng phản ứng nhanh chóng và linh hoạt, cải thiện trải nghiệm khách hàng, tối ưu hóa quy trình, nâng cao hiệu suất và hiệu quả, phát triển sản phẩm và dịch vụ mới và tạo ra giá trị sáng tạo. Chuyển đổi số không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng rộng rãi đến nhiều lĩnh vực, bao gồm cả y tế, văn hoá - xã hội và cả giáo dục… Tuy nhiên, cũng cần phân biệt “Chuyển đổi số” và “Số hóa” hai thuật ngữ này dễ gây nhầm lẫn. Trên thực tế hai thuật ngữ này thường được dùng để thay thế cho nhau nhưng ý nghĩa của chúng lại hoàn toàn khác nhau. “Số hóa” là quá trình tự động hóa các dữ liệu, quy trình thủ công sang dạng kỹ thuật số. Còn “chuyển đổi số” lại được tiến hành qua việc khai thác các dữ liệu thu về từ quá trình số hóa, rồi phân tích - đánh giá nhờ vận dụng công nghệ hiện đại, sau đó tiếp tục biến đổi các dữ liệu để tạo ra nhiều giá trị mới hơn. Như vậy về bản chất, “số hóa” là một phần của quá trình “Chuyển đổi số”. 2.2. Những thuận lợi và khó khăn đối với khởi nghiệp của nghề luật trong bối cảnh chuyển đổi số Hiện nay, cuộc cách mạng lần thứ tư đã trở thành mục tiêu, định hướng cho sự phát triển và hội nhập của Việt Nam trong dòng chảy chung của nhân loại. Trong đó cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này chính là chuyển đổi số với sự tích hợp của số hoá, kết nối và xử lí dữ liệu thông minh… Điều này đã được Đảng và Nhà nước ta nhận định có chủ trương, định hướng phát triển ở tầm quốc gia ngay từ khi cuộc cách mạng lần thứ tư này mới bắt đầu manh nha xuất hiện trên toàn cầu. Quá trình chuyển đổi số đang diễn ra hằng ngày, một cách khách quan và bất kỳ nghề nghiệp nào cũng buộc phải vận hành theo quá trình đó một cách tự nhiên và thích nghi với chuyển đổi số một cách phù hợp để có thể phát triển và tạo ra những giá trị mới. Chuyển đổi số đang không ngừng nghỉ diễn ra ở khối các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước với nhiều hình thức và mức độ ứng dụng vận hành khác nhau mỗi ngày, nghề luật không nằm ngoài sự vận hành của chuyển đổi số. Chuyển đổi số đối với hoạt động của nghề luật cũng tương tự như chuyển đổi số của doanh nghiệp, đối với hoạt động nghề luật là cung cấp dịch vụ pháp lý theo yêu cầu (ví dụ hoạt động của các văn phòng Luật sư, công ty luật hiện nay, ngoài việc được điều chỉnh bởi luật sư còn được điều chỉnh bởi Luật 477
  5. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Doanh nghiệp và những quy định khác liên quan). Chuyển đổi số đưa đến nhiều thách thức cũng như cơ hội trong từng lĩnh vực, trong mọi mặt đời sống xã hội. Đứng trước tình hình đó khởi nghiệp nghề luật trong bối cảnh chuyển đổi số có một số thuận lợi nhất định. Thứ nhất, khi hội nhập nền kinh tế số hoá sẽ tạo nhiều cơ hội cho nghề luật. Kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng điều đó kéo theo sự phát triển của các lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, thương mại… dẫn đến nhu cầu về dịch vụ pháp lí tăng lên và xu hướng nghề luật tại Việt Nam cũng thay đổi. Bên cạnh đó việc Việt Nam đã chính thức tham gia WTO, điều đó đòi hỏi phải có sự hiểu biết nhất định về pháp luật quốc tế. Đây cũng chính là cơ hội việc làm cho nghề luật, như vậy kinh tế số phát triển đòi hỏi nhu cầu nhân sự cho nghề luật tăng cao. “Ở các nước phát triển, tỉ lệ luật sư trên tổng dân số rất cao, chẳng hạn như ở Mỹ cứ 250 người dân thì có một luật sư 91/250), ở Pháp và Singapore là 1/1.000, ở Thái Lan là 1/1/525; còn ở Việt Nam có 15.107 luật sư trên tổng dân số là 97.582.700 người” (Lê Thị Phương, 2021). Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự lên ngôi của số hoá dữ liệu và các ứng dụng công nghệ thông tin cũng được “thông minh hoá”. Việc số hoá dữ liệu giúp cho các thiết chế quản lý, đồng bộ hoá các quy định của pháp luật trong nước so với các thông lệ và quy tắc thương mại thế giới. Các hoạt động trực tuyến phát triển, nền kinh tế số xác định vai trò của công nghệ là yếu tố quan trọng trong định hướng phát triển. Thứ hai, với sự phát triển của công nghệ và hội nhập sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho nghề luật. Cụ thể, lượng công việc nghề luật tăng, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến kinh tế và thương mại quốc tế. Những người hành nghề luật phải nắm bắt được những cơ hội, sử dụng những đòn bẩy công nghệ để tạo lợi thế trong công việc. Việt Nam đang chuyển rất nhanh sang xã hội số. Tính đến đầu năm 2023, Việt Nam có 77,93 triệu người dùng Internet, chiếm 79,1% tổng dân số. Ngoài ra, số lượng người dùng mạng xã hội cũng đạt con số 70 triệu, tương đương với 71% tổng dân số. Tổng số kết nối di động đang hoạt động là 161,6 triệu, tương đương với 164,0% tổng dân số (Internet Việt Nam, 2023). Mặc dù công nghệ về trí tuệ nhân tạo phát triển và đã xóa sổ nhiều ngành nghề lao động thì luật sư vẫn là một nghề đầy triển vọng và không thể bị thay thế được. Thay vào đó nên sử dụng công nghệ, máy móc để xử lý nhanh các công việc đơn giản, luật sư sẽ có thời gian nhiều hơn để thử thách mình ở những công việc khó hơn, đòi hỏi các tố chất về đạo đức, trí tuệ và nghị lực của con người. Thứ ba, có thể nói rằng những người đã đang hoạt động trong lĩnh vực pháp luật đều là đội ngũ có trí thức, trình độ họ có khả năng nhanh nhạy và thích ứng nhanh với những cái mới Đồng thời, có khả năng nắm bắt phán đoán các xu thế nhạy bén. 478
  6. NGUYỄN THỊ THU THỦY Đây chính là điều kiện thuận lợi thực hiện việc chuyển đổi số đối với hoạt động của nghề luật hiện nay. Tại chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ- TTg khẳng định: “Nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số”. Theo đó, chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức. Mỗi cơ quan, tổ chức và cả quốc gia cần tận dụng tối đa cơ hội để phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, trong đó, việc xác định sớm lộ trình và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương có ý nghĩa sống còn, là cơ hội để phát triển các ngành, lĩnh vực, địa phương và nâng cao thứ hạng quốc gia. Thứ tư, cùng với việc phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lí ngày càng tăng. Trước đây, những vấn đề vướng mắc về doanh nghiệp có thể giải quyết được ở các văn phòng luật nước ngoài, tuy nhiên vấn đề này đã được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả tại một số văn phòng luật sư trong nước. Thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng được xem là thời kỳ vàng của hoạt động khởi nghiệp nghề luật. Sự hội nhập của Việt Nam với thế giới tạo ra những cơ hội hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ pháp lí ngày càng mở rộng, tạo tiền đề cho việc học tập nâng cao kỹ năng hành nghề luật. Đặc biệt trong xu thế hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện, khi Việt Nam đã chính thức tham gia WTO, cùng với khối giao thương trong nước và thế giới ngày càng mở rộng, thì khả năng đáp ứng được các nhu cầu về dịch vụ pháp lý doanh nghiệp của đội ngũ luật sư trong nước đã trở nên vô cùng quan trọng và cần thiết. Vì vậy sự trưởng thành về lực lượng và trình độ của đội ngũ luật sư trong nước không chỉ là sự thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam mà còn tạo ra sự thuận lợi hơn trong việc chọn lựa về nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp dịch vụ pháp lý trong nước. Chuyển đổi số đã đang được nhiều ngành nghề, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hướng đến như một chiến lược nhằm định hình các hoạt động trong thời đại mới, song mọi thứ đều mới bắt đầu Đồng thời, cũng đang chật vật tìm đường chuyển đổi số cho phù hợp. Với những diễn tiến rất nhanh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tinh thần khởi nghiệp cũng được đề cao với các chủ trương, chính sách bước đầu được đưa ra để thúc đẩy khởi nghiệp. Tuy nhiên nghiên cứu về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của nghề luật còn nhiều thách thức ở một số khía cạnh cụ thể như sau: Thứ nhất, nguy cơ rủi ro trong vấn đề bảo mật thông tin trong bối cảnh chuyển đổi số. Những năm vừa qua, đại dịch covid bùng nổ trên toàn cầu đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực trong xã hội. Trong bối cảnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) như hiện nay làm tăng cường các hình thức tội phạm mạng, lừa đảo đây cũng là 479
  7. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM một thách thức lớn với cộng đồng. Chỉ tính riêng tháng 7/2023, hệ thống kĩ thuật của Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia ghi nhận 56.373 điểm yếu, lỗ hổng an toàn thông tin tại các hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức nhà nước (Anh Tuấn, 2023). Với sự gia tăng của các hoạt động trực tuyến, các mối đe dọa và nguy cơ tấn công mạng cũng đang tăng lên. Điều này khiến cho việc bảo đảm an toàn và an ninh mạng trở thành một trong những thách thức quan trọng nhất mà chúng ta đang đối mặt. Thứ hai, bên cạnh đó rào cản, thách thức đối với đa số các nhóm khởi nghiệp trong nước là vấn đề ngôn ngữ. Trong khi đó, hội nhập sân chơi chung với các nước khác phải cải thiện kỹ năng phản biện, kĩ năng chinh phục khách hàng, kĩ năng tiếp thị sản phẩm ra thị trường quốc tế. Thực tế hiện nay, ở nước ta thiếu cơ chế đãi ngộ đối với các chuyên gia giỏi, ít tiếp nhận các nhóm khởi nghiệp quốc tế về Việt Nam để các bạn trẻ có thể trực tiếp cọ xát, học tập. Ngoài ra, cơ chế đưa các bạn khởi nghiệp trong nước đến các trung tâm khởi nghiệp lớn trên thế giới và làm việc trong môi trường cạnh tranh quốc tế chưa hoàn thiện. Thứ ba, nghề luật có sự cạnh tranh khá gay gắt đặc biệt là luật sư. Số lượng luật sư ở Việt Nam phân bổ không đồng đều giữa thành thị và nông thôn, chủ yếu vẫn tập trung ở các thành phố lớn chủ yếu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Sự phân bổ thiếu cân đối này tạo ra áp lực cạnh tranh gay gắt để tồn tại và phát triển. Chính sự cạnh tranh đó tạo ra những mâu thuẫn về lợi ích trong khi đó môi trường pháp lí và nghề luật muốn phát triển không thể thiếu sự hợp tác, áp lực về cạnh tranh và đào thải sẽ là rào cản cho sự hợp tác giữa các tổ chức cá nhân hành nghề luật. Thứ tư, các hoạt động nghề luật vẫn chưa tương xứng với yêu cầu của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cũng như xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay số lượng những người hành nghề luật tại Việt Nam có trình độ, kinh nghiệm giải quyết các vụ việc tranh chấp mang tầm vóc khu vực và quốc tế gần như chiếm tỉ lệ rất thấp. Điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến việc khó đáp ứng các nhu cầu của các doanh nghiệp. Phần lớn các vụ tranh chấp thương mại quốc tế vẫn do các luật sư nước ngoài tham gia giải quyết. Sự hội nhập kinh tế số hóa trên phạm vi toàn thế giới, trong thời gian tới đội ngũ luật sư sẽ là “luật sư toàn cầu” vì vậy đòi hỏi những người hành nghề luật phải am hiểu pháp luật quốc tế, giỏi ngoại ngữ và đặc biệt phải có năng lực hội nhập quốc tế cao. 2.3. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển khởi nghiệp nghề luật hiện nay Bắt nhịp với xu thế số hóa của toàn cầu, tại Việt Nam, làn sóng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang phát triển và dành được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước 480
  8. NGUYỄN THỊ THU THỦY cũng như toàn thể cộng đồng. Xu hướng khởi nghiệp cũng là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển trong bối cảnh chuyển đổi số là phương thức để tạo công dân toàn cầu, luật sư toàn cầu, hội nhập quốc tế đáp ứng yêu cầu của đời sống xã hội. Từ việc nghiên cứu, rà soát những khó khăn trong quá trình khởi nghiệp của nghề luật, tác giả đưa ra một vài giải pháp nhằm hỗ trợ nghề luật khởi nghiệp sáng tạo như sau: Thứ nhất, nhóm giải pháp từ các trường đại học: - Cần chú trọng tập trung đẩy mạnh hoạt động giáo dục đào tạo. Các hoạt động dạy và học được thiết kế phù hợp để đạt được chuẩn đầu ra với mục tiêu là cần có chương trình học đi đôi với hành. Cần đưa chương trình giảng dạy khởi nghiệp sáng tạo như là một môn học tại các trường đại học. Nhà trường vừa cung cấp kiến thức vừa truyền cảm hứng làm chủ sự nghiệp, làm chủ bản thân cho sinh viên. Phát triển khởi nghiệp trong trường đại học, tạo diễn đàn chung cho sinh viên, là nơi để sinh viên giao lưu, gặp gỡ, trao đổi ý tưởng tạo ra hạt giống, các ý tưởng khởi nghiệp. - Nhà trường có điều kiện tạo môi trường thuận lợi để sinh viên tham gia các hoạt động đổi mới, sáng tạo và nghiên cứu khoa học, tổ chức các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp, tạo sự kết nối giữa các nhóm nhằm hình thành các dự án khởi nghiệp. Việc ra đời các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo, các chương trình huấn luyện… có những chương trình huấn luyện chuyên sâu. Các cơ sở đào tạo, các trường đại học của nước ngoài tham gia mạnh mẽ hơn nữa với chúng ta để có những chương trình khởi nghiệp, các cuộc thi ở phạm vi quốc tế nhiều hơn. - Bên cạnh đó, ở các trường đại học hiện nay phần lớn các cơ sở đào tạo chủ yếu tập trung về kiến thức tuy nhiên vấn đề rèn các kĩ năng cơ bản (kỹ năng trình bày bằng lời nói, kỹ năng viết (writing skills), tư duy phản biện (critical thinking)… cho người học chưa được chú trọng. Trong khi đó nghề luật là một trong những nghề quan trọng và phức tạp, đòi hỏi sự nghiên cứu, tư duy pháp lí hiểu biết sâu rộng về hệ thống pháp luật và đặc biệt phải có những kĩ năng quan trọng và cần thiết. Vì vậy để trở thành luật sư hành nghề (hay những ngành nghề có liên quan đến lĩnh vực pháp luật) đòi hỏi cần có kĩ năng nhất định phù hợp với tính chất cũng như đặc trưng của công việc. - Từ bài học kinh nghiệm khởi nghiệp của các quốc gia trên thế giới đều cho thấy, họ chỉ thành công khi họ tạo được mối liên kết với các doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp là mối kiên kết bình đẳng hai bên cùng có lợi chứ không phải là mối liên kết chỉ có sự hỗ trợ một chiều. Vì vậy, các trường đại học cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, các quỹ hỗ trợ nghiên cứu khởi nghiệp để từ đó, tạo cơ hội cho sinh viên khởi nghiệp, nghiên cứu khoa học và ứng dụng các nghiên cứu ra thực tiễn nhằm khởi nghiệp thành công. 481
  9. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM - Các trường đại học phải biết tận dụng thế mạnh của đội ngũ doanh nhân có phẩm chất đạo đức tốt, thành công trong sự nghiệp trực tiếp tham gia giảng dạy những nội dung có thiên hướng ứng dụng trong chương trình đào tạo. Thứ hai, nhóm giải pháp từ các cá nhân, doanh nghiệp, nhà nước: - Để hội nhập vào nền kinh tế số, những người làm nghề luật cũng phải có những thay đổi nhất định để thích ứng đó là sự chủ động hội nhập (học hỏi, trao đổi chuyên môn), nghiên cứu nắm bắt xu thế mới nhằm đáp ứng các điều kiện để hành nghề không chỉ trong phạm vi khu vực mà cả quốc tế. Ngoài ra họ cũng cần phải nắm bắt đặc trưng của thị trường trong nền kinh tế số để có những thay đổi cho phù hợp, không chỉ nâng cao trình độ chuyên môn mà còn xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, tin cậy để từng bước nâng cao niềm tin của các cá nhân tổ chức vào đội ngũ hành nghề luật tại Việt Nam. Thứ ba, để hạn chế, khắc phục tình trạng đào tạo lại sau khi tuyển dụng, doanh nghiệp cần thiết lập bộ phận chuyên trách phản biện để góp phần xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo cho trường đại học hướng theo nhu cầu của người sử dụng lao động từ phía doanh nghiệp. - Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đào tạo, huy động sử dụng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp khởi nghiệp, đồng thời phát triển nguồn nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Trong đó, phát triển nhân lực có kỹ năng, có văn hóa sáng tạo; kết nối số, tạo bình đẳng trong tiếp cận nội dung số... Cần xây dựng cổng thông tin khởi nghiệp quốc gia nhằm cung cấp, hỗ trợ thế hệ trẻ các thông tin liên quan đến hoạt động khởi nghiệp, những kiến thức cơ bản về khởi nghiệp nhằm tạo sự liên kết, cộng hưởng, chia sẻ, hỗ trợ giữa nhà quản lý, cộng đồng nhà khoa học, doanh nghiệp thành đạt và cá nhân, nhóm khởi nghiệp. - Hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp cho các ngành nghề/doanh nghiệp tại Việt Nam. Mặc dù Việt Nam được hưởng lợi từ việc áp dụng rộng rãi hơn các công nghệ kỹ thuật số, nhưng vẫn lạc hậu so với nhiều quốc gia trong khu vực. Vì vậy nhà nước cần xây dựng các chính sách và quy định pháp luật phù hợp, đồng thời có những chương trình cụ thể giúp hình thành và phát triển những doanh nghiệp khởi nghiệp mới thông qua việc xây dựng chiến lược khởi nghiệp quốc gia; tối ưu hóa môi trường pháp lý; tăng cường giáo dục tinh thần khởi nghiệp và phát triển các kỹ năng; tạo điều kiện trao đổi và đổi mới công nghệ; hỗ trợ tiếp cận tài chính; nâng cao nhận thức về khởi nghiệp 482
  10. NGUYỄN THỊ THU THỦY và thiết lập các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, các hiệp hội hỗ trợ. III. KẾT LUẬN Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang có những tác động tới sự phát triển của thế giới trên nhiều lĩnh vực. Đây là quá trình phát triển tất yếu trên toàn cầu và Việt Nam cũng không thể nằm ngoài lộ trình ấy. Trong đó, mỗi ngành, nghề và lĩnh vực phải chủ động đối với vấn đề này và chuyển đổi số đối với nghề luật cũng không thể chỉ đứng nhìn hay tách mình ra khỏi dòng chảy của thời đại. Đối với nghề luật, quá trình chuyển đổi số không nằm ngoài quá trình phát triển nghề nghiệp nhưng chuyển đổi số cũng chỉ là những giải pháp công nghệ hỗ trợ cho nghề nghiệp chuyên nghiệp hơn, phát triển hơn. Nhìn chung, nhiều năm qua các chính sách của Đảng nhà nước đã ban hành những chủ trương, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Nhưng trong thực tế thực hiện vẫn còn những vướng mắc cần có những giải pháp đột phá tháo gỡ như: tư vấn hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; hoàn thiện về chính sách môi trường pháp lý; hỗ trợ về tài chính,… truyền bá tinh thần và văn hóa khởi nghiệp tạo làn sóng khởi nghiệp quốc gia mạnh mẽ hơn nữa. Trong bối cảnh chuyển đổi số sẽ là tiền đề để cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển mạnh mẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới. Tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp là nền tảng cơ bản của nghề luật. Bên cạnh đó, chuyển đổi số lại là phương tiện, cách thức đưa nghề luật về đích nhanh nhất, bền vững nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO Chính phủ. (2020). Nghị định số 94/2020/NĐ-CP của Chính phủ Quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia. Bộ Thông tin và Truyền thông. (2022). Đề án xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Thủ tướng Chính phủ. (2020). Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Ajzen, I. (1991). “The theory of planned behavior”. Organizational Behavior and Human Decision Processes, Vol 50, pp 179–211 https://doceye.vn/gs-tskh-ho-tu-bao-truc-tiep-dao-tao-chuyen-doi-so-doanh-nghiep- cho-toan-the-can-bo-fsi-20714/ Viện John von Neumann ĐHQG TP.HCM, 2019 https://viettimes.vn/gsts-ho-tu-bao-co-nhieu-net-tuoi-sang-trong-qua-trinh-chuyen- doi-so-o-viet-nam-post142958.html Phóng viên VietTimes, (2021). Vũ Tùng, Ông Phương Trầm. “FPT phải mang đến một mô hình mọi người muốn noi theo” https://chungta.vn/nguoi-fpt/ong-phuong-tram-fpt-phai-mang-den-mot- 483
  11. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM mo-hinh-moi-nguoi-muon-noi-theo-1123857.html Lê Thị Phương. Cơ hội và thách thức của luật sư trong điều kiện kinh tế số hoá. https://doanhnhansaigon.vn/co-hoi-va-thach-thuc-cua-luat-su-trong-dieu-kien- kinh-te-so-hoa-209303.html. Anh Tuấn. Bảo mật an ninh mạng khi chuyển đổi số. https://nhandan.vn/bao-mat-an- ninh-mang-khi-chuyen-doi-so-post769699.html. Internet Việt Nam 2023: Số liệu mới nhất và xu hướng phát triển. https://www.vnetwork.vn/news/Internet-viet-nam-2023-so-lieu-moi-nhat-va-xu- huong-phat-trien/. 484
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0