intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử đối với doanh nghiệp Việt Nam: Cơ hội và thách thức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

32
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin thời gian qua đã tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của hình thức kinh doanh thương mại điện tử. Kinh doanh thương mại điện tử có nhiều điều kiện để phát triển mạnh mẽ về mặt số lượng và cách thức thực hiện, tạo nhiều cơ hội cho các start–up có thể tham gia vào một thị trường hấp dẫn, chứa đựng nhiều lợi ích trong hoạt động kinh doanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử đối với doanh nghiệp Việt Nam: Cơ hội và thách thức

  1. KHỞI NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Phạm Nữ Mai Anh* 1 TÓM TẮT: Sự bùng nổ của công nghệ thông tin thời gian qua đã tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của hình thức kinh doanh thương mại điện tử. Kinh doanh thương mại điện tử có nhiều điều kiện để phát triển mạnh mẽ về mặt số lượng và cách thức thực hiện, tạo nhiều cơ hội cho các start –up có thể tham gia vào một thị trường hấp dẫn, chứa đựng nhiều lợi ích trong hoạt động kinh doanh.Tuy nhiên, chính vì được thực hiện trên môi trường ảo nên hoạt động kinh doanh thương mại điện tử thường chứa đựng rủi ro đối với các chủ thể có liên quan đến chất lượng sản phẩm, chi phí giao hàng, phương thức thanh toán, việc thực hiện nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế… Tất cả những vấn đề trên đã hình thành nên một bức tranh toàn cảnh về khởi nghiệp trong kinh doanh thương mại điện tử, thu hút và hấp dẫn đối với nhiều chủ thể nhưng cũng đòi hỏi các chủ thể khi tham gia vào thương mại điện tử phải có những giải pháp thích hợp để vượt qua được những thách thức tồn tại nhằm có thể đạt được kết quả mong muốn trên con đường khởi nghiệp đầy gian nan và đầy thách thức. Từ khóa: khởi nghiệp; thương mại điện tử; khởi nghiệp thương mại điện tử 1.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (TMĐT) Ở VIỆT NAM Năm 2000 đánh dấu sự ra đời và phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam với sự hình thành của một số diễn đàn đã đặt nền móng cho các hoạt động rao vặt, bán hàng online trên mạng internet. Trải qua gần 20 năm, đến nay thương mại điện tử Việt Nam đã có những bước tiến rất mạnh mẽ. Đặc biệt trong công cuộc thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển của mạng internet cùng với các mạng không dây 3G và 4G tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử Việt Nam trên nhiều phương diện từ cơ sở hạ tầng đến số lượng các tài khoản, website, hình thức kinh doanh thương mại điện tử. Số lượng tài khoản doanh nghiệp và cá nhân được đăng ký trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động TMĐT có sự tăng lên đáng kể. Nếu như năm 2013 chỉ có 1.923 tài khoản doanh nghiệp và 305 tài khoản cá nhân thì đến năm 2016 đạt đến 19.456 tài khoản doanh nghiệp và 7.170 tài khoản cá nhân.[1] Số lượng website TMĐT được xác nhận thông báo, đăng ký tính đến cuối năm 2016 cũng có sự gia tăng đáng kể với 13.510 website TMĐT bán hàng, 682 sàn giao dịch TMĐT, 93 website khuyến mại trực tuyến và 20 website đấu giá trực tuyến.[1] Cơ sở hạ tầng quan trọng cho kinh doanh trực tuyến là tên miền có sự tăng trưởng khá cao. Số tên miền quốc gia .VN lũy kế tính tới 31/10/2017 là 422.601, trong đó số đuôi tên miền .vn chiếm 54% và .com.vn chiếm 36%.[2] Tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử chiếm tỷ lệ còn thấp nhưng tỷ lệ các doanh nghiệp có website hỗ trợ kinh doanh trên nền tảng di động chiếm tỷ lệ khá cao. Điều này được thể hiện rõ trong Biểu 1 (a) và Biểu 1 (b). * Học viện Tài chính, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Tel.: +84985398157, E-mail address: maianhphn2711@ gmail.com
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 787 Biểu 1. (a) Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử qua các năm 2014 2015 2016 2017 100% 89% 90% 85% 87% 87% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 15% 13% 13% 10% 10% 0% Có Không (Nguồn: Báo cáo chỉ số Việt Nam năm 2018) Biểu 1. (b) Tỷ lệ doanh nghiệp có Website hỗ trợ kinh doanh trên nền tảng di động 2016 2017 60% 49% 50% 47% 42% 41% 40% 29% 29% 30% 20% 10% 0% Thực hi ện mua sắm Tri ển khi khuyến mãi Nhận đơn đặt hàng trên di động dà nh riêng cho di động qua ứng dụng di động (Nguồn: Báo cáo chỉ số Việt Nam năm 2018) Theo thống kê mới đây của Tập đoàn iPrice, tổng hợp từ 1.000 DN thương mại điện tử khác nhau, Việt Nam đang tham gia cuộc chơi trong kinh doanh thương mại điện tử với “phong độ tốt”, nắm bắt hầu hết các xu thế của khu vực. Theo iPrice, tổng lượng truy cập mua sắm trực tuyến thông qua thiết bị di động tại Việt Nam tăng tưởng ấn tượng, ở mức 26% trong năm 2017. Trong các hình thức thương mại điện tử thì B2C và B2B là hai hình thức phổ biến nhất ở Việt Nam. Đối với hình thức B2C, số liệu do Bộ công Thương công bố cho thấy năm 2016, giá trị mua hàng trực tuyến của một người trong năm ước đạt 170 USD, doanh số TMĐT B2C khoảng 5 tỷ USD. Trong giao dịch B2C thì loại hàng hóa, dịch vụ được mua trực tuyến nhiều nhất là quần áo, giày dép và mỹ phẩm chiếm tỷ lệ hơn 50% trong số người tham gia khảo sát lựa chọn. Hình thức mua sắm trực tuyến qua diễn đàn/mạng xã hội là hình thức được lựa chọn nhiều nhất của người tiêu dùng cá nhân. Các doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử hiện nay có thể thực hiện trên nền tảng web hoặc trên nền tảng di động. Trên nền tảng web, TMĐT thực hiện qua các website hoặc bán hàng qua mạng xã hội có sự tăng lên trong khi đó thực hiện qua sàn giao dịch TMĐT lại có xu hướng giảm. Theo đánh giá của các doanh nghiệp về hiệu quả của các hình thức ứng dụng TMĐT thì hình thức ứng dụng TMĐT mang lại hiệu quả cao nhất cho các doanh nghiệp là qua website của doanh nghiệp. Thanh toán trong TMĐT được thực hiện chủ yếu là thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng (COD) chiếm tỷ lệ khoảng 91%, tiếp đến là phương thức chuyển khoản qua ngân hàng 48%, và 20% từng sử dụng các loại thẻ để thanh toán. Hiện nay tùy từng ngành hàng mà tỷ trọng thanh toán online khác nhau. Tỷ lệ thanh toán online cao thường được thực hiện đối với dịch vụ du lịch, quần áo, sách báo. Còn các đồ dùng
  3. 788 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA điện tử, điện thoại, đồ gia dụng, đồ mẹ và bé có tỷ lệ thanh toán online thấp hơn. Xu hướng hiện nay là hàng giá càng rẻ càng dễ chấp nhận mua online vì sự tiện lợi. Điều này đã tác động rất lớn đến xu hướng phát triển của TMĐT ở Việt Nam trong thời gian tới. 1.2. Cơ hội cho khởi nghiệp trong kinh doanh thương mại điện tử ở Việt Nam Thời gian qua, khởi nghiệp là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta dành nhiều sự quan tâm và tạo mọi điều kiện để thu hút các chủ thể trong nền kinh tế tham gia khởi nghiệp nhằm giúp họ tạo ra công việc cho chính bản thân, đồng thời tạo thêm công việc, thu nhập cho xã hội, từ đó góp phần giữ tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế ở mức an toàn, ổn định xã hội, giảm thiểu các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra, đưa đất nước ngày càng phát triển. Khởi nghiệp là quá trình tạo ra hoặc thực hiện một lĩnh vực hoạt động mới cho riêng mình. Các cá nhân khi tham gia khởi nghiệp thường sẽ thành lập doanh nghiệp, và họ chính là người làm chủ của doanh nghiệp đó. Khởi nghiệp có thể thực hiện trong mọi lĩnh vực, ngành nghề không giới hạn miễn là chủ thể muốn khởi nghiệp có ý tưởng kinh doanh hay có thể thực hiện được, đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội. Sự ra đời và phát triển của mạng internet đã làm xuất hiện loại hình kinh doanh mới – kinh doanh thương mại điện tử. Trong thương mại điện tử, hầu hết các thông tin được xử lý, lưu trữ trong các thiết bị, phương tiện điện tử và được trao đổi, truyền tin với tốc độ nhanh thông qua mạng internet, nhờ đó việc truy cập thông tin có thể được thực hiện tại bất kỳ nơi nào trên thế giới. Kinh doanh trong thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như không gặp hạn chế về không gian, thời gian thực hiện các giao dịch và chi phí phát sinh thấp hơn so với thương mại truyền thống nên thu hút được số lượng lớn các chủ thể tham gia. Khởi nghiệp có thể được thực hiện bởi bất cứ cá nhân nào không phân biệt người già hay người trẻ. Tuy nhiên, hiện nay những ý tưởng khởi nghiệp phần lớn xuất phát từ các bạn trẻ- những con người đầy nhiệt huyết, sự nhanh nhạy, khả năng nắm bắt và tiếp cận những vấn đề mới rất nhanh. Đây là yếu tố cần thiết đầu tiên cho công cuộc khởi nghiệp. Khi khởi nghiệp ngoài ý tưởng hay thì vốn là vấn đề thường nhận được nhiều sự quan tâm nhất. Nếu như không có vốn đủ lớn thì nhiều người cho rằng khởi nghiệp là vấn đề quá khó. Tuy nhiên, trong kinh doanh thương mại điện tử, khởi nghiệp có thể được tiến hành mà không cần số vốn quá lớn, chỉ cần lượng vốn vừa phải nhưng được tính toán phân bổ hợp lý cùng với ý tưởng kinh doanh tuyệt vời thì chủ thể tham gia khởi nghiệp vẫn có thể đạt được sự thành công như mong đợi. Trong báo cáo chỉ số thương mại điện tử năm 2018 đã nhận định rằng kinh doanh trên mạng xã hội đang là một xu thế hiện nay thu hút sự quan tâm nhất định của đông đảo người dân đặc biệt là giới trẻ. Sự phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử thời gian qua đã tạo ra nhiều cơ hội cho các start –up muốn tham gia khởi nghiệp trong thương mại điện tử dưới các hình thức như kinh doanh qua mạng xã hội, tham gia các sàn thương mại điện tử hoặc kinh doanh trên nền tảng di động. Hiện nay, thị trường cho các doanh nghiệp tham gia kinh doanh thương mại điện tử vẫn rất rộng lớn. Khảo sát do VECOM tiến hành cho thấy năm 2017 có 32% doanh nghiệp đang tiến hành kinh doanh trên mạng xã hội, 11% doanh nghiệp tham gia khảo sát triển khai kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử và tỷ lệ doanh nghiệp có ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động là 15%. Kết quả trên cho thấy các tỷ lệ các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử vẫn chiếm tỷ lệ còn khá thấp. Trong xã hội hiện nay, khi mà các phương tiện truy cập internet ngày càng phong phú và đa dạng thì con người càng có nhiều cơ hội được tiếp cận và giao dịch trên môi trường internet càng nhiều. Số liệu khảo sát phản ánh trong báo cáo thương mại điện tử năm 2017 cho thấy tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại di động để truy cập internet chiếm cao nhất (89%), tiếp đến là máy tính để bàn/xách tay và chiếm tỷ lệ thấp nhất là ipad/ máy tính bảng. Thời gian truy cập internet từ 3-5 tiếng chiếm 31%, trên 9 tiếng chiếm 20%, dưới 3 tiếng chỉ chiếm tỷ lệ 13%. Tỷ lệ người dân dùng internet tham gia mua hàng trực tuyến năm 2016 đạt tỷ lệ 65% cao hơn so với mức 62% của năm 2015. Số lượng sản phẩm, dịch vụ mua sắm trực tuyến trung
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 789 bình của mỗi cá nhân qua khảo sát cho thấy có 29% đã mua khoảng từ 5-9 sản phẩm, dịch vụ trực tuyến, 19% người mua trên 15 sản phẩm/dịch vụ trong năm 2016. Giá trị mua sắm trực tuyến trong năm 2016 của mỗi cá nhân trên 5 triệu đồng chiếm tỷ lệ khoảng 32%, các giao dịch khác có giá trị thấp hơn 5 triệu có tỷ lệ giao động từ 17% đến 24%. Các kết quả này đã phần nào cho thấy người dân Việt Nam đã dành sự quan tâm nhất định đến các giao dịch thương mại điện tử điện tử trong nền kinh tế - đây là nền tảng quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử. 1.3. Thách thức và giải quyết thách thức Làn sóng khởi nghiệp xuất hiện mạnh mẽ ở Việt Nam hiện nay cũng như trên phạm vi toàn thế giới. Có rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp thành công, trở nên lớn mạnh và đạt được doanh thu hằng năm rất lớn. Nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam phải dừng sau một thời gian tồn tại. Điển hình có thể kể đến các doanh nghiệp hoạt động ở các trang Beyeu.vn, Deca.vn, Cucre.vn đã dừng vào năm 2015. Tháng 8/2016, trang web Lingo.vn cũng phải dừng hoạt động vì khoản lỗ 150 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cũng có những trang thương mại điện tử được nước ngoài đầu tư góp vốn cũng phải nhượng lại cho đối tác do thua lỗ như Rocket Internet – chủ sỡ hữu Zalora Việt Nam đã bán lại sàn này cho Central Group vào tháng 4/2016 hoặc trường hợp Lazada tại Đông Nam Á cũng phải bán lại phần lớn cổ phần cho hãng Alibaba của Trung Quốc với giá 1 tỷ USD. Những sự thất bại trên phần lớn xuất phát từ chiến lược vội vàng muốn tăng trưởng nhanh. Các doanh nghiệp khi khởi nghiệp đều muốn nhanh chóng đạt được lợi nhuận cao nên ngay từ giai đoạn đầu đã ngay lập tức đầu tư ồ ạt nguồn lực nhằm thu hút khách hàng trong khi nguồn vốn có hạn. Điều này đã dẫn đến sự không cân bằng giữa các dòng tiền, các doanh nghiệp dễ rơi vào trạng thái thiếu vốn và phải ngừng hoạt động. Đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử đang hoạt động, có rất nhiều thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp đòi hỏi phải xử lý như vấn đề chất lượng sản phẩm dành cho khách hàng, chi phí vận chuyển làm sao tối ưu, an toàn trong thanh toán trực tuyến, cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế cho nhà nước…Tất cả những vấn đề này sẽ có những tác động nhất định làm ảnh hưởng đến kết quả đạt được trong quá trình khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử. Cụ thể, các thách thức có thể đề cập đến bao gồm: - Thứ nhất: Theo khảo sát do Bộ Công thương thực hiện được phản ánh trong “Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2017”, các yếu tố mà người mua hàng quan tâm khi mua sắm trực tuyến thì chất lượng hàng hóa, dịch vụ là yếu tố được chú ý nhiều nhất (chiếm 81%) còn thiết kế website là yếu tố nhận được sự quan tâm ít nhất (chiếm 26%). Điều này được thể hiện rõ trong biểu 1(c) dưới đây: Chất lượng của hàng hóa/dịch vụ 81% Giá cả 78% Uy tín của người bán 69% Vận chuyển và giao nhận hàng hóa 56% Chính sách đổi/trả hàng 55% Phương thức thanh toán 50 Dịch vụ chăm sóc khách hàng 50% Chính sách bảo mật thông tin khách hàng 38% Cách thức đặt hàng 35% Thiết kế của website/ứng dụng bán hàng 26% Biểu 1.(c). Thống kê các yếu tố người mua quan tâm khi mua sắm trực tuyến (Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử năm 2017)
  5. 790 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Để có thể tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần phải chú trọng đến kiểm soát chất lượng hàng hóa và dịch vụ cung ứng. Hàng hóa, dịch vụ mà các doanh nghiệp kinh doanh thương mại thực hiện rất đa dạng và phong phú, giao dịch với giá cả trong nhiều trường hợp mức giá còn rẻ hơn rất nhiều so với giá hàng hóa cùng loại giao dịch trong thương mại truyền thống. Tuy nhiên, chất lượng hàng hóa ở nhiều trang thương mại điện tử còn rất thấp so với quảng cáo, nhiều sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng đã ngay lập tức đưa lại sự thất vọng và tức giận từ phía người mua vì sản phẩm quá kém chất lượng. Nguyên nhân của vấn đề này một phần xuất phát từ sự chủ quan của một số doanh nghiệp kinh doanh không lành mạnh hoặc cũng có thể các doanh nghiệp chỉ chú ý đến giá nhập để đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường mà không kiểm soát chặt chẽ chất lượng mà các bên phân phối cung cấp cho doanh nghiệp. - Thứ hai: Khi mua hàng trực tuyến, ngoài vấn đề chất lượng sản phẩm mua chất lượng thì chi phí phải trả cho việc giao hàng là vấn đề mà cả người mua và người bán đều quan tâm. Xu hướng thực tế đa phần người mua luôn mong muốn được giao hàng miễn phí với thời gian nhanh. Nhưng trên góc độ người bán, chi phí giao hàng nếu không tính toán hợp lý sẽ ảnh hưởng đến kết quả giao dịch và lợi nhuận thu được từ giao dịch đó. Trong trường hợp người mua ở quá xa người bán, chi phí giao hàng phát sinh sẽ rất lớn, nếu người mua hoặc người bán gánh chịu hoàn toàn chi phí thì sẽ có tác động không tốt cho phía bên chịu hoàn toàn chi phí. Vì vậy cách thức giao hàng như thế nào để tối thiểu hóa chi phí là vấn đề đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ càng. - Thứ ba: Phương thức thanh toán cũng là một thách thức mà doanh nghiệp cần chú ý. Khác với thanh toán trong thương mại truyền thống được thực hiện bằng tiền mặt trực tiếp giữa người mua và người bán. Trong thương mại điện tử phương thức thanh toán cần được thực hiện đa dạng hóa để thu hút người mua hàng, nhằm tạo điều kiện để người mua hàng có sự thuận lợi nhất khi giao dịch. Kết quả thống kê ở biểu 1(c) ở trên cho thấy có 50% người mua dành sự quan tâm về phương thức thanh toán khi mua hàng. Nếu phương thức thanh toán trực tuyến quá rắc rối và phức tạp, người mua không đủ điều kiện đáp ứng thì sẽ gây hạn chế cho người mua, làm giảm số lượng giao dịch. Các hình thức thanh toán trong thương mại điện tử hiện nay rất đa dạng và phong phú như thanh toán qua ngân hàng, ví điện tử, phổ biến nhất là giao hàng và nhận tiền (COD) là hình thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn thực hiện. Tuy đây là một hình thức an toàn cho người mua nhưng lại chứa đựng nhiều rủi ro cho bên bán. Trong một số trường hợp thời gian vận chuyển có thể chậm trễ, không đúng thời gian yêu cầu do nguyên nhân từ chủ quan phía đơn vị vận chuyển hoặc do các yếu tố khách quan như thời tiết, giao thông. Điều này có thể gây mất niềm tin cho khách hàng và khiến cho giao dịch có thể sẽ không thành công. Ngoài ra, giao hàng theo hình thức này thường hàng khi giao đến tay người mua thì người mua sẽ trả tiền cho đơn vị vận chuyển, nhưng trường hợp người mua không muốn lấy hàng nữa, hoặc giao hàng không gặp được người mua thì hàng sẽ bị trả về, doanh nghiệp sẽ phải chịu thêm chi phí vận chuyển hai chiều, dẫn đến chi phí sẽ tăng lên đáng kể. Do đó, việc lựa chọn phương thức thanh toán nào cho phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng là vấn đề đòi hỏi các doanh nghiệp cần xác định một cách chắc chắn phù hợp với thực tế kinh doanh trước khi thông tin đến người mua. - Thứ tư: Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh ngoài việc cố gắng đạt đến mục tiêu đặt ra của doanh nghiệp là thu được lợi nhuận cao, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ về mặt thuế khóa với nhà nước. Có nhiều loại thuế mà các doanh nghiệp phải thực hiện trong quá trình kinh doanh điển hình có thể đề cập đến như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. Để thực hiện đúng nghĩa vụ tính, kê khai và nộp thuế và ngân sách nhà nước đòi hỏi các doanh nghiệp cần có nguồn nhân lực am hiểu các quy định về chính sách thuế, các quy định về thuế để có thể thực hiện đúng các quy định của nhà nước. Tuy nhiên, đứng trên góc độ của doanh nghiệp thường hay nhìn nhận
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 791 thuế là một khoản gánh nặng về chi phí, do vậy các doanh nghiệp luôn tìm cách trốn/ tránh thực hiện nghĩa vụ thuế. Vấn đề trốn thuế khi bị cơ quan thuế phát hiện ra doanh nghiệp ngoài việc bị truy thu thuế sẽ còn chịu thêm khoản thu phạt do vi phạm pháp luật thuế. Tránh thuế nếu doanh nghiệp dựa vào những kẻ hở trong chính sách để tránh thuế thì có lợi cho doanh nghiệp, nhưng tránh thuế vì chây ì, cố tình không nộp thì cũng sẽ chịu sự xử phạt không kém hình thức trốn thuế. Như vậy, có thể thấy thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp khởi nghiệp là rất lớn. Nhưng để có thể tồn tại và tiếp tục phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải vượt qua được những thách thức đó. Với thực trạng trên, một số giải pháp giải quyết thách thức có thể đề xuất bao gồm: - Thứ nhất: Doanh nghiệp cần nhận thức rõ vấn đề không được vội vàng trong kinh doanh. Khởi nghiệp không có nghĩa sẽ luôn là thành công mà nhiều lúc phải chịu nhiều rủi ro và tổn thất thì chủ thể khởi nghiệp mới có thể thành công. Kinh doanh thương mại điện tử thay vì làm một cách ồ ạt, dàn trải thì một bước đi vững chãi, chắc chắn cho doanh nghiệp khởi nghiệp là kinh doanh trong một thị trường ngách từ đó xây dựng một tiềm lực vững mạnh để phát triển một giá trị cốt lõi cao hơn. Việc thực hiện kinh doanh trong thị trường ngách sẽ giúp các doanh nghiệp kiểm soát được chặt chẽ chất lượng sản phẩm hàng hóa, hoàn thiện dịch vụ cung ứng hơn. Như Yes 24.vn là một ví dụ điển hình. Yes 24.vn là một trang thương mại điện tử của Tập đoàng Hasae Hàn Quốc khi mới gia nhập vào thị trường chỉ tập trung vào mảng thời trang, giày túi, mỹ phẩm nhập từ Hàn Quốc. Tuy không có tên trong danh sách các website có doanh thu khủng nhưng Yes 24.vn đã xây dựng được một mạng lưới khách hàng trung thành, tạo nền tảng vững chắc cho sự tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, để phát triển vững chắc hợp với xu thế, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử cũng nên tìm tòi và thực hiện khởi nghiệp cung ứng các sản phẩm có tính đổi mới và sáng tạo cho nền kinh tế xã hội nhằm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu cần thiết của con người và phù hợp hơn với xu thế thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. - Thứ hai: Để có thể giải quyết được tốt vấn đề giao hàng cho người mua, các doanh nghiệp cần chú ý đến phạm trù logistics. Logistics là chìa khóa để mang đến một trải nghiệm đầy thiết thực cho người mua và có những cách khác biệt để tạo thêm doanh thu và thu hút khách hàng quay lại. Các doanh nghiệp cần phải tối ưu hóa quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng, xây dựng hệ thống logistics hợp lý để giao hàng với số lượng lớn và quản lý hệ thống logistics ngược để duy trì lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, doanh nghiệp không thể đánh giá thấp tầm quan trọng của một đối tác logistics tốt. Các lựa chọn giao hàng nhanh đóng góp một phần lớn vào sự quyết định mua sản phẩm của người mua hàng trực tuyến. Do đó, sự kết hợp giữa các doanh nghiệp thương mại điện tử với nhà cung cấp dịch vụ logistics có uy tín sẽ là một lợi thế so với đối thủ cạnh tranh, giúp doanh nghiệp giải quyết được thách thức đặt ra cho vấn đề giao hàng cho người mua. - Thứ ba: Cần khảo sát nhu cầu người mua trước khi tiến hành kinh doanh một cách chặt chẽ và thận trọng. Trong khảo sát ngoài vấn đề nhu cầu hàng hóa, dịch vụ cung ứng thì các vấn đề như vận chuyển, giao nhận; phương thức thanh toán cần phải được chú trọng tìm hiểu nhu cầu mong muốn của đa số khách hàng. Trên cơ sở đó doanh nghiệp cần đa dạng hóa phương thức thanh toán nhằm tạo thuận lợi cho người mua, đồng thời giảm thiểu được các khoản chi phí rủi ro có thể gặp phải cho doanh nghiệp. - Thứ tư: Khởi nghiệp là bước đi đầu tiên của doanh nghiệp khi muốn thử sức thực hiện sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên doanh nghiệp không thể chỉ lấy mục tiêu lợi nhuận là tất cả mà bước đầu cần phải xây dựng được một mạng lưới khách hàng trung thành rộng lớn. Để làm được điều đó doanh nghiệp cần xây dựng được một chính sách đổi trả hàng hợp lý và thực hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. Một khi
  7. 792 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA đã tạo được thiện cảm trong nhận thức của người mua thì doanh nghiệp sẽ có những bước tiến tốt hơn trong sự nghiệp kinh doanh. - Thứ năm: Doanh nghiệp phải hướng tới việc xây dựng một hình ảnh người nộp thuế tiêu biểu để có thể mở rộng hơn các mối quan hệ với nhiều đối tác kinh doanh khác. Trong khởi nghiệp cần chú trọng tuyển dụng các nhân viên kế toán/ kế toán thuế có am hiểu sâu về thuế liên quan đến lĩnh vực kinh doanh thương mại đang triển khai. Trong một số trường hợp doanh nghiệp có thể tìm đến các dịch vụ khai thuế được cung ứng bởi các cơ quan kiểm toán, hay các đại lý thuế nhằm đảm bảo nội dung khai thuế đúng với quy định của pháp luật. 1.4. KẾT LUẬN Khởi nghiệp trong kinh doanh thương mại điện tử sẽ là một trải nghiệm thú vị cho những chủ thể khởi nghiệp muốn thử sức trong một môi trường kinh doanh thông qua mạng internet. Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam thời gian qua đã mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp với mong muốn thu về lợi nhuận cao và tối thiểu hóa chi phí. Tuy nhiên thách thức mà các doanh nghiệp khởi nghiệp phải đối mặt rất lớn, sẽ khó khăn hơn so với kinh doanh thương mại truyền thống. Nhưng với những giải pháp đề ra ở trên sẽ phần nào giúp các doanh nghiệp tháo gỡ được những khó khăn khi khởi nghiệp. Khởi nghiệp luôn luôn chứa đựng nhiều gian nan và thử thách, nhưng khi doanh nghiệp đã vượt qua được những khó khăn ban đầu sẽ đạt được những tiền đề nhất định để chạm tới được những thành công trong tương lai./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo: Bộ Công thương, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin. (2017). Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2017. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam. (2018). Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam. Tài liệu Quốc Khánh. Kinh doanh thương mại điện tử: Làm sao sống sót. http://www.brandsvietnam.com/10957-Kinh-doanh- thuong-mai-dien-tu-Lam-sao-song-sot Jeff McLean. Những thách thức và các cơ hội cho các doanh nghiệp thương mại điện tử ở Việt Nam. https:// dantri.com.vn/doanh-nghiep/nhung-thach-thuc-va-co-hoi-cho-cac-doanh-nghiep-thuong-mai-dien-tu-o-viet- nam-1415811609.htm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0