intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Không cấm nữa vẫn không triển lãm

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

53
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Avdei Ter-Oganyan bên bức tranh bị cấm Cuối tháng 9, chính phủ Nga đã chính thức từ chối cho phép những bức trừu tượng của họa sĩ Avdei Ter-Oganyan được xuất hiện trong cuộc triển lãm khai mạc hôm 14. 10. 2010 tại Louvre, với lý do trong đó có một bức mà họ cho rằng ủng hộ việc ám sát thủ tướng Vladimir Putin. Đáp lại, một số nghệ sĩ Nga tham dự dọa tẩy chay cuộc triển lãm để ủng hộ Ter-Oganyan. Được biết cuộc triển lãm này nằm trong kế hoạch của Năm ngoại giao Pháp-Nga. Cuộc tranh cãi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Không cấm nữa vẫn không triển lãm

  1. Không cấm nữa vẫn không triển lãm Avdei Ter-Oganyan bên bức tranh bị cấm Cuối tháng 9, chính phủ Nga đã chính thức từ chối cho phép những bức trừu tượng của họa sĩ Avdei Ter-Oganyan được xuất hiện trong cuộc triển lãm khai mạc hôm 14. 10. 2010 tại Louvre, với lý do trong đó có một bức mà họ cho rằng ủng hộ việc ám sát thủ tướng Vladimir Putin. Đáp lại, một số nghệ sĩ Nga tham dự dọa tẩy chay cuộc triển lãm để ủng hộ Ter-Oganyan. Được biết cuộc triển lãm này nằm trong kế hoạch của Năm ngoại giao Pháp-Nga. Cuộc tranh cãi tập trung vào loạt tác phẩm vẽ năm 2004 có tên gọi Dự án Trường phái Trừu tượng Cực đoan gồm những hình dạng đơn điệu nhưng lại có chú thích gây sốc cho từng bức.
  2. Bốn trong số các tác phẩm này, theo kế hoạch, sẽ có mặt tại điện Louvre, trong đó có bức gây chú ý nhất: Một hình chữ nhật đỏ với một vạch xéo màu đen, giữa có dòng chữ, “Tác phẩm này thúc giục bạn thực hiện một cuộc tấn công nhằm vào chính trị gia V.V. Putin để chấm dứt những hoạt động chính trị và quản lý nhà nước của ông ta.” Khẩu hiệu này “có thể được hiểu là lời kêu gọi một cuộc đảo chính, kích động hận thù tôn giáo và sắc tộc,” ông Andrei Busygin, thứ trưởng Bộ Văn hóa Nga nói với tờ Le Monde. “Chúng tôi không muốn sa lầy vào cuộc tranh cãi về ý nghĩa của bức tranh. Đó là một trò đùa, có phần ngớ ngẩn, có phần như chủ nghĩa cực đoan, đúng không? Có người khi xem chỉ cười – nhưng có người lại cho là nghiêm trọng.”
  3. Một tác phẩm khác trong loạt tranh này vẽ một tam giác màu vàng lộn ngược trên nền một hình chữ nhật màu đen, với ghi chú, “Mục tiêu của tác phẩm này là làm nhục mặt người Nga và người Do thái.” Một bức khác vẽ một dấu “X” đỏ phía trên một dấu bằng, cả hai trên một nền xanh, được ghi chú là “khuyến khích mại dâm”. Hài hước nhất là một tác phẩm gồm những ô vuông màu sắc sặc sỡ xếp lộn xộn, được ghi chú “Công bố những dữ kiện giả để làm mất thanh danh và phẩm giá của thị trưởng Matxcơva Y.M. Luzhkov.” Một bức trong loạt trừu tượng này, nhưng không thuộc nhóm đem triển lãm Cuộc triển lãm nghệ thuật đương đại Nga nằm trong chuỗi các sự kiện trong Năm Pháp-Nga có mục đích xây dựng nhịp cầu Ngoại giao đã khai mạc vào 14 tháng 10. Việc 7 trong số 15 nghệ sĩ tuyên bố tẩy chay
  4. trưng bày đã phá hủy tính gắn kết của cuộc triển lãm. Một đại diện của điện Louvre nói với Hãng thông tấn Pháp rằng Bảo tàng thấy khó xử với rắc rối này, tuy nhiên vẫn khai mạc đúng ngày. Trên một blog nghệ thuật của Nga, Ter-Oganyan đã post một bức thư gửi Marie-Laure Bernadac, giám tuyển của triển lãm, trong đó tố cáo sự câu kết của chính phủ Nga với nhà thờ Cơ đốc để trấn áp nghệ sĩ. Tình trạng này đặc biệt gia tăng khi các nghệ sĩ chỉ trích tôn giáo. Ter- Oganyan gọi cách ứng xử của Bộ Văn Hóa Nga như là “những giới hạn của sự ngu xuẩn trong quan hệ giữa nghệ thuật và quyền lực.” * Tuy nhiên, đến đầu tháng 10, phía Nga đột ngột đồng ý cho những tác phẩm kia được trưng bày. Nhưng Ter-Oganyan từ chối, không tham dự nữa. Nghệ sĩ còn tuyền bố: “Tôi không cho phép Marat Guelman (một chủ gallery – ND) được phép triển lãm những tác phẩm này trong dịp này. Cho dù giờ đây ông ấy là chủ những bức tranh này, điện Louvre cũng không có quyền triển lãm nếu tôi không cho phép.” Ter-Oganyan đã tị nạn chính trị ở Praha được hơn 10 năm – hậu quả của việc diễn một tác phẩm gây shock năm 1998, trong đó có cảnh phá hủy biểu tượng của Giáo hội Cơ đốc Nga bằng rìu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1