intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Không có thông tin, biết quyết định gì?

Chia sẻ: Anhtu Anhtu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

110
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thu thập thông tin là một trong những công cụ cơ bản để mở rộng tầm nhìn cho nhà lãnh đạo. Hãy thử hình dung, chúng ta sẽ lãnh đạo tổ chức thế nào nếu không có kiến thức nền và không biết những gì đang xảy ra xung quanh

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Không có thông tin, biết quyết định gì?

  1. Không có thông tin, biết quyết định gì? Thu thập thông tin là một trong những công cụ cơ bản để mở rộng tầm nhìn cho nhà lãnh đạo. Hãy thử hình dung, chúng ta sẽ lãnh đạo tổ chức thế nào nếu không có kiến thức nền và không biết những gì đang xảy ra xung quanh. Nhà lãnh đạo cần thu thập hai loại thông tin chính, một là thông tin nền tảng và hai là thông tin liên quan đến công việc của mình. Thu thập thông tin nền tảng để xây dựng quan điểm của họ về thế giới mà họ đang sống. Thông tin này đến từ thực tế, từ những xu hướng và những quan điểm mà họ gặp và quan sát hàng ngày. Chất lượng thông tin họ thu thập được càng cao, họ càng xử lý nó hiệu quả hơn, quan điểm của họ với thế giới càng chính xác hơn, phán đoán và cảm nhận của họ cũng tốt hơn. Đối lập với việc thu thập những thông tin nền đều dặn và từng bước, những thông tin liên quan đến nhiệm vụ được thu thập vì mục đích riêng. Chẳng hạn, nếu bạn đang có một kế hoạch kinh doanh năm năm thì bạn cần một dự báo phát triển đáng tin cậy từ ngân hàng Nhà nước. Hoặc có thể bạn muốn có thông tin về những thu nhập sẵn có của một nhóm khách hàng xu hướng thị trường lao động... Có rất nhiều việc bạn cần làm để xây dựng những thông tin nền tảng: * Đọc báo hoặc những website được đánh giá là có chất lượng * Ở những nơi có thể, hãy nói chuyện với khách hàng và thu thập những điều họ muốn và không muốn từ bạn, những điều họ đang có được hoặc không có được từ tổ chức của bạn và các đối thủ cạnh tranh. * Để ý tới khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, hiệp hội công nghiệp, nhóm các nhà hoạt động xã hội và những kỹ thuật mới, vv... * Nói chuyện với các chuyên gia trong các lĩnh vực mà bạn tiến hành và những người có trình độ ngay trong tổ chức của bạn và hiểu được tầm nhìn của họ với tổ chức. * Nói chuyện với các nhóm để biết được điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm hoặc dịch vụ và những điều khách hàng thích và không thích. * Hiểu biết tốt về chiến thuật của công ty hoặc doanh nghiệp, ví dụ công ty của bạn muốn làm gì, muốn khách hàng thế nào, lên kế hoạch phục vụ họ ra sao... * Dành thời gian để "nghe ngóng" những điều người ta nói trong tổ chức, dù thông quan nguồn tin chính thức hay không chính thức. Với những thông tin liên quan đến công việc, có 3 bước để thu thập: * Hiểu xem chúng ta cần nghiên cứu nhiều hay ít. * Đảm bảo là luôn hỏi những câu hỏi đúng. * Tập hợp thông tin bạn cần. Nghiên cứu nhiều hay ít phụ thuộc và tầm quan trọng của quyết định, vào thời gian bạn
  2. có, hậu quả có thể xảy ra. Nếu đó là một quyết định nhỏ hoặc hậu quả không có gì nghiêm trọng, thì đừng lãng phí nhiều thời gian vào đó làm gì. Mặt khác, nếu hậu quả là nghiêm trọng, hãy dành thời gian để đưa ra một quyết định đúng, hãy chắc chắn bạn có kế hoạch tương đối cho những rủi ro trong trường hợp mọi việc không diễn ra như dự kiến. Đảm bảo là luôn hỏi những câu hỏi đúng cũng rất quan trọng. Hãy bắt đầu "cân não" bằng những câu hỏi với khách hàng, các chuyên gia trong các lĩnh vực hoặc chuyên gia trong tổ chức của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn dựa trên cái "sườn" đã được xác định trước. Ví dụ nếu bạn đang tập hợp thông tin về một kế hoạch kinh doanh, hãy mua một cuốn sách hay về lên kế hoạch kinh doanh và lên kế hoạch của riêng bạn dựa trên cái "sườn" đó. Cuối cùng, hãy lên một kế hoạch tập hợp những thông tin chính và nghĩ xem bạn cần chuẩn bị bao nhiêu thời gian và tiền bạc để có được nó. Có rất nhiều thông tin sẵn có và miễn phí mà bạn có thể thu được từ tổ chức của mình, từ các tổ chức khác, hoặc ở thư viện. Rất nhiều thông tin bạn phải bỏ tiền mua, ví dụ những báo cáo tài chính chi tiết của đối thủ cạnh tranh. Những thông tin khác bạn cần phải tự thu thập, ví dụ trong việc hỏi khách hàng, hoặc trong các khảo sát nghiên cứu thị trường. Hoặc có thể mất tiền để hỏi các chuyên gia... Sau tất cả, hãy xem bạn thu được những gì. Tự hỏi xem còn thiếu thông tin gì hoặc điều gì chưa tìm ra và cần bổ sung hay không. Thông tin là vô tận. Chính những thông tin bạn thu được sẽ giúp bạn vạch ra hướng đi và tương lai của tổ chức. Nguyệt Ánh Theo Mindtools
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2