intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Không lên kế hoạch đến gặp khách hàng

Chia sẻ: Nguyen Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

110
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làm việc phải tìm phương pháp và quan tâm đến hiệu quả. Lên kế hoạch làm việc chính là phương pháp hiệu quả để nâng cao hiệu suất công việc

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Không lên kế hoạch đến gặp khách hàng

  1. Không lên kế hoạch đến gặp khách hàng Làm việc phải tìm phương pháp và quan tâm đến hiệu quả. Lên kế hoạch làm việc chính là phương pháp hiệu quả để nâng cao hiệu suất công việc Có rất nhiều nhân viên bán hàng cả ngày đều bận rộn, nhưng nếu bạn hỏi là họ đã đạt được những thành tích gì, họ có thể không trả lời được câu hỏi của bạn. Đối với họ, bận rộn là hình thức thể hiện rằng họ đang làm việc, nếu không bận rộn thì cũng giống như họ đang không làm việc. Điều này được hình thành do phương pháp làm việc không khoa học. Làm việc không có phương pháp sẽ không có hiệu quả, lâu lần, họ chỉ chú trọng đến hình thức mà lại xem nhẹ nội dung cơ bản đó là hiệu suất công việc.
  2. 1. Biểu hiện Những nhân viên bán hàng này không bao giờ có kế hoạch cho việc làm, thời gian, kế hoạch bán hàng thậm chí là cả cuộc sống của họ. Lên kế hoạch đối với họ là một công việc không cần thiết và không có hiệu quả. Vì thế, họ thường chỉ dựa vào những nhu cầu của mình để làm việc một cách tuỳ tiện. Có những nhân viên có thể lãng phí đến 3 tiếng đồng để chạy khắp thành phố tìm kiếm khách hàng không đáng tìm kiếm, và cũng có thể trong lúc họ lãng phí thời gian vào việc vô ích thì họ đã bỏ lỡ rất nhiều khách hàng tiềm năng khác. Cách làm này sẽ thất bại mà thôi. Đúng ra thời gian của nhân viên bán hàng là rất quý giá, mà tìm được khách hàng thích hợp, giới thiệu sản phẩm cho họ là một quá trình giao dịch cần thiết. Nếu nhân viên bán hàng không tìm đươc nhiều cơ hội để giới thiệu sản phẩm với khách hàng thì sự nghiệp của họ sẽ rất kém.
  3. Cũng chính vì nhân viên bán hàng không có bất cứ một kế hoạch làm việc nào, vì thế nếu vô tình nắm bắt được cơ hội bán hàng trong khi chưa chuẩn bị gì thì sẽ bỏ lỡ, hoặc không thể hiện được mình. Như vậy nhất định sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của nhân viên bán hàng, thậm chí còn có ảnh hưởng tiêu cực đối với việc bán hàng sau này. Là một nhân viên bán hàng bạn đã từng tự hỏi mình rằng: vào thứ sáu tôi có biết kế hoạch trong tuần tới không? Hay là đợi đến thứ hai tôi mới quyết định thứ hai mình sẽ làm gì; đến tối thứ ba trước khi lên giường đi ngủ, tôi đã biết chắc chắn rằng thứ tư tôi sẽ làm những việc gì không? Hoặc đợi đến thứ tư sau khi đi làm tôi mới quyết định thứ tư tôi sẽ làm thững gì. Kế hoạch là một trong những công việc quan trọng để nhân viên bán hàng gặt hái được thành công, vì thế nhân viên bán hàng không những phải lên kế hoạch thời gian cho mình mà còn phải có kế hoạch gặp gỡ khách hàng của mình, có kế hoạch cho những hoạt động bán
  4. hàng của mình. 2. Nguyên nhân không xem trọng kế hoạch Nhân viên bán hàng cần phải tận dụng thời gian của từng ngày, đây chính là công việc lên kế hoạch trước cho mỗi ngày làm việc. Sắp xếp trước kế hoạch làm việc cho mỗi ngày là việc vô cùng quan trọng. Việc này làm có thành công hay không sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với biểu hiện của cả quá trình bán hàng của nhân viên bán hàng. Trên thực tế, đa số những nhân viên bán hàng đều hiểu rõ quy luật này, nhưng tại sao lại vẫn có người không chịu hành động, lên kế hoạch phù hợp cho mình? Ngoài những nhân viên kinh doanh mới vào ngành bán hàng, không hiểu được tầm quan trọng của việc lên kế hoạch ra, những người không lên kế hoạch làm việc đa số đều là những người đã
  5. có thời gian làm việc trong ngành rất lâu, có kinh nghiệm và kiến thức bán hàng rất phong phú. Những nhân viên bán hàng này đều đã hiểu nhiều hoặc quá hiểu đối với sản phẩm và dịch vụ mà họ bán: Họ hiểu rõ đặc tính của sản phẩm, còn hiểu rõ những đặc tính đó có những lợi ích gì, có thể giải quyết được những vấn đề gì. Họ biết rằng những khách hàng nào của họ sẽ hài lòng, những khách hàng nào không hài lòng và tại sao ho hài lòng, tại sao họ không hài lòng. Họ biết lai lịch của sản phẩm, biết được ưu điểm nhược điểm cạnh tranh của sản phẩm, họ còn biết những kiến thức về các phương diện khác nữa. Chính vì các nhân viên này có kiến thức và kinh nghiệm phong phú nên khiến họ quá tự tin vào bản thân, cho rằng nhất định sẽ thắng trong những lần gặp khách hàng, nên trước khi đi gặp khách hàng họ không cần lên kế hoạch. Trong mắt của họ, trong suy nghĩ của họ thì kinh nghiệm và kiến thức phong phú của họ
  6. đủ để đối phó với mọi vấn đề khó khăn trong quá trình bán hàng, chẳng cần phải lên kế hoạt làm gì. Có một nhân viên hán hàng mới vào nghề, anh ta cảm thấy rất tò mò đối với ngành nghề này, hào hứng vô cùng ngày nào anh ta cũng lên kế hoạch gặp khách hàng, và dựa vào kế hoạch đó để đi gặp rất nhiều khách hàng, vì thế thành tích bán hàng của anh ta cũng rất khá. Về sau cùng với sự thành thạo trong công việc bán hàng và những kinh nghiệm anh ta đã tích luỹ được, sự tò mò cũng không còn, anh cũng không còn lên kế hoạch hàng ngày gặp gỡ khách hàng nữa, anh ta tự cho rằng, dù sao mình cũng đã có đủ kinh nghiệm bán hàng rồi, nhất định sẽ làm cho khách hàng mua sản phẩm của mình. Thời gian anh ta đi gặp khách hàng càng ngày càng ít, và cũng càng ngày gặp càng ít khách hàng đương nhiên là thành tích bán hàng của anh chẳng có tiến triển gì, ngược lại ngày càng sa sút. Sau đó công ty lại tuyển thêm nhân viên bán hàng mới, nhân viên này ngày nào cũng lên kế hoạch làm việc và thành tích cũng rất khá. Lúc này anh ta nhìn
  7. thấy được hình bóng trước đây của mình qủa nhân viên mới này, và anh ta đã nhận ra hiện nay mình qủa là lười biếng và ỷ lại. Từ đó, ngày nào anh ta cũng lên kế hoạch làm việc cho mình, lên phương án gặp gỡ khách hàng hàng ngày, cộng thêm với kinh nghiệm ngày càng phong phú, anh đã đạt được đỉnh cao thành tích mà trước đây anh đã từng đạt được. Có thể thấy, cho dù là nhân viên bán hàng có kinh nghiệm thì cũng phải lên kế hoạch. bán hàng khả thi, thiết thực và làm việc theo kế hoạch hàng ngày đó thì mới có thể không ngừng nâng cao thành tích bán hàng. Bán hàng một cách không có mục đích và kế hoạch sẽ chỉ lãng phí thời gian, thậm chí còn uổng công vô ích. Ngoài ra, còn có một số nhân viên bán hàng cũng biết rõ tầm quan trọng của việc lên kế hoạch lành việc, nhưng lại không chịu bỏ thời gian và trí lực để lên kế hoạch làm việc, họ cho rằng việc lên kế hoạch là lột việc làm rất phức tạp. Thông thường nếu lên
  8. một kế hoạch đầy đủ, chi tiết thì có thể sẽ phải mất mấy ngày liền, nhưng trong quá trình bán hàng, cái lợi của việc lên kế hoạch lại không biểu hiện trực tiếp ra ngoài. Vì thế, những nhân viên bán, hàng này luôn cảm thấy việc lên kế hoạch rất mất thời gian, sự khó nhọc đã bỏ ra không nhất định sẽ ngang bằng với những thành công, vì thế họ càng dễ dàng bỏ qua giai đoạn lập kế hoạch làm việc. Điều này đối với họ là đã tiết kiệm được thời gian và trí lực, có thể dành ra nhiều thời gian hơn để nâng cao hiệu suất công việc. Thực ra không hoàn toàn là như vậy. Đa số thời gian mà những người thành công trong ngành bán hàng phải bỏ ra để làm công việc chuẩn bị và lên kế hoạch trước khi gặp khách hàng đều nhiều hơn thời gian mà họ tiến hành công việc bán hàng. Mà phần lớn những người bán càng thất bại đều dùng đa số thời gian vào việc tư vấn bán hàng, rất ít khi dùng thời gian lập kế hoạch làm việc. 3. Tầm quan trọng của việc lên kế hoạch làm việc
  9. Vậy việc lên kế hoạch cuối cùng có lợi gì đối với công việc của nhân viên bán hàng? Trước tiên nếu kiên trì lên kế hoạch làm việc có thể khiến cho nhân viên bán hàng không ngừng tổng kết kinh nghiệm, nâng cao chính mình. Không được bán một cách tuỳ tiện, phải luôn tổng kết kinh nghiệm, không ngừng nâng cao bản thân. Hơn nữa, bán hàng còn mang đặc điểm là, lúc mới bắt tay vào thì rất khó, nhưng nếu cố gắng tiếp tục cùng với thời gian thì công việc sẽ tốt đẹp hơn. Vì thế nhân viên bán hàng nhất là một số người mới bắt đầu vào nghề, nhất định phải đặt kế hoạch làm việc tỉ mỉ, hợp lý mới có thể hoàn thành công việc tiếp theo một cách có kế hoạch, từ đó sẽ làm giảm khả năng từ chối của khách hàng, khiến bản thân có thể càng tự tin để đối diện với những thách thức phía trước. Ngoài ra, nhân viên bán hàng có thể mở rộng được nhiều cơ hội trong quá trình không ngừng bán hàng. Quá trình bán hàng cũng
  10. là một quá trình mở rộng quan hệ xã hội. Thông qua nhiều hoạt động, phạm vi quan hệ xã hội của nhân viên bán hàng cũng không ngừng mở rộng, lượng thông tin càng tăng nhiều những phạm vi quan hệ xã hội và lượng thông tin phong phú này sẽ giúp nhân viên bán hàng tạo ra cơ hội lớn hơn nữa trong nghề nghiệp. Sau khi đã có nhiều cơ hội hơn, nhân viên bán hàng lại càng phải lên kế hoạch cụ thể hơn nữa, sàng lọc những thông tin có thể giúp ích tốt nhất cho mình, chứ không phải là vận dụng tất cả các thông tin một cách mù quáng, khiến mình bị sai sót. Tiếp theo, nếu sắp xếp một kế hoạch hợp lý sê giúp nhân viên bán hàng xử lý những ý kiến phản đối một cách vững vàng hơn. Sau khi nhân viên bán hàng đã hiểu rõ khách hàng thì có thể đoán trước được những khó khăn có thể xảy ra trong khi tiếp cận với khách, Lên kế hoạch gặp khách hàng thường giúp nhân viên bán hàng có sẵn câu trả lời trước khi khách hàng đưa ra ý kiến phản đối.
  11. Nếu lên kế hoạch trước, cho dù khách hàng phản đối thì nhân viên bán hàng đều có thể đối phó một cách bình tĩnh, không vội vàng ngắt lời của khách hàng, cũng không cần phải coi ý kiến phản đối là kẻ thù khiến mình đứng trước thất bại. Ngược lại, anh ta sẽ cho rằng có ý kiến phản đối là chuyện bình thường và cũng thể hiện được ý kiến phản diện của khách hàng. Nếu nhân viên bán hàng không phân tích tình hình của khách hàng trước khi bán hàng, dự tính trước những ý kiến và câu hỏi mà khách hàng có thể đưa ra trong .quá trình bán hàng thì rất có khả năng sẽ bị bối rối, căng thẳng khi khách hàng đưa ra ý kiến và câu hỏi, từ đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát huy của anh ta. Vì thế, trước khi bắt đầu công việc nhân viên bán hàng phải lên kế hoạch gặp gỡ khách hàng, phân tích trước những vấn đề và ý kiến có thể xuất hiện trong quá trình bán hàng, như vậy sẽ giúp mình đạt được mục tiêu dễ dàng hơn.
  12. Tiếp đến, lên kế hoạch có thể giúp nhân viên bán hàng dễ dàng bán hàng thành công hơn. Trong quá trình bán hàng, khi nhân viên dẫn dắt khách hàng đến gần giai đoạn yêu cầu khách hàng đưa ra quyết định thì có rất nhiều nhân viên bán hàng bắt đầu cuống lên, nhất bình tĩnh. Nếu nhân viên bán hàng dự tính trước khi sắp bán được hàng cần phải đưa ra câu hỏi thế nào thì lúc đó sẽ dễ dàng đưa ra câu hỏi quyết định, ví dụ: anh muốn khi nào giao hàng? Dùng thử một tuần có đủ không ạ? Như vậy tự nhiên sẽ nâng cao cơ hội thành công. Như phân tích ở trên, trong kế hoạch của nhân viên bán hàng có thể chia quá trình bán hàng thành 4 giai đoạn sau. * Xác định rõ ràng mục tiêu gặp gỡ khách hàng. * Giải thích rõ cho khách hàng biết lợi ích của sản phẩm
  13. * Giúp khách hàng giải toả những thắc mắc. * Đề nghị ký hợp đồng mua hàng. Vì thế, nếu nhân viên bán hàng có thể lên kế hoạch trước khi làm việc thì các bước tiếp cận khách hàng sẽ dễ dàng như những bước đã nêu trên, hơn nữa làm theo các bước một cách linh hoạt, khéo léo thì mỗi bước này đều được nhân viên bán hàng nắm rõ, tất nhiên sẽ tăng tỉ lệ thành công của nhân viên bán hàng, từ đó sẽ nâng cao thành tích trong ngành. 4. Làm thế nào để lên kế hoạch tốt Chuẩn bị trước kế hoạch, lành theo kế hoạch thì không những có thể nâng cao hiệu suất công việc mà còn có thể cảm nhận được tiết tấu của công việc, khiến nhân viên bán hàng không coi công việc là một nghĩa vụ khó khăn mà là đang hưởng thụ, cảm nhận
  14. mạch đập của cuộc sống, nắm bắt được sự vận động của cuộc sống. ''Làm việc có phương pháp, công việc có hiệu quả'' là một trong những điều mà tất cả các nhân viên bán hàng nên có, làm việc nhất định phải chú ý đến phương pháp, lên kế hoạch trước. Những người không có kế hoạch sẽ luôn bị công việc cuốn đi một cách vô tổ chức. Vậy nhân viên bán hàng phải làm thế nào để chuẩn bị tốt kế hoạch? Một cuộc gặp gỡ khách hàng có kế hoạch phức tạp có thể sẽ phải mất vài tuần, nhưng đa số các loại hình bán hàng khi đã có mục tiêu tiếp cận rõ rằng, chỉ cần nhân viên bán hàng tìm ra đáp án cho 3 câu hỏi sau, thì sẽ có thể hoàn thành kế hoạch tiếp cận khách hàng rất nhanh chóng: * Sản phẩm hoặc dịch vụ tôi giới thiệu với khách hàng sẽ có lợi ích gì đối với người khách hàng này?
  15. * Cách giới thiệu bán hàng nào sẽ khiến cho họ cảm tình, khiến họ thích thú nhất? * Khi thời cơ đã đến, mình đã chuẩn bị hết những câu hỏi để kết thúc cuộc gặp này chưa? Khi nhân viên bán hàng trả lời được ba câu hỏi này thì có thể dựa vào đặc điểm của khách hàng để chuẩn bị tương ứng khi lên kế hoạch tiếp cận khách hàng. Đương nhiên kế hoạch không phải là cố định, cũng phải đưa ra điều chỉnh hợp lý tuỳ vào sự thay đổi của hoàn cảnh và điều kiện. Thông thường nội dung của kế hoạch sẽ là: kế hoạch sắp xếp công việc trong vài ngày tới, kế hoạch gặp khách hàng trong vài ngày tới, cần phải chuẩn bị những tài liệu gì, làm thế nào để khai thác thêm khách hàng tiềm năng, mục tiêu bán hàng trong thời gian ngắn. Khi cần thiết phải làm bảng tiến độ bán hàng với các nội dung như.. 'nội dung trọng điểm đơn giản, ngắn gọn; mục tiêu nhiệm vụ của bán hàng; tình
  16. hình hoàn thành thực tế. Bảng tiến độ bán hàng sẽ làm mỗi tuần một lần. Cứ đến cuối tuần sẽ đánh giá phân tích bảng tiến độ, nhục đích chủ yếu là tìm ra quy luật bán hàng, nguyên nhân hoàn thành và chưa hoàn thành. Nhiệm vụ chưa hoàn thành là do yếu tố chủ quan hay là khách quan? Là do nhiệm vụ chưa được sắp xếp hợp lý hay là do nhân tố bên ngoài? Là do nhân viên bán hàng chưa thành thạo hay là do không thực hiện theo kế hoạch? Phải phân tích theo hình thức này để đưa ra phương pháp cải tiến. Ngoài ra, cũng phải ghi chép công việc bán hàng hằng ngày. Phương pháp ghi nhớ lý tưởng nhất là môn kiểm tra tình hình cụ. thể của mỗi mặt hàng. Ghi chép những chi tiết cần thiết khi gặp khách hàng để nắm bắt được tâm lý khách hàng. Ghi lại thông tin về khách hàng thỉnh thoàn phân loại chỉnh lý và phân tích khách hàng, để có thể tra tìm bất cứ thông tin nào về khách hàng, giúp nhân viên bán hàng có thể dựa vào những thông tin đã nắm rô để chuẩn bị tỉ mỉ hơn, đưa ra kế hoạch làm việc có giá trị hơn.
  17. Đương nhiên, nhân viên bán hàng cũng không nên mà quá nhiều thời gian vào việc ghi chép. Tối thứ sáu không những phải chuẩn bị kế hoạch làm việc cho thứ hai tuần sau mà còn phải vạch ra kế hoạch làm việc cho cả tuần sau. Trong đó đề cập đến các hội nghị phải tham gia và những cuộc hẹn đã định với người khác, chỉ cần ghi chép kế hoạch hẹn và họp đã được sắp xếp trực là được, như vậy có thể hiểu được tất cả các kế hoạch mình đã định nhằm đưa ra một kế hoạch làm việc hiệu quả hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2