TRẦN VĂN ĐỨC<br />
Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện<br />
THIÊN THỨ NĂM<br />
NHÀ CHÍNH TRỊ TÀI NĂNG<br />
Chương XVI<br />
NGOẠI GIAO: LIÊN MINH ĐÔNG NGÔ KHỐNG CHẾ TÀO NGỤY<br />
N<br />
hà chính trị ắt phải hiểu được duy trì thế quân bình, để tất cả những cái<br />
chính cái phụ đều phát triển khi thời cơ chưa đến nhất định phải nhẫn nại.<br />
Bởi thế dẫu Tôn Quyền có xưng đế hay không, chỉ cần Tào Ngụy vẫn<br />
còn, chính sách liên minh Đông Ngô khống chế Tào Ngụy vẫn rất quan<br />
trọng.<br />
Năm Kiến Hưng Nguyên niên, tức là năm 223 sau Công Nguyên, cũng là<br />
năm Hoàng Sơ thứ 4, Lưu Bị từ trần, Gia Cát Lượng 43 tuổi một mình<br />
điều hành nước Thục với sứ mệnh lớn lao khôi phục nhà Hán. Là hậu duệ<br />
của phái Thanh Lưu, lý tưởng chính trị khó thành đạt với trách nhiệm mà ông không thể từ<br />
chối.<br />
Lưu Thiện lên ngôi không lâu, các quận phía cực nam của Ích Châu đã không ngừng<br />
truyền đi tin tức các thủ lĩnh dân tộc thiểu số khởi binh làm loạn.<br />
Tôn Quyền ở phía đông, tuy sau khi Lưu Bị mất, lập tức phái Tín đô uý Phùng Hy đến<br />
viếng tang, nói là nối lại hoà hiếu, thực ra là đến thám thính tình thế của nước Thục. Các<br />
cường hào làm phản ở phía nam cũng có không ít liên hệ với Tôn Quyền, Tôn Quyền nói<br />
chung vẫn hưởng ứng còn phong cho quan chức. Hiển nhiên về tinh thần cấp cho không ít<br />
sự giúp đỡ khiến chính quyền mới ở Thành Đô càng bị thêm áp lực.<br />
Tôn Quyền sau khi chiếm lại Kinh Châu muốn đưa Lưu Chương trước là Ích Châu mục<br />
đang ở Công An về Tỉ Qui, vẫn gọi là Ích Châu mục để đợi thời thay thế cho chính quyền<br />
Thành Đô hiện có. Tuy Lưu Chương đã mất khi Lưu Bị đông chinh, song sau khi Lưu Bị<br />
bại trận, Tôn Quyền lại lấy con Lưu Chương là Lưu Siển làm Ích Châu thứ sử đến đóng ở<br />
biên giới Giao Châu và Ích Châu để làm đầu cầu liên hệ giữa Tôn Quyền với tộc thủ lĩnh<br />
dân thiểu số Ích Châu phản loạn. Rõ ràng Tôn Quyền vẫn có thái độ không hữu hảo với<br />
Thục Hán.<br />
Chính quyền Tào Ngụy ở phương bắc, khi tin tức Lưu Bị từ trần truyền đến, bèn tỏ thái độ<br />
đối địch mạnh mẽ, mở hội lớn ăn mừng không ngớt, chỉ có Hoàng Quyền một mình sầu<br />
muộn lộ rõ ra mặt. Tào Phi cũng thể tất cho, chưa trách cứ gì. Song Tào Phi nghe nói Tôn<br />
Quyền với Thục Hán vẫn có quan hệ qua lại rất không vui. Sứ giả Phùng Hy trước đến<br />
Thục Hán dự tang lễ, lại gọi về Lạc Dương để thuyết minh, được Tào Phi trực tiếp hỏi han<br />
và giữ ở lại, Phùng Hy sau này chết ở đấy. Tào Phi lại hạ lệnh cho mấy vị danh sĩ của<br />
Ngụy quốc trao đổi ý kiến chính trị với Gia Cát Lượng, bao gồm Tư đồ Hoa Hân, Tư<br />
không Vương Lãng, Thượng thư Trần Quần, Thái sử Hứa Chi, Phó tạ Gia Cát Chương,<br />
<br />
muốn Gia Cát Lượng hiểu rõ thời thế, thuận theo thiên mệnh nhân tâm, đem thân qui<br />
hàng, làm phên giậu cho Ngụy quốc.<br />
Gia Cát Lượng đối với những lá thư ấy, chẳng hê dao động, lại viết một bức thư công khai<br />
trả lời, bày tỏ quan điểm, lập trường của mình trước tình thế chính trị đương thời. Đấy là<br />
bài văn chính luận, tỏ thái độ chống đối với Tào Ngụy khôi phục nhà Hán, toàn văn như<br />
sau:<br />
“Hạng Vũ ngày xưa, đã phản lại nguyên lý chính trị, có được chính quyền bằng mọi cách,<br />
bởi thế tuy chiếm được đại bộ phận vùng đất Hoa Hạ, có được thanh thế của hoàng đế<br />
song cuối cùng vẫn thân bại danh liệt, có thể coi là tấm gương soi cho hậu thế.<br />
Chính quyền Tào Ngụy, chưa thấu tỏ sự thực lịch sử, vẫn giẫm lên vết chân Hạng Vũ, phi<br />
pháp đoạt lấy chính quyền, tức là cầu may mà có nhất thời, cũng sẽ rước họa về sau vậy.<br />
Các vị tiên sinh là những kỳ lão của xã hội, lại vì chính quyền Ngụy mà viết thư cho tôi,<br />
đúng như cuối đời Đông Hán Trần Sùng, Trương Tủng lại ca tụng công lao của Vương<br />
Mãng, tiếp tay cho việc Vương Mãng thoái vị, thực là những kẻ đầu sỏ tội lỗi đã phá hoại<br />
luân lý chính trị.<br />
Năm xưa vua Hán là Quang Vũ đế, kế tục cơ nghiệp cũ của nhà Hán, thúc đẩy chính<br />
quyền hợp pháp, bởi thế chỉ với vài nghìn binh mã, đã phá được 40 vạn đại quân Vương<br />
Mãng ở Cổn Dương. Kiên trì chính nghĩa, thảo phạt tà đạo không ở số quân nhiều hay ít.<br />
Tào Tháo tuy nhiều mưu lược tự dẫn đại quân đến cứu Trương Cáp ở Dương Bình, vẫn<br />
khó tránh mất Hán Trung vào tay tiên đế. Tin rằng cái chết của Tào Tháo là sự trừng phạt<br />
của thiên mệnh. Song Tào Phi dâm dật không biết tỉnh ngộ, làm việc thoán vị xấu xa mà<br />
các ông lại thuyết lý, tuyên dương cho ông ta. Khiến cho những luân lý chính trị của<br />
những thánh vương truyền lại như vua Nghiêu, vua Thuấn, Văn Vương đều hoen ố, thực<br />
khiến những kẻ quân tử không chịu nổi”.<br />
Bài văn này đã khẳng định lập trường chính trị của Gia Cát Lượng, không bởi tình thế<br />
chính trị dao động mà biến đổi. Thực ra Gia Cát Lượng đã biểu hiện lập trường cứng rắn,<br />
thậm chí tiếc cho những học sĩ lão thần ấy đã a dua, song chủ yếu là ổn định lòng tin chính<br />
trị của thần dân Thục Hán, ở tình thế khó khăn trong ngoài, kiên định lập trường chính trị<br />
cho trận tuyến của mình.<br />
Trong Tam quốc diễn nghĩa có tình tiết Gia Cát Lượng mắng chết Vương Mãng trước trận.<br />
Đoạn đối thoại ở đó căn cứ vào đoạn văn này, trong thực tế thì không có chuyện đó chỉ là<br />
lời tô vẽ của nhà viết tiểu thuyết mà thôi.<br />
2. Sửa đổi hiệp ước, ổn định phía đông.<br />
Đối với sự phản loạn ở Nam Trung, dẫn theo nhiều vấn đề nội chính, chẳng phải chỉ dựa<br />
vào quân đội mà có thể giải quyết được. Huống chi Lưu Bị vừa thất bại trong cuộc đông<br />
chinh, tinh thần binh lính rệu rã cần một thời gian nghỉ ngơi chỉnh đốn lại, cho nên chưa<br />
tức thì thảo phạt được. Gia Cát Lượng hạ lệnh cho Lý Nghiêm thông qua các mối quan hệ<br />
vỗ về thủ lĩnh của dân tộc thiểu số ở đấy, lại cho quân đóng đồn ở nơi hiểm yếu, tăng<br />
cường phòng thủ, ngăn cản phản loạn lan ra Thục Trung đợi thời cơ thuận lợi sẽ giải quyết<br />
sau.<br />
Công việc rất khẩn cấp lúc ấy vẫn là tình thế ba chân đỉnh, làm sao định vị được.<br />
Với lập trường cơ bản mà nói, Tào Ngụy có thực lực rất lớn, chẳng thể hoà giải được, về<br />
<br />
lĩnh vực thống trị mà nói, Thục Hán tuy nhỏ, nếu nghĩ cứng rắn đối đầu với hai kẻ địch rất<br />
lớn, dứt khoát là sách lược mù quáng. Quốc sách cơ bản của Long Trung Sách là liên Ngô<br />
chế Tào, về khách quan là điều tất yếu. Bởi thế với tình hình trước mắt, mau chóng hoà<br />
giải giữa Ngô và Thục là nhiệm vụ rất khẩn trương.<br />
Song sự việc không giản đơn, nói hoà giải là hoà giải ngay được, kể từ Quan Vũ để mất<br />
Kinh Châu, Lưu Bị đông chinh thất bại ở Hồ Đình đến nay, quan hệ rất căng thẳng giữa<br />
Ngô và Thục, nói hoà giải đâu có dễ.<br />
Thực ra, sau khi Lưu Bị mất, mối lo lắng của Gia Cát Lượng là thái độ của Tôn Quyền.<br />
Khi Lưu Bị đóng quân ở thành Bạch Đế, Tôn Quyền từng phái sứ giả thăm hỏi, tìm kiếm<br />
hoà giải, song chủ yếu bởi áp lực của Tào Phi từ phương bắc xui khiến. Đến khi Đông<br />
Ngô giành được một chút thắng lợi, lại công khai biểu lộ phục tùng Tào Ngụy, biến số của<br />
thái độ Tôn Quyền rất lớn. Gia Cát Lượng để Lý Nghiêm ở Công An, chủ yếu phòng ngự<br />
Tôn Quyền. Bởi thế khi Lưu Thiện lên ngôi, Gia Cát Lượng đợi đến cuối năm, vào tháng<br />
11, lấy Thượng thư Đặng Chi làm Trung lang tướng, tích cực chủ động triển khai nối lại<br />
công tác ngoại giao liên minh giữa Ngô và Thục.<br />
Đặng Chi tên chữ là Bá Miêu, người Tân Dã, là hậu duệ của Đặng Vũ, một công thần đời<br />
Quang Vũ đế. Thòi Lưu Yên, Đặng Chi từ Kinh Châu vào Ích Châu tìm kiếm cơ hội, song<br />
chưa được trọng dụng, chỉ làm một chức quan nhỏ trông coi kho lương ở Bì Huyện.<br />
Song Đặng Chi không nhụt chí, ông tự mình thiết kế biện pháp quản lý lương thực hợp lý,<br />
rất tiện lợi cho nhân dân, tuy không được cấp trên xem trọng, Đặng Chi vẫn vui vẻ thực<br />
hiện công việc.<br />
Sau khi Lưu Bị đến Ích Châu đi tuần tra các quận huyện, có lần đến Bì Huyện, thấy cách<br />
quản lý của Đặng Chi khá kỳ lạ, cùng đàm đạo hồi lâu thấy là người có tài, bèn thăng cấp<br />
làm Huyện lệnh ở đấy, không lâu lại đề bạt làm Thái thú ở Quảng Hán, mỗi lần đến địa<br />
phương nào, Đặng Chi đều có phong cách đặc biệt, bởi thanh liêm mà đạt được kết quả.<br />
Bởi thế sau khi Lưu Bị xưng đế, Gia Cát Lượng lấy làm Thượng thư ở phủ Thừa tướng,<br />
đặc biệt với Đặng Chi là từ địa phương lên Trung ương được sắp xếp ngay làm Thượng<br />
thư.<br />
Muốn thuyết phục được Tôn Quyền vốn cứng rắn, ắt phải dựa vào một sứ giả có hiểu biết<br />
và thông minh. Gia Cát Lượng đang tìm người thích hợp không khỏi tư lự, tạm thời vẫn<br />
chưa nghĩ ra được ai là hơn.<br />
Đang lúc ấy, Đặng Chi chủ động đến gặp Gia Cát Lượng, nói rằng: “Nay chúa thượng còn<br />
ít tuổi, mới lên ngôi, nên lập tức phái sứ giả đến Đông Ngô giao hảo”.<br />
Gia Cát Lượng nghe rồi, gật đầu cười mà rằng: “Ta đã ngẫm nghĩ rất lâu rồi, mà vẫn chưa<br />
chọn được người thích hợp, nay bỗng nhiên lại tìm được rồi”.<br />
Đặng Chi hỏi thế nào là người thích hợp?<br />
Gia Cát Lượng nói: “Chính là Sứ quân vậy”. (Đặng Chi là Thái thú nên gọi là Sứ quân).<br />
Đúng như Gia Cát Lượng đã thấy, Đặng Chi với việc nối lại quan hệ Ngô - Thục đã sớm<br />
có suy nghĩ sâu xa, dùng ông ta vào việc đàm phán ngoại giao phức tạp cần phải tùy cơ<br />
ứng biến này, là thích hợp hơn cả.<br />
Sau khi Đặng Chi đến Đông Ngô, Tôn Quyền quả nhiên trong lòng đang hồ nghi, chưa<br />
<br />
tiếp kiến ông ta ngay được. Đặng Chi đợi đã mấy ngày, chẳng có kết quả bèn chủ động<br />
dâng thư lên Tôn Quyền: “Thần nay đến Đông Ngô, cũng là bởi Đông Ngô mà đến, chẳng<br />
phải chỉ bởi nước Thục mà đến!”.<br />
Tôn Quyền vốn làm việc khẩn trương, sau khi gặp Đặng Chi, bèn lập tức biểu lộ cách nghĩ<br />
của ông ta về vấn đề này.<br />
Tôn Quyền nói: “Tôi rất muốn nối lại quan hệ cũ với nước Thục, chỉ lo lắng vua nước<br />
Thục còn nhỏ, nước bé thế yếu, sợ sớm tối bị Tào Nguỵ thôn tính, đến lúc ấy ta cũng khó<br />
giữ mình, cho nên kế sách lớn liên minh với Thục hay Ngụy vẫn còn chưa quyết”.<br />
Đăng Chi nghe rồi, bởi đã có dự liệu nên đáp rằng: “Ngô Thục có đất bốn châu (Kinh,<br />
Dương, Lương, Ích), đại vương là anh hùng của đời này mà Gia Cát Lượng cũng là người<br />
tuấn kiệt. Nước Thục có địa hình hiểm trở dễ giữ mà khó đánh vào. Nước Ngô cũng có<br />
Tam Giang (Ngô Tùng, Tiền Đường, Trường Giang), là bức bình phong thiên nhiên, muốn<br />
tấn công đâu có dễ. Nếu như cộng những điều kiện hai bên, môi hở răng lạnh, tiến thì có<br />
thể nuốt được thiên hạ, thoái thì cũng giữ được thế ba chân đỉnh, đấy chẳng là lẽ rất tự<br />
nhiên ư? Đại vương nếu nghĩ quy phục Tào Ngụy, Tào Phi sớm muộn sẽ cưỡng bức ngài<br />
đến Lạc Dương, đến lúc ấy ắt thành mối lo. Ví như đại vương kiên trì không đi, Tào Phi sẽ<br />
yêu cầu đại vương đưa Thái tử làm con tin, nếu không nghe theo Tào Phi sẽ lập tức lấy lý<br />
do thảo phạt phản nghịch mà dẫn quân đánh Đông Ngô. Lúc đó nếu như nước Thục cũng<br />
nhân cơ hội thuận dòng mà xuống, thì đất Giang Nam không thuộc đại vương nữa”.<br />
Tôn Quyền ngồi nghe im lặng không nói.<br />
Đích xác Tào Phi yêu cầu Thái tử Tôn Đăng đến Lạc Dương làm con tin, đã không chỉ<br />
một lần. Điều kiện này chẳng những Tôn Quyền không thể đáp ứng hơn nữa quần thần<br />
Đông Ngô cũng cho rằng đấy là điều đại sỉ nhục, dẫu phải liều mạng cũng chẳng thế nghe<br />
theo. Nghĩ đến đó, Tôn Quyền không khỏi than rằng: “Ông nói rất phải!”<br />
Thế rồi lập tức hạ lệnh cắt đứt quan hệ với Tào Ngụy, nối lại hoà hiếu với Thục Hán, Đặng<br />
Chi cũng lập tức dâng lên 200 ngựa tốt, 1000 thếp gấm, cùng không ít đặc sản nước Thục,<br />
nói chung đã hoàn thành được sứ mệnh.<br />
3. Trương Ôn tỏ ra kiêu ngạo, Tần Mật ứng đối trổ tài<br />
Mùa hạ năm thứ hai, Tôn Quyền phái Trung lang tướng vào Thục đáp lễ, trước lúc lên<br />
đường Tôn Quyền dặn dò Trương Ôn rằng: “Ta vốn chẳng muốn phiền ông phải đi xa,<br />
song sợ thừa tướng Gia Cát Lượng chẳng hiểu cho nguyên nhân ta với Tào Phi trước đây<br />
có qua lại, cho nên phiên ông đi lần này, hy vọng sẽ thuận lợi hoàn thành nhiệm vụ”.<br />
Trương Ôn đáp rằng: “Gia Cát Lượng hiểu biết sâu xa, nhất định có thể hiểu biết được lẽ<br />
co duỗi của đại vương, thần đoán rằng ông ta sẽ chẳng nghi ngờ gì”.<br />
Thế rồi Trương Ôn đến nước Thục cứ làm theo chỉ thị của Tôn Quyền, ca tụng sự tốt đẹp<br />
của chính quyền nước Thục, cùng tình cảm giao hảo vốn có đã lâu, Gia Cát Lượng thấy<br />
Trương Ôn hiểu biết rộng, giỏi ăn nói cũng rất tán thưởng.<br />
Trương Ôn là học giả của Đông Ngô, từng làm Thái phó cho Thái tử Đông Ngô, vẫn xem<br />
thường các văn quan võ tướng, lại thấy Thục Hán ở nơi xa xôi, xem ra cũng chả có văn<br />
hoá bao nhiêu. Bởi thế ngoài sự tôn trọng Gia Cát Lượng, đối với các quan lại Thành Đô,<br />
thường tự xem mình là hơn, lại còn có vẻ ngạo mạn nữa.<br />
<br />
Tam quốc chí có chép: “Trương ôn đi sứ nước Thục ứngđối giỏi giang, khiến hậu chủ và<br />
Gia Cát Thừa tướng đều phải cảm mến tài năng, Trương Ôn lại có vẻ tự đắc ra mặt.<br />
Trước lúc chia tay, Gia Cát Lượng đặc biệt dẫn trăm quan văn vũ Thành Đô, bầy yến tiệc<br />
ở Trường Đình đưa chân. Mọi người đều đã đến, chỉ còn quan biệt giá Tần Mật chưa đến,<br />
Gia Cát Lượng lập tức phái người đi mời, khiến Trương Ôn rất ngạc nhiên.<br />
Ông ta không thể không hỏi Gia Cát Lượng rằng: “Vị quan Biệt giá này là người như thế<br />
nào?”<br />
Gia Cát Lượng nói: “Đấy là Đại học sĩ Tần Mật”.<br />
Trương Ôn thấy Gia Cát Lượng xem trọng Tần Mật như thế rất không vừa ý. Tần Mật tên<br />
chữ là Tử Sắc người Quảng Hán, lúc trẻ đã có tài học, lại có tính đạm bạc thường không<br />
muốn ra làm quan. Lưu Bị sau khi bình định Ích Châu tha thiết mời Tần Mật làm Tòng sự<br />
tế tửu. Lưu Bị khởi binh đánh Ngô, ngoài Triệu Vân ra, chỉ có Tần Mật dám trực tiếp can<br />
gián, bị xem là nhiều loạn lòng quân, tống ngục trị tội. May mà Gia Cát Lượng cốgắng<br />
bênh vực, mới đượctha tội, khi Gia Cát Lượnglàm thừa tướng, bởi Tần Mật rộng học lại<br />
chính trực, đặc biệt bổ nhiệm làm Biệt giá, tiếp đó lại phong làm Tả trung lang tướng, lại<br />
kiêm Trường thủy hiệu uý.<br />
Hôm đó, Tần Mật chậm trễ đến sau. Trương Ôn cho rằng ông ta ra vẻ ta đây, có ý làm khó<br />
ông ta tại trận.<br />
Trương Ôn nói: “Tiên sinh được gọi là đại học sĩ, phải chăng thật có thực học?”.<br />
Tần Mật nghiêm sắc mặt nói rằng: “Nước Thục đến nhi đồng cũng có học vấn, hà tất phải<br />
hỏi đến ta?”<br />
Trương Ôn lại hỏi rằng: “Vậy xin hỏi trời có đầu không?”<br />
Tần Mật nói: “Có chứ”<br />
Trương Ôn: “Ở phương nào?”<br />
Tần Mật: “Ở phương tây, có thơ rằng “Lại ngoảnh về tây” từ đấy suy ra đầu trời ở phương<br />
tây” (ngầm nói Tây Thục)<br />
Trương Ôn: “Trời có tai không?”<br />
Tần Mật: “Có chứ, trời ở cao mà nghe được cả dưới thấp. Có thơ rằng: “Tiếng gà gáy<br />
sáng, thấu trời xanh”, nếu không có tai làm sao nghe được”.<br />
Trương Ôn: “Trời có chân không?”<br />
Tần Mật: “Có thơ rằng “Trời đi chập chững, giống như trẻ thơ”, nếu không có chân sao lại<br />
bước được’’.<br />
Trương Ôn: “Trời có họ không?”<br />
Tần Mật: “Có!”<br />
Trương Ôn: “Họ gì?”<br />
Tần Mật: “Họ Lưu”<br />
Trương Ôn: “Sao lại biết vậy?”<br />
<br />