VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 426 (Kì 2 - 3/2018), tr 44-49<br />
<br />
KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI NGUY CƠ BỊ LẠM DỤNG TÌNH DỤC<br />
CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Lê Thị Phương Hoa, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên<br />
Nguyễn Phương Anh - Đỗ Minh Ngọc<br />
Lớp 11 Văn, Trường Trung học phổ thông chuyên Thái Nguyên<br />
Ngày nhận bài: 15/01/2018; ngày sửa chữa: 05/02/2018; ngày duyệt đăng: 07/02/2018.<br />
Abstract: The paper focused on clarifying the situation of skills for coping with the risk of sexual<br />
abuse of primary pupils in Thai Nguyen province in terms of awareness, attitudes and behaviors.<br />
Also, the article points out some main causes that affect these skills of the children. Since then, the<br />
paper proposed measures to train the skills for coping with the risk of sexual abuse for primary<br />
pupils in Thai Nguyen province with aim to prevent consequences from sexual abuse for children.<br />
Keywords: Primary school students, skills, sexual abuse, risk of sexual abuse, response.<br />
2.2. Kết quả nghiên cứu<br />
2.2.1. Thực trạng trẻ em bị lạm dụng tình dục trên địa<br />
bàn tỉnh Thái Nguyên<br />
Trước khi tìm hiểu kĩ năng ứng phó của HSTH trước<br />
nguy cơ bị LDTD, chúng tôi tìm hiểu thực trạng những<br />
vụ LDTD đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Kết<br />
quả thu được như sau: Năm 2015 xảy ra 14 vụ, năm 2016<br />
là 10 vụ, nửa đầu năm 2017 là 7 vụ (Nguồn: Phòng điều<br />
tra tội phạm công an tỉnh Thái Nguyên).<br />
Có thể thấy, mặc dù số vụ LDTD trẻ em trên địa bàn<br />
tỉnh Thái Nguyên trong 3 năm gần đây (tính đến tháng<br />
6/2017) có chiều hướng giảm dần; song qua tìm hiểu,<br />
chúng tôi được biết tính chất các vụ lại phức tạp hơn và<br />
giảm dần về số tuổi, trong đó có đến 80% nạn nhân thuộc<br />
độ tuổi từ 6-10 (HSTH). Đây thực sự là hồi chuông cảnh<br />
báo cho tất cả phụ huynh, nhà giáo dục, toàn xã hội. Đã<br />
đến lúc cần nghiêm túc nhìn nhận vấn đề về sự cần thiết<br />
phải trạng bị cho trẻ kĩ năng tự ứng phó, tự phòng vệ<br />
trước nguy cơ bị LDTD.<br />
2.2.2. Thực trạng kĩ năng ứng phó của học sinh tiểu học trên<br />
địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước nguy cơ bị lạm dụng tình dục<br />
- Thực trạng nhận thức của HSTH về nguy cơ LDTD:<br />
Để đánh giá mức độ kĩ năng ứng phó của HSTH trước<br />
nguy cơ bị LDTD, trước hết phải tìm hiểu nhận thức của<br />
các em về các vấn đề có liên quan như: Những hành vi<br />
được coi là LDTD trẻ em; Thủ đoạn LDTD trẻ em; Nạn<br />
nhân của LDTD trẻ em; Tình huống có nguy cơ xảy ra<br />
LDTD trẻ em; Đối tượng LDTD trẻ em; Hậu quả của<br />
LDTD trẻ em và nguyên nhân của LDTD trẻ em. Kết quả<br />
khảo sát cho thấy:<br />
+ Nhận thức của trẻ tiểu học về những hành vi được<br />
coi là LDTD trẻ em chỉ đạt mức trung bình (ĐTB: 2,17).<br />
Nhìn chung, các em bước đầu đã có sự hiểu biết về những<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Vấn nạn lạm dụng tình dục (LDTD) trẻ em hiện nay<br />
đang ngày càng trở nên nhức nhối với tính chất ngày<br />
càng phức tạp. Trẻ bị LDTD có nguy cơ bị căng thẳng<br />
sau chấn thương, thường gặp phải những triệu chứng lo<br />
âu, trầm cảm và ý định tự tử. Những vấn đề này gây ảnh<br />
hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. Học sinh<br />
tiểu học (HSTH) là một trong những nhóm trẻ có nguy<br />
cơ cao bị LDTD. Do nhận thức chưa đầy đủ, HSTH<br />
thường sống bằng cảm xúc, bằng niềm tin do người lớn<br />
gây dựng nên đôi khi các em dễ bị kẻ xấu lợi dụng, đưa<br />
các em vào những tình huống nguy hiểm. Đối tượng xâm<br />
hại gồm cả người quen, người thân và người lạ. Do đó,<br />
việc rèn luyện kĩ năng ứng phó với tình huống LDTD trẻ<br />
em, giúp HSTH tự bảo vệ mình là rất cần thiết và đòi hỏi<br />
sự chung tay của toàn xã hội.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được thực hiện trên 220 học sinh (HS)<br />
thuộc Trường Tiểu học La Hiên (thuộc một huyện miền<br />
núi tỉnh Thái Nguyên), Tiểu học Đội Cấn (TP. Thái<br />
Nguyên) và Trường Giáo dục và Hỗ trợ trẻ em bị thiệt<br />
thòi tỉnh Thái Nguyên. Thời gian khảo sát từ ngày<br />
15/08/2017 đến 15/12/2017.<br />
Để có được kết quả nghiên cứu khách quan, chúng tôi sử<br />
dụng phối hợp các phương pháp như: điều tra, quan sát, thực<br />
nghiệm, thống kê toán học, nghiên cứu trường hợp điển hình.<br />
Có 3 mức độ đánh giá kĩ năng ứng phó của HSTH trước nguy<br />
cơ bị LDTD là Yếu, Trung bình và Tốt. Mức “Yếu” được đánh<br />
giá bằng điểm trung bình (ĐTB) thấp nhất là 1 và mức “tốt” có<br />
ĐTB cao nhất là 3. Điểm càng cao thì mức độ biểu hiện kĩ năng<br />
ứng phó với nguy cơ bị LDTD càng tốt (mức Tốt: 2,41-3 điểm;<br />
mức Trung bình: 1,71-2,4 điểm; mức Yếu: 1-1,7 điểm).<br />
<br />
44<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 426 (Kì 2 - 3/2018), tr 44-49<br />
<br />
biểu hiện được xem là LDTD trẻ em, tuy nhiên sự nhận<br />
thức này chưa thực sự đầy đủ. Vẫn còn đến 43% HS<br />
nhầm lẫn hành vi “cầm tay trẻ” là một hành vi LDTD trẻ<br />
em và ngược lại, cũng có gần 60% em cho rằng hành vi:<br />
“cho trẻ xem phim, hình ảnh kích dục và cố tình phơi bày<br />
bộ phận sinh dục của người lớn” không phải là hành vi<br />
LDTD trẻ em. Kết quả này có thể cho phép kết luận về<br />
sự lơi là trong công tác trang bị kiến thức tự phòng vệ<br />
cho các em trước nguy cơ bị lạm dụng từ phía gia đình<br />
và nhà trường.<br />
+ Để tìm hiểu về những tình huống có nguy cơ xảy<br />
ra LDTD ở trẻ em, chúng tôi đã xây dựng 06 tình huống<br />
có nguy cơ cao xảy ra LDTD trẻ em. Kết quả khảo sát<br />
cho thấy, nhận thức của HSTH về các tình huống có thể<br />
xảy ra LDTD chỉ đạt mức trung bình (ĐTB: 2,25). Tuy<br />
nhiên, sự nhận thức này không đồng đều giữa các khối<br />
lớp. HS khối 5 nhận thức tốt nhất với hơn 70% số ý kiến<br />
cho rằng, tình huống dễ xảy ra LDTD trẻ em là “đến<br />
những nơi vắng vẻ một mình”. Trong khi đó, HS khối 1<br />
và 2 chỉ có 30% nhận thức đúng về tình huống này. Trên<br />
thực tế, trong thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ<br />
LDTD trẻ em, đặc biệt là xâm hại, dâm ô với trẻ em xảy<br />
ra ở những nơi vắng vẻ, nạn nhân đi một mình. Điểm<br />
đáng lo ngại ở câu hỏi này là 49% HS đã cho rằng, “đi<br />
vệ sinh một mình ở trường” không có nguy cơ xảy ra<br />
LDTD trẻ em. Trong thực tế, đã có rất nhiều vụ LDTD<br />
trẻ em xảy ra ở nhà vệ sinh khi các em đi vệ sinh một<br />
mình ở trường. Khu vực nhà vệ sinh thường tách biệt,<br />
vắng vẻ. Đối tượng LDTD trẻ em có thể lợi dụng điều<br />
này dễ dàng thực hiện hành vi của mình.<br />
+ Đối tượng LDTD ở trẻ là ai? Tìm hiểu về vấn đề<br />
này, chúng tôi đã đưa ra 3 phương án cho HSTH lựa<br />
chọn: người lạ; người quen biết, hàng xóm; người thân<br />
trong gia đình. Kết quả thu được cho thấy, nhận thức của<br />
các em về vấn đề này chỉ đạt mức trung bình (ĐTB:<br />
2,07). Nhiều lí do đã được chỉ ra, trong đó có lí do thuộc<br />
về niềm tin của trẻ đối với người thân quen: hơn 50% các<br />
em HS cho rằng, người thân trong gia đình không phải là<br />
đối tượng gây ra LDTD trẻ em. Sự tin tưởng này hoàn<br />
toàn có cơ sở, song trên thực tế con số về những vụ trẻ<br />
em bị lạm dụng bởi người thân quen đã cho thấy niềm tin<br />
của các em hoàn toàn bị chà đạp bởi dục vọng tầm<br />
thường của một bộ phận người được xem là người quen,<br />
thân của trẻ.<br />
+ Về những thủ đoạn mà đối tượng LDTD trẻ em<br />
thường sử dụng: kết quả khảo sát cho thấy, nhận thức của<br />
các em về vấn đề này đạt mức trung bình (ĐTB: 2,17).<br />
Trong đó, 73% HS cho rằng, đối tượng hay sử dụng các<br />
thủ đoạn như cho bánh kẹo, tiền tiêu vặt… Đây cũng là hai<br />
trong số các thủ đoạn mà các đối tượng thường hay sử<br />
dụng nhất để thực hiện hành vi LDTD trẻ em. Các đối<br />
<br />
tượng sẽ lợi dụng sự non nớt, ngây thơ trong sáng của trẻ,<br />
cho các em quà bánh, tiền tiêu vặt, cho đi nhờ xe nhằm lôi<br />
kéo lòng tin, từ đó dụ dỗ trẻ nghe theo lời của mình.<br />
+ Nhận thức của HSTH về những nạn nhân của<br />
LDTD trẻ em có nguy cơ bị LDTD. Ở nội dung này, nhận<br />
thức của các em cũng chỉ đạt mức trung bình (ĐTB:<br />
2,23). Nhiều em vẫn chưa đánh giá đúng về mức độ nguy<br />
cơ bị LDTD của các em HS: 16% HS được phỏng vấn<br />
cho rằng “trẻ em khuyết tật” không có nguy cơ bị LDTD<br />
và 31% HS cho rằng “trẻ em bị nhiễm HIV” không có<br />
nguy cơ bị LDTD. Thực tế, tất cả các trẻ em đều có nguy<br />
cơ bị LDTD; trong đó trẻ em bị khuyết tật, trẻ em bị bỏ<br />
rơi, trẻ em lang thang cơ nhỡ, trẻ em bị đánh đập bạo<br />
hành đặc biệt có nguy cơ cao bị LDTD do các em không<br />
có khả năng tự vệ. Có thể thấy rằng, hoàn cảnh đặc biệt<br />
của trẻ là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới nguy cơ<br />
trẻ em bị LDTD.<br />
+ Về những hậu quả mà LDTD trẻ em gây ra cho<br />
thấy, nhận thức của các em cũng chỉ đạt mức trung bình<br />
(ĐTB: 2,3). Khảo sát cho thấy, nhìn chung đa số các em<br />
HS khối 4, 5 có nhận thức tốt hơn khi đánh giá mức độ<br />
nghiêm trọng của các hậu quả mà LDTD trẻ em gây ra.<br />
Ba hậu quả mà chủ yếu các em cho rằng rất nghiêm trọng<br />
là: có hành vi tiêu cực, hủy hoại bản thân, tự tử; mang<br />
thai ngoài ý muốn; trở nên xa lánh cộng đồng, sống khép<br />
mình. Nghiêm trọng hơn cả, sau khi bị LDTD, không ít<br />
em có suy nghĩ tìm đến cái chết do bị sốc về mặt tinh<br />
thần. Các em rơi vào trạng thái hoảng sợ và cảm thấy<br />
không có lối thoát, bởi nguyên nhân một phần do xấu hổ,<br />
một phần khác do bị kẻ lạm dụng đe dọa nên các em<br />
không dám thổ lộ cùng ai. Trẻ em là những người đang<br />
trong độ tuổi phát triển, chưa hoàn thiện về mặt thể chất<br />
và tâm sinh lí. Vì vậy, khi trẻ bị LDTD sẽ dẫn đến những<br />
hậu quả lâu dài không chỉ cho trẻ em - nạn nhân trực tiếp<br />
- mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho gia đình<br />
trẻ bị LDTD và cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn<br />
62% số trẻ khối 1 không nhận thức đúng về vấn đề này.<br />
+ Về những nguyên nhân khiến trẻ em có nguy cơ trở<br />
bị LDTD: kết quả khảo sát cho thấy, nhận thức của các<br />
em đạt mức trung bình (ĐTB: 2,2). Có thể nói tình trạng<br />
LDTD trẻ em hiện nay có chiều hướng gia tăng và hết<br />
sức phức tạp, nếu không nói là rất nghiêm trọng. Một<br />
trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm hại tình<br />
dục đối với trẻ em là môi trường xã hội ngày càng tiềm<br />
ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến trẻ em bị xâm hại; những ấn<br />
phẩm đồi trụy, Internet, phim ảnh ngoài luồng có tính<br />
chất khiêu dâm... Chúng ta cũng không thể không kể đến<br />
một nguyên nhân nữa là tâm lí của người Á Đông nói<br />
chung, Việt Nam nói riêng thường kín đáo, không<br />
muốn đề cập đến những vấn đề nhạy cảm. Nhiều nguyên<br />
nhân khiến trẻ bị LDTD đã được chỉ ra, trong đó có<br />
45<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 426 (Kì 2 - 3/2018), tr 44-49<br />
<br />
nguyên nhân thuộc về sự hạn chế trong kĩ năng ứng phó,<br />
tự phòng vệ của chính các em trước nguy cơ bị LDTD.<br />
Như vậy, kết quả điều tra nhận thức của HSTH trên địa<br />
bàn tỉnh Thái Nguyên về các vấn đề có liên quan đến<br />
LDTD trẻ em cho thấy, nhận thức của các em còn nhiều<br />
hạn chế, chỉ đạt mức trung bình, dao động trong khoảng<br />
điểm từ 2,07-2,3. Trong đó, sự hạn chế nhất trong nhận<br />
thức là về đối tượng gây ra LDTD trẻ em với ĐTB chỉ đạt<br />
2,07. Chính niềm tin ở các em đối với người quen và thân<br />
đã vô tình trở thành kẽ hở để kẻ xấu lợi dụng, thực hiện<br />
hành vi LDTD với các em. Kết quả trên một lần nữa khẳng<br />
định sự cần thiết phải nâng cao nhận thức cho các em về<br />
nguy cơ xảy ra LDTD để các em có thể tự bảo vệ mình.<br />
So sánh giữa ba trường trong địa bàn tỉnh Thái<br />
Nguyên cho kết quả như sau (xem bảng 1):<br />
<br />
Khả năng tự kiềm chế của HSTH còn yếu, đặc biệt là rất dễ<br />
tổn thương. Trong số 107 HS còn lại, có 61 em (chiếm gần<br />
28% tổng số khách thể khảo sát) sẽ kiên quyết chống trả và<br />
tìm cách thoát thân, còn lại sẽ bình tĩnh tìm người trợ giúp.<br />
Trong trường hợp này, do các em còn nhỏ, yếu đuối, vớ sức<br />
lực của mình, các em sẽ không thể chống trả, đối phó với<br />
đối tượng LDTD (các đối tượng thường là thanh niên khỏe<br />
mạnh). Do vậy, HS nên bình tĩnh và tìm sự trợ giúp từ<br />
những người có mặt ở gần đó bằng cách gào thét, gây sự<br />
chú ý của mọi người xung quanh. Trong mọi trường hợp,<br />
sự bình tĩnh luôn có vai trò quan trọng, giúp ta có thể tìm ra<br />
cách xử lí tốt nhất cho bản thân.<br />
So sánh giữa các trường trong việc xác định thái độ khi ứng<br />
phó với nguy cơ LDTD cho kết quả như sau (xem bảng 2):<br />
<br />
Bảng 1. So sánh nhận thức của HSTH ba trường về nguy cơ bị LDTD<br />
Điểm trung bình<br />
Trường<br />
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6<br />
La Hiên<br />
2,06<br />
2,12<br />
1,96<br />
2,06<br />
2,11<br />
2,19<br />
Đội Cấn<br />
2,27<br />
2,38<br />
2,15<br />
2,29<br />
2,35<br />
2,43<br />
Trường Giáo dục và Hỗ trợ trẻ<br />
2,43<br />
2,48<br />
2,32<br />
2,33<br />
2,31<br />
2,40<br />
em bị thiệt thòi<br />
Bảng 1 cho thấy, sự khác biệt giữa ĐTB của ba trường<br />
Tiểu học La Hiên, Đội Cấn và Trường Giáo dục và Hỗ trợ trẻ<br />
em bị thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên. Trường Tiểu học La Hiên<br />
có ĐTB nhiều câu và ĐTB của tất cả 7 câu hỏi đều nằm ở<br />
mức Trung bình. Trong khi đó, Trường Tiểu học Đội Cấn và<br />
Trường Giáo dục và Hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi lại có ĐTB các<br />
câu cao hơn, nằm ở mức khá, đặc biệt Trường Giáo dục và<br />
Hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên có ĐTB cao nhất.<br />
Sở dĩ có sự chênh lệch này là do nơi sinh sống và học tập của<br />
các em. Các em HS ở thành phố có mức sống cao hơn, các<br />
em có nhiều cơ hội để được tiếp cận với thông tin, có nhiều<br />
điều kiện để được giáo dục, trau dồi cho nhận thức của mình<br />
về LDTD trẻ em. Đây là một thiệt thòi lớn đối với các em HS<br />
ở các huyện nói chung và ở Tiểu học La Hiên nói riêng. Còn<br />
về Trường Giáo dục và Hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái<br />
Nguyên, HS khuyết tật có nguy cơ cao bị LDTD, trước<br />
những nguy cơ đó, các em được đặc biệt quan tâm, giáo dục<br />
thường xuyên về LDTD trẻ em. Vì lẽ đó, các em được đánh<br />
giá với ĐTB cao hơn hẳn so với hai trường còn lại.<br />
- Thực trạng thái độ của HSTH trước nguy cơ bị LDTD:<br />
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, có tới 113 HS (chiếm tới<br />
hơn 51% tổng số khách thể khảo sát) cho rằng, các em có<br />
thái độ sợ hãi, khóc lóc, van xin đối tượng khi gặp phải tình<br />
huống có nguy cơ có thể bị LDTD. Dường như các em còn<br />
nhỏ, giàu cảm xúc và sống bằng cảm xúc. HSTH rất dễ xúc<br />
động trước các tác động của cuộc sống. Các em thường thể<br />
hiện cường độ cảm xúc mạnh mẽ, khóc cười rất hồn nhiên.<br />
<br />
Câu 7<br />
2,09<br />
2,28<br />
<br />
Tổng<br />
2,07<br />
2,29<br />
<br />
2,45<br />
<br />
2,37<br />
<br />
Bảng 2. So sánh giữa các trường trong việc<br />
xác định thái độ khi ứng phó với nguy cơ bị LDTD<br />
Bình<br />
Kiên quyết<br />
Sợ hãi, khóc<br />
tĩnh<br />
chống trả<br />
lóc van xin<br />
tìm<br />
Trường<br />
đối tượng<br />
người và tìm cách<br />
thoát thân<br />
lạm dụng<br />
trợ<br />
giúp<br />
La Hiên<br />
61%<br />
8%<br />
31%<br />
Đội Cấn<br />
47%<br />
28%<br />
25%<br />
Trường Giáo<br />
dục và Hỗ trợ<br />
25%<br />
50%<br />
25%<br />
trẻ em<br />
bị thiệt thòi<br />
Bảng 2 cho thấy, HSTH tại Trường Giáo dục và Hỗ<br />
trợ trẻ em bị thiệt thòi có sự xác định thái độ đúng đắn<br />
hơn HS hai trường còn lại, đặc biệt là so với Trường Tiểu<br />
học La Hiên. Phần lớn các bạn HS Trường Tiểu học La<br />
Hiên và Đội Cấn sẽ sợ hãi, khóc lóc van xin đối tượng<br />
khi có nguy cơ bị LDTD. Ngược lại, 50% HS tham gia<br />
khảo sát của Trường Giáo dục và Hỗ trợ trẻ em bị thiệt<br />
thòi tỉnh Thái Nguyên lại chọn bình tĩnh tìm người trợ<br />
giúp. Phải chăng sự khác biệt này cũng liên quan với môi<br />
trường sinh sống và học tập của các em. Ở Trường Giáo<br />
dục và Hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên, HS<br />
khuyết tật có nguy cơ cao bị LDTD; trước những nguy<br />
46<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 426 (Kì 2 - 3/2018), tr 44-49<br />
<br />
cơ đó, các em được đặc biệt quan tâm, giáo dục thường<br />
xuyên về LDTD trẻ em. Vì lẽ đó, các em ở trường này có<br />
thái độ khác hẳn hai trường còn lại.<br />
Như vậy, có thể thấy, khi các em có nhận thức đúng đắn<br />
và đầy đủ về các vấn đề có liên quan đến nguy cơ bị LDTD,<br />
các em sẽ có thái độ đúng đắn và bình tĩnh khi đối diện với<br />
những tình huống này. Kết quả bảng 3 cho thấy, đa số các<br />
em vẫn có thái độ lo sợ, khóc lóc van xin đối tượng lạm<br />
dụng khi đối diện với nguy cơ bị xâm hại. Thiết nghĩ, song<br />
song với việc nâng cao nhận thức cho các em về các vấn đề<br />
có liên quan đến LDTD trẻ em thì việc định hướng cho các<br />
em biết bày tỏ thái độ đúng khi đối diện nguy cơ bị LDTD<br />
cũng là điều cần thiết, không thể không lưu tâm.<br />
- Thực trạng kĩ năng ứng phó của HSTH về các tình<br />
huống gây nguy cơ bị LDTD: Để đánh giá kĩ năng ứng phó<br />
với nguy cơ LDTD của HSTH, chúng tôi xây dựng 7 tình<br />
huống giả định với các đáp án cho sẵn về cách ứng phó trong<br />
từng tình huống để HS lựa chọn. Các tình huống chúng tôi<br />
xây dựng xoay quanh các khía cạnh của nguy cơ trẻ đối diện<br />
với LDTD. Cụ thể:<br />
Tình huống 1: Vào giờ ra chơi ở trường, bác bảo vệ đột<br />
nhiên tới gần bạn, cho bạn bim bim, kẹo, sữa... và rủ bạn vào<br />
phòng bảo vệ của mình. Bạn sẽ làm gì trong tình huống này?<br />
Tình huống 2: Tan học, khi bạn Vy đang chờ người<br />
thân đến đón, có người lạ đến gần và nhận là bạn của mẹ<br />
Vy. Chú ấy bảo rằng, mẹ nhờ đến đón Vy về. Nếu là Vy,<br />
bạn sẽ làm gì trong tình huống này?<br />
Tình huống 3: Trên đường đi học về, bạn bị một người<br />
đàn ông lạ mặt chặn lại. Bạn sẽ làm gì trong tình huống này?<br />
Tình huống 4: Khi bạn Hạnh đang ở nhà một mình thì<br />
có người lạ gõ cửa. Nếu là Hạnh, bạn sẽ làm gì?<br />
Tình huống 5: Khi ở nhà một mình, có hàng xóm,<br />
người quen gõ cửa, bạn sẽ làm gì?<br />
Tình huống 6: Nam và Lan quen nhau trên mạng xã<br />
hội. Hai bạn mới chỉ nói chuyện online chứ chưa bao giờ<br />
gặp mặt. Bỗng một hôm Nam nhắn tin rủ Lan gặp mặt và đi<br />
chơi. Nếu là Lan, bạn sẽ làm gì?<br />
Tình huống 7: Tuấn và Thảo là bạn bè trên mạng xã<br />
hội. Một hôm, Tuấn gửi cho Thảo một số hình ảnh clip<br />
khiêu dâm và rủ rê Thảo cùng thực hiện như trong clip. Nếu<br />
là Thảo, bạn sẽ làm gì?<br />
Chúng tôi kết hợp với quan sát những biểu hiện khi các<br />
em lựa chọn cách xử lí theo tiêu chí: Câu trả lời nhanh hay<br />
chậm, chính xác hay không, thái độ của các em khi trả lời.<br />
Kết quả cho thấy:<br />
- Ở tình huống 1: Có tới 39% chọn phương án sai:<br />
“đồng ý nhận quà và đi theo bác bảo vệ”. Các em cho rằng:<br />
Bác bảo vệ cũng là người thân thuộc, gần gũi với các em ở<br />
trường học. Sự lựa chọn trên hoàn toàn có thể lí giải như<br />
sau: HSTH còn non nớt, ngây thơ, luôn tin tưởng vào mọi<br />
người xung quanh nên các em không hề mảy may suy nghĩ<br />
<br />
về những trường hợp có thể xảy ra. Trong thực tế, có rất<br />
nhiều trường hợp bác bảo vệ lợi dụng sự quen biết để tiếp<br />
cận, sau đó thực hiện hành vi xấu của mình. So sánh giữa<br />
các trường cho thấy, HS Trường Giáo dục và Hỗ trợ trẻ thiệt<br />
thòi có kĩ năng tốt hơn cả, sau đó đến Trường Đội Cấn và<br />
Trường La Hiên yếu nhất về kĩ năng ứng phó trong những<br />
tình huống đối diện với nguy cơ bị LDTD. Cụ thể: Trong số<br />
100 HS của Trường Tiểu học Đội Cấn, có 48% chọn<br />
phương án “khéo léo từ chối và đi ra chỗ khác”; trong số 20<br />
HS của Trường Giáo dục và Hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi tỉnh<br />
Thái Nguyên cũng có tới 50% chọn đáp án đó. Tuy nhiên,<br />
tại Trường Tiểu học La Hiên, tỉ lệ HS chọn phương<br />
án “đồng ý nhận quà và đi theo bác bảo vệ” lại chiếm con<br />
số cao nhất (37%).<br />
- Ở tình huống thứ 2: 67% chọn phương án sai đó là<br />
“nghe lời và lên xe”, chỉ có 33% số HS chọn phương án<br />
đúng “đề nghị gọi điện và cho bạn nói chuyện với mẹ”. So<br />
sánh giữa các trường cho thấy, Trường Tiểu học Đội Cấn<br />
có kĩ năng phòng vệ tốt nhất, sau đó đến Trường Giáo dục<br />
và Hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi và cuối cùng là HS Trường<br />
Tiểu học La Hiên. Cụ thể: Trong số 100 em HS của Trường<br />
Tiểu học La Hiên, có 77% các em chọn phương án thứ nhất<br />
nhưng chỉ có 23% chọn phương án thứ ba: “đề nghị gọi điện<br />
và cho bạn nói chuyện với mẹ”. Trường Giáo dục và Hỗ trợ<br />
trẻ em bị thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên cũng vậy, có tới 70%<br />
các em HS chọn phương án thứ nhất, chỉ có 30% chọn<br />
phương án thứ ba. Tuy nhiên, tỉ lệ HS chọn phương án thứ<br />
ba của Trường Tiểu học Đội Cấn là ở mức cao nhất (69%).<br />
- Ở tình huống thứ 3: Để các em một mình cũng là một<br />
trong những lí do khiến các em có nguy cơ cao bị LDTD.<br />
Do tuổi còn nhỏ và chưa có nhiều kĩ năng, khi gặp phải câu<br />
hỏi tình huống thứ ba, các em thường sẽ lo sợ, hét toáng lên<br />
và tìm cách thoát thân. Điều đó thể hiện ở con số 62% các<br />
em HS chọn phương án sai. Còn các em có thể bình tĩnh để<br />
đối diện chỉ có 11%. Đối với câu hỏi tình huống thứ ba, cả<br />
ba trường đều có tỉ lệ HS chọn phương án lo sợ, hét toáng<br />
lên và tìm cách thoát thân.<br />
- Ở tình huống thứ 4: Trẻ có thể tự ở nhà một mình hay<br />
không là một câu hỏi cho không ít bậc cha mẹ hiện nay.<br />
Đối với câu hỏi tình huống thứ tư, tỉ lệ HS chọn ba phương<br />
án đầu không có sự chênh lệch nhiều (32%; 30%; 28%)<br />
nhưng tỉ lệ HS chọn phương án cuối cùng lại chỉ có 10%.<br />
Tuy tỉ lệ các em chọn phương án “mở của cho người lạ vào”<br />
vẫn khá cao (33%) nhưng phương án “nhất quyết không mở<br />
cửa” cũng chiếm 30% và “nói dối rằng chìa khóa bố mẹ<br />
không để ở nhà” chiếm 28%. Điều này cho thấy, đối với<br />
người lạ, cha mẹ các em cũng đã có sự dạy dỗ nhất định để<br />
các em tự bảo vệ bản thân. Tuy nhiên, các em vẫn chưa thực<br />
sự có kĩ năng tốt khi chỉ có 10 % chọn phương án “quay vào<br />
nhà và gọi bố mẹ xem như bố mẹ đang ở nhà”. So sánh giữa<br />
các trường cho thấy, kĩ năng tốt hơn hẳn vẫn là các em HS<br />
47<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 426 (Kì 2 - 3/2018), tr 44-49<br />
<br />
Trường Tiểu học Đội Cấn, sau đó đến Trường Tiểu học La<br />
Hiên và yếu nhất là Trường Giáo dục và Hỗ trợ trẻ em bị<br />
thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên.<br />
- Ở tình huống thứ 5: Khi để các con ở nhà một mình,<br />
cha mẹ thường nhờ người thân, quen chăm sóc hoặc khóa<br />
cửa lại. Tuy nhiên, người quen, hàng xóm đôi khi lợi dụng<br />
sự quen biết, phụ thuộc, sự ngây thơ và sự tin tưởng của trẻ<br />
để dụ dỗ các em cho mở cửa vào và thực hiện hành vi<br />
LDTD của mình. Trong tổng số 220 em tham gia trả lời, có<br />
tới 49% các em chọn “mở của cho người quen, hàng xóm<br />
vào”, 11 % chọn phương án “nhất quyết không mở cửa”,<br />
31% các em HS chọn “nói dối rằng không có chìa khóa cửa”<br />
và chỉ có 9% chọn phương án “nói với hàng xóm, người<br />
quen rằng chìa khóa bố mẹ không để ở nhà”. Có thể thấy<br />
rằng, ở tình huống này, các em bộc lộ sự hạn chế về kĩ năng<br />
ứng phó.<br />
- Ở tình huống 6 và 7: Xã hội ngày càng phát triển, điều<br />
kiện tiếp xúc của trẻ với mạng xã hội ngày càng nhiều. Bên<br />
cạnh nhưng mặt tích cực, mạng xã hội cũng có rất nhiều tiêu<br />
cực. Trong số 220 HS tham gia trả lời, tỉ lệ HS chọn phương<br />
án thứ hai (phương án an toàn): “từ chối và nói chuyện này<br />
với bố mẹ” là nhiều nhất. Đối với Trường Tiểu học Đội Cấn,<br />
HS có nhận thức tốt hơn nên kĩ năng cũng tốt hơn, tỉ lệ HS<br />
chọn phương án “không đồng tình” nhiều hơn so với<br />
Trường Tiểu học La Hiên và Trường Giáo dục và Hỗ trợ trẻ<br />
em bị thiệt thòi tỉnh Thái Nguyên.<br />
Qua hệ thống câu hỏi tình huống, kết hợp với quan sát,<br />
chúng tôi nhận thấy, đa số các em có kĩ năng ứng phó trước<br />
nguy cơ bị LDTD ở mức khá. Trong đó, Trường Tiểu học<br />
Đội Cấn là trường có kĩ năng ứng phó tốt nhất. Có lẽ bởi các<br />
em có điều kiện sống tốt hơn, đã được gia đình và nhà<br />
trường thường xuyên quan tâm, giáo dục. Tiếp theo là các<br />
em HS của Trường Giáo dục và Hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi<br />
tỉnh Thái Nguyên. Tuy rằng so với các bạn cùng trang lứa,<br />
các em có phần thiệt thòi cả về mặt thể chất và tinh thần,<br />
nhưng lại nhận được sự quan tâm đặc biệt từ nhà trường, gia<br />
đình và xã hội nên kĩ năng của các em cũng được nâng cao.<br />
Còn đối với Trường Tiểu học La Hiên, có thể do điều kiện<br />
sống còn chưa được cao, nhiều nơi dân trí còn thấp, các em<br />
chưa được giáo dục về vấn nạn này, đó cũng là một trong<br />
những lí do quan trọng ảnh hưởng đến kĩ năng ứng<br />
phó trước nguy cơ bị LDTD của các em.<br />
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng ứng phó của học<br />
sinh tiểu học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước nguy cơ<br />
bị lạm dụng tình dục<br />
Để tìm hiểu nguyên nhân khiến kĩ năng ứng phó của<br />
HSTH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chỉ đạt mức trung bình,<br />
chúng tôi tiến hành trò chuyện với 5 HS, 3 giáo viên Trường<br />
Tiểu học La Hiên; 05 HS, 2 giáo viên Trường Tiểu học Đội<br />
Cấn và trao đổi bằng cách viết câu hỏi ra giấy với ba HS, 01<br />
giáo viên của Trường Giáo dục và Hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi.<br />
<br />
Kết quả cho thấy: 82,4% số ý kiến cho rằng, các em yếu kĩ<br />
năng ứng phó với nguy cơ lạm dụng bởi bản thân các em<br />
không được trang bị kiến thức một cách có hệ thống về vấn<br />
đề này; 56,4% số ý kiến cho rằng, các em còn nhỏ, rất khó để<br />
nói cho các em hiểu sâu sắc vấn đề; 32,1% số ý kiến cho rằng,<br />
phụ huynh ít khi nói với con về vấn đề này. Khi chúng tôi đặt<br />
câu hỏi về việc nhà trường có tổ chức tuyên truyền cho HS<br />
thường xuyên không, cả 6 giáo viên được hỏi đều có chung<br />
quan điểm: Nhà trường có tổ chức tuyên truyền nhưng cũng<br />
không thường xuyên, chủ yếu là chỉ tổ chức vào một dịp lễ<br />
nào đó có lồng ghép nội dung này.<br />
Như vậy, có thể khẳng định: Nhận thức không đầy đủ<br />
chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến kĩ năng ứng phó với<br />
tình huống LDTD của HSTH hạn chế. Từ cách nhìn nhận<br />
này có thể thấy, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức<br />
cho các em còn hạn chế; tiếp đó là do yếu tố chủ quan từ<br />
chính các em - lứa tuổi tiểu học với đặc điểm nổi bật trong<br />
đời sống tâm lí là các em sống bằng cảm xúc, dễ tin người.<br />
Đây cũng chính là khoảng trống để đối tượng xấu lợi dụng<br />
thực hiện hành vi LDTD đối với trẻ.<br />
2.2.4. Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng ứng phó cho học<br />
sinh tiểu học trước nguy cơ bị lạm dụng tình dục:<br />
- Tổ chức tuyên truyền trực tiếp cho HS tại nhà<br />
trường: Thông qua các giờ chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh<br />
hoạt sao và lồng ghép trong các giờ học kĩ năng sống.<br />
Việc tuyên truyền nhằm mục đích cung cấp cho các em<br />
kiến thức về LDTD như: đối tượng LDTD, tình huống<br />
có nguy cơ LDTD… Trên cơ sở đó, định hướng thái độ<br />
phản ứng tích cực cho HS trước nguy cơ bị LDTD;<br />
hướng dẫn, tư vấn cho các em cách để ứng phó khi đối<br />
diện với nguy cơ bị LDTD. Để HS biết cách phòng tránh<br />
LDTD, tự bảo vệ bản thân, hiệu trưởng cần chỉ đạo giáo<br />
viên tuyên truyền, giáo dục cho HS kĩ năng nhận biết và<br />
phòng tránh LDTD bằng các hình thức phong phú, linh<br />
hoạt như tích hợp trong các môn học, lồng ghép trong các<br />
hoạt động ngoài giờ lên lớp, trong tiết sinh hoạt sao. Qua<br />
buổi tuyên truyền, tuyên truyền viên dạy cho các em kĩ<br />
năng tự bảo vệ mình trước những LDTD. Những kĩ năng<br />
ấy có thể là: không để ai vào nhà khi cha mẹ vắng nhà,<br />
phải biết la lên khi bị ai đó ôm vai vuốt tóc, phải biết gây<br />
tiếng động cầu cứu đối với hàng xóm, phải biết hành<br />
động chống trả quyết liệt đối với kẻ muốn LDTD, tránh<br />
đi một mình vào chỗ vắng vẻ hay chỗ thiếu ánh sáng... Các<br />
trường cần tổ chức nhiều hơn những buổi nói chuyện<br />
chuyên đề, tuyên truyền, hướng dẫn cho HS những tình<br />
huống có thể khiến trẻ bị xâm hại và cách tự phòng vệ bản<br />
thân khỏi đối tượng xâm hại. Việc tuyên truyền cần được tổ<br />
chức thường xuyên; nhà trường cần mời những chuyên gia<br />
tâm lí có khả năng truyền tải thông điệp tốt để thu hút sự chú<br />
ý lắng nghe của các em. Ngoài ra, các thầy cô giáo cần lồng<br />
48<br />
<br />