intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiểm toán nội bộ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 cho mục tiêu phát triển bền vững trong đơn vị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo "Kiểm toán nội bộ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 cho mục tiêu phát triển bền vững trong đơn vị" làm rõ các nội dung cơ bản về kiểm toán nội bộ và làm nổi bật vai trò của kiểm toán nội bộ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Bằng việc phân tích các đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chúng tôi làm rõ những cơ hội và thách thức mà kỷ nguyên số mang lại cho kiểm toán nội bộ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiểm toán nội bộ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 cho mục tiêu phát triển bền vững trong đơn vị

  1. KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 CHO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG ĐƠN VỊ Phạm Tiến Hưng* - Nguyễn Minh Châu**- Nguyễn Thị Phương Thảo*** 1 TÓM TẮT: Bài báo này làm rõ các nội dung cơ bản về kiểm toán nội bộ và làm nổi bật vai trò của kiểm toán nội bộ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Bằng việc phân tích các đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chúng tôi làm rõ những cơ hội và thách thức mà kỷ nguyên số mang lại cho kiểm toán nội bộ. Trên cơ sở đó cho thấy định hướng thay đổi nhất định của kiểm toán nội bộ trong giai đoạn mới để tạo các ảnh hưởng tích cực đến đơn vị, đồng thời đề xuất các giải pháp và điều kiện cần thiết để thực hiện nhằm tạo động lực cho mục tiêu phát triển bền vững của đơn vị. Từ khóa: kiểm toán nội bộ; Cách mạng Công nghiệp 4.0; phát triển bền vững; doanh nghiệp. ABSTRACT: This article clarifies the basic contents of internal audit, emphasizes the role of the internal audit, especially in Industry 4.0. Through the analyses of the basic features of Industry 4.0, we analyse both the opportunities and the challenges that the internal audit has to face in the digital era. With the aim of quick adaptability in the new period, it is necessary for the internal audit to tend to the specific directions. In addition, this article recommends the solutions and the necessary conditions for the purpose of sustainable development of the business. Keywords: internal audit, Industry 4.0, sustainable development, business. 1. BÀI VIẾT CHÍNH 1.1. Kiểm toán nội bộ (KTNB) trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 Trải qua các giai đoạn biến đổi và phát triển của kinh tế thế giới, kiểm toán nói chung và kiểm toán nội bộ (KTNB) nói riêng đã và đang ngày càng chứng minh được vai trò to lớn của mình đối với quá trình quản lý Nhà nước nền kinh tế nói chung và sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nói riêng. Trong giai đoạn hiện nay, sự bùng nổ mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang đặt ra thách thức vô cùng lớn đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đòi hỏi người hoạch định chiến lược vừa phải cân đối giữa mục tiêu phát triển nhanh nhằm thích ứng kịp thời với xu hướng biến đổi của xã hội, vừa phải gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững và xây dựng giá trị doanh nghiệp về lâu dài. KTNB cũng không nằm ngoài những yêu cầu đó. Về KTNB, Hiệp hội Kiểm toán viên nội bộ (Institute of Internal Auditors- IIA) đưa ra diễn giải như sau: “KTNB là hoạt động đảm bảo và tư vấn mang tính độc lập, khách quan được thiết lập nhằm tăng thêm giá trị và cải thiện cho các hoạt động của tổ chức. KTNB giúp cho tổ chức hoàn thành mục tiêu thông qua việc đưa ra một cách tiếp cận có hệ thống và kỷ cương nhằm đánh giá và cải thiện tính hữu hiệu trong quản trị rủi ro, kiểm soát và giám sát”. * Học viện Tài Chính, Số 58 Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam ** Học viện Tài Chính, Số 58 Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam *** Học viện Ngân hàng, Số 12 Chùa Bộc, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam, Tác giả nhận phản hồi: Phạm Tiến Hưng . Tel.: +84914686969.E-mail address: phamtienhung1975@gmail.com
  2. 968 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Từ diễn giải nêu trên, ngoài việc hiểu một cách tổng quan nhất về kiểm toán nội bộ, có thể thấy được các chức năng của kiểm toán nội bộ trong việc hỗ trợ cho các nhà quản trị doanh nghiệp trên các phương diện sau: Thứ nhất, KTNB với chức năng kiểm tra, đánh giá, giám sát. KTNB phải tạo thuận lợi cho việc đưa ra các hệ thống kiểm soát hiệu quả nhận biết tất cả các rủi ro lớn, đảm bảo rằng các quá trình kiểm soát ban đầu thực tế được thi hành đúng yêu cầu, đáp ứng môi trường rủi ro thay đổi và đảm bảo rằng nhà quản lý đã hoàn thành đầy đủ vai trò của họ đối với kiểm soát nội bộ. KTNB thực hiện kiểm tra tính tuân thủ của hệ thống quản lý đối với chính sách chế độ của Nhà nước, của doanh nghiệp; xác nhận tính đầy đủ, trung thực, hợp lý của các số liệu, tài liệu, các báo cáo và các tài liệu khác; từ đó đưa ra kết luận, đánh giá việc tuân thủ chế độ, chính sách, pháp luật cũng như hiệu lực các hoạt động của doanh nghiệp. Thứ hai, KTNB với chức năng đảm bảo. KTNB có thể đưa ra được các đảm bảo cho doanh nghiệp về việc doanh nghiệp đã và đang vận hành một cách hiệu quả nhằm đạt được đồng thời các mục tiêu đã đề ra. Các đảm bảo do KTNB mang lại chủ yếu tập trung vào quản trị doanh nghiệp thông qua quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ các vấn đề về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội (bao gồm cả vấn đề môi trường, vấn đề tuân thủ); đưa ra đảm bảo cho ban giám đốc và ủy ban kiểm toán (hoặc HĐQT) rằng, hệ thống kiểm soát nội bộ được vận hành một cách hiệu quả như được kỳ vọng. Thứ ba, KTNB với chức năng tư vấn. Công việc của KTNB bao gồm việc đánh giá phương châm cũng như văn hóa quản lý rủi ro của một doanh nghiệp, đến việc xem xét và báo cáo tính hiệu quả của việc thực hiện các chính sách quản lý. Dựa trên các công việc đó, KTNB sẽ đưa ra các khuyến nghị để hoàn thiện các bộ phận có cơ hội phát triển hoặc có những khiếm khuyết cần khắc phục. Thêm vào đó, KTNB có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn trợ giúp một cách riêng biệt cho tất cả các cấp trong một đơn vị, từ HĐQT đến các nhân viên và các cấp quản lý trong việc thực hiện trách nhiệm của mình một cách hiệu quả. Như vậy, vai trò của kiểm toán nội bộ là không thể phủ nhận, nhất là đặt doanh nghiệp vào bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày càng hội nhập sâu rộng và biến đổi sâu sắc như trong giai đoạn hiện nay. Cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ đã và sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến tổ chức và hoạt động của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp, tạo ra tác động đa chiều với cả cơ hội và thách thức. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra từ những năm 2000, với tên thường gọi là Cách mạng 4.0 hay Industry 4.0. Theo GS. Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Industry 4.0 hay CMCN 4.0 là một thuật ngữ gồm một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo. Đây được gọi là cuộc cách mạng số với sự ra đời của trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence - AI), rô bốt, mạng lưới internet kết nối vạn vật (Internet of things - IoT), internet của các dịch vụ (Internet of Services - IoS), các hệ thống vật lý trong không gian ảo, các phương tiện không người lái, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng và máy tính lượng tử. Bản chất của CMCN 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. Kỷ nguyên số đang mang tới nhiều cơ hội mới và những thách thức mới cho các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán. Về cơ hội: Trong tương lai, KTNB sẽ ngày càng quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp và chứng minh được vai trò tối ưu so với hai loại kiểm toán còn lại là kiểm toán độc lập (KTĐL) và kiểm toán Nhà nước (KTNN). Trong kỷ nguyên số với môi trường công nghệ nhiều biến đổi và tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, việc KTĐL và KTNN chỉ thực hiện kiểm tra, soát xét mỗi năm 1-2 lần không đảm bảo được việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời các sai phạm. Trong khi đó, KTNB với các đặc điểm và chức năng của mình không chỉ
  3. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 969 đảm bảo việc ngăn ngừa rủi ro, mà còn đảm bảo việc tuân thủ pháp lý, duy trì hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp cũng như thường xuyên đánh giá môi trường công nghệ, môi trường doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Dữ liệu lớn cũng mang lại cho kiểm toán viên sự tiếp cận với nguồn kiến thức vô hạn. Trí tuệ nhân tạo dù không thay thế được con người nhưng nó đang làm thay đổi môi trường, hoàn cảnh làm việc của kiểm toán viên, thay thế những công việc thủ công của kiểm toán như thu thập, xử lý, tính toán số liệu; tiết kiệm thời gian, giảm bớt áp lực công việc và sai sót bởi con người. Về Thách thức: Sự biến đổi nhanh chóng của môi trường công nghệ kéo theo sự thay đổi phương thức quản lý của doanh nghiệp cũng như sự thay đổi chiến lược hoạt động của các nhà quản trị. Sự thay đổi của môi trường công nghệ, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là nơi tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Những thay đổi đó kéo theo sự thay đổi về môi trường, hoàn cảnh, điều kiện làm việc, do đó đòi hỏi sự thích nghi của người lao động trong doanh nghiệp, trong đó có nhân sự kiểm toán. Sự phát triển của công nghệ hiện đại cũng đặt ra những yêu cầu cao hơn trong kiểm toán: xử lý bằng máy tính, bảo mật thông tin, phân tích dữ liệu và mạng máy tính. Công nghệ hiện đại cũng tạo thời cơ cho gian lận diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. KTNB sẽ phải đối mặt với rủi ro kiểm toán cao hơn. Yêu cầu đặt ra là KTNB phải không ngừng hoàn thiện, làm mới mình cho phù hợp với những yêu cầu quản lý trong hoàn cảnh mới. Sự phát triển quá nhanh về mặt công nghệ cũng có thể khiến doanh nghiệp chạy theo mục tiêu lợi nhuận mà bỏ quên các tác động xã hội - môi trường. Thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp phải đối mặt trong kỷ nguyên số là hài hòa giữa ba chỉ tiêu của phát triển bền vững: lợi nhuận, trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường. Và thách thức lớn nhất đặt ra đối với bộ phận KTNB là phải vận hành như thế nào để đảm bảo cho doanh nghiệp cân bằng được các mục tiêu đó. Đối với các cá nhân, những người đã đang và sẽ hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ, có hai điểm nổi bật trong kỷ nguyên số mà mỗi người phải ý thức để thay đổi, đó là khả năng công nghệ và khả năng đưa ra phán đoán nhận định (tầm nhìn), bên cạnh các yếu tố cốt lõi là năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Mặt khác, mục tiêu phát triển KTNB trong thời kỳ CMCN 4.0 ngoài việc hướng đến sự thích ứng kịp thời với những biến đổi chóng mặt của môi trường công nghệ, của môi trường kinh doanh cả trong và ngoài doanh nghiệp; còn phải đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn. Một cụm từ được các nhà lãnh đạo các nước nhắc đi nhắc lại nhiều nhất tại Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017 là “bền vững, sáng tạo”. Bền vững trở thành định hướng của sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và của doanh nghiệp nói riêng trong giai đoạn mới. Hơn thế nữa, phát triển bền vững chính là tấm giấy thông hành để doanh nghiệp vươn ra toàn cầu. Theo TS. Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), “Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp trong quá trình theo đuổi mục tiêu lợi nhuận phải thân thiện với môi trường, có trách nhiệm xã hội, đó là 3 mục tiêu doanh nghiệp phải theo đuổi nếu muốn phát triển bền vững. Đây là những tiêu chí căn bản trong các bộ chỉ số cho sự phát triển mọi doanh nghiệp”. 1.2. Định hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm toán nội bộ hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong thời kỳ CMCN 4.0: Về định hướng: Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện tổ chức công tác KTNB và bộ máy KTNB tại các doanh nghiệp cần quán triệt quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước, cũng như phù hợp với định hướng phát triển các
  4. 970 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION doanh nghiệp trong thời kỳ mới. KTNB tại các doanh nghiệp phải tổ chức ở mức độ cao hơn, chặt chẽ hơn để đáp ứng nhu cầu quản lý việc sử dụng vốn và điều hành hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất. Thứ hai, định hướng phát triển KTNB phụ thuộc vào định hướng phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế mở, hội nhập ngày càng sâu rộng vào các quan hệ kinh tế quốc tế đòi hỏi các công tác kiểm tra kiểm soát của các doanh nghiệp ngày càng cao. Sự phát triển dựa trên liên kết hỗn hợp đòi hỏi KTNB, bộ máy KTNB phải được xây dựng phù hợp. Cách thức tiếp cận truyền thống của KTNB không còn phù hợp mà thay vào đó là cách thức tiếp cận mới: tiếp cận trên cơ sở rủi ro (risk-based approach). Ở các nước trên thế giới, KTNB đang tiếp cận kiểm toán đối với cả kiểm toán tài chính và kiểm toán hoạt động theo cách thức tiếp cận rủi ro. Chính vì thế mà KTNB của các doanh nghiệp trong nước càng phải tăng cường về cả số lượng và chất lượng cũng như thay đổi phương pháp tiếp cận để phù hợp với các yêu cầu quản lý ngày càng cao của nền kinh tế trong thời kỳ hiện nay. Thứ ba, sự phát triển của các doanh nghiệp trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra nhiều vấn đề mới phức tạp về kiểm tra kiểm soát. Những vấn đề về ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên quá mức, đầu tư tràn lan là vấn đề buộc KTNB phải thay đổi trong việc trau dồi kiến thức chuyên môn. Với sự phát triển này, KTNB có thể hướng đến tiến hành đánh giá rủi ro hoạt động của các chương trình dự án, hướng đến thực hiện những loại hình kiểm toán mới, chẳng hạn như kiểm toán môi trường. Về giải pháp: Thứ nhất, hoàn thiện tổ chức KTNB trong các doanh nghiệp, bao gồm: Một là, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý quy định về KTNB. Các văn bản pháp lý của nhà nước về KTNB hiện nay còn rất thiếu, chưa đồng bộ và tính khả thi còn chưa cao. Tính đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một khuôn khổ pháp lý bài bản, chính thức và quy định riêng cho lĩnh vực KTNB. Quốc hội, Bộ Tài chính và Chính phủ cần chú trọng đến hoàn thiện hệ thống pháp lý trong tương lai bao gồm các tài liệu: Luật Kiểm toán nội bộ; Chuẩn mực kiểm toán nội bộ và các nghị định thông tư hướng dẫn khác. Trong thời gian tới, Bộ Tài chính cần tiếp tục cập nhật và hoàn thiện các quy định trong bản Dự thảo Nghị định về Kiểm toán nội bộ năm 2016, tiến tới trình Quốc hội xét duyệt xây dựng Luật Kiểm toán nội bộ. Bộ Tài chính cần sớm cập nhật, xây dựng hệ thống chuẩn mực Kiểm toán nội bộ để đảm bảo các quy định về kiểm toán nội bộ được luật hóa và chuẩn hóa trong hệ thống luật & chuẩn mực, đặc biệt là cập nhật và hướng tới tiệm cận dần với hệ thống chuẩn mực kiểm toán nội bộ quốc tế. Hai là, hoàn thiện đối tượng, mục tiêu, nội dung của kiểm toán nội bộ. - Đối tượng: Đối tượng của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp hiện nay không chỉ tập trung vào phần kiểm toán báo cáo tài chính, mà phải bao quát tất cả mọi hoạt động, lĩnh vực trong doanh nghiệp mà phải chuyển trọng tâm vào kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ. Ngoài kiểm toán các yếu tố tài chính, còn kiểm toán các yếu tố phi tài chính, kiểm toán rủi ro tài chính. - Mục tiêu: KTNB vẫn phải đảm bảo các mục tiêu của KT BCTC và kiểm toán tuân thủ: Kiểm tra, đánh giá, xác nhận thông tin kế toán nhằm đảm bảo tính đáng tin cậy của thông tin tài chính, kế toán và đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc hoạt động trong đơn vị. Tuy nhiên, trong giai đoạn mới, KTNB cần chuyển hướng mục tiêu tập trung vào kiểm tra và đánh giá các hoạt động nhằm đảm bảo tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả các hoạt động trong đơn vị, kiểm tra và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo tính đầy đủ, hợp lý và hiệu lực; từ đó đề xuất và tư vấn với Ban lãnh đạo đơn vị các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
  5. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 971 Một điểm đáng lưu ý khi xem xét mục tiêu của KTNB trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, đó là ngoài việc đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong các hoạt động, KTNB cần thực hiện đánh giá môi trường doanh nghiệp (cơ sở vật chất trong doanh nghiệp, môi trường công nghệ, sự thích nghi của người lao động với điều kiện làm việc); kiểm toán môi trường xã hội của doanh nghiệp như việc đóng góp cho xã hội về mặt kinh tế, thực hiện trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp trong quá trình theo đuổi mục tiêu lợi nhuận phải thân thiện với môi trường, có trách nhiệm xã hội, đó là 3 mục tiêu doanh nghiệp phải theo đuổi nếu muốn phát triển bền vững. - Nội dung: Để đáp ứng với yêu cầu quản lý, KTNB cần có sự chuyển dịch nội dung kiểm toán. KTNB trong các doanh nghiệp nên thực hiện kiểm toán liên kết trong đó nội dung chủ yếu nhất cần thực hiện chính là kiểm toán hoạt động. Nội dung kiểm toán hoạt động gắn liền với nội dung cụ thể của từng loại kiểm toán. Cụ thể: với kiểm toán tài chính, nội dung chủ yếu là kiểm tra, đánh giá mức độ trung thực hợp lý của các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo kiểm soát trong doanh nghiệp; với kiểm toán tuân thủ là kiểm tra, đánh giá mức độ tuân thủ, chấp hành các quy định pháp luật và các quy chế, quy định của doanh nghiệp; với kiểm toán hoạt động là kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động; kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ; kiểm toán trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường. Ba là, hoàn thiện tổ chức bộ máy KTNB. Vị trí, địa vị pháp lý của KTNB trong các doanh nghiệp (trực thuộc phòng, ban nào; do cấp lãnh đạo nào trực tiếp quản lý) có ảnh hưởng rất lớn đến tính độc lập của KTVNB cũng như phạm vi hoạt động của KTNB. Nguyên tắc chung khi xây dựng bộ máy KTNB là: Đảm bảo KTNB phải trực thuộc cấp lãnh đạo cao nhất để ủng hộ cho hoạt động kiểm toán; đảm bảo cho bộ phận này có quyền hạn và sự độc lập cao nhất và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; bảo đảm xem xét đầy đủ đối với báo cáo kiểm toán và có những biện pháp thích đáng trên cơ sở các kiến nghị của KTV. Mặt khác, để đảm bảo cho bộ phận KTNB thực hiện được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình, trưởng bộ phận KTNB phải được quyền tham gia vào tất cả các cuộc họp của Đại Hội đồng cổ đông và Hội đồng Quản trị. Thứ hai, hoàn thiện hoạt động KTNB trong các doanh nghiệp, bao gồm: Một là, trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, ban KTNB của doanh nghiệp cần chú trọng tăng cường việc ứng dụng “kỹ thuật kiểm toán sử dụng máy tính” (CAATs) để phân tích dữ liệu độc lập, đặc biệt là trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay. Hai là, hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ qua 4 bước chung: Lập kế hoạch kiểm toán; Thực hiện kiểm toán; Lập báo cáo kiểm toán; Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các đề xuất, kiến nghị sau khi kiểm toán. Ngoài việc xây dựng quy trình KTNB chung, cần thiết lập quy trình KTNB riêng cho từng loại kiểm toán: kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ. Ba là, hoàn thiện phương pháp KTNB Trong bối cảnh của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, khoa học công nghệ, kỹ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt. Cùng với xu thế đó, các doanh nghiệp cũng trang bị các giải pháp công nghệ tiên tiến, máy móc tự động; ứng dụng các tiến bộ về công nghệ thông tin, phần mềm hiện đại (phần mềm kế toán, phần mềm xử lý và lưu trữ dữ liệu, chữ ký điện tử…). Khoa học công nghệ cho phép giảm bớt sự can thiệp của con người trong việc xử lý các giao dịch, giảm bớt khối lượng các công việc của kế toán, kiểm toán. Tuy nhiên, thực tế đó tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn về hành vi gian lận bởi khoa học công nghệ càng hiện đại thì các
  6. 972 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION thủ thuật gian lận càng tinh vi và khó phát hiện. Do đó, KTNB cần thiết phải thay đổi hướng tiếp cận trên cơ sở rủi ro (risk-based approach). Bốn là, hoàn thiện tổ chức nhân sự KTNB: đảm bảo trình độ chuyên môn nghiệp vụ của KTVNB ngay từ khâu tuyển dụng; duy trì năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp trong quá trình kiểm toán làm việc; thực hiện luân chuyển cán bộ để giảm khả năng phát sinh các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của KTVNB; tạo điều kiện cho nhân viên trong phòng ban KTNB được tiếp cận với nguồn thông tin và dữ liệu mới nhất liên quan tới tài chính kinh tế cũng như các xu hướng công nghệ thông tin mới liên quan tới tài chính, kế toán thông qua các hình thức: tự đào tạo và đào tạo gián tiếp; đưa ra các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho kiểm toán viên nội bộ được theo học và thi được các chứng chỉ kiểm toán nội bộ quốc tế. Trong kỷ nguyên số, để tồn tại và phát triển, mỗi kiểm toán viên nội bộ chuyên nghiệp cần trang bị đầy đủ năng lực và kỹ năng trên 7 lĩnh vực: kỹ năng nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kinh nghiệm, trí thông minh, kỹ năng kỹ thuật số, khả năng sáng tạo, chỉ số cảm xúc và tầm nhìn. Để tận dụng hiệu quả các cơ hội trong kỷ nguyên số, một kiểm toán viên ngoài bồi dưỡng cho mình kỹ năng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cần bồi dưỡng cho mình cách sử dụng trí tuệ nhân tạo (sử dụng công nghệ) cho công việc, từ đơn giản như ứng dụng hàm excel cho tới các phần mềm kế toán, phần mềm quản trị, phân tích… và cách để bảo mật thông tin cho doanh nghiệp, khai thác lợi thế công nghệ một cách triệt để. Thêm vào đó, bồi dưỡng kiến thức và vận dụng khả năng nhìn nhận vấn đề thuộc kế toán quản trị trong doanh nghiệp, bên cạnh xu thế kế toán tài chính như hiện nay. Đây mới là lĩnh vực giúp gia tăng lợi ích cho doanh nghiệp. Ngoài ra, phương tiện không thể thiếu giúp một kiểm toán viên nội bộ hiện tại và tương lai vươn xa phạm vi hoạt động của mình đó là ngôn ngữ quốc tế. Năm là, hoàn thiện kiếm soát chất lượng hoạt động KTNB. Để hoàn thiện đánh giá chất lượng hoạt động KTNB, cần xây dựng quy trình cụ thể cho việc đánh giá qua hai cấp độ quản lý chất lượng công việc bao gồm: Quản lý chất lượng từng cuộc kiểm toán; Quản lý chất lượng của bộ phận kiểm toán. Điểm quan trọng khi xem xét đến chất lượng KTNB ở cả hai cấp độ là bản thân doanh nghiệp phải chuẩn hóa hệ thống quy chế kiểm toán nội bộ, trong đó quy chế mà các doanh nghiệp cần xây dựng bao gồm các nội dung cơ bản: xác định rõ mô hình tổ chức KTNB, mối liên hệ của KTNB với chủ sở hữu, BGĐ, Ban Kiểm soát, với các đơn vị thực hiện ngoại kiểm và trong bản thân bộ phận KTNB; Xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của bộ phận KTNB và KTVNB; Quy định về tiêu chuẩn đối với KTVNB, các qui định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, các chế độ đãi ngộ đối với KTVNB; Xác định rõ nội dung KTNB, trong đó cần qui định rõ những lĩnh vực kiểm toán mà KTNB sẽ thực hiện; Xây dựng quy trình KTNB tương ứng với từng lĩnh vực hoặc xây dựng theo hướng quy trình cho cuộc kiểm toán liên kết; Xây dựng các kế hoạch kiểm toán chiến lược. Khi đã xây dựng được quy chế kiểm toán, các doanh nghiệp có thể tạo lập sổ tay kiểm toán nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho KTVNB thực hiện theo những qui định chung của pháp luật và những quy định riêng của doanh nghiệp. Sổ tay kiểm toán hay quy chế kiểm toán sẽ là thước đo đánh giá chất lượng công việc KTNB thực hiện. Để có thể thực hiện được các giải pháp nêu trên, cần sự kết hợp của các điều kiện sau: Về phía các cơ quan Nhà nước: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ, tạo môi trường pháp lý lành mạnh, hỗ trợ cho việc quản lý, kiểm tra, giám sát của Nhà nước nói chung và hoạt động kiểm tra kiểm soát của KTNB tại các doanh nghiệp nói riêng. Trong thời gian sớm nhất, Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng có liên quan cần phối hợp và sớm thành lập một tổ chức độc lập riêng mang tính
  7. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 973 nghề nghiệp cao của KTNB, nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ KTNB, đảm bảo uy tín và danh tiếng hướng đến mục tiêu ngang tầm khu vực và quốc tế. Việc bổ sung và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động kiểm toán nội bộ sẽ là yếu tố quan trọng để phát triển hoạt động kiểm toán nội bộ ở Việt Nam, góp phần sớm tiến tới hội nhập với kiểm toán nội bộ trên thế giới, nhất là trong bối cảnh của cuộc CMCN 4.0. Về phía hiệp hội nghề nghiệp: Hiện tại, Việt Nam chưa hình thành và phát triển tổ chức nghề nghiệp riêng của KTNB. Cùng với sự mở rộng và khẳng định tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ đối với các doanh nghiệp trong kỷ nguyên số cũng như sự phát triển trong tương lai của bộ phận kiểm toán nội bộ và đội ngũ kiểm toán viên nội bộ, rất cần thiết phải hình thành một Hội nghề nghiệp độc lập, đảm trách chức năng hành nghề kiểm toán nội bộ. Hội sẽ là một tổ chức phi Chính phủ có chức năng hỗ trợ, đào tạo, cập nhật chuyên môn, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán nội bộ, kiểm soát đạo đức nghề nghiệp, trao đổi vướng mắc, kinh nghiệm; cập nhật và hướng dẫn các kỹ năng kỹ thuật số (kỹ năng công nghệ) mới nhất; góp phần duy trì và phát triển nghề nghiệp kiểm toán nội bộ ở Việt Nam nói chung và kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp nói riêng. Về phía doanh nghiệp: cần ý thức được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận KTNB, tuân thủ tốt các quy định pháp luật, các nguyên tắc, chuẩn mực trong công tác quản lý nói chung và công tác KTNB nói riêng. Các doanh nghiệp cần phải chủ động trong việc xây dựng bộ phận KTNB, tổ chức hoạt động KTNB tại đơn vị mình đúng quy định, hiệu quả. Doanh nghiệp cần xây dựng một môi trường kiểm soát hoạt động kiểm toán mạnh nhằm kiểm soát toàn diện và hiệu lực các công việc, hành vi của KTVNB. Môi trường kiểm soát mạnh trong điều kiện mọi yếu tố khác phải đúng đắn và phù hợp như: Quan điểm của Ban lãnh đạo lành mạnh; Cơ cấu tổ chức kiểm toán nội bộ hợp lý, các quy định, nguyên tắc áp dụng trong hoạt động kiểm toán nội bộ phải đầy đủ và hữu hiệu. Đồng thời nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các quy trình kiểm toán riêng biệt đối với từng loại kiểm toán (KTNB BCTC, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán môi trường,…); Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán liên tục và xuyên suốt nhằm củng cố mọi phương diện hoạt động KTNB. Xây dựng chính sách nhân sự phù hợp trên các mặt: Tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật, đề bạt và phương pháp quản lý; trang bị đầy đủ các điều kiện, phương tiện làm việc hiện đại trợ giúp cho công việc kiểm toán nội bộ đạt chất lượng và hiệu quả; chủ động cập nhật và trang bị công nghệ, trang thiết bị hiện đại, tăng cường áp dụng công nghệ mới vào hoạt động kiểm toán nội bộ; tăng cường các hoạt động đào tạo về công nghệ mới cho nhân viên và kiểm toán viên nội bộ trong doanh nghiệp. Về phía các KTVNB: KTVNB phải ý thức được vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của mình, giữ vững đạo đức nghề nghiệp và không ngừng tự nâng cao năng lực chuyên môn, trình độ ngoại ngữ. KTVNB cần phải nhanh nhạy trong việc tiếp thu các tiến bộ khoa học, công nghệ, làm chủ công nghệ, thành thạo các công nghệ đặc biệt là các công nghệ, phần mềm mới, hiện đại để giảm bớt khối lượng công việc cần thực hiện và nâng cao hiệu quả trong quá trình thực hiện KTNB. KẾT LUẬN KTNB trong thời kỳ CMCN 4.0 đang ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là với mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tuy nhiên, kỷ nguyên số với những biến đổi như vũ bão của khoa học công nghệ đặt KTNB trước vô vàn cơ hội và thách thức. KTNB trong giai đoạn mới cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện cả về tổ chức và hoạt động KTNB. Muốn vậy, cần sự phối kết hợp
  8. 974 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION của cả các cơ quan quản lý Nhà nước, các hiệp hội nghề nghiệp, của bản thân doanh nghiệp và các kiểm toán viên nội bộ hành nghề. Thế giới trong kỷ nguyên số hóa đang biến đổi từng ngày, từng giờ. Tính toàn cầu, dữ liệu lớn, internet và công nghệ là cơ hội thay đổi, nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị bền vững của doanh nghiệp, hay là thách thức không thể vượt qua được sẽ tùy thuộc vào sự chuẩn bị ngay từ hôm nay. 2. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Book: [1] Thịnh Văn Vinh, Phạm Tiến Hưng (2012). Kiểm toán nội bộ. Nhà xuất bản Tài chính [2] Phạm Tiến Hưng, Vũ Thị Phương Liên (2016). Kiểm toán báo cáo tài chính – Lý thuyết và thực hành. Nhà xuất bản Tài chính. [3] Vương Đình Huệ (2004). Kiểm toán. Nhà xuất bản Tài chính [4] Phạm Minh Châu, Lê Hải Long, Ngần Thị Phương Vân (2018). Hoàn thiện Kiểm toán nội bộ trong các Tập đoàn kinh tế Việt Nam. Đề tài NCKH (Học viện Tài chính) Journals: [5] Phạm Tiến Hưng (2011). Những vấn đề cơ bản về Kiểm toán nội bộ. Tạp chí ngân quỹ quốc gia, số tạp chí 113, trang26-29. [6] Nguyễn Thị Thanh Thắm (2018). Kế toán – kiểm toán và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tạp chí Tài chính, số ra ngày 10/03/2018. [7] Kênh thông tin đối ngoại của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Vietnam Business Forum). Phát triển bền vững: Tiêu chí sống còn của doanh nghiệp. Số ra ngày 11/12/2017
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0