intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiểm soát tiếng ồn nổ mìn trong hoạt động khai thác tại mỏ đá vôi Kỳ Phú - Ninh Bình, Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Kiểm soát tiếng ồn nổ mìn trong hoạt động khai thác tại mỏ đá vôi Kỳ Phú - Ninh Bình, Việt Nam tiến hành nghiên cứu sử dụng thiết bị đo Blastmate-III (Canada) có gắn các đầu đo âm thanh chuyên dụng để đo giám sát ảnh hưởng của tiếng ồn âm thanh sinh ra do nổ mìn tại mỏ đá vôi Kỳ Phú, Ninh Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiểm soát tiếng ồn nổ mìn trong hoạt động khai thác tại mỏ đá vôi Kỳ Phú - Ninh Bình, Việt Nam

  1. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC TRÁI ĐẤT, MỎ, MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG LẦN THỨ V Doi: 10.15625/vap.2022.0158 KIỂM SOÁT TIẾNG ỒN NỔ MÌN TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TẠI MỎ ĐÁ VÔI KỲ PHÚ - NINH BÌNH, VIỆT NAM Trần Quang Hiếu *, Bùi Xuân Nam, Nguyễn Hoàng, Đỗ Ngọc Hoàn, Nguyễn Trung Tỉnh 0F Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 18 Phố Viên, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội TÓM TẮT Tiếng ồn là những âm thanh không mong muốn, gây khó chịu cho người nghe, tiếng ồn ảnh hưởng tới quá trình làm việc, nghỉ ngơi và tác động trực tiếp đến sức khỏe con người. Công tác nổ mìn trên các mỏ khai thác đá vôi diễn ra hàng ngày thường vào khung giờ từ 11h00’ đến 13h00’, nó gây ra những tiếng ồn lớn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người thợ mìn và đời sống của các hộ dân cư gần đó. Tiếng ồn âm thanh ở mức trung bình 50 dB(A) là chấp nhận được, còn từ 80 dB(A) trở lên thì có thể gây khó chịu hoặc mức độ ảnh hưởng cao hơn nữa. Trong bài báo này đã tiến hành nghiên cứu sử dụng thiết bị đo Blastmate-III (Canada) có gắn các đầu đo âm thanh chuyên dụng để đo giám sát ảnh hưởng của tiếng ồn âm thanh sinh ra do nổ mìn tại mỏ đá vôi Kỳ Phú, Ninh Bình. Kết quả đo được cho phép đưa ra các giải pháp kiểm soát tiếng ồn âm thanh, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp, bảo vệ sức khỏe cho người công nhân và những người dân sống gần khu vực khai thác này. Từ khóa: Tiếng ồn, nổ mìn, âm thanh, mỏ đá vôi, Việt Nam. 1. MỞ ĐẦU 1.1. Giới thiệu chung về tiếng ồn Tiếng ồn là những âm thanh gây khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng tới quá trình làm việc, nghỉ ngơi và tác động đến sức khỏe con người như: giảm thính lực, cao huyết áp, tim mạch, các bệnh đường tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ, thay đổi chức năng miễn dịch. Độ ồn ảnh hưởng khá lớn đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe con người, vì vậy người ta sử dụng Decibel (dB) làm đơn vị đo tiếng ồn để xác định được độ ồn của môi trường [4, 6]. Âm thanh ngoài sự cao Hình 1. Biểu đồ thể hiện ngưỡng chịu đựng độ ồn thấp về tần số còn có sự khác biệt về của con người (WHO) cường độ. Nếu mức độ âm thanh quá nhỏ, thấp hơn mức cảm giác của con người thì không thể nghe được; Nhưng nếu mức độ âm thanh lớn, gây cảm giác đau tai có thể gây điếc. Lượng vật lý dùng đề mô tả độ mạnh yếu của âm thanh được gọi là cường độ âm thanh (Hình 1). * Tác giả liên hệ, địa chỉ email: tranquanghieu@humg.edu.vn 35
  2. Trần Quang Hiếu, Bùi Xuân Nam, Nguyễn Hoàng, Đỗ Ngọc Hoàn, Nguyễn Trung Tỉnh Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT [3] được ban hành theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại khu vực thông thường, nơi có con người sinh sống, hoạt động và làm việc, gồm khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính như sau: Từ 6h00 - 21h00 là 70 dB(A); Từ 21h00 - 6h00 hôm sau là 55 dB(A). Tùy thuộc vào tần số và cường độ âm, tần số lặp lại của tiếng ồn mà chúng gây ra những ảnh hưởng khác nhau. Tiếng ồn tác động trực tiếp đến tai, sau đó tác động đến hệ thần kinh trung ương, rồi đến hệ tim mạch, dạ dày và các cơ quan khác, sau đó mới đến cơ quan thính giác [2, 3, 4, 5]. 1.2. Tiếng ồn sinh ra từ các vụ nổ mìn Công tác khoan - nổ mìn để phá vỡ đất đá và khoáng sản rắn được sử dụng rộng rãi trong khai thác mỏ nói chung và trong khai thác mỏ lộ thiên nói riêng. Mục đích chính của công tác nổ mìn khi khai thác mỏ lộ thiên là sử dụng năng lượng nổ của chất nổ để phá vỡ đất đá thành những cục có kích thước đồng đều phù hợp với các thiết bị mỏ như máy xúc, thiết bị vận tải, thiết bị phụ trợ, tuy nhiên năng lượng nổ sẽ bị tổn thất bởi nhiều nguyên nhân mà trong đó đa số biến thành những dạng công vô ích có tác động xấu đến môi trường xung quanh [1, 7]. Sóng đập không khí là một trong những biểu hiện của vụ nổ mìn gây ra, đây là những nguy hiểm tiềm tàng gây cho các công trình bảo vệ xung quanh và con người. Mức độ gây tổn hại phụ thuộc vào cường độ sóng va đập không khí lan truyền sóng trên bề mặt Trái đất, nó đặc trưng bởi các thành phần khí quyển như: nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí và tốc độ gió [13, 14]. Trong các nghiên cứu [5, 13, 14] mới chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của sóng đập không khí sinh ra từ các vụ nổ mìn đến an toàn của các công trình bảo vệ. Tác giả chưa có đánh giá nghiên cứu ảnh hưởng của tiếng ồn nổ mìn đến sức khỏe con người. Khi nổ mìn đối với lượng thuốc nổ trong lỗ khoan, áp lực trên mặt sóng đập không khí được xác định theo công thức: d k 2/3 5 Pa = (5,3 ± 2, 4) K m .K g . n .(23 ) .10 , kG/cm2 (1) r trong đó: Km- hệ số kể đến ảnh hưởng của điều kiện khí hậu đến cường độ sóng đập không khí, đối với mùa đông Km = 3, các mùa còn lại Km = 2; Kg- hệ số tính đến ảnh hưởng của bua đến cường độ sóng đập không khí, khi nhồi thuốc đến miệng lỗ khoan thì Kg = 1, khi chiều dài bua ls= 20.d thì Kg= 0,4; d- đường kính lỗ khoan, cm; n- số lượng lỗ khoan nổ đồng thời trong nhóm vi sai. Khi tiến hành vụ nổ, các tiếng ồn sinh ra từ các vụ nổ mìn là khá lớn (sóng đập âm thanh), đây là một yếu tố có hại cùng với sóng chấn động và sóng va đập không khí. Các phương pháp xác định tiếng ồn nổ mìn bao gồm áp suất âm thanh (Pa) và mức áp suất âm thanh (dB). Vì áp suất âm thanh quá rộng và không tỷ lệ với độ nhạy của cơ thể con người nên mức áp suất âm thanh được biểu thị bằng thang chỉ số và nó được sử dụng rộng rãi. Mức áp suất âm thanh từ áp suất âm thanh được xác định theo công thức [1, 8]: P SPL = 20 log   (2)  P0  trong đó: SPL- mức áp suất âm thanh, dB; P- áp suất âm thanh tham chiếu (2×10-5Pa), là áp suất âm thanh thấp nhất mà một người có thể nhận ra. 36
  3. Kiểm soát tiếng ồn nổ mìn trong hoạt động khai thác tại mỏ đá vôi Kỳ Phú - Ninh Bình, Việt Nam Mức độ suy giảm theo khoảng cách của tiếng ồn phụ thuộc vào loại và dạng của nguồn gây ra tiếng ồn. Nếu nguồn tiếng ồn được giả định là nguồn âm thanh điểm, thì mức độ suy giảm theo khoảng cách của tiếng ồn được xác định theo công thức [8]: r SPL = SPL0 − 20 log   (3)  r0  trong đó: SPL- mức độ tiếng ồn, dB(A); SPL0- mức tiếng ồn tổng hợp, dB (A); r- khoảng cách từ vị trí nổ mìn (nguồn sinh ra tiếng ồn đến điểm đo giám sát), m; ro- khoảng cách từ nguồn gây ra tiếng ồn đến điểm cơ bản, m. Tiếng ồn đề cập đến những âm thanh không mong muốn về mặt giác quan của con người với tần số trong phạm vi có thể nghe được (20-20.000 Hz) trong số các sóng âm thanh do sự rung động của không khí. Khi cường độ tần số thay đổi, cảm giác của mức áp suất âm thanh thay đổi theo cơ thể người, do đó giá trị được hiệu chỉnh dựa trên đường cong độ nhạy cảm giác dựa trên tần số trung tâm 1.000 Hz. Nhóm tác giả Siskind [8] đã đưa ra phương trình dự đoán tiếng ồn nổ mìn: P dB ( A) = 20 log   (4)  P0  −1,2  D  P = 82  3  (5)  W trong đó: Po- áp suất âm thanh (2.10 −5 Pa); W- khối lượng thuốc nổ lớn nhất trong một nhóm vi sai, kg; D- khoảng cách từ vị trí nổ mìn đến điểm đo giám sát tiếng ồn, m. Để dự báo tiếng ồn sinh ra từ các vụ nổ mìn, tác giả ONECRC [10] đã xây dựng một phương trình dự báo như sau:  D  dB( A) = −16, 02 log  3  + 97, 46 (6)  W trong đó: W- khối lượng thuốc nổ lớn nhất trong một nhóm vi sai, kg; D- khoảng cách từ vị trí nổ mìn đến điểm đo giám sát tiếng ồn, m. Tác giả IOERSNU [11] đã đưa ra phương trình dự đoán tiếng ồn:  D  dB( A) = −14, 05log  3  + 97, 46 (7)  W trong đó: W- khối lượng thuốc nổ lớn nhất trong một nhóm vi sai, kg; D- khoảng cách từ vị trí nổ mìn đến điểm đo giám sát tiếng ồn, m. Nhóm tác giả H.S.Yang và N.S. Kim [9] đã đề xuất phương trình dự báo tiếng ồn như sau:  D  dB( A) = −14, 0 log  3  + 88,1 (8)  W Tác giả M.J. Crocker [12] đã đưa ra phương trình dự báo để giảm tiếng ồn nổ mìn: 37
  4. Trần Quang Hiếu, Bùi Xuân Nam, Nguyễn Hoàng, Đỗ Ngọc Hoàn, Nguyễn Trung Tỉnh dB( A) = 120 − SPL (9) trong đó: SPL = 20 log r − 8 ; r- khoảng cách (m) từ nguồn đến điểm dự đoán. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong bài báo là những tiếng ồn (mức áp suất âm thanh) sinh ra từ các vụ nổ mìn tại mỏ đá vôi dolomit Kỳ Phú, xã Kỳ Phú, Ninh Bình. a. Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu Mỏ đá vôi dolomit có diện tích khai thác là 36,11 ha, thuộc địa phận xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Khu mỏ thuộc vùng núi có độ cao trung bình, là một phần của dãy núi đá kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam với đỉnh cao nhất có độ cao tuyệt đối là +250,6 m. Địa hình phân cắt khá mạnh và có đặc trưng là sườn núi tương đối dốc, đường phân thuỷ hẹp và phát triển các khe hẻm, hố sụt karst. Gần khu mỏ có hệ thống giao thông đường bộ gần khu mỏ tương đối tốt: ở phía Bắc mỏ có Quốc lộ 12B nối Quốc lộ 1A lên Nho Quan, Hoà Bình; phía Nam mỏ có đường liên xã nối khu mỏ với các xã phía Bắc Thanh Hoá. Các đường chính này đều đã rải thảm nhựa, xe ôtô các loại có thể lưu thông dễ dàng (Hình 2). b. Đặc điểm dân cư, văn hóa xã hội khu vực nghiên cứu Hình 2. Vị trí khu vực khai thác mỏ đá vôi dolomit Kỳ Phú Khu mỏ Kỳ Phú có mật độ dân số trung bình, dân cư chủ yếu là người Mường và người Kinh sống tập trung thành làng xóm dọc theo đường giao thông và hai bờ Sông Lạng, các hộ dân nằm cách mỏ ở khoảng cách từ 200-500 m. Nghề sống chính của nhân dân trong vùng là làm ruộng và một số người làm nghề buôn bán nhỏ. Lực lượng lao động tại chỗ đủ đáp ứng nhu cầu nhân lực lao động phổ thông cho công tác khai thác mỏ cũng như chế biến khoáng sản. Đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân trong vùng tương đối tốt, các xã đã có điện lưới quốc gia, cụm xã có các trường học cấp I, II, III và các trạm xá, bệnh viện chăm lo sức khoẻ cho nhân dân. 38
  5. Kiểm soát tiếng ồn nổ mìn trong hoạt động khai thác tại mỏ đá vôi Kỳ Phú - Ninh Bình, Việt Nam c. Đặc điểm địa chất thân đá vôi dolomit khu vực nổ mìn thử nghiệm Thân đá vôi dolomit, xen lớp mỏng sét vôi thuộc phân hệ tầng Đồng Giao dưới nằm chuyển tiếp lên các thành tạo lục nguyên của hệ tầng Tân Lạc. Chúng phân bố trên toàn bộ khu mỏ và lộ gần như hoàn toàn từ cos +125 m trở lên. Các đá có thế nằm đơn nghiêng, cắm về Tây Nam tương đối ổn định. Đá màu màu xám sáng, xám đen, phần trên mặt bị phong hoá vỡ vụn thành dăm, sạn (Hình 3). - Các thông số kỹ thuật và đặc tính cơ lý của đá vôi dolomit Kỳ Phú: + Dung trọng tự nhiên dao động từ 2,62-2,69, trung bình 2,66 g/cm3. + Dung trọng khô dao động từ 2,61-2,69, trung bình 2,65 g/cm3. + Tỷ trọng dao động từ 2,69-2,72, trung bình 2,71 g/cm3. + Đá có cường độ kháng nén bão hoà tương đối cao, thay đổi từ 325-641 daN/cm2, trung bình 479,5 daN/cm2; cường độ kháng cắt bão hoà thay đổi từ 98-139 daN/cm2, trung bình 120 daN/cm2. Chất lượng của đá phụ thuộc vào mức độ phong hoá, thành phần thạch học và hoá học của đá. Hình 3. Đặc điểm địa chất khu mỏ đá vôi 2.2. Phương pháp nghiên cứu Bài báo sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết; phương pháp nghiên cứu thực nghiện ngoài hiện trường (sử dụng máy đo Blastmate III) để thu thập, phân tích số liệu nghiên cứu. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tiến hành đo giám sát ảnh hưởng tiếng ồn nổ mìn tại mỏ đá vôi dolomit Kỳ Phú - Ninh Bình Trong bài báo này nhóm tác giả đã sử dụng 02 thiết bị (Blastmate III-Canada) có gắn đầu đo tiếng ồn âm thanh chuyên dụng (Hình 4) để đo giám sát ảnh hưởng của tiếng ồn âm thanh sinh ra từ các vụ nổ mìn tại mỏ đá vôi Kỳ Phú, Ninh Bình đến sức khỏe con người. Thời gian tiến hành đo đạc được thực hiện tại thời điểm lúc 11h22 phút ngày 05/4/2022. Máy 1 đặt tại văn phòng làm việc của mỏ và cách vị trí bãi nổ 220 m, máy 2 đặt tại nhu vự nhà dân và cách vị trí bãi nổ 250 m. Thiết bị đo sẽ ghi nhận kết quả đo tiếng ồn nổ mìn nhanh chóng và kịp thời từ đó cho phép đưa ra các giải pháp 39
  6. Trần Quang Hiếu, Bùi Xuân Nam, Nguyễn Hoàng, Đỗ Ngọc Hoàn, Nguyễn Trung Tỉnh kiểm soát tiếng ồn sinh ra từ các vụ nổ mìn, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ổn định cho doanh nghiệp và bảo vệ sức khỏe cho người công nhân, cho người dân sống gần khu vực khai thác đá. (Máy 1 đặt tại văn phòng làm việc của mỏ) (Máy 2 đặt tại nhu vực nhà dân) Hình 4. Máy đo Blastmate III (Canada) đo giám sát ảnh hưởng của tiếng ồn nổ mìn Hình 5. Công tác khoan - nổ mìn trên mỏ Mỏ sử dụng máy khoan thủy lực đường kính 102 mm để khoan các lỗ khoan phục vụ công tác nổ mìn. Áp dụng phương pháp nổ mìn vi sai phi điện với thuốc nổ sử dụng loại Anfo, AĐ-1, Nhũ tương (Hình 5). Khởi nổ bằng kíp điện + máy nổ mìn điện. Tổng khối lượng thuốc nổ sử dụng là 1000 kg, khối lượng thuốc nổ lớn nhất trong 1 cấp vi sai là 59 kg. Chỉ tiêu thuốc nổ trung bình q= 0,22-0,29 kg/m3 Các thông số khoan - nổ mìn thực hiện đo tiếng ồn trong Bảng 1, kết quả đo được thể hiện ở Bảng 2. 40
  7. Kiểm soát tiếng ồn nổ mìn trong hoạt động khai thác tại mỏ đá vôi Kỳ Phú - Ninh Bình, Việt Nam Bảng 1. Các thông số khoan - nổ mìn áp dụng trên mỏ đá Đường Đường Chỉ Chiều Chiều Chiều Chiều Mạng lỗ Độ Chiều kính lỗ cản chân tiêu cao cột cao cột cao sâu lỗ khoan cứng cao cột khoan, tầng thuốc thuốc bua tầng, khoan, a × b, đất đá, bua mm W, nổ q, chính, phân m m m f trên, m m kg/m3 m đoạn, m 12,5 102 14 3,3 5,0 x 4,3 0,22 6-7 7,4 6,6 7,0 Bảng 2. Kết quả đo giám sát ảnh hưởng của tiếng ồn âm thanh sinh ra từ các vụ nổ mìn trong hoạt động khai thác tại mỏ đá vôi dolomit Kỳ Phú Tổng khối Khối lượng Khoảng cách đo từ Tốc độ dao Tiếng ồn âm lượng thuốc nổ thuốc nổ 1 cấp vị trí đặt máy đến vị động tổng hợp thanh đo được, Q, kg vi sai, kg trí bãi nổ R, m V, mm/s dB(A) 220 4,418 93,6 1000 59 250 0,311 78,0 3.2. Thảo luận kết quả đo Từ kết quả đo được trong Bảng 2 và Hình 6 ta thấy: - Sóng chấn động sinh ra do nổ mìn đo được tại máy 1 ở khoảng cách 220 m là V1 = 4,418 mm/s và đo tại máy 2 ở khoảng cách xa hơn 250 m là V2 = 0,311 mm/s. Đối chiếu với QCVN 01:2019/BCT [4] cho thấy vụ nổ an toàn về sóng chấn động nổ mìn đến công trình bảo vệ. (Kết quả đo giám sát tiếng ồn tại máy 1 - đặt tại văn phòng làm việc của mỏ) 41
  8. Trần Quang Hiếu, Bùi Xuân Nam, Nguyễn Hoàng, Đỗ Ngọc Hoàn, Nguyễn Trung Tỉnh (Kết quả đo giám sát tiếng ồn tại máy 2 - đặt tại nhu vực nhà dân) Hình 6. Kết quả đo giám sát ảnh hưởng của tiếng ồn nổ mìn (MicA) tại mỏ đá vôi Kỳ Phú, Ninh Bình Kết quả đo tiếng ồn âm thanh sinh ra từ vụ nổ mìn đo được tại máy 1 ở khoảng cách 220 m là 93,6 dB(A) và đo tại máy 2 ở khoảng cách xa hơn 250 m là 78 dB(A). Tại thời điểm đo, điều kiện thời tiết trời nắng, không có gió. Đối chiếu với QCVN 24/2016/BYT [3, 5] và Hình 1 cho thấy với mức ồn này thì nếu con người tiếp xúc liên tục quá 1 giờ sẽ gây tổn thương thính giác và hệ thần kinh. Tuy nhiên, đặc điểm của các vụ nổ mìn sinh ra tiếng ồn sinh trong thời gian ngắn, tức thời nên mức độ ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người tại thời điểm nổ không đáng kể, nhưng nếu vụ nổ diễn ra thường xuyên, đều đặn vào các ngày trong tuần thì tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người xung quanh, khi đó phải cần có các giải pháp kiểm soát tiếng ồn này. 3.3. Các giải pháp kiểm soát tiếng ồn sinh ra từ các vụ nổ mìn tại mỏ đá vôi dolomit Kỳ Phú, Ninh Bình a. Các giải pháp kỹ thuật - Để giảm tiếng ồn sinh ra từ các vụ nổ ta cần có những giải pháp giảm thiểu sóng đập âm thanh, có thể sử dụng phương pháp nổ mìn có màn chắn để bảo vệ những công trình gần bãi mìn. Phương tiện đơn giản nhất để chắn sóng đập âm thanh, bảo vệ các công trình là: Tường chắn bằng gỗ, gạch, bê tông, giá đỡ, trồng cây xanh. 42
  9. Kiểm soát tiếng ồn nổ mìn trong hoạt động khai thác tại mỏ đá vôi Kỳ Phú - Ninh Bình, Việt Nam - Sự lan truyền sóng đập âm thanh phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu (độ ẩm không khí, nhiệt độ, tốc độ gió, hướng gió,...). Theo các kết quả nghiên cứu thì cường độ sóng đập âm thanh tăng khi nổ mìn vào các mùa có độ ẩm không khí cao và tốc độ gió lớn. Do đó, khi tiến hành vụ nổ cần tránh hạn chế tối đa các yếu tố tiêu cực của thời tiết khí hậu tại thời điểm nổ mìn. - Ngoài ra, để giảm tác dụng của sóng đập âm thanh và tăng mức độ thân thiện với môi trường, cần áp dụng những biện pháp sau: + Xác định khối lượng thuốc nổ lớn nhất trong nhóm vi sai và hướng truyền nổ hợp lý; + Sử dụng vật liệu bua và chiều cao cột bua hợp lý; + Xác định các thông số khoan - nổ mìn hợp lý. b. Biện pháp phòng hộ cá nhân và sức khỏe y học - Sử dụng các phương tiện, dụng cụ chống ồn: nút tai, mũ chụp, nút chắn ồn, chụp tai; - Kiểm tra sức khỏe định kỳ theo luật an toàn, vệ sinh lao động ít nhất mỗi năm một lần và những người lao động đặc biệt ít nhất 06 tháng một lần phải được khám sức khỏe định kỳ. Các đối tượng thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép, ngoài việc kiểm tra sức khỏe tổng quát, cần được kiểm tra thính lực với máy đo thính lực và phòng cách âm, về thính lực, có thể xác định từng mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn. - Trồng cây xanh bao quanh khi vực khai thác mỏ ngoài tác dụng cải tạo không khí, chống bụi còn có tác dụng giảm tiếng ồn. Trồng cây xanh xung quanh mỏ đá thành từng dãy, khoảng sáng trong dãy cây xanh càng nhiều thì khả năng ngăn cản đường lan truyền của sóng đập âm thanh và làm giảm tiếng ồn. 4. KẾT LUẬN Tiếng ồn sinh ra do sự hình thành mức áp suất âm thanh từ các vụ nổ mìn phụ thuộc vào nhiều yếu tố điều khiển được: đường kháng chân tầng, chiều cao cột bua, khối lượng thuốc nổ lớn nhất trong nhóm vi sai, thời gian vi sai và những yếu tố không điều khiển được: tính chất cơ lý của đất đá, kiến trúc công trình cần bảo vệ, khoảng cách từ khu vực nổ mìn đến công trình cần bảo vệ, điều kiện thời tiết, địa hình khu vực nổ mìn. Do vậy, các giải pháp tổng thể, đồng bộ cùng với sử dụng các thiết bị đo chuyên dụng để kiểm soát tiếng ồn nổ mìn đã đề xuất ở trên là vấn đề mới, cần được quan tâm nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp, bảo vệ sức khỏe cho những người công nhân và những người dân sống gần khu vực khai thác ở mỏ đá vôi dolomit Kỳ Phú nói riêng và các mỏ đá vôi ở Việt Nam nói chung. Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu cần tiến hành đo giám sát thêm nhiều vụ nổ trong các điều kiện khác nhau của mỏ đá vôi Kỳ Phú cũng như đo đạc, nghiên cứu cho nhiều mỏ khai thác đá vôi khác nữa để các giải pháp đề xuất tổng thể về giảm thiểu tiếng ồn nổ mìn cho các mỏ đá vôi ở Việt Nam được đầy đủ và có cơ sở khoa học thực tiễn hơn. Lời cảm ơn Nhóm tác giả xin cảm ơn các cán bộ kỹ thuật tại mỏ đá vôi dolomit Kỳ Phú, tỉnh Ninh Bình đã phối hợp và cảm ơn các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Cơ điện Mỏ, Trường Đại học Mỏ- Địa chất đã hỗ trợ thiết bị đo cho nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu này. 43
  10. Trần Quang Hiếu, Bùi Xuân Nam, Nguyễn Hoàng, Đỗ Ngọc Hoàn, Nguyễn Trung Tỉnh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đàm Trọng Thắng, Bùi Xuân Nam, Trần Quang Hiếu, (2015). Nổ mìn trong ngành mỏ và công trình, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ. 2. Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của Chính Phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. 3. Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính Phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. 4. QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn được ban hành theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. 5. QCVN 01:2019/BCT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ. 6. QCVN 24/2016/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc. 7. Trần Quang Hiếu, Bùi Xuân Nam, Nguyễn Anh Tuấn, Lê Quí Thảo, (2017). Công tác khoan nổ mìn và Kỹ thuật an toàn sử dụng VLNCN trong ngành mỏ - công trình, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 8. E. Siskind, V. J. Stachura, M. S. Stagg, and J. W. Kopp, (1980). “Structure response and damage produced by airblast from surface mining” Report of Investigations - United States, Bureau of Mines. 9. H. S. Yang and N. S. Kim, (1999). “Blasting design considering noise and vibration regulatory law” in Proceedings of the in proceedings of KSRM annual conference at Korean Society for Rock Mechanics, pp. 21–27. 10. ONECRC, (1997). A study on examining criteria on cause and efect relationship for noise damage and calculation of damage cost, Ofce of National Environmental Confict Resolution Commission. 11. IOERSNU, (2000). Infuence evaluation of blasting-induced vibration and noise at rock excavation part of 9th construction area of Daegu-Pohang Expressway, Institute of Engineering Research at Seoul National University. 12. M. J. Crocker, (2007). Handbook of noise and vibration control. 13. Чан Куанг Хиеу, В.А. Белин, (2013). Влияние скорости ветра и температуры воздуха на степень воздействия УВВ при взрывах скальных горных пород, Горный информационно- аналитический бюллетень. № 12.- С. 284–291. ISSN: 0236-1493. 14. Чан Куанг Хиеу, (2014). Определение влияния конструкции забойки на интенсивность УВВ, обеспечивающего уменьшение опасной зоны взрыва на угольных разрезах Вьетнама, Горный информационно-аналитический бюллетень. № 1.- С. 422 - 425. ISSN 0236-1493. 44
  11. Kiểm soát tiếng ồn nổ mìn trong hoạt động khai thác tại mỏ đá vôi Kỳ Phú - Ninh Bình, Việt Nam EXPLOSION NOISE CONTROL IN MINING ACTIVITIES AT KY PHU LIMENSION - NINH BINH, VIETNAM Tran Quang Hieu *, Bui Xuan Nam, Nguyen Hoang, Do Ngoc Hoan, Nguyen Trung Tinh 1F Hanoi University of Mining and Geology, 18 Vien Street, Duc Thang, Bac Tu Liem, Hanoi ABSTRACT Noise is unwanted sounds, it causes discomfort to listeners and directly affects human health. The blasting work on limestone mines takes place every day, often in the time frame from 11 a.m. to 1 p.m., it causes loud noises that directly affect the miner's health and life. surrounding residential areas. Acoustic noise at an average level of 50 dB(A) is acceptable, while 80 dB(A) or more can be annoying or even more disruptive. In this paper, a study was conducted using a Blastmate-III measuring device (Canada) with specialized probes attached to measure and monitor the effects of acoustic noise generated by blasting Ky Phu limestone-Ninh Binh. The measured results were contributed solutions to control acoustic noise, to improve production efficiency for enterprises, and to protect the health of workers and people living near this mining area. Keywords: Noise, blast, sound, limestone quarries, Vietnam. * Corresponding author, email address: tranquanghieu@humg.edu.vn 45
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2