Kiểm soát và đảm bảo chất lượng xạ trị ung thư
lượt xem 1
download
Tài liệu "Kiểm soát và đảm bảo chất lượng xạ trị ung thư" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, đọc kết quả xạ trị ung thư. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kiểm soát và đảm bảo chất lượng xạ trị ung thư
- KIỂM SOÁT VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG XẠ TRỊ UNG THƢ I. ĐẠI CƢƠNG Cho đến nay, các cơ sở xạ trị trong cả nước nói chung, chương trình ―Đảm bảo chất lượng trong xạ trị ung thư” chưa hề được đặt ra. Điều này có thể là do chưa có sự nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của vấn đề, có thể do thiếu kinh phí, đầu tư hay do đội ngũ người thực hiện còn quá mỏng và không được đào tạo một cách cơ bản. Đã đến lúc chất lượng điều trị cần được coi là mục tiêu hàng đầu và công tác chuẩn máy, đo liều (QA & QC) phải được quan tâm và thực hiện theo định kỳ, đúng các quy trình kỹ thuật. Đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện nay, các trang thiết bị cần phải được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, ít ra đảm bảo không để tình trạng xấu đi hơn. Vậy QA-QC là gì? 1. Quality Control (QC) - Kiểm tra chất lượng (hay chuẩn thiết bị): QC là một quá trình thực tế của việc đo đạc, so sánh các thông số kỹ thuật chuẩn của thiết bị. Trong đó mọi biện pháp cần thiết khác như sửa chữa thay thế để duy trì hay đạt được các mục tiêu kỹ thuật phù hợp với các tiêu chuẩn đã được đề ra. 2. Quality Assurance (QA)- Đảm bảo chuẩn chất lượng QA là sự thực hiện định kỳ những nội dung đo, chuẩn liều đúng theo các hướng dẫn kỹ thuật và tính nghiêm túc của việc thực hiện những điều đó. Chương trình QA-QC nhằm mục đích ngăn ngừa các sai số hệ thống và giảm được các sai số ngẫu nhiên. (2)- Đảm bảo an toàn, giảm thiểu liều chiếu cho người bệnh. An toàn bức xạ trong xạ trị ngoài là sao cho đảm bảo được rằng người bệnh chỉ nhận được đúng liều lượng đã chỉ định. Các biện pháp an toàn cho người bệnh phải đảm bảo rằng liều lượng xạ trị chỉ giới hạn đúng trong thể tích điều trị mà thôi. Có nhiều vấn đề liên quan đến việc thỏa mãn các yêu cầu trong xạ trị: Phải có những thiết bị chẩn đoán bằng hình ảnh như CT, MRI, siêu âm màu v.v.. để có thể khu trú chính xác các thể tích khối u và các mô lành bao quanh. Máy mô phỏng điều trị (Simulator): cho phép định vị các trường chiếu, và hướng chùm tia vào thể tích bia (khối u). Nói chung, các máy mô phỏng đưa ra 679
- được những hình ảnh với độ tương phản tốt hơn trong chẩn đoán và cho phép sự phân bố tối ưu về các chùm tia. Các thiết bị Vật-lý kỹ thuật: Việc tính toán sự phân bố liều lượng xạ trị tại thể tích bia là một bước quan trọng trong lập kế hoạch. Để thực hiện công việc này, cần phải có những thông tin chính xác về giải phẫu (như yêu cầu ở mục a). Vật liệu che chắn, bảo vệ: Để bảo vệ các mô lành, những vật liệu hấp thụ bức xạ được đặt trong chùm tia. Các khối che chắn thường được chế tạo cho từng người bệnh riêng biệt. Các lọc nêm: Có thể được đặt trong chùm tia để tạo thành dạng các đường cong đồng liều cho phù hợp với thể tích điều trị và hợp với độ xiên, độ dốc của bề mặt da cơ thể người bệnh. Ngoài ra, có một số vật liệu khác được dùng làm chất bù trừ mô khuyết trong các trường hợp mặt da không đồng nhất về cấu trúc. Các phụ tùng gá lắp: Các giá lắp phụ tùng như khối che chắn, lọc nêm, bù trừ mô... phải vững chắc, không để xảy ra tai nạn cho người bệnh. Hệ thống định vị: Được thể hiện bằng 3 hoặc 4 chùm LASER- với 2 đèn chiếu ngang, 1 đèn chiếu dọc và 1 đèn chiếu thẳng đứng cắt nhau tại điểm đồng tâm. Trong trường hợp chỉ dùng một chùm tia đơn trong điều trị, thì có thể một thước cơ học để chỉ khoảng cách. Hệ thống quan sát người bệnh: Phải có phương tiện quan sát người bệnh liên tục trong khi điều trị. Có thể dùng cửa sổ kính chì hay hệ thống camera theo d i... Thiết bị cố định: Người bệnh cần được điều trị trong tư thế càng thoải mái càng tốt và phải được cố định trong lúc điều trị. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng các khuôn chất dẻo, các miếng ngậm ...cho từng người bệnh. Các thiết bị đo liều: Có nhiều loại máy đo liều khác nhau được sử dụng cho đặc tính từng loại bức xạ khác nhau. Có loại đo liều hấp thụ trực tiếp trên người bệnh (đo liều in vivo). II. CHỈ ĐỊNH - Triển khai tại các cơ sở ung thư được trang bị máy xạ trị (kể cả xạ trị ngoài và xạ trị áp sát). - Áp dụng cho các tuyến trung ương và địa phương. III. CHUẨN BỊ 1. Ngƣời thực hiện - Kỹ sư Vật lý xạ trị - Kỹ sư bảo trì - BS xạ trị 680
- - Kỹ thuật viên xạ trị 2. Phƣơng tiện, dụng cụ - Máy đo liều (dosimeter) - Đầu đo (detector), gồm loại đo photon (buồng ion hóa hình trụ) và đo electron (buồng ion hóa phẳng, song song) nếu cơ sở được trang bị loại máy gia tốc đa năng. - Phantom chuyên dụng (nước hoặc chất dẻo tương đương mô) - Áp kế, nhiệt kế. - Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế - IAEA, TEC DOC 277 - 398… - Dụng cụ, máy móc, phụ tùng, linh kiện điện tử phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế… IV. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH - Để triển khai công tác này có hiệu quả, đòi hỏi phải có sự cộng tác chặt chẽ trong một ―ê-kíp‖ chuyên môn, gồm các Kỹ sư vật lý, Kỹ sư bảo trì, Bác sĩ xạ trị và các Kỹ thuật viên (vận hành máy). - Thực hiện định kỳ quy trình QA-QC theo hồ sơ kỹ thuật của thiết bị. Chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của từng bộ phận được chỉ ra trong bảng 1. Bảng 1: Nhiệm vụ kỹ thuật của các người thực hiện Nội dung kỹ Các bước tiến hành Chức năng chuyên môn thuật - Chuẩn thiết bị: - Kiểm tra các thông số - Kỹ sư vật lý và kỹ sư bảo trì Quality Controh) Vật lý và các chuyển động cơ khí - Bảo dưỡng - Kiểm tra định kỳ và - Kỹ sư vật lý và kỹ sư thiết bị sửa chữa bảo trì - Kế hoạch điều - Xác định (các) thể tích - Bác sĩ xạ trị trị U và chỉ định điều trị. - Mô phỏng điều trị - Bác sĩ xạ trị và Kỹ sư vật lý - Lập kế hoạch điều trị, - Kỹ sư vật lý và Bác sĩ lựa chọn kích thước xạ trị chùm tia, góc độ 681
- - Cố định người bệnh và - Kỹ thuật viên xạ trị, Bác các dụng cụ che chắn ... sĩ xạ trị và Kỹ sư vật lý xạ trị - Thực hiện điều - Thao tác điều trị - Kỹ thuật viên xạ trị trị - Theo d i điều trị - Bác sĩ xạ trị - Giám sát kỹ thuật - Kỹ sư vật lý xạ trị - An toàn Bức xạ - Cho nhân viên và - Kỹ sư vật lý xạ trị môi trường Để giảm các sai số hệ thống hay ngẫu nhiên có thể gặp phải trong xạ trị, công tác chuẩn máy và đo liều các thiết bị tia xạ nói chung, cần được thực hiện theo định kỳ, được quy định như sau (Bảng 2). Bảng 2: Định kỳ chuẩn kỹ thuật các thiết bị xạ trị ngoài Định kỳ Công việc cần thực hiện Tình trạng & sai số cho phép - Hàng ngày - Hệ thống báo hiệu an toàn Hoạt động - Hệ thống khoá liên động Hoạt động - Hệ thống theo d i người bệnh Hoạt động (Camera, màn hình v.v..) - LASER định vị.... 2 mm - Hàng tuần - Hệ thống chỉ báo khoảng cách 2 mm 2 mm - - Hệ thống đóng mở nguồn Hoạt động - Hàng tháng - Các chức năng cơ khí Hoạt động - Trường ánh sáng và trường chiếu xạ 3 mm - Chỉ số kích thước trường chiếu 2 mm - Góc quay Collimator & thân máy 1 - Tâm dây chữ thập của trường chiếu 1 mm - Đo và chuẩn liều 2% - Hàng năm - Chuẩn cơ khí : Đồng tâm quay Collimator 2 mm 682
- Đồng tâm quay thân máy 2 mm Đồng tâm quay giường 2 mm - Đo và chuẩn liều 2% - Bộ đếm thời gian 1% V. ĐỌC KẾT QUẢ - Đánh giá trước và sau khi thự hiện QA-QC về các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật của thiết bị, liều lượng của các chùm tia. - Mọi sai số phải được hiệu chỉnh theo giới hạn độ lệch cho phép. - Lưu giữ dữ liệu trong hồ sơ bảo quản trong suốt thời gian sử dụng thiết bị 683
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
quản lý chất lượng sản xuất thuốc: phần 1
114 p | 223 | 42
-
Ứng dụng phương pháp Six Sigma trong kiểm soát chất lượng phòng xét nghiệm hóa sinh
8 p | 235 | 25
-
Kiểm soát chặt chẽ chất lượng dược liệu
4 p | 98 | 18
-
Giáo trình Đảm bảo chất lượng xét nghiệm: Phần 1 - Trường ĐH Y tế Công cộng
78 p | 69 | 14
-
Giáo trình Đảm bảo chất lượng xét nghiệm: Phần 2 - Trường ĐH Y tế Công cộng
127 p | 24 | 8
-
Vai trò của điều dưỡng chăm sóc trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện
7 p | 126 | 7
-
Ứng dụng phương pháp six sigma trong kiểm soát chất lượng xét nghiệm hóa sinh tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng
8 p | 69 | 7
-
Lý do để mẹ tự tay nấu cháo cho bé
5 p | 105 | 6
-
CASOS CLÍNICOS_2
27 p | 56 | 3
-
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ TSH trong mẫu ngoại kiểm tuyến giáp
5 p | 7 | 3
-
Đảm bảo chất lượng QA&QC sử dụng hệ thống Suncheck cho máy gia tốc tuyến tính tại Bệnh viện K
7 p | 15 | 3
-
Áp dụng thang Sigma trong đánh giá chất lượng xét nghiệm hóa sinh tại Bệnh viện Nhi trung ương
6 p | 30 | 3
-
Giáo trình Kiểm soát nhiễm khuẩn (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
102 p | 6 | 3
-
Dinh dưỡng và chiến lược quốc gia
48 p | 88 | 3
-
Xây dựng quy trình định lượng citronellal trong tinh dầu bạch đàn chanh bằng phương pháp GC-FID (Eucalyptus citriodora Hook)
7 p | 10 | 2
-
Thực trạng chính sách quốc gia về quản lý và đảm bảo chất lượng phương tiện tránh thai tại Việt Nam
8 p | 77 | 2
-
Áp dụng EPID trong việc đảm bảo chất lượng máy gia tốc xạ trị tuyến tính
9 p | 7 | 2
-
Hiệu quả can thiệp đa mô thức trong cải tiện nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện Thanh Nhàn
5 p | 12 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn