intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiểm tra đã đầy đủ mà main vẫn chưa chạy

Chia sẻ: HỒ THANH BÌNH | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

176
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vấn đề này tôi đã đề cập trong bài viết "Các bước kiểm tra quan trọng khi sửa chữa" nhưng nhiều bạn vẫn thắc mắc và gởi câu hỏi cho tôi. Nên tôi tách ra thành 1 bài riêng vậy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiểm tra đã đầy đủ mà main vẫn chưa chạy

  1. Kiểm tra đã đầy đủ mà main vẫn chưa chạy Vấn đề này tôi đã đề cập trong bài viết "Các bước kiểm tra quan trọng khi sửa chữa" nhưng nhiều bạn vẫn thắc mắc và gởi câu hỏi cho tôi. Nên tôi tách ra thành 1 bài riêng vậy. Các bước kiểm tra đã đầy đủ nghĩa là: • 1. Kích nguồn được (đè luôn nút ps-on phải tắt nguồn). • 2. Có xung clock. • 3. Các nguồn đủ - bao gồm: • 3.1 Nguồn CPU: Vcore • 3.2 Nguồn RAM, buss RAM • 3.3 Nguồn chipset Bắc, NAM, nguồn AGP (nếu có) • 4. Xung reset OK (sáng rồi tắt, kích nút reset phải sáng rồi tắt) Đến đây mà CPU chưa chạy, card test vẫn in re (card xịn thì sẽ báo NO hoặc 4 dấu - - - -) ý là CPU chưa chạy. Card đểu thì sẽ báo C0, FF hoặc không báo gì. Nhiều bạn sẽ rất lúng túng. Ta phân tích lý thuyết chút xíu: Chip NAM cơ bản đã họat động vì mạch kích nguồn có sự tham gia của chip NAM và có xung Reset thì gần như chip Nam đã OK. Một câu chuyện rất đáng để quan tâm như sau: Một bạn (tôi xin phép dấu tên) kiểm tra đến bước này rồi không hiểu nghĩ sao đè chip NAM ra đập vì cho rằng chip NAM chưa chạy hoặc chip NAM lỗi nên CPU chưa chạy. Bạn cho rằng mình có "máy đo socket và đường Data từ chipset Bắc đến CPU đã tốt và máy báo đường Data từ chipset Bắc đến chip NAM bị lỗi - máy báo vậy" thế là đè chip NAM ra đập cho chip NAM chết tươi luôn. Hậu quả là sau khi đập chip NAM xong, main từ "đầy đủ" chuyển sang "trạng thái" mới "không kích được nguồn"
  2. - Để CPU chạy thì trước tiên CPU phải "tiếp xúc tốt" với socket và socket phải tiếp xúc tốt với mainboard. Do một số socket CPU không phải dạng chân cắm xuyên qua mainboard mà là lọai chân gầm như dạng chipset. - Để xác định CPU có tiếp xúc tốt với socket thì chỉ còn cách nhìn bằng mắt thường coi các chân cpu và khe tiếp xúc của socket có tiếp xúc tốt hay không. Nếu là socket 478 thì có thể tháo miếng chụp màu trắng ra để vệ sinh các chân đồng. Socket 775 thì quan sát kỹ các chân tiếp xúc (rất dễ bị vênh, gẫy chân). - Để xác định socket (lọai chân gầm) có "tiếp xúc" với main board hay không (chân gầm thì có trời mới biết). Nhẹ thì khi ta đè mạnh CPU có thể tiếp xúc trở lại và CPU sẽ chạy. Nặng thì ta phải "hấp" socket lại cho các chân chì tiếp xúc lại. Nặng nữa thì phải thay luôn cả socket (vì socket không thể làm chân lại như chipset). - Bước này, một số trang web có giới thiệu 1 thiết bị gọi là "test socket" và theo tôi thì thiết bị này nếu có thể sẽ kiểm tra xem các chân của socket có tiếp xúc tốt với mainboard hay không mà thôi. Do tôi chưa có mua về test thử nhưng tôi dám chắc rằng bạn mà tôi nêu trong ví dụ trên chỉ có thiết bị test socket này thôi. Mà bạn lại nói "máy test đường data" gì gì đó nghe "mất hồn".
  3. - Về nguyên tắc thì thiết bị này sẽ cấp nguồn riêng (có thể là pin hoặc adapter) rồi thông qua socket từng chân sẽ có nội trở so với mass thì sẽ sáng 1 led. Nếu chân nào không tiếp xúc với main thì nội trở là vô cùng và led đó sẽ không sáng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2