intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiểm tra độ căng dây đai dẫn động

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

469
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hai phương pháp sau đây được sử dụng để kiểm tra độ căng dây đai. 1.Kiểm tra độ chùng bằng cách dùng tay ấn vào dây đai. Trên hình vẽ: 1 Mép thước thẳng ; 2 Thước -Đặt một thước thẳng lên dây đai giữa máy phát và puly trục khuỷu. -Ấn vào lưng giữa dây đai với lực 10 kgf. -Hãy dùng thước để đo độ dịch chuyển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiểm tra độ căng dây đai dẫn động

  1. Kiểm tra độ căng dây đai dẫn động Hai phương pháp sau đây được sử dụng để kiểm tra độ căng dây đai. 1.Kiểm tra độ chùng bằng cách dùng tay ấn vào dây đai. Trên hình vẽ: 1 Mép thước thẳng ; 2 Thước -Đặt một thước thẳng lên dây đai giữa máy phát và puly trục khuỷu. -Ấn vào lưng giữa dây đai với lực 10 kgf. -Hãy dùng thước để đo độ dịch chuyển. Ví dụ: Giá trị tiêu chuẩn của độ dịch chuyển: (Cho xe Corolla với động c ơ 1NZ-FE 8/2000)
  2. Khi lắp đai mới: 7 đến 8.5 mm Khi lắp đai cũ: 11 đến 13 mm CHÚ Ý: •Vị trí đo sẽ khác nhau tùy theo loại động cơ, nên hãy tham khảo Cẩm nang sửa chữa. •Giá trị điều chỉnh sẽ khác nhau tùy vào loại động cơ, nên hãy tham khảo Cẩm nang sửa chữa. 2.Kiểm tra độ chùng bằng đồng hồ. Trên hình vẽ : 1 Cần đặt ; 2 Tay kéo ;3 Tay nắm ; 4 Móc ; 5 Dây đai -Gạt cần đặt kim đồng hồ. -Bóp tay cầm và tay kéo rồi móc vào dây đai. Ví dụ: Giá trị tiêu chuẩn của độ dịch chuyển: (Cho xe Corolla với động cơ 1NZ- FE 8/2000) Khi lắp đai mới: 54 đến 64 kgf Khi lắp đai cũ: 25 đến 40 kgf CHÚ Ý: •Phải chắc chắn rằng dây đai được gắn chắc vào móc. •Phải chắc chắn rằng đồng hồ được đặt vuông góc với dây đai. (3) Khi tay cầm được nhả ra, móc sẽ kéo dây đai bằng lực kéo của lò xo, kim trên đồng hồ sẽ báo độ căng. CHÚ Ý: • Phép đo có thể thực hiện giữa bất kỳ puly nào. • Giá trị đo sẽ khác nhau tùy theo loại động cơ
  3. Ngay lập tức sau khi lắp dây đai mới, lực căng còn lớn, nhưng nó sẽ giảm đi khi dây đai đã sử dụng. Vì lý do đó, mức độ điều chỉnh của dây đai là khác nhau tùy theo dây đai là mới hay cũ.
  4. Hệ Thống Bơm Xăng Hệ thống bơm xăng về chức năng cũng giống như trái tim của con người. Nếu hệ thống bơm xăng bị nghẹt hay yếu thì kết quả là xe của bạn cũng khó chịu chạy khục khục làm cho chúng ta thấy rất phiền hà. Có hai loại bơm xăng: thứ nhất là bơm không sử dụng điện mà nhờ cốt cam (đầu heat). Loại này sự hư hỏng thường ở miếng da bơm dễ bị rách và các bạn sẽ ngửi thấy mùi khác thường, loại này rất xưa như ở Toyota đời 79, 80 hay 81. Thứ hai là loại bơm xăng điện. Loại này bơm nhờ điện, có trên những xe đời mới, khi hư hỏng thì rất tốn kém. Khi các bạn khởi động xe khó hay cần phải đạp ga vài cái trước khi khởi động cho xe chạy đó chính là triệu chứng của bơm xăng đã có vấn đề. Có nhiều khi các bạn chạy trên đường vắng người , mở máy lạnh và khi đạp ga thấy xe không tăng tốc độ mà cứ è è đó là triệu chứng một phần do bơm xăng. Đôi khi khi xe của bạn đang chạy và khi ngừng rồi đề máy chạy tiếp nhưng xe không nổ hoặc nếu có nổ cũng rất khó đó cũng ở bơm xăng. Xe hao xăng cũng một phần bơm xăng yếu.
  5. Có loại xe (Honda) đã tắt máy và khi đề lại xe khó chạy hay không chạy các bạn nên xem lại Main Relay trước vì phần nhiều xe của hãng Honda hay xảy ra tình trạng này. Một điều rất quan trọng nên chú ý: nếu xe của các bạn là loại bơm xăng điện thì không nên để hết xăng mà luôn luôn lúc nào trong bình xăng cũng còn ¼ của bình xăng. Chớ để nổi đèn đỏ hay kim xăng ở chữ E mà đổ xăng thì bơm xăng dễ bị hư và cháy. Bơm điện lúc nào cũng phải có xăng mới bơm được.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0