Kiến thức cơ bản về chứng khoán - Bài 13
lượt xem 147
download
Tham khảo tài liệu 'kiến thức cơ bản về chứng khoán - bài 13', tài chính - ngân hàng, đầu tư chứng khoán phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kiến thức cơ bản về chứng khoán - Bài 13
- Bài 13: Các hệ số về khả năng sinh lời Các nhà đầu tư, các cổ đông và các nhà quản lý tài chính đặc biệt chú ý tới khả năng sinh lãi của các công ty. Việc phân tích lợi nhuận có thể bắt đầu bằng việc nghiên cứu cách thức một công ty sử dụng cơ cấu vốn. Các nhà quản lý giỏi sử dụng có hiệu quả tài sản của mình. Thông qua việc tăng hiệu quả sản xuất, các công ty có thể giảm hoặc kiểm soát được các chi phí. Tỷ lệ lợi nhuận do bất kỳ một công ty nào đạt được là quan trọng nếu các nhà quản lý của công ty đó mong muốn thu hút vốn và thực hiện việc tài trợ thành công cho sự phát triển của công ty. Nếu tỷ lệ lợi nhận của một công ty tụt xuống dưới mức có thể chấp nhận được, thì P/E (giá trên thu nhập) và giá trị các cổ phiếu của công ty giảm xuống - điều đó giải thích tại sao việc đánh giá khả năng sinh lời lại đặc biệt quan trọng đối với một công ty. 1. Hệ số tổng lợi nhuận. Hệ số tổng lợi nhuận cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng nguyên liệu và lao động trong quy trình sản xuất của ban quản lý một công ty. Doanh số - Trị giá hàng bán tính theo giá mua Hệ số tổng lợi nhuận = ---------------------------- Doanh số bán Ví dụ: Hệ số tổng lợi nhuận Nếu một công ty có doanh số bán là 1.000.000 USD và giá trị hàng bán tính theo giá mua lên tới 600.000 USD, thì hệ số tổng lợi nhuận của công ty sẽ là:
- $1.000.000 - $600.000 Hệ số tổng lợi nhuận = ------------------------------- $1.000.000 Khi chi phí lao động và chi phí nguyên vật liệu tăng nhanh, hệ số tổng lợi nhuận chắc chắn sẽ giảm xuống, trừ khi công ty có thể chuyển các chi phí này cho khách hàng của mình dưới hình thức nâng giá bán sản phẩm. Một cách để tìm xem các chi phí này có quá cao không là so sánh hệ số tổng lợi nhuận của một công ty với hệ số của các công ty tương đồng. Nếu hệ số tổng lợi nhuận của các công ty đối thủ cạnh tranh cao hơn, thì công ty cần phải thực hiện một biện pháp nào đó để có được sự kiểm soát tốt hơn đối với chi phí lao động và nguyên liệu. 2. Hệ số lợi nhuận hoạt động. Hệ số lợi nhuận hoạt động cho biết Ban quản lý của một công ty đã thành công đến mức nào trong việc tạo ra lợi nhuận từ hoạt động của công ty. EBIT Mức lãi hoạt động = -------------------- Doanh thu Tử số của hệ số này là thu nhập trước thuế và lãi hay chính là thu nhập tính được sau khi lấy doanh thu trừ trị giá hàng bán đã tính theo giá mua và các chi phí hoạt động (EBIT). Ví dụ: Hệ số lợi nhuận hoạt động Nếu EBIT lên tới 200.000 USD trong khi doanh thu là 1.000.000 USD thì mức lãi hoạt động là: $200.000 Hệ số lợi nhuận hoạt động = -------------------
- $1.000.000 Hệ số này là một thước đo đơn giản nhằm xác định đoàn bẩy hoạt động mà một công ty đạt được trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Hệ số biên lợi nhuận hoạt động cho biết một Đô la doanh thu có thể tạo ra bao nhiêu EBIT. Hệ số lợi nhuận hoạt động cao có nghĩa là quản lý chi phí có hiệu quả hay nghĩa là doanh thu tăng nhanh hơn chi phí hoạt động. Các nhà quản lý cần phải tìm ra các nguyên nhân khiến hệ số lợi nhuận hoạt động cao hay thấp để từ đó họ có thể xác định xem công ty hoạt động có hiệu quả hay không, hoặc xem giá bán sản phẩm đã tăng nhanh hơn hay chậm hơn chi phí vốn. 3.Hệ số lợi nhuận ròng Hệ số lợi nhuận ròng là hệ số từ mọi giai đoạn kinh doanh. Nói cách khác đây, là tỷ số so sánh lợi nhuận ròng với doanh số bán. Lợi nhuận ròng Mức lãi ròng= ------------------ Doanh số Ví dụ: hệ số lợi nhuận ròng Nếu lợi nhuận sau thuế của một công ty là 100.000 USD và doanh thu của nó là 1.000.000 USD. 100.000 USD Hệ số lợi nhuận ròng =---------------------- = 10% 1.000.000 USD Một số công ty có mức lợi nhuận ròng hơn 20%, và một số khác có chỉ đạt khoảng từ 3% đến 5%. Hệ số lợi nhuận ròng giữa các ngành khác nhau là khác nhau.
- Thông thường, các công ty được quản lý tốt đạt được mức lợi nhuận ròng tương đối cao hơn vì các công ty này quản lý các nguồn vốn của mình có hiệu quả hơn. Xét từ góc độ nhà đầu tư, một công ty sẽ ở vào tình trạng thuận lợi sẽ có mức lợi nhuận ròng cao hơn lợi nhuận ròng trung bình của ngành và nếu có thể, có mức lợi nhuận liên tục tăng. Ngoài ra, một công ty càng giảm chi phí của mình một cách hiệu quả- ở bất kỳ doanh số nào thì mức lợi nhuận ròng của nó càng cao 4.Hệ số thu nhập trên cổ phần. Hệ số thu nhập trên cổ phần (ROE) là thước đo tỷ suất lợi nhuận của các cổ đông. Nhà phân tích chứng khoán, cũng như các cổ đông, đặc biệt quan tâm đến hệ số này. Nói chung hệ số thu nhập trên cổ phần càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn. Hệ số này là một cách đánh giá khả năng sinh lời và các tỷ suất lợi nhuận của công ty khi so sánh với hệ số thu nhập trên cổ phần của các cổ phiếu khác. Hệ số này có thể được tính như sau: Lợi nhuận ròng sau thuế ROE=------------------------------------------------------- Vốn cổ đông hay giá trị tài sản ròng hữu hình 5. Hệ số thu nhập trên đầu tư (ROI) Hệ số thu nhập trên đầu tư (ROI) được công ty Du Pont phát triển cho mục đích sử dụng riêng, nhưng ngày nay nó được rất nhiều công ty lớn sử dụng như là một cách thức tiện lợi để xác định tổng thể các ảnh hưởng của các biên lợi nhuận doanh thu tổng tài sản. Thu nhập ròng Doanh số bán Thu nhập ròng ROI=------------------- x ------------------ = -------------------- Doanh số bán Tổng tài sản Tổng tài sản
- Mục đích của công thức này là so sánh cách thức tạo lợi nhuận của một công ty, và cách thức công ty sử dụng tài sản để tạo doanh thu. Nếu tài sản được sử dụng có hiệu quả, thì thu nhập (và ROI) sẽ cao, và nếu ngược lại, thu nhập và ROI sẽ thấp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kiến thức cơ bản về chứng khoán - Bài 1
6 p | 1118 | 383
-
Kiến thức cơ bản về chứng khoán - Bài 3
9 p | 668 | 335
-
Những kiến thức cơ bản về giao dịch trên TTCK Việt Nam Chứng khoán là gì? Các
18 p | 746 | 334
-
Kiến thức cơ bản về vàng
5 p | 633 | 325
-
Kiến thức cơ bản về chứng khoán - Bài 4
4 p | 512 | 244
-
Kiến thức cơ bản về chứng khoán - Bài 5
4 p | 437 | 197
-
Kiến thức cơ bản về chứng khoán - Bài 7
4 p | 365 | 167
-
Kiến thức cơ bản về chứng khoán - Bài 6
4 p | 371 | 165
-
Kiến thức cơ bản về chứng khoán - Bài 11
6 p | 313 | 154
-
Kiến thức cơ bản về chứng khoán - Bài 9
8 p | 318 | 153
-
Kiến thức cơ bản về chứng khoán - Bài 8
6 p | 306 | 151
-
Kiến thức cơ bản về chứng khoán - Bài 14
5 p | 288 | 146
-
Kiến thức cơ bản về chứng khoán - Bài 10
3 p | 299 | 145
-
Kiến Thức Cơ Bản Về Chứng Khoán Và Thị Trường Chứng Khoán
32 p | 364 | 144
-
Kiến thức cơ bản về chứng khoán - Bài 12
6 p | 307 | 141
-
KIẾN THỨC CƠ BẢN Về chứng khoáng
332 p | 230 | 66
-
Bài giảng Các kiến thức cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán - Nguyễn Thanh Lâm
19 p | 113 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn