Kiến thức cơ bản về chứng khoán - Bài 14
lượt xem 146
download
Tham khảo tài liệu 'kiến thức cơ bản về chứng khoán - bài 14', tài chính - ngân hàng, đầu tư chứng khoán phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kiến thức cơ bản về chứng khoán - Bài 14
- Bài 14: Sử dụng các hệ số để phân tích Mỗi hệ số đề cập ở các bài trước chỉ cung cấp một số thông tin về mức độ hiệu quả trong hoạt động của một công ty. Tuy nhiên, như các bạn biết, việc phân tích tài chính đặc biệt có ý nghĩa khi bạn có một số chuẩn mực để có thể so sánh với các hệ số của một công ty, bạn không chỉ muốn xem khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tình trạng nợ và các mối liên hệ hoạt động của một sông ty là cao hay thấp, và các yếu tố này đang được cải thiện hay xấu đi, mà bạn còn muốn xác định mức độ hiệu quả hoạt động của công ty đó so với các đối thủ cạnh tranh khác, so với ngành hay so với công ty hoạt động tốt nhất cùng ngành. Mặc dù nhà quản lý của một công ty có thể tính toán các hệ số của các công ty khác, những các thông tin này đã có sẵn từ các nguồn công khai, chẳng hạn như: Niên giám các hệ số tài chính công nghiệp và kinh doanh, các hệ số kinh doanh chủ yếu, các trang tài chính công ty của các cơ quan định mức tín nhiệm... Các nguồn này cung cấp các hệ số của từng công ty và ngành có thể dùng để so sánh. Người ta có thể so sánh những hệ số tài chính chuẩn này với các hệ số của một công ty nào đó để xem xem liệu chúng khác nhau hay tương tự. Bảng 5 minh hoạ việc so sánh này Ngành công Công ty nghiệp ệ số 1988 1995 1988 1995
- 1,8 Hệ số nợ ngắn hạn 2 lần 2,5 lần 1,9 lần lần Hệ số kỳ thu hồi nợ trung 51,3 43 60 ngày bình ngày ngày 45,2 ngày Hệ số nợ trên vốn cổ 30 % 45 % 40 phần 38 % % Hệ số thu nhập trả lãi 4,1 lần 3,8 lần 3 lần 3 lần định kỳ 5,1 Hệ số biên lợi nhuận ròng 6,2 % 8,3 % 6% % Hệ số thu nhập trên đầu 10,4 12,3 % 13,4 % 11 % tư % Hệ số biến thiên đồng 0,90 0,81 0,90 0,90 thời () Tỷ lệ tăng trường thu nhập (tính trung bình 7 - 0,09 - -0,09 năm)
- Hệ số giá trên thu nhập 10,5 lần 10 lần 8 lần 8 lần Bạn có thể thấy ngay là các con số trong bảng cho thấy rằng với thời kỳ 7 năm, sự tiến triển trong khả năng thanh toán và sinh lời của công ty lớn hơn khả năng thanh toán và sinh lời của của toàn ngành công nghiệp mà công ty này hoạt động. Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ của công ty giảm, một phần do tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần tăng mạnh, nhưng vẫn lớn hơn mức trung bình của ngành. Hơn nữa, bạn có thể thấy ngay rằng nói chung khả năng thanh toán và sinh lợi cũng như khả năng trả nợ lại lớn hơn các công ty cùng ngành. Có một điểm kém hấp dẫn là biến động trong đòn bẩy tài chính của công ty (nợ trên vốn cổ phần), hệ số này đã lên đến 45% và vào thời điểm năm 1995 đã cao hơn hẳn mức trung bình của ngành. Yếu tố này cho thấy rằng trong tương lai công ty nên phát hành cổ phiếu hơn là trái phiếu nhằm giữ hệ số nợ trên vốn tương đương với mức hợp lý của ngành. Bảng 5 cũng cho thấy mặc dầu tỷ lệ tăng trưởng của công ty tương đương với mức trong toàn ngành nhưng tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) lại cao hơn, chủ yếu là khả năng thanh toán cũng như danh tiếng của công ty vượt trội so với toàn ngành. Tuy nhiên, tỷ lệ đánh đổi rủi ro lợi nhuận của công ty vào năm 1988 tương đương mức toàn ngành như đã thấy trong hệ số đồng biến thiên. Các nnhà đầu tư hiển nhiên nhận thấy sự tăng trưởng trong tỷ lệ nợ trên vốn là đáng báo động, do vậy, tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) giảm từ 10,5 năm 1988 xuống 10,0 năm 1995, trong khi đó tỷ lệ P/E của ngành không thay đổi trong cùng kỳ. Việc chi tiết hoá các hệ số như trong bảng 5 giúp các công ty chỉ ra được những điểm yếu và điểm mạnh trong hoạt động cuả mình. Như vậy, việc phân tích các hệ số cung cấp cho các nhà quản lý những công cụ để cải thiện và phát triển hoạt động của công ty. Hạn chế của việc phân tích hệ số.
- Các hệ số tài chính chỉ cung cấp một phần thông tin cần thiết để đánh giá hoạt động và hiệu quả chung của một công ty. Các yếu tố thống kê khác như rủi ro, cần được tính đến để có được một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của một công ty. Ngoài ra, việc so sánh các hệ số có thể dẫn đến sai lầm ở một số phép tính. một công ty có thể đã thông qua các chuẩn mực kế toán mới, tức là công ty này đã chuyển từ cách đánh giá hàng dự trữ FIFO (nhập trước xuất trước) sang LIFO (nhập sau xuất trước). Công ty có thể đã đổi từ phương pháp khấu hao trực tuyến sang phương pháp khấu hao tăng tốc. Thông qua việc sát nhập, công ty có thể được xác định thuộc ngành công nghiệp mới. Tương tự, giá trị tài sản của công ty có thể được khai chưa đúng giá trị do lạm phát cao. Một vài số liệu ngành có thể cũng đã sai lệch, đặc biệt nếu các số liệu trung bình có tính đến nhiều công ty nhỏ, yếu về tài chính. Bạn cũng cần thận trọng để đánh giá loại nợ mà công ty bạn đang nghiên cứu phái gánh chịu. nếu các khoản vốn được huy động bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi đã đến hạn thanh toán hoặc được chuyển đổi sớm, thì việc giải thích hệ số D/E sẽ khác với khi nợ thể hiện bằng các đợt trái phiêu scó lãi suất cố định. Tương tự, một số công ty có thể huy động vốn đầu tư của mình bằn các khoản thuê ngắn hạn. Do đó, một số hệ số tài chính sẽ được công bố không chính xác do kết quả của cơ cấu tài chính này. Điều này đặc biệt đúng đối với hệ số thu nhập trên đầu tư ROI. Cũng nên thận trọng khi sử dụng các dữ liệu được công bố, vì các số liệu ngành đôi khi chỉ thể hiện cho các công ty hoạt động tốt nhất và có tình hình tài chính khả quan. Ngoài ra, việc phân loại các công ty cụ thể thành một ngành là rất khó khăn, vì hầu hết các công ty đều có dây chuyền sản xuất khác nhau. Vấn đề này có thể làm sai lệch so sánh các hệ số của công ty với các hệ số của ngành.
- Ngoài ra, cũng nên dè chừng với các công ty tìm cách thao túng những con số của mình bằng cách bán tài sản của mình hay những thủ thuật đối với chi phí thay thế. Mặc dù nghiệp vụ kế toán đã được cải tiến nhằm giải quyết các vấn đề này, nhưng có nhiều cách giải thích và phương pháp khác nhau trong việc lập các báo cáo tài chính có thế che dấu điểm mạnh hay điểm yếu thực tế của một công ty. Do vậy, khi thực hiện phân tích các báo cáo tài chính và các hệ số tài chính, cần phải biết rằng các nhà phân tích và các nhà quản lý có thể đưa ra các giải thích khác nhau. Tóm lại, cần thận trọng khi phân tích một công ty dựa trên cơ sở các hệ số tài chính. Phải tính đến các hạn chế có liên quan đến các hệ số này./.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kiến thức cơ bản về chứng khoán - Bài 1
6 p | 1118 | 383
-
Kiến thức cơ bản về chứng khoán - Bài 3
9 p | 669 | 335
-
Những kiến thức cơ bản về giao dịch trên TTCK Việt Nam Chứng khoán là gì? Các
18 p | 746 | 334
-
Kiến thức cơ bản về vàng
5 p | 633 | 325
-
Những kiến thức cơ bản về giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam
20 p | 619 | 288
-
Kiến thức cơ bản về chứng khoán - Bài 4
4 p | 512 | 244
-
Kiến thức cơ bản về chứng khoán - Bài 5
4 p | 437 | 197
-
Kiến thức cơ bản về chứng khoán - Bài 7
4 p | 365 | 167
-
Kiến thức cơ bản về chứng khoán - Bài 6
4 p | 371 | 165
-
Kiến thức cơ bản về chứng khoán - Bài 2
7 p | 270 | 160
-
Kiến thức cơ bản về chứng khoán - Bài 11
6 p | 313 | 154
-
Kiến thức cơ bản về chứng khoán - Bài 9
8 p | 318 | 153
-
Kiến thức cơ bản về chứng khoán - Bài 8
6 p | 306 | 151
-
Kiến thức cơ bản về chứng khoán - Bài 13
5 p | 299 | 147
-
Kiến thức cơ bản về chứng khoán - Bài 10
3 p | 299 | 145
-
Kiến thức cơ bản về chứng khoán - Bài 12
6 p | 307 | 141
-
Bài giảng Các kiến thức cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán - Nguyễn Thanh Lâm
19 p | 113 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn