Kiến thức cơ bản về hệ thống thông tin
lượt xem 26
download
Nhiều dự án CNTT triển khai trong các tổ chức, kể cả các tổ chức lớn như hệ thống hành chính nhà nước, đã không đạt mục tiêu mong muốn. Trong nhiều nguyên nhân được mổ xẻ, thì một nguyên nhân không kém phần quan trọng, thậm chí là quan trọng nhất, vẫn là nhận thức chưa đầy đủ về
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kiến thức cơ bản về hệ thống thông tin
- Kiến thức cơ bản về hệ thống thông tin Nhiều dự án CNTT triển khai trong các tổ chức, kể cả các tổ chức lớn như hệ thống hành chính nhà nước, đã không đạt mục tiêu mong muốn. Trong nhiều nguyên nhân được mổ xẻ, thì một nguyên nhân không kém phần quan trọng, thậm chí là quan trọng nhất, vẫn là nhận thức chưa đầy đủ về hệ thống thông tin , kéo theo đó là nhiểu vấp váp trong tiến trình tổ chức xây dựng. Với loạt bài dưới đây, các tác giả mong muốn giúp người đọc có được nhận thức cơ bản về hệ thống thông tin, công nghệ và tổ chức xây dựng hệ thống đó. I.Vai trò của thông tin trong tổ chức hoạt động 1.Khái niệm về thông tin Khái niệm về thông tin đã được giải thích nhiều trong các từ điển nhưng chưa thể nêu lên được hết các khía cạnh quan trọng của nó. Lý thuyết thông tin giúp cho chúng ta có thêm nhận thức về thông tin. Hướng nghiên cứu chủ yếu của lý thuyết thông tin là chú trọng vào độ tin cậy
- của các thông báo. Trong lĩnh vực điều khiển học người ta cho rằng thông tin không phải là nội dung mà cũng không phải là ý nghĩa. Thông tin ít liên quan đến những gì chúng ta đang nói mà liên quan rất nhiều đến những gì chúng ta sẽ nói, mặt khác, thông tin không đồng nhất với dữ kiện. Bàn luận sâu hơn, từ ý nghĩa của thông tin ta có thể rút ra các dữ kiện; một dữ kiện có phải là thông tin hoặc không còn tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và con người cụ thể tiếp nhận chúng. Một số dữ kiện nói lên những gì chúng ta đã biết thì các dữ kiện đó không phải là thông tin. Thông tin được sử dụng để làm gia tăng sự đúng đắn trong mọi hoạt động. Có thể nói rằng thông tin là một trong những yếu tố cấu thành nên thế giới khách quan; nó vừa là sức mạnh, đồng thời, cũng vừa là năng lượng trong xã hội con người. Thông tin là sức mạnh: Thật vậy, thông tin đã được sử dụng, đang được sử dụng và sẽ được xác định để sử dụng làm nền tảng cho mọi hoạt động đảm bảo sự thành công của bất kỳ tổ chức hoạt động nào. Có thể nói trong một tổ chức hoạt động, nếu thành viên nào kiểm soát được thông
- tin thì thành viên đó có nhiều quyền lực. Sự bất ổn và sai lệch trong các hoạt động của một tổ chức có thể tăng hoặc giảm do những người kiểm soát được thông tin chi phối. Họ có thể tác động đến những thành viên khác và các sự kiện trong tổ chức hoạt động bằng cách cung cấp các thông tin với các mức độ chính xác và thời điểm khác nhau. Điều này là nguy hiểm, bởi vì cung cấp thông tin không chính xác và không đầy đủ có thể gây tác hại đến đồng sự tiếp nhận thông tin đó và cả tổ chức hoạt động. Thông tin là năng lượng: Muốn thu được thông tin thì phải tiêu tốn năng lượng. Ngược lại, thông tin được sử dụng nhằm đạt được năng lượng. Một khái niệm liên quan đến năng lượng và thông tin là “entropy”. Entropy đối nghịch với thông tin. Khi tổ chức hoạt động thiếu thông tin thì có sự gia tăng về entropy. Theo LeMoigne (1978): “Thông tin là một đối tượng đã được chỉnh dạng, nó được tạo ra bởi con người đang là đại diện cho một kiểu sự kiện mà người đó có thể nhận thức và xác định được trong thực tế”. Định nghĩa này giúp cho chúng ta có cách nhìn về thông tin phải là gì: Thông tin là những gì mà người ra quyết định cần để
- làm ra quyết định. 2.Đối tượng khai thác sử dụng thông tin Như đã phân tích ở trên: thông tin phải là những gì mà người ra quyết định cần để làm ra quyết định. Về cơ bản, mọi thành viên trong xã hội luôn luôn vận động và hành xử theo các quyết định của bản thân mình. Vì vậy, mọi thành viên trong xã hội con người cần khai thác và sử dụng thông tin để mưu cầu cuộc sống cho bản thân. Trong một tổ chức hoạt động, thông tin là một nguồn lực quan trọng để đảm bảo cho mọi hoạt động của các thành viên trong tổ chức phù hợp với mục đích hoạt động của cá nhân và đơn vị mình. Trước đây người ta hiểu rằng thông tin chỉ nhằm để phục vụ cho các công việc quản lý điều hành của người lãnh đạo. Gần đây người ta nhận biết rằng thông tin được sử dụng trong những tình huống cần đề ra các quyết định của mọi thành viên, của mọi cấp trong mọi tổ chức hoạt động. Trong hoạt động tác nghiệp, thông tin cần được sử dụng bởi các nhân viên; trong hoạt động quản lý, điều hành, thông tin cần được sử dụng bởi những người lãnh đạo, quản lý ở mọi
- cấp. Hơn nữa, thông tin có thể được chỉnh dạng thêm để phục vụ cho người lãnh đạo cấp cao trong việc đề ra các quyết định về chiến lược hoạt động của tổ chức. 3.Tầm quan trọng của thông tin đối với tổ chức hoạt động Thông tin có vai trò rất quan trọng đối với người lãnh đạo, quản lý trong mọi tổ chức hoạt động để hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Công việc lãnh đạo và quản lý đòi hỏi thông tin phải chính xác và kịp thời để đề ra các quyết định đúng đắn, đem lại hiệu quả trong các hoạt động. Trong thực tế đã có nhiều quyết định sai lầm là kết quả của việc khai thác, sử dụng thông tin thiếu chính xác hoặc không đầy đủ. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều người quản lý đã nhận thấy rằng thông tin là nguồn sức mạnh trong việc cạnh tranh. Thông tin giúp cho họ có khả năng khôn khéo hơn trước các đối thủ cạnh tranh của mình ở những thời điểm cạnh tranh quyết liệt, đặc biệt khi đưa ra thị trường những sản phẩm mới. Nếu không có thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời để phục vụ công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành thì tình
- huống mất khả năng kiểm soát, mất khả năng điều khiển có thể xảy ra và sẽ đem lại những tổn thất cho tổ chức. Thông tin - nguồn tài nguyên thứ sáu: Theo quan niệm trước đây, trong một tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có năm nguồn tài nguyên: Con người, máy móc - thiết bị, tài chính, nguyên vật liệu và sự quản lý. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội ngày nay, thông tin có thể được xem như là một nguồn tài nguyên mới của mọi tổ chức hoạt động. Mặc dầu thông tin không phải là nguồn tài nguyên hiện hữu như các loại tài nguyên khác nhưng nó là tài nguyên được sử dụng để kết hợp các nguồn tài nguyên khác cùng nhau tương tác theo phương thức tối ưu và có hiệu quả. Kết quả cuối cùng là mang lại hiệu quả trong các hoạt động của một tổ chức. Chất lượng và tính kịp thời của thông tin là yếu tố rất quan trọng chỉ sau yếu tố con người trong công việc lãnh đạo và quản lý. Vấn đề chủ yếu hiện nay đang đặt ra cho những người làm công tác lãnh đạo và quản lý
- là thường xuyên phải xử lý khối lượng thông tin rất lớn để đề ra được các quyết định đúng đắn. Với khối lượng thông tin càng lớn và càng đa dạng thì việc xử lý và quản lý thông tin càng khó khăn. Kế hoạch hoạt động tốt cũng như việc quản lý điều hành có hiệu quả thông qua các quyết định đúng đắn đều phải dựa vào nguồn thông tin thường xuyên được cập nhật và có chất lượng cao. Với các yêu cầu về thông tin như vậy cùng với nhịp độ nhanh chóng của các mặt hoạt động trong xã hội ngày nay làm phát sinh nhu cầu đối với những người lãnh đạo, quản lý là thay đổi cách thức làm việc và tiếp nhận một thành viên mới trong đội ngũ quản lý và xử lý thông tin - đó là máy tính điện tử. Việc khai thác máy tính điện tử để đáp ứng các nhu cầu sử dụng thông tin là yếu tố rất quan trọng để công việc lãnh đạo và quản lý trở nên năng động và hiệu quả. Máy tính điện tử không thể can thiệp vào quá trình tư duy của các nhà lãnh đạo và quản lý; nhưng nó làm phát triển năng lực cá nhân và là công cụ để mở rộng trí tuệ của con người. Từ cách nhìn này, máy tính điện tử là phương tiện quan trọng để cung cấp các thông tin cần thiết cho bất kỳ một tổ chức hoạt động nào.
- II.Hệ thống và hệ thống thông tin 1.Khái niệm về hệ thống Mặc dầu thuật ngữ hệ thống đã được sử dụng rất nhiều, ở đây chúng ta bàn ý nghĩa của thuật ngữ hệ thống một cách chi tiết hơn. Theo nghĩa chung nhất, một hệ thống gồm một tập hợp các thành phần tương tác lẫn nhau để hoàn thành một số mục đích nào đó. Các hệ thống luôn tồn tại chung quanh ta. Chẳng hạn, con người có được cảm giác là do hệ thống thần kinh phức tạp, một tập hợp bao gồm các thành phần: não bộ, thần kinh cảm giác và các tế bào cảm giác dưới da hoạt động cùng nhau làm cho chúng ta cảm nhận được sự nóng, lạnh, sự sợ hãi v.v... Con người giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ; một hệ thống bao gồm các thành phần là các từ ngữ, các dấu hiệu thể hiện các ý nghĩa giúp cho con người hiểu lẫn nhau. Chúng ta đang sống phụ thuộc vào hệ thống kinh tế mà trong đó các hàng hóa và dịch vụ này được trao đổi ngang giá với các hàng hóa và dịch vụ khác và bằng cách như vậy (ít nhất theo lý thuyết) con người thực hiện việc trao đổi nhu cầu và lợi ích
- lẫn nhau. Một hoạt động sản xuất kinh doanh cũng là một hệ thống. Các thành phần của hệ thống này bao gồm tiếp thị, sản xuất sản phẩm, buôn bán, nghiên cứu, vận chuyển, kế toán và lao động. Tất cả các thành phần hoạt động cùng nhau để đem lại lợi ích chung cho toàn hệ thống. Trong phạm vi hẹp hơn, mỗi một thành phần này cũng là một hệ thống. 2.Các đặc trưng quan trọng của hệ thống Mục đích của hệ thống là lý do để tồn tại hệ thống. Chẳng hạn, một trong những mục đích của hệ thống luật pháp là nghiên cứu các vấn đề về quyền bầu cử và quyền công dân và trên cơ sở đó sẽ ban hành luật pháp phù hợp để giải quyết vấn đề này. Hệ thống đốt trong của động cơ rõ ràng có mục đích đốt cháy nhiên liệu để tạo ra năng lượng và năng lượng này có thể được sử dụng cho các hệ thống khác của động cơ. Để đạt được mục đích, các hệ thống tương tác với môi trường của
- chúng, đó là các thực thể tồn tại bên ngoài hệ thống. Các hệ thống có tương tác với môi trường bên ngoài là các hệ thống mở. Ngược lại các hệ thống không có sự tương tác với những gì chung quanh chúng được gọi là hệ thống đóng. Tất cả các hệ thống đang hoạt động đều là hệ thống mở. Hệ thống đóng chỉ tồn tại về mặt khái niệm nhưng là vấn đề quan trọng trong việc nghiên cứu các hệ thống. Các phần tử điều khiển hệ thống liên quan chặt chẽ với sự hoạt động của hệ thống cho dù hệ thống là đóng hoặc mở. Các hệ thống hoạt động tốt gọi là hệ thống điều khiển được tức là mức độ hoàn thành mục đích của hệ thống là chấp nhận được. Chẳng hạn, con người là một hệ thống, khả năng hoạt động của con người là tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ cơ thể là 37.5 độ C. Khi nhiệt độ cơ thể thay đổi từ 37.5 độ C đến 37.8 độ C thì không ảnh hưởng nhiều đến khả năng hoạt động của con người, mặc dầu có một vài hạn chế xảy ra. Tuy nhiên khi nhiệt độ tăng lên cao, chẳng hạn từ 38 độ C trở lên thì sẽ làm suy giảm khả năng hoạt động của con người rất lớn. Hệ thống sẽ hoạt động chậm chạp và mệt mỏi cho đến khi điều kiện nhiệt độ cơ thể trở lại bình thường. Nếu điều kiện nhiệt độ
- không phù hợp tiếp tục kéo dài đủ lâu, kết cục hệ thống bị phá hủy. Ví dụ này minh họa điều quan trọng về thành phần điều khiển trong bất kỳ kiểu hệ thống nào. Tất cả hệ thống đều có một số các mức độ hoàn thành mục đích chấp nhận được, gọi là các tiêu chuẩn của hệ thống. Mức độ hoàn thành mục đích trong thực tế của hệ thống được so sánh với các tiêu chuẩn. Các hoạt động so với tiêu chuẩn có sự chênh lệch quá cao hoặc quá thấp cần phải được chú ý để điều chỉnh cho thích hợp. Thông tin được rút ra từ việc so sánh giữa kết quả đạt được và tiêu chuẩn và được thông báo đến các phần tử điều khiển gọi là thông tin phản hồi. Tóm lại, các hệ thống sử dụng một mô hình điều khiển cơ bản gồm: a) Tiêu chuẩn chấp nhận được về mức độ hoàn thành mục đích của hệ thống. b) Phương pháp để đo lường mức độ hoàn thành thực tế. c) Phương tiện để so sánh giữa mức độ hoàn thành thực tế và tiêu chuẩn. d) Phương pháp phản hồi thông tin. Các hệ thống mà có thể điều chỉnh các hoạt động của chúng sao cho mức độ hoàn thành mục đích của hệ thống là chấp nhận được, về nguyên
- tắc, các hệ thống đó sẽ tồn tại lâu dài. Khái niệm tương tác với môi trường bên ngoài gắn liền với đặc trưng của các hệ thống mở là yếu tố cơ bản cho việc điều khiển hệ thống. Tiếp nhận và đánh giá thông tin phản hồi cho phép hệ thống xác định sự hoạt động của nó có hữu hiệu hoặc không. Chẳng hạn, nếu hệ thống hoạt động sản xuất kinh doanh với đầu ra là các sản phẩm hoặc dịch vụ mà giá cả cao và chất lượng thấp, người sử dụng có lẽ không chấp nhận. Thông tin phản hồi cho biết doanh số thấp, thông tin đó thông báo cho phần tử điều khiển biết rằng: phương thức sản xuất sản phẩm trong hệ thống cần phải được điều chỉnh để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, mặt khác giá cả dịch vụ cần phải được cải thiện để cho sự hoạt động của hệ thống phù hợp với điều mong đợi. Ngược lại, các hệ thống đóng chấp nhận các hoạt động của chúng chỉ chừng nào chúng có được các thông tin phù hợp theo quyết định của hệ thống và không cần bất kỳ thứ gì từ môi trường bên ngoài. Các thông tin phù hợp theo quy định của hệ thống đóng sẽ không được đảm bảo sau
- thời gian hoạt động đủ lâu của hệ thống. Bởi lẽ, theo định luật thứ hai của nhiệt động học thì sau một thời gian hoạt động, sự tương tác của các thành phần của hệ thống đóng dẫn đến tình trạng hỗn độn tối đa; vì vậy trong thực tế không có tồn tại một hệ thống đóng nào. Tuy nhiên khái niệm về hệ thống đóng khá quan trọng bởi vì nó thể hiện được mục tiêu thiết kế các hệ thống: Để xây dựng hệ thống cần phải có ít nhất một vài sự tương tác với môi trường từ bên ngoài để duy trì mức độ hoàn thành mục đích chấp nhận được của hệ thống. Bên cạnh đó, việc tự quy định và tự điều chỉnh của hệ thống là các yếu tố cần lưu tâm trong việc thiết kế các hệ thống. Một hệ thống có thể được cấu thành bởi các thành phần là các hệ thống nhỏ hơn. Như vậy hệ thống đó được cấu thành bởi nhiều hệ thống con. Cơ thể con người chẳng hạn có những hệ thống con như là: hệ thống hô hấp, hệ thống tuần hoàn, hệ thống giác quan v.v..., Một động cơ có các hệ thống con gồm : hệ thống đốt nhiên liệu, hệ thống điện, hệ thống truyền động. Việc tương tác lẫn nhau giữa các hệ thống con trong hệ thống lớn là phổ biến trong mọi hệ thống.
- 3.Hệ thống hoạt động sản xuất kinh doanh Các tổ chức hoạt động có thể có nhiều hệ thống con hoạt động, mỗi hệ thống con đó đều có các đặc trưng của hệ thống như đã đề cập trong phần trước. Chẳng hạn, tất cả các hệ thống sản xuất đều có các đặc trưng giống nhau. Mục đích của chúng là cung cấp hàng hóa hoặc sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Để thực hiện mục đích này, các hệ thống sản xuất tương tác với môi trường của nó để đạt được các yếu tố đầu vào cần thiết như: nguyên vật liệu, công nhân, và kiến thức sản xuất. Các hệ thống sản xuất chỉ hoạt động được khi có đủ các yếu tố đầu vào kể trên. Đầu ra của hệ thống sản xuất có thể là sản phẩm cuối cùng, phế phẩm và công nghệ sản xuất. Để đảm bảo chức năng của mình, các hệ thống sản xuất phải ở trong tình trạng điều khiển được. Chẳng hạn, chúng phải thỏa mãn các tiêu chuẩn về mức độ hoàn thành mục đích; khối lượng sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp với khối lượng theo các đơn đặt hàng và chất lượng, giá cả sản
- phẩm phải được khách hàng chấp nhận. Những người quản lý và các nhân viên trong tổ chức hoạt động sản xuất thường xuyên giám sát mức độ hoàn thành thực tế và so sánh với kế hoạch sản xuất. Nếu hiệu quả sản xuất không đảm bảo như điều mong đợi, cần phải điều chỉnh sự hoạt động của hệ thống. Theo nghĩa này, hệ thống sản xuất là tự quy định và tự điều chỉnh; nó chỉ ra người nào và khi nào phải được thay thế, trang thiết bị nào cần được đổi mới, quy trình nào cần phải được điều chỉnh. Nếu việc điều chỉnh nội tại không thỏa mãn, sự hoạt động của hệ thống vẫn còn rất nhiều sai sót, chất lượng sản phẩm quá thấp hoặc giá thành sản phẩm là không chấp nhận được. Khi đó, sức mạnh quy định từ môi trường bên ngoài có thể can thiệp vào hệ thống. Các hệ thống sản xuất, tự chúng là các hệ thống con trong các tổ chức lớn và đến lượt nó, nó cũng bao gồm nhiều hệ thống con khác như: hệ thống cung ứng nguyên vật liệu, bảo trì trang thiết bị, huấn luyện công nhân v.v... Đặc trưng tổng quát của mọi hệ thống là thống nhất. Việc nghiên cứu, khảo sát hệ thống có thể được giới hạn trong phạm vi các
- đặc trưng của hệ thống. Tuy nhiên khi cần thiết, các chi tiết cụ thể của hệ thống sẽ được khảo sát thêm. Điều này khá mềm dẻo để đưa ra các khái niệm hữu ích về hệ thống khi nghiên cứu các hệ thống hoạt động sản xuất kinh doanh; đặc biệt, trong việc nghiên cứu và thiết kế các hệ thống thông tin. (còn nữa) (ThS. Nguyễn Văn Hưng -TS. Hoàng Quang Tuyến )
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kiến thức cơ bản về mạng: Phần 2 – Router
9 p | 310 | 132
-
Kiến thức cơ bản về mạng: Phần 1
9 p | 262 | 110
-
Kiến thức cơ bản về mạng: Phần 5 - Domain Controller
6 p | 286 | 100
-
Kiến thức cơ bản về mạng: Phần 4 - Workstation và Server
6 p | 207 | 94
-
Kiến thức cơ bản về mạng: Phần 6 - Windows Domain .Trong một số bài trước
6 p | 183 | 85
-
Kiến thức cơ bản về mạng: Part 12 – Quản lý tài khoản người dùng
9 p | 187 | 81
-
Kiến thức cơ bản về mạng: Phần 9 – Thông tin về Active Directory
9 p | 199 | 80
-
Kiến thức cơ bản về mạng: Phần 7 - Giới thiệu về FSMO Role
6 p | 190 | 77
-
Một số kiến thức cơ bản về FAT32 và NTFS
7 p | 253 | 73
-
Kiến thức cơ bản về mạng: Phần 8 - Tiếp tục về FSMO Role .Bài viết này
8 p | 202 | 72
-
Kiến thức cơ bản về mạng: Phần 10 – Các tên phân biệt
6 p | 215 | 71
-
Kiến thức cơ bản về mạng: Phần 14 – Các nhóm bảo mật
8 p | 179 | 66
-
Kiến thức cơ bản về mạng: Part 17 – Mô hình OSI
9 p | 170 | 66
-
Kiến thức cơ bản về mạng: Part 13 - Tạo các nhóm
9 p | 161 | 62
-
Kiến thức cơ bản về mạng: Phần 15 – Universal Groups & Group Nesting
7 p | 160 | 62
-
Kiến thức cơ bản về mạng: Phần 18 – Chia sẻ tài nguyên
7 p | 196 | 47
-
Kiến thức cơ bản về mạng: Phần 19 – Các điều khoản mức chia sẻ
8 p | 152 | 40
-
Kiến thức cơ bản về mạng: Part 20 – Các điều khoản mức File
8 p | 132 | 39
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn