intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến thức phòng bệnh giun truyền qua đất của phụ nữ dân tộc thiểu số từ 15 - 49 tuổi tại xã Đắk Wil, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông năm 2021

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kiến thức phòng bệnh giun truyền qua đất của người dân tộc còn nhiều hạn chế. Với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nhiễm giun truyền qua đất ảnh hưởng tới thời kỳ mang thai, gây thiếu máu, sản non, trẻ thiếu cân, thậm chí có thể làm tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh. Cùng tham khảo bài viết "Kiến thức phòng bệnh giun truyền qua đất của phụ nữ dân tộc thiểu số từ 15 - 49 tuổi tại xã Đắk Wil, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông năm 2021" để nắm được nội dung chi tiết các bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến thức phòng bệnh giun truyền qua đất của phụ nữ dân tộc thiểu số từ 15 - 49 tuổi tại xã Đắk Wil, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông năm 2021

  1. | TOÅNG QUAN & NGHIEÂN CÖÙU | Kiến thức phòng bệnh giun truyền qua đất của phụ nữ dân tộc thiểu số từ 15-49 tuổi tại xã Đắk Wil, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông năm 2021 Nguyễn Hùng Quang1, Lã Ngọc Quang2, Nguyễn Quang Thiều3, Trần Long Vũ4, Hoàng Thị Khánh Ly4, Đỗ Ngọc Lâm4, Nguyễn Thị Thương4, Phạm Thị Thanh Thủy4, Bùi Anh Quân4, Lê Minh Đạt5 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Kiến thức phòng bệnh giun truyền qua đất của người dân tộc còn nhiều hạn chế. Với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nhiễm giun truyền qua đất ảnh hưởng tới thời kỳ mang thai, gây thiếu máu, sản non, trẻ thiếu cân, thậm chí có thể làm tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang tiến hành phỏng vấn trên 309 phụ nữ người dân tộc thiểu số độ tuổi 15-49 được chọn ngẫu nhiên có hệ thống. Thời gian nghiên cứu từ tháng 01/2021 đến tháng 7/2021 và địa điểm tại xã Đăk Wil, huyện Cư Jut, tỉnh Đăk Nông. Kết quả: Tỷ lệ phụ nữ có kiến thức về giun đũa chiếm tỷ lệ nhiều nhất (50,48%), kế tiếp là giun móc/mỏ (34,95%) và cuối cùng là giun tóc (26,86%). 89.81% đối tượng nghiên cứu có kiến thức về nhiễm giun truyền qua đất không đạt. Tỷ lệ người tiếp cận thông tin truyền thông còn thấp (56,31%) trong khi hầu hết đối tượng (98,38%) đều mong muốn được tiếp nhận thông tin truyền thông về phòng bệnh giun truyền qua đất. Phần lớn các thông tin đối tượng tiếp nhận được là qua cán bộ y tế (62,64%). Kết luận: Tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số thiếu kiến thức về giun truyền qua đất còn khá cao. Đa số đối tượng tham gia nghiên cứu đều không đạt về kiến thức phòng bệnh giun truyền qua đất. Gần một nửa đối tượng nghiên cứu chưa từng nhận thông tin về truyền thông phòng nhiễm giun truyền qua đất, trong khi đó, hầu hết đối tượng tham gia đều muốn được nhận thông tin truyền thông phòng bệnh. Khuyến nghị: Chính quyền và các trạm y tế xã tăng cường truyền thông về các nội dung kiến thức phòng chống giun truyền qua đất, nhất là những đối tượng có học vấn thấp và đối tượng phụ nữ dân tộc Dao và phụ nữ từ 36-49 tuổi. Chú trọng truyền thông cho người dân về các thông tin liên quan đến phòng chống giun truyền qua đất. Từ khóa: Nhiễm giun truyền qua đất, phụ nữ dân tộc thiểu số, 15-49 tuổi. 36 Tạp chí Y tế Công cộng, Số 59 tháng 06/2022
  2. | TOÅNG QUAN & NGHIEÂN CÖÙU | Preventive knowledge about soil-transmitted helminth infections of ethnic minority women aged 15-49 years old in Dak Wil commune, Cu Jut district, Dak Nong province in 2021 Nguyen Hung Quang1, La Ngoc Quang2, Nguyen Quang Thieu3, Tran Long Vu4, Hoang Thi Khanh Ly4, Do Ngoc Lam4, Nguyen Thi Thuong4, Pham Thi Thanh Thuy4, Bui Anh Quan⁴, Le Minh Dat⁵ Background: Preventive knowledge about soil-transmitted helminth infections of ethnic minority is still limited. With women in reproductive age, soil-transmitted helminth infections a ect pregnancy and cause anemia, premature birth, underweight children, and even death of mothers and babies. Methods: This is a cross-sectional study that recruited 309 ethnic minority women aged 15-49 by systematic random sampling. The study period was from January 2021 to July 2021, and study site was Dak Wil Commune, Cu Jut District, Dak Nong Province. Results: The percentage of women who knew about ascaris lumbricoides accounted for the highest rank (50.48%), followed by ancylostomidae (34.95%) and �nally trichuris trichiura (26.86%). 89.81% of people who joined the study had poor knowledge of soil-transmitted helminth infections. The proportion of people accessing formation and communication was still low (56.31%) while most people (98.38%) wanted to receive information about the prevention of soil-transmitted helminth infections. The majority of information received was through health workers (62.64%). Conclusions: The percentage of ethnic minority women who lack knowledge was still high. Most participants did not have good enough knowledge of prevention. Nearly half of the study participants had never received any information about the prevention of soil-transmitted helminth infections, while most of the participants wanted to receive information about the prevention of disease. Recommendation: The authorities and commune health stations should strengthen communication on preventive knowledge of soil-transmitted helminth infections, especially those with low education, the Dao ethnic minority women and females with 36-49 years old. Focus on communicating to people about information related to the prevention of soil-transmitted helminth infections. Keywords: Soil-transmitted helminth infections, ethnic minority women, 15-49 years old. Tạp chí Y tế Công cộng, Số 59 tháng 06/2022 37
  3. | TOÅNG QUAN & NGHIEÂN CÖÙU | Tác giả: 1 Trung tâm Ki m soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông 2 Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội 3 Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương 4 Trường Đại học Y Hà Nội 5 Hội Y tế Công cộng Việt Nam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hồng (47,7%), Trung du và miền núi phía Bắc Nhiễm giun truyền qua đất (GTQĐ) là một (41,4%), Tây Nguyên (27,9%), Bắc Trung bộ trong những bệnh nhiễm ký sinh trùng (KST) và Duyên hải miền Trung (25,9%), Đông Nam phổ biến trên thế giới, theo Tổ chức Y tế Thế Bộ (12,9%) và thấp nhất là Đồng bằng sông giới (WHO), khoảng 24% dân số thế giới bị Cửu Long (8,7%). Tây Nguyên là một trong nhiễm các loại GTQĐ; trong đó, tùy từng khu những khu vực có tỷ lệ nhiễm GTQĐ đứng thứ vực, điều kiện kinh tế, trình độ dân trí và tập 3 trong cả nước. quán vệ sinh mà khác nhau về tỷ lệ nhiễm, dao Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu động từ 25% - 95%. Và có hơn 270 triệu trẻ em “Kiến thức phòng bệnh giun truyền qua đất của trước tuổi đến trường và hơn 600 triệu trẻ em phụ nữ dân tộc thiểu số từ 15-49 tuổi tại xã Đắk trong độ tuổi đến trường sống ở những nơi mà Wil, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông năm 2021 các KST này lan truyền mạnh mẽ, cần điều trị nhằm đánh giá kiến thức phòng chống nhiễm và can thiệp dự phòng1,2. Bệnh lây truyền qua GTQĐ ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản dân tộc đất thông qua trứng có mặt trong phân người thi u số (DTTS), từ đó đưa ra những giải pháp đào thải và nhiễm bởi môi trường đất ở những can thiệp nhằm phòng chống các bệnh giun sán vùng có điều kiện vệ sinh kém. Các loài GTQĐ của chính quyền địa phương cũng như toàn th chủ yếu gây nhiễm trên người như giun đũa, cộng đồng cho các đối tượng này. giun tóc và giun móc/mỏ. Tình trạng nhiễm giun phân bố rộng rãi trong các khu vực nhiệt 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU đới và cận nhiệt đới với số nhiễm lớn nhất xảy - Mô tả thực trạng kiến phòng bệnh giun truyền ra ở vùng cận Sahara châu Phi, châu Mỹ, Trung qua đất của phụ nữ dân tộc thi u số từ 15-49 Quốc và Đông Nam Á1,2 tuổi tại xã Đắk Wil, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Đánh giá tỷ lệ nhiễm giun tại 6 vùng sinh Nông năm 2021. thái trong toàn quốc do Viện Sốt rét-Ký sinh - Mô tả thực trạng tiếp nhận các thông tin truyền trùng-Côn trùng Trung ương thực hiện cho thông phòng bệnh giun truyền qua đất của phụ thấy tỷ lệ nhiễm giun chung dao động từ 8,7%- nữ dân tộc thi u số từ 15-49 tuổi tại xã Đắk 47,7%; trong đó cao nhất ở Đồng bằng Sông Wil, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông năm 2021. 38 Tạp chí Y tế Công cộng, Số 59 tháng 06/2022
  4. | TOÅNG QUAN & NGHIEÂN CÖÙU | 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dựa trên phần kết quả nghiên cứu của “Nhiễm a. Thiết kế nghiên cứu giun truyền qua đất và các yếu liên quan ở phụ nữ tuổi sinh sản 15- 49 tại xã Bình Sa, huyện Nghiên cứu cắt ngang có phân tích. Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam năm 2015”, ta b. Địa điểm và thời gian nghiên cứu thấy tỷ lệ ĐTNC không có kiến thức chung, về Địa đi m nghiên cứu: Xã Đăk Wil, huyện Cư GTQĐ là 60,3%, chúng tôi lấy p = 0,6035 Jút, tỉnh Đắk Nông. Thay vào công thức ta tính được n = 304 người. Thời gian nghiên cứu: Tiến hành từ tháng Trên thực tế số người tham gia khảo sát này là 01/2021 đến tháng 7/2021. 309 người. Những người tham gia khảo sát được c. Đối tượng nghiên cứu chọn bằng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Phụ nữ người DTTS từ 15-49 tuổi trên địa bàn e. Biến số trong nghiên cứu xã Đăk Wil, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. - Biến thông tin chung: tuổi, dân tộc, tôn giáo, Tiêu chuẩn lựa chọn: trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, kinh tế hộ gia đình, thu nhập bình quân. Là phụ nữ có độ tuổi từ 15-49. - Biến kiến thức phòng GTQĐ: Kiến thức về Đồng ý tham gia nghiên cứu. các loại GTQĐ, nguyên nhân gây bệnh, tác hại Có khả năng hi u và trả lời câu hỏi phỏng vấn gây bệnh, cách phòng bệnh. của điều tra viên (hoặc phiên dịch viên). - Biến thực trạng tiếp nhận các thông tin truyền Tiêu chuẩn loại trừ: thông phòng bệnh GTQĐ: Tiếp nhận thông tin, Đối tượng đã uống thuốc tẩy giun trong vòng nhu cầu muốn nhận thông tin, nguồn thông tin 6 tháng tính đến thời đi m điều tra hoặc đang truyền thông. mắc các bệnh cấp tính. f. Tiêu chuẩn đánh giá d. Cỡ mẫu, chọn mẫu Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức dựa trên bộ câu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho việc xác hỏi soạn sẵn. định một tỷ lệ trong quần th : Có bốn loại câu hỏi về kiến thức phòng chống 2 p(1 − p) bệnh GTQĐ: n= 1−α / 2 d2 - Loại GTQĐ: Đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) Trong đó: trả lời đúng 3 trên 4 câu: đạt n: cỡ mẫu tối thi u điều tra (số người cần nghiên - Nguyên nhân nhiễm GTQĐ: ĐTNC trả lời cứu, phỏng vấn, xét nghiệm). đúng 7 trên 9 câu: đạt Z: là hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95% thì Z (1- α/2) - Tác hại nhiễm GTQĐ: ĐTNC trả lời đúng 5 = 1,96. trên 7 câu: đạt d: sai số tuyệt đối chấp nhận được 5,5% (0,055). - Cách phòng bệnh GTQĐ: ĐTNC trả lời đúng 7 trên 10 câu: đạt p: Tỷ lệ nhiễm GTQĐ ước tính. Tạp chí Y tế Công cộng, Số 59 tháng 06/2022 39
  5. | TOÅNG QUAN & NGHIEÂN CÖÙU | ĐTNC đạt kiến thức phòng chống GTQĐ bằng phần mềm Stata 16.0. khi đạt hết tất cả các mục yêu cầu trên. Một Thống kê mô tả được thực hiện thông qua việc trong bốn yêu cầu trở lên không đạt: kiến thức tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn cho không đạt. các biến định lượng và tỷ lệ cho các biến định g. Kỹ thuật, công cụ và quy trình thu thập số tính. liệu i. Đạo đức nghiên cứu Phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Nghiên cứu được trình Hội đồng đạo đức của Người bệnh phù hợp với tiêu chí lựa chọn Trường Đại học Y tế Công cộng phê duyệt theo được mời tham gia nghiên cứu. Bộ câu hỏi tự Quyết định số 72/2021/YTCC-HD3 ngày 26 soạn tham khảo từ các quyết định, thông tư và tháng 02 năm 2021 của Hội đồng đạo đức trong khuyến cáo của Bộ Y tế. NCYSH. h. Xử lý và phân tích số liệu 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Số liệu được nhập và quản lý bằng phần mềm Epidata 3.1. Sau đó làm sạch và được xử lý 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 1: Đặc điểm nhân khẩu học của của ĐTNC (n=309) Tần số Đặc điểm Tỷ lệ % (n) 15-25 tuổi 62 20,06 Tuổi 26-35 tuổi 107 34,63 36-49 tuổi 140 45,31 Tày 46 14,89 Nùng 95 30,74 Dân tộc Dao 106 34,30 Khác 62 20,06 Có tôn giáo 42 13,59 Tôn giáo Không tôn giáo 267 86,41 Mù chữ 52 16,83 Bậc ti u học 94 30,42 Trình độ học vấn THCS 113 36,57 THPT 43 13,92 Trên THPT (Trung cấp, CĐ, ĐH…) 7 2,27 40 Tạp chí Y tế Công cộng, Số 59 tháng 06/2022
  6. | TOÅNG QUAN & NGHIEÂN CÖÙU | Tần số Đặc điểm Tỷ lệ % (n) Làm nông 294 95,15 Buôn bán 2 0,65 Nghề nghiệp Công nhân/CBVC 4 1,29 Học sinh/SV 8 2,59 Nghề khác 1 0,32 Chưa/không có chồng 20 6,47 Tình trạng hôn nhân Đã có chồng 289 93,53 Hộ nghèo/cận nghèo 18 5,83 Kinh tế hộ gia đình Hộ trung bình, khá giả, giàu 291 94,17 Thu nhập bình quân đầu người/ < 700.000đ – 1.000.000đ 21 6,80 tháng hộ gia đình > 1.000.000đ 288 93,20 Kết quả cho thấy ĐTNC phần nhiều thuộc nhóm 3.2. Kiến thức phòng bệnh GTQĐ của ĐTNC 36-49 tuổi (45.31%); dân tộc Dao chiếm tỷ lệ Bảng 2: Kiến thức về các loại GTQĐ của nhiều nhất trong nghiên cứu (34,3%) và dân tộc ĐTNC (n=309) Tày chi m tỷ lệ ít nhất (14,89%). Về tôn giáo, đa số ĐTNC không theo đạo (86.41%). Về Số Tỷ lệ Nội dung trình độ học vấn, phần nhiều ĐTNC ở trình độ lượng (%) THCS (36,57%) trong khi đó, 16,83% mù chữ Giun đũa 156 50,48 và chỉ 2,27% ĐTNC có học vấn trên THPT. Biết Giun tóc 83 26,86 Đa số tất cả ĐTNC làm nông (95,15%) và chỉ các loại 5,83% ĐTNC thuộc hộ nghèo/cận nghèo về Giun móc/mỏ 108 34,95 GTQĐ khía cạnh kinh tế hộ gia đình. Hầu hết ĐTNC Không biết 75 24,27 có thu nhập bình quân đầu người/tháng hộ gia Trong số các loại GTQĐ, tỷ lệ phụ nữ có đình từ 1 triệu đồng/tháng trở lên (93.20%). kiến thức về giun đũa chiếm tỷ lệ nhiều nhất (50,48%), kế tiếp là giun móc/mỏ (34,95%) và cuối cùng là giun tóc 26,86%. Bên cạnh đó vẫn còn một tỷ lệ gần ¼ đối tượng không có kiến thức về giun truyền qua đất (24,27%). Tạp chí Y tế Công cộng, Số 59 tháng 06/2022 41
  7. | TOÅNG QUAN & NGHIEÂN CÖÙU | Bảng 3: Tỷ lệ đối tượng hiểu biết về nguyên nhân và tác hại gây bệnh GTQĐ (n=309) Số Tỷ lệ Nội dung lượng (%) Ăn thức ăn nhiễm bẩn 163 52,75 Ăn rau sống 145 46,92 Uống nước lã 127 41,10 Không rửa tay trước ăn 42 13,59 Không rửa tay sau khi đi vệ sinh (đại tiện) 29 9,85 Nguyên nhân Đ móng tay dài bẩn 16 5,17 Không dùng BHLĐ khi đi làm vườn/nương/rẫy 7 2,26 Sử dụng nhà tiêu không HVS 10,68 Phóng uế bừa bãi 0,97 Không biết 118 38,18 Đau bụng, rối loạn tiêu hóa 185 59,78 Tắc ruột 10,68 Viêm túi mật, đường mật, giun chui ống mật 37 11,97 Tác hại Thiếu máu 9 2,91 Suy dinh dưỡng, thiếu vi chất 42 13,59 Giảm khả năng/ sức lao động 24 7,76 Không biết 111 35,92 42 Tạp chí Y tế Công cộng, Số 59 tháng 06/2022
  8. | TOÅNG QUAN & NGHIEÂN CÖÙU | Khi được hỏi về nguyên nhân gây bệnh GTQĐ Theo thống kê thì đa phần tỷ lệ ĐTNC cho rằng thì đa số đối tượng nghiên cứu đề cập tới một số cách phòng bệnh truyền nhiễm GTQĐ chủ yếu nguyên nhân do ăn thức ăn nhiễm bẩn (52,75%), qua không ăn thức ăn bị nhiễm bẩn (74,77%), ăn rau sống (46,92%), uống nước lã (41,10%), tẩy giun định kỳ (69,91%), không ăn rau sống … các nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ thấp từ (64,15%), không uống nước lã (56,19%), còn 0,97%-13,59%. Nhưng có tới 38,18% ĐTNC các cách phòng chống còn lại nằm ở mức không biết nguyên nhân gây bệnh GTQĐ. Bên 1,76%-23%. Có 2,21% không biết cách phòng cạnh đó phần lớn đối tượng được hỏi cho biết bệnh GTQĐ. tác hại của của GTQĐ như là đau bụng, rối loạn tiêu hóa (59,78%). Một số tác hại khác như tắc ruột, viêm túi mật, đường mật, giun chui ống mật, thiếu máu, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất, giảm khả năng, sức lao động có tỷ lệ từ (2,91%- 11,97%). Bên cạnh đó, vẫn có tới 35,92% không biết về tác hại của GTQĐ. Bảng 4: Tỷ lệ đối tượng hiểu biết về cách phòng bệnh GTQĐ (n=226) Số Tỷ lệ Cách phòng bệnh lượng (%) Không ăn thức ăn bị 169 74,77 nhiễm bẩn Biểu đồ 1: Kiến thức chung về phòng bệnh Không ăn rau sống 145 64,15 GTQĐ (n=309) Không uống nước lã 127 56,19 Kết quả bi u đồ 1 cho thấy chỉ có 32/309 Rửa tay trước ăn 52 23,0 (10,2%) ĐTNC có kiến thức chung về phòng chống GTQĐ đạt. Đa số có tới 282/309 (89,8%) Rửa tay sau khi đi vệ sinh 35 15,48 ĐTNC kiến thức chung về phòng chống GTQĐ (đại tiện) không đạt. Không đ móng tay dài, bẩn 4 1,76 3.3. Thực trạng tiếp nhận các thông tin truyền Dùng bảo hộ lao động khi đi 7 3,09 thông phòng bệnh giun truyền qua đất của làm vườn/nương/rẫy ĐTNC Sử dụng nhà tiêu HVS 23 10,17 Không phóng uế bừa bãi 4 1,76 Tẩy giun định kỳ 158 69,91 Không biết 5 2,21 Tạp chí Y tế Công cộng, Số 59 tháng 06/2022 43
  9. | TOÅNG QUAN & NGHIEÂN CÖÙU | Bảng 5: Tỷ lệ nhận thông tin truyền thông và Bảng 6 cho thấy nguồn thông tin truyền thông nhu cầu muốn nhận thông tin truyền thông về phòng chống các bệnh GTQĐ mà ĐTNC phòng bệnh GTQĐ (n=309) đã được nhận chủ yếu là từ CBYT (62,64%); kế tiếp là nguồn từ đài truyền hình (32,75%); Nội dung Tần số Tỷ lệ (%) nguồn từ pa nô, áp pích không đáng k (1,14%). Tiếp nhận thông tin truyền thông phòng bệnh GTQĐ 4. BÀN LUẬN Có, đã từng nghe 174 56,31 4.1. Kiến thức phòng bệnh GTQĐ của phụ nữ Không, chưa bao giờ 135 43,69 Nhu cầu muốn nhận thông tin Kết quả nghiên cứu trên 309 phụ nữ DTTS tuổi truyền thông phòng bệnh GTQĐ sinh sản ở thời đi m nghiên cứu cho thấy trong Có, muốn nhận 304 98,38 số các loại GTQĐ thì tỷ lệ đối tượng nghiên Không, không muốn 5 1,62 cứu biết đến giun đũa chiếm tỷ lệ nhiều nhất Bảng 5 cho thấy chỉ có 56,31% ĐTNC đã từng (50,48%), vẫn có 24,27% đối tượng không nghe, từng tiếp nhận thông tin truyền thông về k được tên các loại GTQĐ. Nghiên cứu của phòng bệnh GTQĐ và 43,69% trả lời chưa từng Nguyễn Văn Văn tại xã Bình Sa, huyện Thăng nhận thông tin truyền thông về GTQĐ. Hầu hết Bình, tình Quảng Nam cũng cho kết quả tương (98,38%) ĐTNC có nhu cầu muốn nhận thông đồng khi cho thấy tỷ lệ người k được tên giun tin truyền thông phòng chống các bệnh GTQĐ, đũa chiếm tỷ lệ cao nhất là 72,8%, vẫn còn chỉ có số ít (1,62%) không có nhu cầu. 20,6% đối tượng không biết đến tên bất cứ loại Bảng 6: Nguồn thông tin truyền thông đã giun nào5. Việc người dân biết đến giun đũa nhận về phòng bệnh GTQĐ (n=174) nhiều hơn có th do đặc đi m kích thước và hình dạng của giun đũa dễ nhận biết nên người Số Tỷ lệ Nội dung dân dễ nhớ và k tên hơn các loại GTQĐ khác. lượng (%) Khi được hỏi về đường lây nhiễm GTQĐ thì Cán bộ y tế đa số ĐTNC trả lời đường lây nhiễm chính là 109 62,64 Nguồn (CBYT) qua đường ăn (54,36%), uống (47,89%). Kết thông Đài truyền hình 57 32,75 quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của tin về của Phạm Minh Huế tại huyện Mù Cang Chải Loa phát thanh 28 16,09 phòng và Trạm Tấu, Yên Bái khi cho thấy có 52,3% chống Sách, báo, tạp chí 22 12,64 trả lời đúng phương thức lây nhiễm giun là GTQĐ Pa nô, áp phích, do ăn thức ăn sống chưa nấu chín, 43,7% cho đã 2 1,14 rằng do uống nước không đảm bảo vệ sinh6 tờ rơi được Nghiên cứu của Nguyễn Văn Văn tại xã Bình Internet 39 22,41 nhận Sa, huyện Thăng Bình, tình Quảng Nam cho Khác 31 17,81 thấy kiến thức của ĐTNC về đường lây truyền bệnh GTQĐ cho thấy phần lớn 88,4% ĐTNC 44 Tạp chí Y tế Công cộng, Số 59 tháng 06/2022
  10. | TOÅNG QUAN & NGHIEÂN CÖÙU | biết được GTQĐ có lây truyền, xâm nhập vào 89,81% ĐTNC kiến thức chung về phòng cơ th người qua đường ăn uống5. Kết quả cũng bệnh GTQĐ chưa đạt. Kết quả này thấp hơn cho thấy vẫn còn 40,45% phụ nữ không biết kết quả trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Văn đến đường lây nhiễm GTQĐ. Nguyên nhân của tại xã Bình Sa, huyện Thăng Bình, tình Quảng tình trạng này có th do công tác truyền thông Nam cho thấy có 39,7% ĐTNC có kiến thức trên địa bàn xã chưa được sự quan tâm của chung về phòng bệnh GTQĐ là đạt5. Nghiên chính quyền địa phương hoặc có th đã tổ chức cứu của Nguyễn Thị Lệ tại Cư Mgar, tỉnh Đắk nhưng chưa hiệu quả. Việc không biết đường Lăk cho thấy tỷ lệ phụ huynh học sinh có kiến lây nhiễm của GTQĐ sẽ khiến ĐTNC không có thức chung về phòng chống nhiễm GTQĐ đạt được những biện pháp hữu hiệu nhất đ phòng là 71,33%7. Nghiên cứu của của Nguyễn Đức tránh nhiễm GTQĐ cho bản thân và gia đình. Thủy tại Yên Bái cho thấy hầu hết (96,4%) phụ Đây là nội dung khi truyền thông CBYT cần nữ có kiến thức chung về phòng chống GTQĐ phải nhân mạnh đ người dân hi u và biết cách chưa đạt . Nguyên nhân có sự khác biệt giữa phòng tránh. Các hành vi như ăn thức ăn bẩn, ăn nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu rau sống, uống nước lã, không rửa tay trước khi khác có th do có sự khác biệt về ĐTNC, địa ăn, sau khi đi vệ sinh; không sử dụng BHLĐ, đi m nghiên cứu… gây nên sự chênh lệch về đ móng tay dài, sử dụng nhà tiêu không hợp vệ tỷ lệ kiến thức không đạt của các nhóm ĐTNC. sinh và phóng uế bừa bãi là những nguyên nhân Kiến thức chung của phụ nữ DTTS về phòng gây bệnh GTQĐ. bệnh GTQĐ trong nghiên cứu của chúng tôi là Khi nhiễm GTQĐ sẽ có nhiều tác hại ảnh khá thấp, điều này có th thấy công tác truyền hưởng đến sức khỏe; tuy nhiên kết quả cho thông phòng bệnh GTQĐ trên địa bàn xã chưa thấy ĐTNC chưa hi u biết nhiều về tác hại của được chú trọng; đ người dân thực hành phòng GTQĐ; chỉ có 59,78% ĐTNC biết đến tác hại bệnh tốt hơn cũng như hạn chế tỷ lệ nhiễm giun của GTQĐ là đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Còn ở phụ nữ thì cần phải chú trọng truyền thông nhiều tác hại khác như: tắc ruột, viêm túi mật, nâng cao nhận thức người dân trong đó có đối viêm đường mật, thiếu máu; suy dinh dưỡng, tượng phụ nữ dân tộc thi u số. giám sức đề kháng thì chỉ có số ít ĐTNC biết 4.2. Thực trạng tiếp nhận các thông tin truyền đến. Vẫn có hơn 1/3 (35,92%) ĐTNC không thông phòng bệnh giun truyền qua đất của biết đến một trong số các tác hại của GTQĐ. ĐTNC Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy có 43,69% phụ của Phạm Minh Huế tại huyện Mù Cang Chải nữ người DTTS cho rằng chưa từng nhận và Trạm Tấu, Yên Bái khi cho thấy có 29,3% thông tin về truyền thông phòng nhiễm GTQĐ, ĐTNC không biết ảnh hưởng của bệnh GTQĐ6 trong khi hầu hết (98,38%) họ đều mong muốn Khi đánh kiến thức chung về phòng bệnh được nhận thông tin truyền thông phòng bệnh GTQĐ kết quả cho thấy chỉ có 10,19% ĐTNC GTQĐ. Điều này có th thấy rằng công tác có kiến thức chung được đánh giá là đạt; còn truyền thông về phòng bệnh GTQĐ tại địa bàn Tạp chí Y tế Công cộng, Số 59 tháng 06/2022 45
  11. | TOÅNG QUAN & NGHIEÂN CÖÙU | xã thực hiện chưa tốt, chưa hiệu quả. Nguyên nghiên cứu đều không đạt về kiến thức phòng nhân có th từ phía CBYT thực hiện chưa tốt bệnh giun truyền qua đất. công tác truyền thông hoặc từ phía người dân Gần một nửa đối tượng nghiên cứu chưa từng chưa chủ động tìm hi u, tiếp cận thông tin về nhận thông tin về truyền thông phòng nhiễm phòng bệnh GTQĐ. Hiện nay tình hình dịch GTQĐ, hầu hết đối tượng tham gia đều muốn bệnh diễn biến phức tạp, các hoạt động truyền được nhận thông tin truyền thông phòng bệnh thông đang chú trọng các dịch bệnh nguy hi m, GTQĐ. mà chưa chú trọng các bệnh thông thường làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, trong 6. KHUYẾN NGHỊ đó có tình trạng nhiễm GTQĐ. Đây là vấn đề Chính quyền và các trạm y tế xã tăng cường mà các TYT cần có biện pháp khắc phục, cần truyền thông về các nội dung kiến thức và thực tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức hành phòng chống GTQĐ, nhất là những đối người dân nhằm phòng chống bệnh GTQĐ tượng có học vấn thấp và đối tượng phụ nữ dân hiệu quả hơn. Nguồn thông tin ĐTNC được tộc Dao và phụ nữ từ 36-49 tuổi. Chú trọng nhận chủ yếu từ CBYT cung cấp (62,64%). truyền thông cho người dân về các thông tin Gần một nửa (48,84%) ĐTNC nhận thông tin liên quan đến phòng chống giun truyền qua đất từ đài truyền hình và đài phát thanh. Nghiên đ nhiều người có th được tiếp cận hơn và biết cứu của tác giả Lê Vân Anh tại Quảng Ninh cách phòng bệnh sao cho hiệu quả. cũng cho thấy nguồn thông tin phòng bệnh GTQĐ từ CBYT chiếm 36,2%; nguồn thông tin từ đài truyền hình, truyền thanh là 53,0%8 Điều này có th thấy rằng CBYT vẫn là nguồn cung cấp thông tin về phòng bệnh GTQĐ quan trọng, có th trực tiếp, tiếp cận người dân, nắm bắt tình hình thực tế địa bàn, đối tượng đ có th tổ chức tư vấn, truyền thông thay đổi hành vi, lối sống sinh hoạt và nâng cao nhận thức về phòng bệnh GTQĐ. 5. KẾT LUẬN Nghiên cứu được thực hiện trên 309 phụ nữ DTTS trong độ tuổi sinh đẻ 15-49 tuổi trên địa bàn xã Đăk Wil, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, và được tiến hành trong thời gian từ tháng 1/2021 đến 7/2021. Qua kết quả nghiên cứu, tỷ lệ phụ nữ dân tộc thi u số thiếu kiến thức về GTQĐ còn khá cao. Đa số đối tượng tham gia 46 Tạp chí Y tế Công cộng, Số 59 tháng 06/2022
  12. | TOÅNG QUAN & NGHIEÂN CÖÙU | TÀI LIỆU THAM KHẢO 8. Lê Vân Anh. Thực trạng nhiễm giun truyền 1. WHO. Nhiễm giun sán qua đất. Published qua đất và một số yếu tố liên quan ở học September 6, 2021. Accessed March 29, 2022. sinh ti u học tại tỉnh Quảng Ninh năm 2018. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/ Published online 2018. detail/soil-transmitted-helminth-infections 2. Sở Y Tế Quảng Trị. Phòng chống nhiễm giun truyền qua đất. Published July 21, 2018. Accessed March 29, 2022. http://dohquangtri. gov.vn/thong-tin-y-hoc/tin-chuyen-mon/ phong-chong-nhiem-giun-truyen-qua-dat.html 3. Nguyễn Đức Thủy. Thực trạng và một số yếu tố liên quan nhiễm giun truyền qua đất ở phụ nữ tuổi sinh sản tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái năm 2018. Tạp Chí Phòng Chống Bệnh Sốt Rét Và Các Bệnh Ký Sinh Trùng. 2019;3(111):18-23. 4. Phạm Ngọc Duấn, Phạm Ngọc Minh. Kiến thức - thực hành và một số yếu tố liên quan đến thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh ti u học tỉnh Hưng Yên. Tạp Chí Nghiên Cứu Học. 2018;5(114):66-73. 5. Nguyễn Văn Văn, Trần Văn Thanh, Võ Trung Nở. Nhiễm giun truyền qua đất và các yếu tố liên quan ở phụ nữ tuổi sinh sản 15-49 tại xã Bình Sa, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam năm 2015. Tạp Chí Phòng Chống Bệnh Sốt Rét Và Các Bệnh Ký Sinh Trùng. 2016;04(93):57-63. 6. Phạm Minh Huế. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến giun truyền qua đất ở trẻ em từ 24 đến 60 tháng tuổi tại huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu, Yên Bái năm 2016. Published online 2016. 7. Nguyễn Thị Lệ. Thực trạng nhiễm giun truyền qua đất và một số yếu tố liên quan ở học sinh ti u học trường Ngô Gia Tự tại xã Quảng Hiệp huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lăk năm 2015. Published online 2015. Tạp chí Y tế Công cộng, Số 59 tháng 06/2022 47
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2