intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dùng giấm để ổn định huyết áp

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

180
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giấm là một gia vị chua thường dùng, từ xưa giấm là phụ liệu dùng bào chế Đông dược. Y học cổ truyền cho biết giấm có vị chua, đắng, tính ấm, đi vào kinh can và vị, tác dụng tán ứ chỉ huyết (cầm máu, chống ứ tắc), dùng trong sản hậu chóng mặt do thiếu máu, nôn ra máu, đại tiện ra máu, nhức răng; giải độc sát trùng, dùng trong các bệnh viêm gan vàng da, ngứa ngáy âm đạo, bệnh giun, bệnh lao, giải độc thịt cá… Đậu phộng ngâm giấm: Đậu phộng sống 500...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dùng giấm để ổn định huyết áp

  1. Dùng giấm để ổn định huyết áp Giấm là một gia vị chua thường dùng, từ xưa giấm là phụ liệu dùng bào chế Đông dược. Y học cổ truyền cho biết giấm có vị chua, đắng, tính ấm, đi vào kinh can và vị, tác dụng tán ứ chỉ huyết (cầm máu, chống ứ tắc), dùng trong sản hậu chóng mặt do thiếu máu, nôn ra máu, đại tiện ra máu, nhức răng; giải độc sát trùng, dùng trong các bệnh viêm gan vàng da, ngứa ngáy âm đạo, bệnh giun, bệnh lao, giải độc thịt cá… Đậu phộng ngâm giấm: Đậu phộng sống 500 g, giấm vừa đủ. Đậu phộng sống cả vỏ lụa, dùng giấm ngâm trên 1 tuần (ngâm càng lâu càng tốt), hàng ngày khuấy đều 1 lần. Mỗi tối trước khi đi ngủ nhai ăn 10 hột đậu phộng. Tác dụng hoạt huyết hóa ứ (máu tuần hoàn, không ứ tắc), giảm huyết áp. Thích hợp dùng cho tăng huyết áp thời kỳ đầu và xơ cứng động mạch. Trứng gà khuấy giấm: Trứng gà 1 quả, giấm 60 ml. Trứng gà đập vào trong chén, thêm giấm khuấy đều, bắc lên bếp nấu chín. Dùng ăn sáng lúc bụng đói, 7 ngày là 1 liệu trình, có thể dùng liền vài liệu trình. Thích hợp dùng cho bệnh tăng huyết áp.
  2. Đậu tương ngâm giấm: Đậu nành (đậu tương) 500 g, giấm 1 lít. Đậu tương rang vàng, sau khi nguội chứa trong lọ, cho giấm vào ngâm, đậy kín, sau 10 ngày ngâm thì có thể dùng. Mỗi sáng và chiều nhai ăn 10 hột, ăn thường xuyên sẽ đạt hiệu quả. Tác dụng giảm huyết áp, giảm mỡ máu. Thích hợp dùng cho bệnh tăng huyết áp thời kỳ đầu, chứng cao mỡ máu, bệnh béo phì. Đậu phộng, vỏ quýt ngâm giấm: Vỏ quýt 50 g, đậu phộng cả vỏ ngoài 1 kg, giấm 150 ml, muối, đại hồi hương mỗi thứ một ít. Vỏ quýt, đậu phộng đổ vào nồi đất to, thêm nước vừa đủ. Dùng lửa nấu 15 phút kể từ lúc sôi thêm giấm, muối, hồi hương, rồi dùng lửa nhỏ nấu 1 giờ đồng hồ, cho đến khi nước sắp cạn, đậu phộng đã mềm thì tắt bếp, bỏ vỏ quýt. Đậu phộng cả vỏ đem phơi khô để sử dụng dần. Mỗi lần nhai ăn 20 - 30 hột, ngày 3 lần. Thích hợp dùng cho bệnh tăng huyết áp, viêm thận mạn tính, hen suyễn… Tỏi - nước giấm đường: Dùng 100 g tỏi giã nát, thêm vào 200 ml giấm ngâm trong 5 ngày. Mỗi sáng lúc bụng đói dùng 1 muỗng canh, liền 10 - 15 ngày, giúp ổn định huyết áp lâu dài. Đường phèn ngâm giấm: Đường phèn 500 g, giấm 500 ml. Cho đường phèn giã nát ngâm trong giấm. Dùng uống sau bữa ăn, mỗi lần 1 muỗng canh, ngày 3 lần, 10 ngày là 1 liệu trình. Thích hợp dùng cho bệnh tăng huyết áp, chứng cao mỡ máu.
  3. Giấm pha mật ong - mè đen: Mè đen 30 g, mật ong 30 g, trứng gà một quả, giấm 30 ml. Hạt mè giã nhuyễn, thêm giấm, mật ong, lòng trắng trứng gà trộn đều. Mỗi mẻ chia 6 lần dùng, ngày uống 3 lần. Thích hợp dùng cho bệnh tăng huyết áp. Gỏi bó sôi giấm - gừng: Bó sôi 250 g, gừng tươi 25 g, nước tương 5 g, dầu mè 5 g, dầu satế 2 g, bột nêm và giấm vừa đủ. Bó sôi rửa sạch cắt đoạn, gừng thái sợi. Bó sôi trụng qua nước sôi, vớt ra ép ráo nước, đặt trong thau, rắc lên gừng sợi, giấm và các gia vị khác trộn đều thì dùng. Thích hợp dùng cho bệnh tăng huyết áp, táo bón… Ngân nhĩ trộn giấm đường: Ngân nhĩ (nấm tuyết), đường trắng, giấm, mỗi thứ vừa đủ. Ngân nhĩ ngâm nở, loại bỏ đất cát và tạp chất, dùng nước sôi dội rửa, xé nhỏ đặt trong thau, thêm đường trắng và giấm trộn đều, dùng làm món ăn cho bệnh tăng huyết áp, mề đay… Giấm chế thiên nam tinh - phụ tử: Thiên nam tinh 3 g, phụ tử 3 g (mua tại tiệm thuốc), giấm vừa đủ. Các vị thuốc tán mịn, hòa với giấm trộn thành hồ dính, sử dụng dần. Dùng đắp vào huyệt dũng tuyền dưới lòng bàn chân. Thích hợp dùng cho bệnh tăng huyết áp.
  4. Đậu phộng chữa mỡ máu cao, tim hồi hộp Hoa sinh xác (vỏ đậu phộng) có tên khoa học là arachis hypogaea L, họ đậu fabaceae. Cây được trồng khắp nơi, vùng đất xốp. Khi thu hái và chế biến nên lưu ý những vấn đề sau: - Đối với quả nên nhổ vào cuối mùa thu, rửa sạch rồi sấy khô. - Hạt và vỏ để riêng, loại bỏ tạp chất, sấy khô. - Cành lá cắt ngắn, rửa sạch, sấy khô. Tính năng: - Vỏ đậu phộng: Vị ngọt nhạt, tính bình có tác dụng liễm phế chỉ khái. - Hạt đậu phộng: Vị ngọt tính bình, có tác dụng nhuận phế hòa vị. - Lá đậu phộng: Vị ngọt tính bình có tác dụng an thần, chỉ hãn. Liều dùng: Vỏ quả 15 - 30 g. Hạt và lá: 10 - 15 g. Chữa mỡ máu cao, xơ vữa động mạch:
  5. - Bài 1: Vỏ quả đậu phộng 100 g, hoàng tinh, chế hà thủ ô đều 15 g, hồng táo 5 trái, sắc uống. - Bài 2: Vỏ quả đậu phộng 100 g, sắc uống thay nước trà. Chữa huyết áp cao, đau đầu, mất ngủ, tim hồi hộp: Vỏ quả đậu phộng (hoặc cành, lá đậu phộng) 100 g, sắc uống hoặc tán thành bột, mỗi lần uống 20 g, ngày uống 3 lần, uống với nước chín, 20 ngày là 1 liệu trình. Chữa huyết áp cao: Đậu phộng ngâm trong giấm gạo 10 ngày trở lên, mỗi tối trước khi đi ngủ ăn từ 2 - 4 hạt. Ăn liên tiếp 10 ngày là 1 liệu trình, khi huyết áp đã bình thường, các chứng trạng đã giảm, có thể chuyển qua mỗi tuần 1 lần. Nghiên cứu dược lý chứng minh trong khô dầu lạc (bã sau khi ép lấy dầu) nếu để bị ẩm sẽ sinh ra loại nấm mốc (aspergillusflavus) mà độc tố này dễ dẫn đến ung thư gan. Vỏ đậu phộng có tác dụng hạ cholesterol, lá đậu phộng có tác dụng trấn tĩnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2