KIẾN THỨC QUY TRÌNH VÀ KIẾN THỨC KHÁI NIỆM VỀ HÀM SỐ<br />
BẬC NHẤT HƯỚNG TỚI ÁP DỤNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ<br />
THỰC TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC CƠ SỞ<br />
HỒ THỊ MINH PHƯƠNG<br />
Khoa Toán học, Trường Đại học Quy Nhơn<br />
ĐT: 0129 375 8492, Email: homphuong@yahoo.com<br />
<br />
Tóm tắt: Trong bài báo này chúng tôi nghiên cứu lý thuyết về kiến thức quy<br />
trình và kiến thức khái niệm được đưa ra lần đầu tiên trong cuốn sách của<br />
Hiebert và Leferve (1986, [4]). Bài báo tập trung nghiên cứu hai loại kiến<br />
thức này đối với hàm số bậc nhất, từ đó áp dụng giải quyết các vấn đề thực<br />
tế có nội dung phù hợp với độ tuổi 15, vận dụng các quá trình giải quyết vấn<br />
đề của OECD/PISA.<br />
Từ khóa: Kiến thức quy trình, kiến thức khái niệm, hàm số bậc nhất,<br />
OECD/PISA, giải quyết vấn đề.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Theo Dubinsky và Harel (1992, [2]), khái niệm hàm số là khái niệm quan trọng nhất từ<br />
lúc học mẫu giáo cho đến khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Trong chương trình sách<br />
giáo khoa môn Toán hiện hành ở bậc Trung học cơ sở, khái niệm hàm số được đưa vào<br />
giảng dạy trong chương trình Toán 7 và Toán 9, tập trung vào khái niệm hàm số bậc<br />
nhất và hàm số bậc hai. Tuy nhiên, rất nhiều vấn đề có nội dung thực tiễn phù hợp với<br />
độ tuổi 15 gắn với khái niệm hàm số bậc nhất. Vì thế chúng tôi lựa chọn nghiên cứu<br />
việc dạy-học khái niệm hàm số bậc nhất ở bậc Trung học cơ sở nhằm tìm hiểu tình hình<br />
giảng dạy, học tập và khả năng áp dụng hàm số bậc nhất trong việc giải quyết các vấn<br />
đề có nội dung thực tế của học sinh ở độ tuổi 15, từ đó có những đề xuất phù hợp để<br />
nâng cao chất lượng việc dạy-học khái niệm quan trọng này.<br />
Bên cạnh đó, nghiên cứu việc dạy-học khái niệm hàm số bậc nhất cho đối tượng học<br />
sinh ở độ tuổi 15 xuất phát từ Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) do Tổ<br />
chức Hợp tác và Phát triển (OECD, 2003, [5]) khởi xướng và chỉ đạo, nhằm tìm kiếm<br />
các chỉ số đánh giá tính hiệu quả - chất lượng hệ thống giáo dục của mỗi nước tham gia,<br />
qua đó rút ra các bài học về các chính sách đối với giáo dục phổ thông.<br />
Một trong những nội dung đánh giá của PISA trong lĩnh vực Toán học là Năng lực toán<br />
học (Mathematical literacy), là năng lực của một cá nhân có thể nhận biết về mặt ý<br />
nghĩa, vai trò của toán học trong cuộc sống; là khả năng lập luận và giải toán; biết học<br />
toán, vận dụng toán theo cách nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống hiện tại và tương lai một<br />
cách linh hoạt. Có 3 mức trong đánh giá năng lực toán học của PISA:<br />
- Mức 1: Ghi nhớ, tái hiện: Học sinh có thể nhớ lại các đối tượng, định nghĩa và tính chất<br />
toán học; thực hiện được một cách làm quen thuộc; áp dụng một thuật toán đặc trưng.<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 01(41) /2017: tr. 5-13<br />
Ngày nhận bài: 06/9/2016; Hoàn thành phản biện: 10/10/2016; Ngày nhận đăng: 12/02/2017<br />
<br />
6<br />
<br />
HỒ THỊ MINH PHƯƠNG<br />
<br />
- Mức 2: Kết nối và tích hợp: Học sinh có thể kết nối, tích hợp thông tin để giải quyết<br />
các vấn đề đơn giản; tạo một kết nối trong các cách biểu đạt khác nhau; đọc và giải<br />
thích được các ký hiệu và ngôn ngữ hình thức (toán học) và hiểu mối quan hệ của chúng<br />
với ngôn ngữ tự nhiên.<br />
- Mức 3: Khái quát hóa, toán học hóa: Học sinh có thể nhận biết nội dung toán học trong<br />
tình huống có vấn đề phải giải quyết; sử dụng kiến thức toán học để giải quyết vấn đề;<br />
biết phân tích, lập luận, chứng minh toán học (BGD&ĐT, 2011, [1]; OECD, 2003, [5]).<br />
Nội dung các bài toán trong PISA đề cao tính ứng dụng của toán học vào thực tiễn, vừa<br />
giúp học sinh thấy được vai trò của toán học trong cuộc sống, vừa hấp dẫn, kích thích<br />
được ham muốn tìm tòi, khám phá của các em. Hàm số bậc nhất là một trong những<br />
kiến thức có liên quan mật thiết đến nội dung các bài toán nói trên của PISA. Việc<br />
nghiên cứu một phương pháp hiệu quả để giảng dạy cho học sinh ở bậc Trung học cơ sở<br />
các kiến thức liên quan đến hàm số bậc nhất là rất cấp thiết, nhằm đáp ứng tốt yêu cầu<br />
đánh giá năng lực toán học của PISA.<br />
Có hai quan điểm dạy-học một kiến thức toán học. Quan điểm thứ nhất là dạy-học kiến<br />
thức theo hướng đề cao phát triển kỹ năng, nâng cao khả năng tính toán qua việc dạy-học<br />
một thuật toán liên quan đến kiến thức toán học. Quan điểm thứ hai là dạy–học kiến thức<br />
để hiểu nội hàm của kiến thức, vận dụng kiến thức trong nhiều tình huống khác nhau.<br />
Quan điểm “thuật toán” liên quan đến “quy trình”, còn quan điểm “hiểu” liên quan đến sự<br />
“khái niệm hóa” của kiến thức. Trong phần tiếp theo chúng tôi tập trung nghiên cứu hai<br />
dạng này của kiến thức, đặc biệt hóa đối với kiến thức về hàm số bậc nhất.<br />
2. KIẾN THỨC QUY TRÌNH VÀ KIẾN THỨC KHÁI NIỆM VỀ HÀM SỐ BẬC NHẤT<br />
2.1. Kiến thức quy trình, kiến thức khái niệm và quan hệ giữa chúng<br />
Một quy trình là một chuỗi các bước hoặc các hoạt động, được thực hiện nhằm hoàn<br />
thành một mục tiêu; một quy trình cũng có thể xem là một thuật toán – một dãy các<br />
hành động có trình tự, nó sẽ đưa đến câu trả lời đúng khi được thực hiện đúng, hoặc<br />
những hành động có thể được tiếp nối nhau một cách phù hợp để giải quyết một vấn đề<br />
đặt ra. Kiến thức về các quy trình thường được gọi là kiến thức quy trình (KTQT).<br />
Một khái niệm là một ý tưởng trừu tượng hoặc đủ tổng quát, được khái quát hóa từ nhiều<br />
trường hợp riêng. Kiến thức về các khái niệm thường được gọi là kiến thức khái niệm<br />
(KTKN) (Hiebert & Leferve, 1986, [4]; Rittle-Johnson, Siegler & Alibali, 2001, [6]).<br />
Kiến thức toán học bao gồm cả hai dạng quy trình và khái niệm và “Sự kết hợp giữa<br />
KTKN và KTQT sẽ có nhiều thuận lợi trong việc tiếp thu và sử dụng KTQT” (Hiebert &<br />
Lefevre, 1986, [4]). Trong quá trình áp dụng toán học để giải quyết các vấn đề thực tế,<br />
chỉ có KTKN hay chỉ có KTQT là chưa đủ, mà đòi hỏi học sinh phải vận dụng cả hai<br />
loại kiến thức. Điều này định hướng cho giáo viên phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn hai<br />
loại kiến thức trong quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh.<br />
<br />
KIẾN THỨC QUY TRÌNH VÀ KIẾN THỨC KHÁI NIỆM VỀ HÀM SỐ BẬC NHẤT…<br />
<br />
7<br />
<br />
2.2. Kiến thức quy trình và kiến thức khái niệm về hàm số bậc nhất<br />
Dựa trên lý luận về KTQT và KTKN được trình bày ở phần trước, chúng tôi đưa ra định<br />
nghĩa cho hai loại kiến thức này đối với hàm số bậc nhất như sau.<br />
KTKN về hàm số bậc nhất biểu thị sự vận dụng khéo léo mạng lưới các mối quan hệ về<br />
hàm số bậc nhất, bao gồm mối quan hệ giữa các biến, mối quan hệ giữa các hình thức<br />
biểu diễn khác nhau của hàm số bậc nhất (đồ thị, biểu thức đại số, bảng, lời), mối quan<br />
hệ điểm-đồ thị, mối quan hệ giữa dạng đồ thị và sự<br />
biến thiên của hàm số, mối quan hệ giữa đồ thị của<br />
các hàm số bậc nhất khác nhau (trùng nhau, song<br />
song, cắt nhau) …<br />
Ví dụ đơn giản sau đây minh họa cho việc vận<br />
dụng KTKN về hàm số bậc nhất: “Xác định biểu<br />
thức đại số của hàm số y f ( x) có đồ thị được<br />
cho ở Hình 1.”<br />
Trước tiên, với kiến thức về khái niệm hàm số, học<br />
sinh nhận xét được rằng đồ thị của hàm số đã cho<br />
là một đường thẳng, do đó f ( x) phải có<br />
Hình 1<br />
dạng f ( x) ax b, trong đó a 0 và b là các số<br />
cần tìm. Tiếp theo, với kiến thức về quan hệ điểm-đồ thị và giá trị của hàm số tại một<br />
giá trị của biến số, học sinh có thể đưa về giải một hệ phương trình bậc nhất hai biến số<br />
là a và b .<br />
KTQT về hàm số bậc nhất biểu thị sự vận dụng thành công và linh động các quy tắc,<br />
thuật toán hoặc các quy trình đặc biệt trên các hàm số bậc nhất. Các câu hỏi để kiểm tra<br />
KTQT về hàm số bậc nhất thường liên quan đến việc tính toán giá trị của một hàm số<br />
cho trước tại những giá trị khác nhau của biến số, vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất, tìm<br />
điều kiện của tham số để hàm số đồng biến hay nghịch biến, xét sự tương giao của đồ<br />
thị hai hay nhiều số hàm số bậc nhất,…<br />
Chẳng hạn, xét ví dụ: “Vẽ đồ thị của các hàm số y 2 x 3 và y 2 x 5 trên cùng<br />
một mặt phẳng tọa độ. Từ đó xác định tọa độ giao điểm của đồ thị hai hàm số đã cho.”<br />
Để vẽ đồ thị của từng hàm số, học sinh áp dụng quy trình vẽ đồ thị hàm số bậc nhất<br />
được học trong sách giáo khoa Toán 9. Dựa vào hai đồ thị đã vẽ được, một cách trực<br />
quan học sinh dễ dàng tìm được tọa độ của giao điểm.<br />
3. ÁP DỤNG KTQT VÀ KTKN VỀ HÀM SỐ BẬC NHẤT ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC<br />
VẤN ĐỀ THỰC TẾ Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ<br />
Nhiều vấn đề có nội dung thực tế dành cho học sinh ở độ tuổi 15 liên quan đến khái<br />
niệm hàm số bậc nhất. Việc nghiên cứu phương pháp và cách thức tổ chức dạy học<br />
KTQT và KTKN về hàm số bậc nhất cho học sinh ở độ tuổi này là một nhiệm vụ quan<br />
<br />
8<br />
<br />
HỒ THỊ MINH PHƯƠNG<br />
<br />
trọng được đặt ra cho mỗi giáo viên, nhằm giúp các em có đủ kiến thức và đủ khả năng<br />
áp dụng giải quyết các vấn đề có nội dung thực tế.<br />
Trong các lĩnh vực đánh giá của PISA, Giải quyết vấn đề là năng lực của một cá nhân<br />
trong việc vận dụng các quá trình nhận thức để đối mặt và giải quyết các tình huống<br />
thực tế xuyên suốt các môn học. Theo PISA (2003, [5]), quá trình giải quyết vấn đề<br />
gồm các bước cơ bản sau:<br />
Bước 1: Hiểu vấn đề. Học sinh có thể hiểu một văn bản, một công thức, một biểu đồ,<br />
hoặc một bảng như thế nào và rút ra các kết luận từ đó; liên kết thông tin từ các nguồn<br />
khác nhau.<br />
Bước 2: Phân tích vấn đề. Học sinh có thể nhận biết các biến số trong vấn đề và các mối<br />
liên quan giữa chúng; quyết định biến số nào là phù hợp và biến số nào là không phù hợp.<br />
Bước 3: Biểu diễn vấn đề. Học sinh xây dựng các biểu diễn dưới dạng bảng, đồ thị, ký<br />
hiệu hay lời, hoặc làm thế nào để các em học sinh áp dụng một dạng biểu diễn bên<br />
ngoài cho trước để giải quyết vấn đề.<br />
Bước 4: Giải quyết vấn đề. Học sinh đưa ra một quyết định; phân tích một hệ thống<br />
hoặc thiết kế một hệ thống để đạt được một mục tiêu nào đó, hoặc phát hiện và đề xuất<br />
một lời giải.<br />
Bước 5: Phản ánh về lời giải. Học sinh kiểm tra lời giải của mình; đánh giá lời giải của<br />
mình theo các quan điểm khác nhau nhằm điều chỉnh lại lời giải.<br />
Bước 6: Giao tiếp về lời giải. Học sinh lựa chọn phương tiện và cách thức thể hiện phù<br />
hợp để truyền đạt lời giải của các em đến những người quan tâm.<br />
Trong các bước trên đây của quá trình giải quyết vấn đề, các bước hiểu vấn đề, phân<br />
tích vấn đề, biểu diễn vấn đề đòi hỏi KTKN; bước giải quyết vấn đề đòi hỏi KTQT về<br />
các vấn đề đang đối mặt giải quyết; bước Phản ánh về lời giải đòi hỏi sự kết hợp của cả<br />
hai loại kiến thức.<br />
Các bước nêu trên của PISA cung cấp một quy trình tốt để giải quyết các vấn đề có nội<br />
dung thực tế. Chúng tôi minh họa cho quy trình này thông qua ví dụ sau đây của OECD,<br />
vận dụng KTQT và KTKN về hàm số bậc nhất.<br />
Ví dụ 3.1. (Vấn đề tham quan, xem chi tiết OECD, 2003, [5] tr. 100) Một lớp học muốn<br />
thuê một chiếc xe khách đi tham quan. Có ba công ty được tiếp cận để tham khảo giá:<br />
Công ty A có giá khởi điểm là 3.750.000 đồng cộng thêm 5000 đồng cho mỗi km;<br />
Công ty B có giá khởi điểm là 2.500.000 đồng cộng thêm 7.500 đồng cho mỗi km;<br />
Công ty C có giá nền là 3.500.000 đồng nếu không quá 200 km, cộng thêm 10.200 đồng<br />
cho mỗi km chạy xe vượt quá 200 km.<br />
Theo bạn lớp đó nên chọn thuê xe của công ty nào nếu chuyến tham quan có tổng đoạn<br />
đường cần di chuyển trong khoảng 400 km đến 600 km?<br />
<br />
KIẾN THỨC QUY TRÌNH VÀ KIẾN THỨC KHÁI NIỆM VỀ HÀM SỐ BẬC NHẤT…<br />
<br />
9<br />
<br />
Đối với vấn đề này, học sinh sẽ có những khó khăn nhất định trong việc xác định giá của<br />
từng công ty theo quãng đường di chuyển, và thậm chí còn lúng túng hơn khi quãng<br />
đường di chuyển không cố định mà thay đổi trong một khoảng cho trước. Tuy nhiên, nếu<br />
các em có thể bám chặt vào từng bước của quá trình giải quyết vấn đề nêu trên của PISA,<br />
vận dụng KTQT và KTKN về hàm số bậc nhất, khả năng giải quyết vấn đề sẽ tốt hơn.<br />
Bước 1: Hiểu vấn đề<br />
Lớp học có 3 phương án để lựa chọn đi tham quan. Tùy thuộc vào quãng đường cần di<br />
chuyển và giá cả tương ứng của từng phương án mà lựa chọn một phương án với chi phí<br />
thấp nhất.<br />
Bước 2: Phân tích vấn đề<br />
Học sinh nhận ra được hai biến số phụ thuộc nhau trong vấn đề: giá và quãng đường di<br />
chuyển. Nếu giá được tính theo đơn vị chục ngàn đồng thì đối với Công ty A, giá = giá<br />
khởi điểm + 0,5 quãng đường di chuyển; đối với Công ty B, giá = giá khởi điểm +<br />
0,75 quãng đường di chuyển; đối với Công ty C, giá = giá nền nếu quãng đường di<br />
chuyển không quá 200 km, còn nếu quãng đường di chuyển vượt quá 200 km thì giá =<br />
giá nền + 1,02 quãng đường vượt quá 200 km. Bằng cách so sánh giá của từng công ty<br />
với nhau tương ứng với quãng đường di chuyển trên, học sinh đưa ra lời giải cho vấn đề.<br />
Bước 3: Biểu diễn vấn đề<br />
Học sinh cần biết cách dùng ký hiệu để biểu diễn quan hệ phụ thuộc giữa giá và quãng<br />
đường di chuyển. Ký hiệu x cho quãng đường di chuyển, f ( x) cho giá của Công ty A,<br />
g ( x) cho giá của Công ty B, h( x) cho giá của Công ty C. Khi đó, từ bước phân tích<br />
vấn đề, học sinh có thể biểu diễn được giá của từng công ty theo quãng đường di chuyển<br />
bằng các công thức sau đây:<br />
350, khi x 200<br />
f ( x) 375 0,5x, g x 250 0,75x, h( x) <br />
350 1,02( x 200), khi x 200.<br />
Bằng KTKN về hàm số bậc nhất, học sinh sẽ nhận ra<br />
rằng f , g , h là các hàm số bậc nhất theo biến số x .<br />
Các em có thể biểu diễn các hàm số này bằng đồ thị<br />
trên cùng một hệ trục tọa độ để dễ dàng so sánh giá trị<br />
của từng hàm số tại một điểm, vận dụng KTQT về vẽ<br />
đồ thị của hàm số bậc nhất (xem Hình 2). Với<br />
400 x 600, so sánh giá trị của f ( x), g ( x), h( x)<br />
để xác định giá trị nhỏ nhất của 3 giá trị này, từ đó lựa<br />
chọn phương án tối ưu nhất. Việc so sánh này có thể<br />
quan sát trực tiếp dựa trên đồ thị hàm số. Dựa vào<br />
KTKN về giá trị của hàm số tại một giá trị của biến<br />
số, học sinh có thể tìm được giá trị nhỏ nhất bằng<br />
<br />
Hình 2. Đồ thị của các hàm số<br />
f(x), g(x), h(x)<br />
<br />