intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến trúc phố cổ thăng trầm cùng lịch sử Thăng Long – Hà Nội

Chia sẻ: Tq Nhien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

138
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những vấn đề về phân bố các di tích văn hoá – lịch sử Hà Nội như di tích tôn giáo, tín ngưỡng khu phố cổ, không gian phố cổ là kết quả nghiên cứu của ông Nguyễn Ngọc Phúc, cán bộ nghiên cứu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Qua công trình nghiên cứu này, người ta đã có cái nhìn mới về Thăng Long – Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến trúc phố cổ thăng trầm cùng lịch sử Thăng Long – Hà Nội

  1. Kiến trúc phố cổ thăng trầm cùng lịch sử Thăng Long – Hà Nội Những vấn đề về phân bố các di tích văn hoá – lịch sử Hà Nội như di tích tôn giáo, tín ngưỡng khu phố cổ, không gian phố cổ là kết quả nghiên cứu của ông Nguyễn Ngọc Phúc, cán bộ nghiên cứu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Qua công trình nghiên cứu này, người ta đã có cái nhìn mới về Thăng Long – Hà Nội.
  2. Đặc sắc phố nghề Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay, phố cổ Hà Nội vẫn là nơi lưu giữ, bảo tồn nhiều dấu tích kiến trúc, đặc trưng về nghề nghiệp. Điều dễ nhận thấy ở đây là các phố nghề, phường nghề phần lớn được hình thành bởi những thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xưa quy tụ về, tập trung theo từng khu vực, chuyên sản xuất, buôn bán, trao đổi một loại hàng hoá, sản phẩm thủ công nhất định. Theo ông Phúc, quá trình hình thành và phát triển khu phố cổ không chỉ đến thời Lý – Trần mới bắt đầu, nó có thể tính từ thời điểm vùng đất này bước vào quá trình đô thị hoá, tuy nhiên, đến khi Lý Công Uẩn định đô ở Thăng Long mới định hình và rõ ràng hơn. Nếu như phần phía Tây của kinh thành Thăng Long truyền thống gắn liền với chức năng chính trị – hành chính, qua nhiều biến cố lịch sử như chiến tranh, thiên tai, khiến những cung điện bề thế, nguy nga chỉ còn dấu ấn ở những di tích phát lộ thì khu phố buôn bán vẫn giữ được kiến trúc xưa, ít bị dịch chuyển về phạm vi, không gian. Qua nhiều thế kỷ, phần phía Tây kinh thành với thành quách, cung điện, dinh thự thâm nghiêm gắn liền với sự hưng vong, thịnh suy của mỗi triều đại. Phía Đông và Đông Bắc kinh thành, tiếp giáp với sông Hồng, sông Tô Lịch lại nhường chỗ cho những phường nghề, phố hàng, chợ bến, với cảnh buôn bán trên bến dưới thuyền nhộn nhịp Ông Phúc khẳng định, Hà Nội chuyển mình mạnh mẽ, từ đô thị phương Đông truyền thống sang mô hình đô thị phương Tây trong suốt thời kỳ thực dân. Cùng với đó, phố cổ cũng có những biến đổi nhanh chóng: đường phố được nắn lại, có hệ thống thoát nước, có hè phố, hệ thống chiếu sáng, xuất hiện các ngôi nhà được làm theo phong cách châu âu, mà đặc trưng là kiến trúc của Pháp. Kiến trúc mang đời sống tâm linh Theo thống kê của Ban quản lý Di tích danh thắng Hà Nội, hiện khu phố cổ còn 89 di tích tôn giáo, tín ngưỡng, 22 di tích cách mạng. Không chỉ tập trung về số lượng, hệ thống di tích phố cổ còn đa dạng về loại hình. Trong 89 di tích, hiện diện khá đầy đủ
  3. những loại hình kiến trúc thuộc nhiều tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, tín ngưỡng thờ thành hoàng làng, tổ nghề, tín ngưỡng thờ Mẫu gồm đình, chùa thờ các vị thần; các ngôi vọng từ thờ thành hoàng, các vị tổ nghề; đền miếu thờ mẫu và chư vị của tín ngưỡng dân gian. Điều dễ nhận thấy ở khu phố cổ là tập trung khá nhiều di tích thờ các vị tổ nghề. Có thể kể đến Châu Khê vọng từ, thờ vị tổ của nghề làm kim hoàn. Ngôi vọng từ này là nơi những người làm nghề tổ chức cúng lễ, tế vọng vị thần thành hoàng ngay tại đất kinh đô. Phần lớn các vị thành hoàng được lập vọng ở Thăng Long là các vị tổ nghề như đình Phả Trúc Lâm (số 40 – Hàng Hành), đình Hài Tượng (số 16 – ngõ Hải Tượng) thờ tiến sĩ Nguyễn Thời Trung, tổ nghề da, đóng hia hài; các ông Thuần Chính, Đức Chính, Sĩ Bàn, tổ nghề da giày ở làng Chắm (Gia Lộc – Hải Dương); đền thờ vọng Nhị Khê (số 11 – Hàng Hòm) thờ ông tổ nghề tiện gỗ… Kết quả nghiên cứu cho thấy, không chỉ phản ánh các đặc điểm dân cư, nghề nghiệp, các di tích tôn giáo, tín ngưỡng khu phố cổ còn là những dấu ấn, phản ánh lịch sử tạo dựng mảnh đất Thăng Long, của những con người, những nhân vật huyền thoại sinh ra và gắn bó với mảnh đất này. Tiêu biểu như đền Tiên Ngư thuộc phố Hàng Cá thờ Lý Tiến, đình Tân Khai ở 44 – Hàng Vải thờ thần Bạch Mã, Tô Lịch và Thiết Lâm đại vương. Bên cạnh đó, tín ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh và chư vị của tín ngưỡng dân gian dường như khá phổ biến ở khu vực này. Biểu hiện là có rất nhiều địa điểm thờ cúng, dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay một số kiến trúc đền miếu đã biến thành nơi cúng thờ hoặc chuyển thành nơi thờ tứ phủ như đền Bạch Mã, đền Đồng Thuận. Cũng theo ông Phúc, một điều đặc biệt là phần lớn di tích trong khu phố cổ đều không tách biệt với khu vực dân cư như vẫn thường thấy ở các vùng nông thôn. Đa phần đình, đền, chùa đều liền kề với các kiến trúc dân gian khác, thậm chí, không gian thờ cúng của nhiều ngôi đình, đền được đặt trên gác của một ngôi nhà như trường hợp đình Trung Yên, thờ một vị tiến sĩ triều Mạc. Điều này giúp người dân đi chợ, ra phố buôn bán có thể lên ngay đền, vào chùa và ngược lại. Các di tích đa số có kết cấu bằng gỗ, mặt
  4. bằng kiến trúc theo kiểu chữ công, chữ tam, chữ quốc, bố cục không gian trải theo chiều sâu, với 3 lớp nhà. Có thể nói, công trình nghiên cứu của ông Phúc đã khẳng định, kiến trúc cổ Hà Nội không chỉ làm nổi bật giá trị văn hoá – lịch sử của các di tích tôn giáo, tín ngưỡng mà thông qua nó, đời sống, lịch sử dân cư, phong tục tập quán, tín ngưỡng của người Thăng Long – Hà Nội được phản ánh sống động, chân thực. Đây là công trình rất có ý nghĩa, tạo cơ sở để các nhà nghiên cứu, nhà quản lý có hướng lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa của đất Thăng Long.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2