intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiểu nhân (caryotype)

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

95
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tập hợp tất cả các thể nhiễm sắc ở trung kỳ phân chia của một tế bào gọi là kiểu nhân. Ở hầu hết các sinh vật, các tế bào có cùng một kiểu nhân

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiểu nhân (caryotype)

  1. Kiểu nhân (caryotype) Tập hợp tất cả các thể nhiễm sắc ở trung kỳ phân chia của một tế bào gọi là kiểu nhân. Ở hầu hết các sinh vật, các tế bào có cùng một kiểu nhân. Tuy nhiên, thể nhiễm sắc mang tính đặc thù cho loài về số lượng, hình dạng và kích thước trong trung kỳ của nguyên phân. Thậm chí những sinh vật có quan hệ gần gũi cũng có kiểu nhân khá khác nhau. Ví dụ như
  2. bộ thể nhiễm sắc lưỡng bội của người là 46, trong khi đó của tinh tinh là 48, của thỏ là 44, chuột nhà là 40, đậu vườn là 14; bộ thể nhiễm sắc của lục tảo là 16, nấm men bánh mì là 17, nấm mốc xanh bánh mì là 8 v.v.. Kiểu nhân của người gồm 46 thể nhiễm sắc, tạo nên 22 cặp thể nhiễm sắc thường (autoxom) và 1 cặp thể nhiễm sắc giới tính. 22 cặp thể nhiễm sắc thường được chia thành bảy nhóm ký hiệu từ A-G, dựa vào kích thước và vị trí trên thể nhiễm sắc. Như vậy, cặp thể nhiễm sắc số một là lớn nhất sau đó đến cặp số 2 và cứ tiếp tục như vậy, tuy nhiên cặp thể nhiễm sắc số 21 lại nhỏ hơn cặp thể nhiễm sắc số 22 do mang tính lịch sử. Cặp thể nhiễm sắc số 23 quy định giới tính, ở nam gồm 1 thể nhiễm sắc Xvà 1
  3. thể nhiễm sắc Y. Xcó kích thước lớn hơn Y và ở nữ là XX. Những hiểu biết về kích thước, hình thái, các kiểu nhuộm băng thể nhiễm sắc cho phép xác định một số đột biến của chúng. Ví dụ như thể nhiễm sắc hiếm khi thay đổi hình dạng như là mất hoặc thêm vào một phần trong một thể nhiễm sắc hoặc thay đổi một số đoạn với một thể nhiễm sắc không tương đồng khác. Mặt khác số lượng thể nhiễm sắc có thể thay đổi trong kiểu nhân do các sai sót trong qúa trình phân chia tế bào, ví dụ thể nhiễm sắc không phân chia, đột biến thể nhiễm sắc.
  4. Nghiên cứu kiểu nhân ở côn trùng truyền bệnh Áp dụng phương pháp làm tiêu bản thể nhiễm sắc trung kỳ (metaphase chromosome) nguyên phân của Baimai, tiến hành mổ lấy tế bào não bọ gậy (tuổi IV). Các bước cụ thể được tiến hành như sau: Xử lý bọ gậy trong dung dịch Colchicine (catologue number: Colchicine Sigma cat N0 C. 9754) với nồng độ 0,1% (trong 3 - 4 giờ) ở nhiệt độ phòng. Sau khi xử lý, bọ gậy được vớt ra, chuyển vào dung dịch Citrat - Natri 1%, qúa trình mổ lấy não được thực hiện bằng hai kim nhọn, nhỏ, các thao tác được thực hiện dưới kính hiển vi.
  5. Thể nhiễm sắc kỳ giữa nguyên phân của bọ gậy muỗi 1. Con đực; 2. Con cái - thuộc Anopheles barbumbrosus;3,4. con đực; 5. Con cái - thuộc Anopheles umbrosus; 6,7. Con đực; 8,9. Con cái thuộc Anopheles letifer
  6. Chuyển não (bao gồm hai khối nhỏ, màu trắng) sang dung dịch nhược trương (thời gian nhược trương tuỳ thuộc vào đối tượng). Định hình não trong dung dịch Carnoy (ở một lam kính khác nhờ vào động tác chuyển não rất khéo léo từ dung dịch nhược trương sang dung dịch định hình). Dùng pipet Pasteur bơm hút tế bào não (còn ở dạng hai khối nhỏ màu trắng) nhiều lần cho đến khi huyền dịch tế bào trở nên đồng nhất. Cũng dùng những pipet trên nhỏ huyền dịch tế bào lên lam kính sạch, hơ nóng ở máy sấyvới nhiệt độ 45 độ C (5 - 10 phút). Với thời gian như vậy đủ để tế bào bám dính vào lam kính còn axít axetic dư thừa sẽ tự bay hơi. Như vậy, qúa trình
  7. làm tiêu bản thể nhiễm sắc đã được hoàn thành. Có thể áp dụng phương pháp nhuộm tiêu bản thể nhiễm sắc của muỗi như của người. Sơ đồ hóa kiểu nhân của một số loài Anopheles
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2