intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh doanh thông minh (Business Intelligence) và giải pháp Power BI cho doanh nghiệp

Chia sẻ: Liễu Yêu Yêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

26
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Kinh doanh thông minh (Business Intelligence) và giải pháp Power BI cho doanh nghiệp" giới thiệu một số công cụ BI (BI Tools) và giải pháp Power BI nói riêng, một sản phẩm công nghệ không thể thiếu của doanh nghiệp hiện đại, hỗ trợ doanh nghiệp hiển thị và phân tích dữ liệu, từ đó khám phá ra những thách thức, cơ hội trên thị trường. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh doanh thông minh (Business Intelligence) và giải pháp Power BI cho doanh nghiệp

  1. KINH DOANH THÔNG MINH (BUSINESS INTELLIGENCE) VÀ GIẢI PHÁP POWER BI CHO DOANH NGHIỆP Đinh Nguyễn Thúy Nguyệt Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Tài chính –Marketing Email: dntnguyet@ufm.edu.vn Tóm tắt: Trong thời đại công nghệ 4.0, sự tham gia của máy móc kỹ thuật và phần mềm vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp là điều tất yếu. Kinh doanh thông minh (Business Intelligence – BI) là sự kết hợp của phân tích kinh doanh, khai thác, trực quan hóa dữ liệu, công cụ và cơ sở hạ tầng dữ liệu, cũng như các phương pháp hay nhất để giúp các tổ chức đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu (data-driven decisions). Bài viết giới thiệu một số công cụ BI (BI Tools) và giải pháp Power BI nói riêng, một sản phẩm công nghệ không thể thiếu của doanh nghiệp hiện đại, hỗ trợ doanh nghiệp hiển thị và phân tích dữ liệu, từ đó khám phá ra những thách thức, cơ hội trên thị trường. Từ khoá: business intelligence, BI, kinh doanh thông minh, Power BI 1. TỔNG QUAN VỀ BUSINESS INTELLIGENCE (BI) ➢ Các định nghĩa Business Intelligence tạm dịch là Kinh doanh thông minh hay trí tuệ doanh nghiệp (viết tắt là BI). Có rất nhiều định nghĩa về BI, mỗi định nghĩa đề cập đến một đặc trưng nổi bật của BI. Định nghĩa 1: Business Intelligence đề cập đến các kỹ năng, quy trình, công nghệ, ứng dụng được sử dụng để hỗ trợ ra quyết định. Định nghĩa 2: BI là công cụ để chuyển đổi những dữ liệu thô thành những thông tin có nghĩa, phục vụ cho mục tiêu phân tích kinh doanh. Định nghĩa 3: BI là các ứng dụng và công nghệ giúp chuyển đổi dữ liệu doanh nghiệp thành hành động. Định nghĩa 4: BI là công nghệ giúp doanh nghiệp hiểu biết về quá khứ và dự đoán tương lai. Tóm lại, có thể hiểu BI là quy trình và công nghệ mà các doanh nghiệp sử dụng để kiểm soát khối lượng dữ liệu khổng lồ, khai phá tri thức giúp cho các doanh nghiệp có thể 93
  2. đưa các các quyết định hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Công nghệ BI (BI Technology) cung cấp một cách nhìn toàn cảnh hoạt động của doanh nghiệp từ quá khứ, hiện tại và các dự đoán tương lai. Mục đích của BI là hỗ trợ cho doanh nghiệp ra quyết định tốt hơn. Vì vậy một hệ thống BI (BI System) còn được gọi là hệ thống hỗ trợ quyết định (Decision Support System -DSS). ➢ BI có lợi ích gì BI giúp doanh nghiệp kiểm soát thông tin một cách chính xác, hiệu quả từ đó có thể hỗ trợ phân tích, khai thác dữ liệu, dự đoán về xu hướng của giá cả dịch vụ, hành vi khách hàng, phát hiện khách hàng tiềm năng để đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Có thể kể đến một số lợi ích thiết thực dễ dàng nhận thấy thông qua việc ứng dụng BI trong doanh nghiệp như: - Giúp các doanh nghiệp sử dụng thông tin một cách hiệu quả, chính xác để thích ứng với môi trường thay đổi liên tục và cạnh tranh khốc liệt trong kinh doanh - Hỗ trợ nhà quản trị tối đa trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả - Xác định được vị thế và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp - Phân tích hành vi khách hàng - Xác định mục đích và chiến lược Marketing - Dự đoán tương lai của doanh nghiệp - Xây dựng chiến lược kinh doanh - Giữ chân được khách hàng cũ và dự đoán khách hàng tiềm năng - Đáp ứng nhu cầu thu thập báo cáo của các bộ phận - Cung cấp cái nhìn tổng thể toàn doanh nghiệp - Hỗ trợ tối đa công tác điều hành, tiết kiệm thời gian và chi phí cho quản trị - Góp phần thay đổi kỹ năng điều hành, phục vụ khách hàng tốt hơn - Tạo lợi thế cạnh tranh, gia tăng cơ hội tìm kiếm và nắm bắt các cơ hội kinh doanh 94
  3. - Hỗ trợ người dùng nội bộ trong đánh giá, cải thiện và tối ưu hóa khả năng cũng như quy trình hoạt động của tổ chức ➢ BI dành cho ai (BI Users) Rất nhiều người dùng có thể hưởng lợi từ BI, một số đối tượng sau là những người nhận được nhiều lợi ích nhất từ BI bao gồm: - Ban quản trị (Executives) - Người ra quyết định kinh doanh (Business Decision Makers) - Khách hàng (Customers) - Phân tích viên (Analysts) Không chỉ vậy, lý do mà các công nghệ BI nên được phổ biến trong nhiều doanh nghiệp là: - Nó hỗ trợ hầu hết các doanh nghiệp thuộc tất cả các kích cỡ và lĩnh vực khác nhau - Đặc biệt mang lại lợi ích với các doanh nghiệp trong ngành hàng hóa tiêu dùng, F&B - Mang lại lợi ích tối đa khi được kết hợp với các ứng dụng ERP ➢ Các thành phần chính của BI - Data sources (nguồn dữ liệu): CRM, dữ liệu từ các nền tảng quảng cáo (Facebook, Google, Ad networks), Google Analytics, ERP, payment gateway… Tùy thuộc vào việc cần phân tích, sẽ lựa chọn những nguồn dữ liệu phù hợp để tích hợp vào. - ETL: là 1 phần mềm có tác dụng Extract (trích xuất), Transform (biến đổi) và Load (đẩy) dữ liệu vào database. Có thể nói ETL là trái tim của data warehouse vì nó đảm bảo cho cả hệ thống vận hành trơn tru và chính xác. Vậy nên quyết định sử dụng ETL nào khá là quan trọng. - Data warehouse: là cơ sở dữ liệu được thiết kế theo mô hình khác với cơ sở dữ liệu giao dịch hằng ngày. Dữ liệu của Data warehouse chỉ có thể đọc và chỉ được update bởi gói ETL chuyển đổi dữ liệu từ Data Sources vào Data Warehouse. - Dashboards/Visualization Tools: công cụ trực quan hóa và tạo dashboard là hai tính năng giúp người dùng có thể tổng hợp các dữ liệu một các nhanh chóng và dễ dàng. BI Dashboard theo dõi kinh doanh là một công cụ quản lý dữ liệu thông qua hình 95
  4. thức trực quan hóa dữ liệu. KPIs được hiển thị trong các BI Dashboard sinh động và trực quan bằng các biểu đồ đa dạng để người sử dụng có thể nhìn thấu được insights từ số liệu. Các Dashboard trực quan đều được sử dụng công nghệ để cấu trúc thành các biểu đồ hoàn chỉnh và số liệu được cập nhật theo thời gian thực. Các biểu đồ trong Dashboard được cấu thành từ sự kết hợp giữa các trường (dimension) và chỉ số (metric) tương thích với nhau để phục vụ cho từng ngành hàng, nhu cầu của từng doanh nghiệp. 2. MỘT SỐ CÔNG CỤ BI ĐƯỢC DÙNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY ➢ Tableau Tableau là công cụ trực quan dữ liệu có giao diện thân thiện với người dùng, dễ dàng sử dụng các tính năng cơ bản. Khi thiết kế Dashboard, cần tạo ra một worksheet và kéo nó vào container. Một ưu điểm của Tableau là phần mềm này có cộng đồng khá đông đảo, người dùng có thể dễ dàng trang bị các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm từ những người dùng khác. Tableau hỗ trợ nhiều nguồn dữ liệu như Relational database, NoSQL database, Multi-dimensional database, Big Data Platform, File data sources (Execl,csv, txt, Json, pdf, mdb, Tableau). Sử dụng công nghệ trực quan độc nhất, Tableau có thể nhanh chóng phân tích dữ liệu bằng cách thể hiện kết quả phân tích bằng màu sắc, hình dạng, kích thước. Giá thành của Tableau tương ứng với số lượng người dùng. Mức giá này sẽ phù hợp với các doanh nghiệp lớn thay vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ. ➢ FineReport Với giao diện gần giống Excel và khả năng kéo thả các đối tượng, FineReport là công cụ rất phù hợp cho những người mới bắt đầu. Bất kì ai đã từng dùng Excel đều có thể nhanh chóng sử dụng phần mềm này. FineReport cung cấp các điều khiển phong phú giúp dễ dàng nhập dữ liệu lớn thông qua các biểu mẫu trực tiếp vào cơ sở dữ liệu, với các chức năng như xác nhận dữ liệu và lưu trữ tạm thời. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ nhập dữ liệu Excel trực tuyến và theo đợt. Người dùng có thể dễ dàng tạo các báo cáo phức tạp với FineReport. Tuy nhiên, khi phân tích đa chiều, cần phải tạo một báo cáo cho từng chiều để có thể thiết lập nhiều chi 96
  5. tiết cho một ô dữ liệu. Vì FineReport không có tính năng đề xuất biểu đồ, người dùng sẽ phải tự lựa chọn loại biểu đồ phù hợp với nhu cầu. FineReport miễn phí cho cá nhân. Đối với doanh nghiệp, khung giá sẽ phụ thuộc vào các mô-đun chức năng và người dùng, dao động trong khoảng giữa Tableau và Power BI. ➢ Power BI Là công cụ BI của Microsoft, nâng các công cụ trực quan dữ liệu của Excel Pivot Table và Excel lên một tầm cao mới. Được cung cấp video và tài liệu học tập khá chi tiết để giúp người dùng nhanh chóng làm quen. Power BI có thể kết nối với bất kì phần mềm Office nào của Microsoft. Power BI hỗ trợ R, sử dụng khả năng phân tích và trực quan phong phú của R để trình bày và phân tích dữ liệu nâng cao như dự báo. Bản miễn phí bị giới hạn lượng dữ liệu có thể xử lý. Khi đã đạt dung lượng 2GB, phải nâng cấp lên bản trả phí để giảm thời gian xử lý. Nếu doanh nghiệp có ngân sách nhỏ và tìm kiếm mức giá phải chăng, Power BI chính là câu trả lời. Tuy nhiên, Power BI không hỗ trợ phân quyền đa cấp, không thể kiểm soát mức độ chi tiết của cấp độ cột được người dùng xem và không kiểm soát hoàn chỉnh quyền nhóm. ➢ QlikView QlikView là công cụ BI có giao diện trực quan, đi kèm tính năng tìm kiếm thông minh, không cần xây dựng khối, phù hợp cho phân tích ad hơn là các phân tích hằng ngày. QlikView tính toán dữ liệu trong khi dữ liệu chuyển từ backend sang fontend. Vì không có dữ liệu được tổng hợp hoặc tính toán trước được lưu trữ, nên bộ nhớ hệ thống có thể được lưu và tốc độ truyền dữ liệu nhanh. Người dùng có thể tìm dữ liệu cả trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp, có thể nhập dữ liệu và lấy thông tin, gián tiếp, nhập nội dung liên quan đến dữ liệu mong muốn và nhận tất cả dữ liệu liên quan. QlikView không thân thiện với người dùng không có kỹ thuật, hạn chế này có thể khiến người dùng cuối khó khăn để làm quen. Tính năng map charts không hỗ trợ sẵn trong QlikView. ➢ Sisense Sisense có giao diện trực quan, vận hành theo cơ chế kéo thả. Cộng đồng online đông đảo, dù không quá đông như Tableau nhưng tài nguyên ở đây đủ để người mới có thể làm 97
  6. quen và sử dụng. Sisense có tốc độ xử lý nhanh, đặt bất kì câu hỏi nào sẽ nhận câu trả lời ngay lập tức mà không cần quay lại bản vẽ cho các truy vấn mới nhờ phần mềm động cơ trong chip. Sisense dễ dàng tích hợp với các ứng dụng bên thứ ba như Google Adwords, Excel, Zendesk và Salesforce. Tuy nhiên, lượng biểu đồ bị giới hạn, các tính năng báo cáo và trực quan có phần cơ bản so với các công cụ khác. Khi làm việc nhóm, chỉ có chủ sở hữu của thư mục và bảng điều khiển có thể công bố các thay đổi 3. GIẢI PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU POWER BI CHO DOANH NGHIỆP Power BI là công cụ khai thác dữ liệu kinh doanh của Microsoft dành cho lĩnh vực BI, dùng để phân tích và trực quan hóa dữ liệu, cung cấp thông tin chi tiết. Người dùng có thể sử dụng nó để lấy dữ liệu từ nhiều hệ thống trong đám mây và tại on-premises, đồng thời tạo trang tổng quan theo dõi các chỉ số quan tâm nhất hoặc đi sâu vào và đặt câu hỏi về ý nghĩa của các dữ liệu này với doanh nghiệp/ hoạt động kinh doanh. Giao diện của Power BI khá trực quan đối với những người dùng quen thuộc với Excel và khả năng tích hợp sâu với các sản phẩm khác của Microsoft khiến Microsoft Power BI trở thành một công cụ tự phục vụ rất linh hoạt mà không cần phải qua đào tạo chuyên sâu trước. Một số lý do khiến Power BI trở thành một công cụ mạnh mẽ, hữu ích và được ứng dụng rộng khắp có thể kể đến như: - Tương tác trực quan, dễ dàng tích hợp với các phần mềm tin học khác: Nhằm hỗ trợ các chuyên gia phân tích, Power BI cung cấp Dashboard để điều hướng “kéo và thả” dữ liệu theo mong muốn, cùng kho thư viện trực quan khổng lồ cho phép tạo những báo cáo lớn một cách đơn giản và trích xuất cực nhanh. Nằm trong dòng sản phẩm doanh nghiệp của hãng Microsoft, Power BI tích hợp chặt chẽ với các sản phẩm lưu trữ thông tin phổ biến khác của Microsoft như Microsoft Excel, Azure và SQL Server cùng các giải pháp quản lý của Microsoft gồm Microsoft Flow (quản lý quy trình) và Microsoft Dynamics (giải pháp ERP). - Truy cập không giới hạn vào dữ liệu cục bộ và dữ liệu đám mây: Power BI có thể thực hiện data mashup, kết hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và phân tích dữ liệu bán cấu trúc (semi-structured data). Người dùng có thể truy cập liền mạch mọi lúc, mọi 98
  7. nơi, không bị giới hạn không gian và thời gian làm việc. Power BI có thể kết nối được với mọi loại hình kho lưu trữ dữ liệu tại chỗ khác nhau như SQL Server, Oracle hoặc Hadoop. Đối với kho lưu trữ điện toán đám mây như Google BigQuery hay Azure, Power BI có sẵn các trình kết nối được nhà phát triển xây dựng trước nhằm tạo nên trải nghiệm đa nhiệm nhất. - Power BI cho phép truy cập báo cáo và dashboards ngay lập tức: Power BI cho phép chia sẻ thông tin dữ liệu và báo cáo với người khác, không bị phụ thuộc vào điều kiện địa lý, thời gian hay thiết bị. Hệ thống này cũng có tính linh hoạt vì nó hoạt động với các hệ điều hành hàng đầu – Windows, iOS và Android. Khi những người có quyền truy cập tiến hành chỉnh sửa, cập nhật dữ liệu, hệ thống sẽ thông báo ngay đến chủ sở hữu để nhanh chóng phân tích kịp thời. - Tích hợp không giới hạn với ứng dụng của bên thứ ba: Power BI có thể được tích hợp trong bất kỳ hệ sinh thái phần mềm nào. Nhờ đó, Power BI có thể kết nối với rất nhiều phần mềm và công cụ phổ biến của bên thứ ba. Hiện tại, Microsoft vẫn liên tục nghiên cứu mở rộng khả năng kết nối của hệ thống này, cho phép người dùng nhập thêm nhiều cơ sở dữ liệu và nguồn dữ liệu. - Chia sẻ an toàn các báo cáo và phân tích dữ liệu: Người dùng có thể xuất các báo cáo trực quan trực tiếp lên mạng Internet và gửi qua email cho những người liên quan. Để đảm bảo an ninh, có thể thiết lập giới hạn quyền truy cập vào báo cáo hoặc thiết lập các vùng dữ liệu đặc thù, chỉ cho phép những người nhất định truy cập. - Khả năng mô hình hóa dữ liệu: Mô hình hóa dữ liệu là một trong những chức năng được sử dụng để kết nối nhiều nguồn dữ liệu trong phần mềm Power BI, bằng các mối liên kết nhằm chỉ ra các nguồn dữ liệu có mối liên hệ với nhau ra sao. Nhờ đó, những bản báo cáo giữa các phòng ban không còn rời rạc mà mang tính thống nhất, tổng thể. Tính chất này của Power BI phù hợp với tất cả các lĩnh vực kinh doanh, trong hoạt động vận hành cũng như quản lý hiệu suất nhân viên, kiểm soát dòng tiền… có thể áp dụng để xây dựng mọi mẫu báo cáo quản trị trong tất cả doanh nghiệp, phòng ban. - Không đòi hỏi phải có kiến thức lập trình: Đối với những ai thường xuyên phải thực hiện nhiệm vụ phân tích theo yêu cầu cụ thể, Power BI chính là nền tảng giúp làm công việc hàng ngày một cách đơn giản, dễ dàng, thực hiện phân tích, tính toán nhanh, 99
  8. khả năng hiển thị lớn giúp tiết kiệm thời gian. Khác với nhiều phần mềm quản trị, người dùng không cần thiết phải có kiến thức lập trình để làm việc với công cụ này. - Tài liệu hướng dẫn sử dụng sẵn có: Hầu hết người dùng Việt Nam đã quá quen với giao diện của Microsoft, do đó sẽ nhanh chóng làm quen với Power BI mà không mất quá nhiều thời gian. Để hỗ trợ người dùng tìm ra giải pháp làm việc tốt nhất, Microsoft cũng cung cấp sẵn rất nhiều bản chỉ dẫn, video, bài viết… nhằm tối đa hóa tiềm năng công cụ. - Khả năng tìm kiếm thông minh: Chức năng tìm kiếm thông minh Q&A của Power BI là một trong những tiện ích nổi trội, thường xuyên được nhắc đến nhất. Với chức năng này, người dùng có thể đưa ra những câu hỏi tự nhiên như khi đang “search” trên các nền tảng tìm kiếm Google, Yahoo, Bing,… và xem kết quả, biểu đồ liên quan đến truy vấn. Tiện ích này cho phép quét các thông tin ẩn chỉ trong vài giây, thậm chí có thể chỉ ra được mối tương quan, các trường hợp ngoại lệ hoặc cho thấy xu hướng. ➢ Ai sử dụng Power BI Mặc dù Power BI là một công cụ BI tự phục vụ mang lại phân tích dữ liệu cho nhân viên, nó chủ yếu được sử dụng bởi các nhà phân tích dữ liệu và các chuyên gia phân tích thông tin kinh doanh, những người tạo ra các mô hình dữ liệu trước khi phổ biến báo cáo trong toàn tổ chức. Tuy nhiên, những người không có nền tảng phân tích vẫn có thể sử dụng Power BI và tạo báo cáo. Microsoft Power BI được sử dụng bởi cả đại diện bộ phận và ban quản lý, với các báo cáo và dự báo được tạo ra để hỗ trợ các đại diện tiếp thị và bán hàng, đồng thời cung cấp dữ liệu cho việc quản lý về cách bộ phận hoặc cá nhân nhân viên đang tiến triển đến mục tiêu nào đó. Ngoài ra, Power BI còn cung cấp cổng quản trị cho quản trị viên để giúp định cấu hình việc triển khai Power BI, cũng như giám sát sử dụng và giấy phép. ➢ Các tính năng chính của Power BI Microsoft đã thêm một số tính năng phân tích dữ liệu vào Power BI kể từ khi phát hành và vẫn tiếp tục như vậy. Một số tính năng quan trọng nhất bao gồm: 100
  9. - Trí tuệ nhân tạo (AI): Người dùng có thể truy cập nhận dạng hình ảnh và phân tích văn bản trong Power BI, tạo mô hình học máy (machine learning) sử dụng khả năng học máy tự động và tích hợp với Azure Machine Learning. - Hỗ trợ triển khai hybrid: Tính năng này cung cấp các trình kết nối tích hợp cho phép các công cụ Power BI kết nối với một số nguồn dữ liệu khác nhau từ Microsoft, Salesforce và các nhà cung cấp khác. - Thông tin chi tiết nhanh (quick insights): Tính năng này cho phép người dùng tạo tập hợp con dữ liệu và tự động áp dụng phân tích cho thông tin đó. - Hỗ trợ mô hình dữ liệu chung: Sự hỗ trợ của Power BI cho mô hình dữ liệu chung cho phép sử dụng tập hợp các lược đồ dữ liệu được chuẩn hóa và có thể mở rộng (thực thể, thuộc tính và mối quan hệ). - Tích hợp Cortana: Tính năng này, đặc biệt phổ biến trên thiết bị di động, cho phép người dùng truy vấn dữ liệu bằng lời nói theo ngôn ngữ tự nhiên và truy cập kết quả, sử dụng Cortana, trợ lý kỹ thuật số của Microsoft. - Tùy chỉnh: Tính năng này cho phép các nhà phát triển thay đổi giao diện của các công cụ báo cáo và trực quan hóa mặc định cũng như nhập các công cụ mới vào nền tảng. - API để tích hợp: Tính năng này cung cấp cho nhà phát triển mã mẫu (sample code) và các API để nhúng bảng điều khiển Power BI vào các sản phẩm phần mềm khác. - Chuẩn bị dữ liệu tự phục vụ: Sử dụng Power Query, các nhà phân tích kinh doanh có thể nhập, chuyển đổi, tích hợp và làm phong phú dữ liệu lớn (big data) vào dịch vụ web Power BI. Dữ liệu đã nhập có thể được chia sẻ trên nhiều mô hình Power BI, báo cáo và trang tổng quan. - Chế độ xem mô hình hóa: Chế độ này cho phép người dùng chia các mô hình dữ liệu phức tạp theo lĩnh vực chủ đề thành các sơ đồ riêng biệt, chọn nhiều đối tượng và đặt các thuộc tính chung, xem và sửa đổi các thuộc tính trong ngăn thuộc tính và đặt các thư mục hiển thị để sử dụng các mô hình dữ liệu phức tạp đơn giản hơn. ➢ Các bản cập nhật của Power BI Power BI ban đầu được gọi là Project Crescent và được phát hành vào tháng 7 năm 2011, đi kèm với SQL Server, tên mã là Denali. Sau đó, nó được đổi tên thành Power BI và được công bố vào tháng 9 năm 2013 với tên gọi Power BI cho Office 365 (nay là 101
  10. Microsoft 365). Khởi đầu dựa trên các tính năng của Excel như Power Query, Power Pivot và Power View, Microsoft đã thêm nhiều tính năng theo thời gian, bao gồm các tùy chọn bảo mật và kết nối dữ liệu cấp doanh nghiệp. Power BI được phát hành dưới dạng sản phẩm độc lập vào tháng 7 năm 2015. Hiện nay, Microsoft cập nhật ứng dụng Power BI với tính năng và cải tiến mới hàng tháng. Để nhận các bản cập nhật, người dùng có thể tải xuống phiên bản mới nhất từ trang Power BI hoặc người dùng Windows 10 có thể tải Power BI Desktop từ Windows Store. ➢ Các thành phần chính của Power BI Power BI bao gồm một bộ sưu tập các ứng dụng và có thể được sử dụng trên máy tính để bàn (desktop), dưới dạng sản phẩm SaaS (phần mềm dưới dạng dịch vụ) hoặc trên thiết bị di động. Power BI Desktop là phiên bản On-premise, Power BI Service là dịch vụ dựa trên đám mây và mobile Power BI chạy trên thiết bị di động, điện thoại và máy tính bảng. Các thành phần khác nhau của Power BI nhằm cho phép người dùng tạo và chia sẻ thông tin chi tiết về doanh nghiệp theo cách phù hợp với vai trò của họ. Được bao gồm trong Power BI là một số thành phần giúp người dùng tạo và chia sẻ báo cáo dữ liệu. - Power Query: một công cụ chuyển đổi và tổ hợp dữ liệu. - Power Pivot: một công cụ lập mô hình dữ liệu dạng bảng bộ nhớ. - Power View: một công cụ trực quan hóa dữ liệu. - Power Map: công cụ trực quan hóa dữ liệu không gian hình học 3D. - Power Q&A: công cụ trả lời các câu hỏi. Ngoài ra, có hàng chục nguồn dữ liệu kết nối với Power BI, từ các tệp (Excel, PDF, Thư mục SharePoint, XML), cơ sở dữ liệu (Cơ sở dữ liệu SQL Server, Cơ sở dữ liệu Oracle, Cơ sở dữ liệu IBM, Amazon Redshift, Google BigQuery), v.v. , khả năng kết nối dữ liệu Azure và nhiều dịch vụ trực tuyến (Dynamics 365, Báo cáo Salesforce, Google Analytics, Adobe Analytics, Facebook và các dịch vụ khác). ➢ Sử dụng Power BI như thế nào Power BI Desktop là nơi các nhà phân tích và người dùng khác có thể tạo kết nối dữ liệu, mô hình dữ liệu và báo cáo. Power BI Service là nơi có thể chia sẻ các báo cáo đó, vì vậy những người dùng khác có thể xem và tương tác với các báo cáo. 102
  11. Xây dựng báo cáo Power BI bắt đầu bằng cách kết nối các nguồn dữ liệu. Sau đó, người dùng truy vấn dữ liệu để tạo báo cáo dựa trên nhu cầu của họ. Báo cáo được xuất bản lên Power BI Service và được chia sẻ để người dùng trên cloud và thiết bị di động có thể xem và tương tác với báo cáo. Có thể thêm quyền để cung cấp cho đồng nghiệp khả năng chỉnh sửa báo cáo hoặc tạo trang tổng quan hoặc giới hạn khả năng chỉnh sửa của họ. Để sử dụng tốt Power BI, người dùng cần trang bị nhiều kiến thức khác nhau như: - Mô hình hóa dữ liệu. Đây là quá trình lấy dữ liệu thô và chuyển hóa thành mô hình dữ liệu dễ phân tích hơn. Power BI có một công cụ mang tính cách mạng giúp người dùng thực hiện điều này được gọi là Power Pivot. Khi tìm hiểu cách sử dụng Power Pivot, người dùng sẽ dần tiến đến mục tiêu thành thạo Power BI. - Thu thập dữ liệu: Tóm lại, đây là quá trình tìm nạp dữ liệu từ bất cứ nơi nào nó tồn tại, nhập dữ liệu vào Power BI, sau đó làm sạch và định hình dữ liệu để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Công cụ chính thực hiện quá trình này là Power Query. - Trực quan hóa dữ liệu: Một khi người dùng đã tải dữ liệu của mình và có cơ sở dữ liệu được thiết kế để trả lời các câu hỏi kinh doanh, bước cuối cùng, sẽ Power trực quan hóa dữ liệu để người dùng dễ hiểu hơn. Ở bước này, người dùng cần trang bị cho mình kỹ năng để có thể trực quan hóa dữ liệu và tạo các báo cáo BI một cách nhanh chóng, chính xác và đẹp mắt. 4. KẾT LUẬN Dữ liệu chính là tài nguyên quan trọng nhất của một doanh nghiệp, và tài nguyên này là vô tận và sẽ không ngừng tăng lên. Nhưng doanh nghiệp sẽ bỏ phí nguồn tài nguyên này nếu như họ không thể khai thác được nguồn dữ liệu mà họ có. Đó là lý do tại sao chúng ta cần đến các phần mềm BI (Business Intelligence software) để khai thác những thông tin quan trọng đến từ những dữ liệu này. Khi kinh doanh thông minh thì sẽ có cái nhìn toàn diện về dữ liệu của tổ chức mình và sử dụng dữ liệu đó để thúc đẩy sự thay đổi, loại bỏ sự kém hiệu quả, giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của thị trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://vinsep.com/kien-thuc/microsoft-kien-thuc/power-platforms/power-bi-la-gi/ [2] https://www.office365vietnam.info/2018/10/09/huong-dan-su-dung-microsoft-power- bi/ 103
  12. [3] https://taca.edu.vn/10-ly-do-khien-power-bi-la-giai-phap-phan-tich-du-lieu-toi-uu- nhat-cho-doanh-nghiep/ [4] https://www.tsg.net.vn/tu-van-va-phan-tich-du-lieu-thong-minh-cung-power-bi/ [5] https://www.hyperlogy.com/vi/tong-quan-ve-business-intelligence-bi/ [6] https://topdev.vn/blog/business-intelligence-la-gi/ [7] https://www.bacs.vn/vi/blog/cong-cu-ho-tro/top-5-business-intelligence-tools-bi-tools- cho-doanh-nghiep-trong-nam-2020-8769.html [8] https://a1digihub.com/power-bi-la-gi/ 104
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2