Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KINH NGHIỆM CẮT ĐỐT NỘI SOI ỐNG PHÓNG TINH<br />
ĐIỀU TRỊ VÔ TINH DO TẮC ỐNG PHÓNG TINH<br />
Nguyễn Thành Như*, Phạm Văn Hảo*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Tắc ống phóng tinh hai bên là một nguyên nhân hiếm gặp gây vô sinh ở nam giới. Điều trị vô<br />
tinh do tắc ống phóng tinh có thể bằng cắt đốt nội soi ống phóng tinh hoặc thụ tinh trong ống nghiệm với tinh<br />
trùng được trích từ mào tinh hay tinh hoàn.<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm nêu kinh nghiệm của các tác giả về hiệu quả của cắt đốt nội soi ống phóng<br />
tinh để điều trị vô tinh do tắc ống phóng tinh.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu các trường hợp đã được cắt đốt nội soi ống<br />
phóng tinh để điều trị vô tinh do tắc ống phóng tinh tại bệnh viện Bình Dân trong thời gian từ 01/01/2003 đến<br />
31/12/2008. Tinh dịch đồ được thực hiện mỗi tháng trong 3 tháng đầu sau mổ, sau đó mỗi 3 tháng trong 9 tháng<br />
kế tiếp. Phẫu thuật được xem là thành công khi tinh trùng xuất hiện trong tinh dịch.<br />
Kết quả: 08 trường hợp. 5 trường hợp tắc do nang và 3 trường hợp tắc do không do nang. Có 4 trường hợp<br />
(50%) tinh trùng xuất hiện lại trong tinh dịch, trong đó có 2 trường hợp (25%) có thai tự nhiên (mỗi trường<br />
hợp lần lượt có 2 con) và 2 trường hợp (25%) có con nhờ thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng trong tinh<br />
dịch. 1 trường hợp tiểu máu nhẹ sau mổ.<br />
Kết luận: Cắt đốt nội soi ống phóng tinh là một phẫu thuật nội soi đơn giản, an toàn và hiệu quả trong điều<br />
trị vô tinh do tắc ống phóng tinh.<br />
Từ khóa: vô tinh, tắc ống phóng tinh, cắt đốt nội soi ống phóng tinh.<br />
<br />
ABTRACT<br />
EXPERIENCE OF TRANSURETRAL RESECTION OF THE EJACULATORY DUCTS<br />
FOR EJACULATORY DUCT OBSTRUCTION AZOOSPERMIA<br />
Nguyen Thanh Nhu, Pham Van Hao<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 195 - 199<br />
Background: Bilateral ejaculatory duct obstruction is a rare cause of male infertility. Infertility treatment of<br />
ejaculatory duct obstruction azoospermia can be either transuretral resection of the ejaculatory ducts or invitro<br />
fertilization with sperm retrieved from epididymis or testis.<br />
Objective: This study was aimed to present the authors’ experience of efficacy of transuretral resection of the<br />
ejaculatory ducts for ejaculatory duct obstruction azoospermia.<br />
Methods: A retrospective study of cases performed transuretral resection of the ejaculatory ducts for<br />
ejaculatory duct obstruction azoospermia at Binh Dan hospital from January 1st 2003 to December 31st 2008.<br />
Sperm analysis was done every month during postoperative three first months, then every 3 months for the next<br />
9 months. The surgery was considered successful when sperm returned in the ejaculate.<br />
Results: 8 cases noted. 5 cases of cystic obstruction and 3 cases of non-cystic obstruction. 4 of those cases<br />
(50%) had sperm returned in the ejaculate, of which, 2 cases (25%) had natural pregnancies (each case had 2<br />
children succesively) and 2 cases (25%) had children by invitro fertilization with sperm in the ejaculate. 1 pateint<br />
had mild hematuria.<br />
∗<br />
<br />
Bệnh viện Bình Dân<br />
Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Thành Như<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
ĐT: 0903698912<br />
<br />
Email: bsnamkhoa@gmail.com<br />
<br />
195<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Conclusions: Transuretral resection of the ejaculatory ducts was a simple, safe and efficacious endoscopic<br />
procedure for ejaculatory duct obstruction azoospermia.<br />
Key words: azoospermia, ejaculatory duct obstruction, transuretral resection of the ejaculatory ducts.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tắc ống phóng tinh (OPT) hai bên là một<br />
nguyên nhân hiếm gặp gây vô sinh ở nam giới.<br />
Theo Pryor, khoảng 1-3% các trường hợp vô<br />
sinh bế tắc là do tắc OPT(11), chia thành hai thể là<br />
thể nang và thể không nang (hậu viêm)(10). Bế tắc<br />
do nang thường có nguồn gốc bẩm sinh do sự<br />
tồn tại của nang ống Mueller hay xoang niệu<br />
dục - ống phóng tinh. Các nang này nằm tại<br />
vùng giữa của tuyến tiền liệt, giữa hai ống<br />
phóng tinh. Nang Muller đẩy và chèn ép ống<br />
phóng tinh ra hai bên. Đối với xoang niệu dục,<br />
một hay cả hai ống phóng tinh đổ vào xoang<br />
này(11). Bế tắc hậu viêm của ống phóng tinh<br />
thường thứ phát sau viêm tuyến tiền liệt - niệu<br />
đạo cấp, bán cấp hay mạn tính(3,11).<br />
Điều trị vô tinh do tắc OPT có thể bằng cắt<br />
đốt nội soi (CĐNS) OPT hoặc thụ tinh trong<br />
ống nghiệm (TTTON) với tinh trùng được<br />
trích từ mào tinh hay tinh hoàn(6,7). Nghiên cứu<br />
này nhằm nêu kinh nghiệm của các tác giả về<br />
hiệu quả của CĐNS OPT để điều trị vô tinh do<br />
tắc OPT.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu hồi cứu các trường hợp đã được<br />
CĐNS OPT để điều trị vô tinh do tắc OPT tại<br />
bệnh viện Bình Dân trong thời gian từ<br />
01/01/2003 đến 31/12/2008. Phẫu thuật do<br />
Nguyễn Thành Như thực hiện. Tất cả các trường<br />
hợp phẫu thuật đều vô tinh trên tối thiểu hai<br />
tinh dịch đồ với thể tích tinh dịch thấp (15 mm, nang Muller, nang tuyến tiền<br />
liệt, nang ống phóng tinh)(8); nội soi niệu đạobàng quang ghi nhận hình ảnh ụ núi to, viêm,<br />
xuất huyết; thám sát bìu với chụp ống dẫn tinh<br />
ghi nhận tắc tại vùng OPT hai bên(6,12).<br />
<br />
196<br />
<br />
Kỹ thuật thực hiện(13,14): bệnh nhân nằm thế<br />
phụ khoa dưới tê tủy sống, tương tự như trong<br />
CĐNS tuyến tiền liệt. Tiến hành cắt hết ụ núi,<br />
chỉ dùng dòng cắt không dùng đốt để tránh sẹo<br />
(hình 1). Được xem là cắt hết chỗ tắc khi có dịch<br />
đục như sữa phun ra, nhìn thấy rõ miệng nang<br />
(hình 2) hoặc có dịch đục như sữa phun ra từ hai<br />
lỗ ống phóng tinh. Chú ý tránh tổn thương cơ<br />
vòng vân niệu đạo và trực tràng (đặt 1 ngón tay<br />
trong lòng trực tràng để tránh tổn thương). Sau<br />
cắt, một thông Foley 22F, hai vòi, bóng 10cc,<br />
được lưu trong 24-48 giờ.<br />
<br />
Hình 1: Ụ núi phình to do nang Mueller. Dùng quai<br />
cắt để cắt đốt nội soi ụ núi<br />
<br />
Hình 2: Ụ núi đã được cắt, lộ miệng nang Mueller<br />
Theo dõi các biến chứng sớm: chảy máu, tổn<br />
thương trực tràng, nhiễm trùng tiều…, biến<br />
chứng muộn như xuất tinh ngược dòng do tổn<br />
thương cổ bàng quang, viêm mào tinh, tinh lỏng<br />
lẫn nước tiểu, viêm túi tinh tái diễn, tiểu không<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
kiểm soát do tổn thương cơ vòng vân niệu đạo,<br />
tổn thương niệu đạo, rối loạn cương(3).<br />
Bệnh nhân được khuyên giao hợp trở lại sau<br />
phẫu thuật một tuần. Tinh dịch đồ được thực<br />
hiện mỗi tháng trong 3 tháng đầu sau mổ, sau<br />
đó mỗi 3 tháng trong 9 tháng kế tiếp. Phẫu thuật<br />
được xem là thành công (thông thương) khi tinh<br />
trùng xuất hiện trong tinh dịch. Phẫu thuật được<br />
xem là thất bại nếu sau 12 tháng tinh dịch đồ<br />
vẫn vô tinh(3, 9). Sự có thai của vợ được khảo sát<br />
qua hỏi trực tiếp bệnh nhân.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
- Các tác giả ghi nhận 8 trường hợp tuổi<br />
trung bình của các bệnh nhân là 36,00 ± 1,04 tuổi<br />
(32 – 39 tuổi). Tuổi trung bình của vợ là 28,37 ±<br />
2,26 tuổi (22-36 tuổi). Thời gian vô sinh trung<br />
bình là 4,35 ± 0,84 năm (2 – 8 năm). Tất cả các<br />
trường hợp đều là vô sinh nguyên phát và khả<br />
năng sinh sản của vợ đều bình thường (do các<br />
bác sĩ sản phụ khoa thực hiện).<br />
- 5 trường hợp tắc do nang và 3 trường hợp<br />
tắc do không do nang (sẹo hậu viêm).<br />
- Thời gian phẫu thuật là 10-15 phút.<br />
- Thời gian theo dõi là 5,63 ± 0,73 năm (2-8<br />
năm).<br />
Có 4 trường hợp (50%) tinh trùng xuất hiện<br />
lại trong tinh dịch, trong đó có 2 trường hợp<br />
(25%) có thai tự nhiên (mỗi trường hợp lần lượt<br />
có 2 con) và 2 trường hợp (25%) có con nhờ<br />
TTTON với tinh trùng trong tinh dịch. 1 trường<br />
hợp bệnh nhân 39 tuổi, sau CĐNS 2 năm, mật<br />
độ tinh trùng là 5 triệu/ml, bệnh nhân được<br />
phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giãn hai bên, và 8<br />
tháng sau thì có thai tự nhiên (bảng 1). 2 trường<br />
hợp có con nhờ TTTON thì 1 trường hợp bệnh<br />
nhân đi TTTON sau CĐNS 3 tháng, có 1 bé gái<br />
và sau đó hai vợ chồng ly thân không muốn có<br />
con thêm; 1 trường hợp đi TTTON sau CĐNS 9<br />
tháng và có hai trẻ sinh đôi nên không muốn có<br />
con thêm.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
3/5 trường hợp (60%) tắc do nang và 1/3<br />
trường hợp (33%) tắc không do nang có tinh<br />
trùng trong tinh dịch sau mổ.<br />
Không ghi nhận các biến chứng sớm cũng<br />
như biến chứng muộn.<br />
Bảng 1: Kết quả cắt đốt nội soi ống phóng tinh.<br />
Số<br />
thứ<br />
tự<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
TDĐ sau mổ<br />
(triệu/ml-% di<br />
động)<br />
Nang<br />
0-0<br />
Nang<br />
42 - 37<br />
Nang<br />
0-0<br />
Không nang<br />
0-0<br />
Nguyên<br />
nhân tắc<br />
OPT<br />
<br />
Có thai<br />
Có con<br />
<br />
Ghi chú<br />
<br />
Không<br />
2 con<br />
Không<br />
Không<br />
<br />
5<br />
<br />
Nang<br />
<br />
25 - 28<br />
<br />
2 con<br />
<br />
6<br />
7<br />
8<br />
<br />
Nang<br />
Không nang<br />
Không nang<br />
<br />
54 - 5<br />
0-0<br />
24 - 0<br />
<br />
1 con<br />
Không<br />
2 con<br />
<br />
Cột tĩnh<br />
mạch tinh 2<br />
bên vi phẫu<br />
TTTON<br />
TTTON<br />
<br />
* TDĐ: tinh dịch đồ.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Hiệu quả của CĐNS OPT<br />
Có nhiều nghiên cứu công bố về kết quả của<br />
của phẫu thuật CĐNS OPT trong vô sinh do tắc<br />
OPT nhưng thường là mẫu nghiên cứu bao gồm<br />
cả các trường hợp vô tinh và thiểu tinh nặng, rất<br />
ít nghiên cứu chỉ bao gồm những trường hợp vô<br />
tinh do tắc OPT như của Popken(10) tại Đức,<br />
Kochakarn(2) tại Thái Lan, Yurdakul(17) tại thổ Nhĩ<br />
Kỳ và nghiên cứu của chúng tôi. Trong nghiên<br />
cứu của Schroeder-Printzen(13), gồm 16 bệnh<br />
nhân thì có 12 trường hợp là vô tinh được chúng<br />
tôi trích kết quả riêng ra. Các kết quả được trình<br />
bày trong bảng 2.<br />
Bảng 2: So sánh kết quả của cắt đốt nội soi ống<br />
phóng tinh điều trị vô tinh do tắc ống phóng tinh<br />
Tác giả<br />
Popken (1998)(10)<br />
Schroeder-Printzen<br />
(2000)(13)<br />
Kochakarn (2001)(2)<br />
Yurdakul (2008)(17)<br />
Chúng tôi (2010)<br />
<br />
Có tinh<br />
trùng/ Thời gian Có con/có<br />
n<br />
tinh dịch theo dõi<br />
thai<br />
sau mổ<br />
8 6 (75%) 12 tháng<br />
0<br />
12 5 (42%)<br />
<br />
KR<br />
<br />
7 6 (86%) 12 tháng<br />
12 11 (92%) 12 tháng<br />
8 4 (50%) 67 tháng<br />
<br />
1 (8,33%)<br />
4 (57%)<br />
3 (25%)<br />
2 (25%)<br />
<br />
197<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nhìn chung, theo Turek, phẫu thuật này<br />
giúp có tinh trùng trở lại trong tinh dịch ở 6570% trường hợp và có thai tự nhiên 20-30% (14).<br />
Bảng 2 cho thấy tỉ lệ thành công của phẫu thuật<br />
là 42% - 92% và tỉ lệ có thai tự nhiên là 0 – 57%.<br />
Kết quả của nghiên cứu của chúng tôi cũng nằm<br />
trong các giới hạn này. Tỉ lệ có thai tự nhiên<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi có thể tăng thêm<br />
nếu như bệnh nhân của hai trường hợp có thai<br />
bằng TTTON (1 trường hợp tiến hành TTTON<br />
sau mổ 3 tháng và 1 trường hợp sau 9 tháng) chờ<br />
đợi thêm một thời gian nữa (đủ 12 tháng), hoặc<br />
họ quyết định có thêm con sau khi TTTON<br />
thành công (1 trường hợp vợ chồng ly thân sau<br />
khi có con, 1 trường hợp sinh đôi nên không<br />
mong có con thêm).<br />
<br />
Nguồn gốc của tắc OPT: Yếu tố tiên l ợng<br />
thành công của phẫu thuật<br />
Nhiều tác giả ghi nhận các trường hợp tắc<br />
do nang có tiên lượng tốt hơn tắc không nang<br />
(hậu viêm)(9, 13, 14). Chúng tôi cũng ghi nhận<br />
tương tự (phẫu thuật thành công ở 60% tắc do<br />
nang và 33% trường hợp tắc không nang), có lẽ<br />
việc xẻ trần nang giúp thoát lưu dịch, dẫn đến<br />
giảm chèn ép lên các OPT. Trong khi đó, tắc do<br />
sẹo hậu viêm, ngoài lý do sẹo hẹp lan rộng, còn<br />
có lý do khó cắt được hết chỗ tắc do sẹo để giải<br />
phóng hai lỗ OPT.<br />
Để làm tăng khả năng thành công, cắt đủ<br />
sâu, có tác giả đề nghị tiêm chất xanh indigo<br />
carmine hay xanh methylene vào túi tinh dưới<br />
sự hướng dẫn của siêu âm qua trực tràng trước<br />
khi tiến hành CĐNS OPT; chất xanh sẽ phun ra<br />
khi chỗ tắc được giải phóng (12, 14).<br />
<br />
Biến chứng<br />
Theo Turek(14), biến chứng của CĐNS OPT<br />
vào khoảng 20%. Thường gặp nhất xuất tinh<br />
máu tự hết, tiểu máu cần thông tiểu và nhiễm<br />
trùng tiểu. Các biến chứng đáng ngại hơn<br />
nhưng ít gặp là viêm mào tinh, tinh lẫn nước<br />
tiểu. Một vài biến chứng nặng nhưng rất hiếm<br />
được ghi nhận là thủng trực tràng và viêm túi<br />
tinh tái diễn(14). Các biến chứng nặng này có lẽ<br />
<br />
198<br />
<br />
chỉ được báo cáo trong thời kỳ đầu của CĐNS<br />
OPT, đầu thập niên 1990(14); các báo cáo gần đây<br />
không ghi nhận những biến chứng này(2, 3, 9, 10, 12,<br />
17). Chúng tôi chỉ ghi nhận 1/8 trường hợp<br />
(12,5%) có tiểu máu sau CĐNS OPT và bệnh<br />
nhân cần được đặt thông tiểu lại thêm 48 giờ thì<br />
khỏi.<br />
<br />
Thụ tinh trong ống nghiệm hay CĐNS<br />
OPT?<br />
TTTON với tinh trùng trích từ tinh hoàn và<br />
mào tinh cũng được tiến hành tại Việt Nam từ<br />
năm 2002(5). Nhìn chung tỉ lệ có thai của TTTON,<br />
theo kết quả của trung tâm London<br />
Gynaecology and Fertility Centre, là 33%(4).<br />
Điểm ưu việt rõ rệt của TTTON: biện pháp duy<br />
nhất trong những trường hợp tắc OPT không<br />
thể điều trị được. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chi phí<br />
cao là một trở ngại lớn của TTTON(1). Ngoài ra,<br />
TTTON có những nguy cơ và có thể có những<br />
biến chứng nguy hiểm. Về thai nhi, đó là đa thai,<br />
sanh non, dị tật, rối loạn phát triển tâm sinh lý<br />
và các bệnh di truyền. Các dị tật ở trẻ TTTON<br />
gặp nhiều hơn trẻ sinh tự nhiên do sinh thiếu<br />
tháng và đa thai(16). Về phía người mẹ, TTTON<br />
có những biến chứng như quá kích buồng trứng<br />
(1,8% trường hợp), xuất huyết nội (0,2%) cần can<br />
thiệp khẩn cấp, nhiễm trùng vùng chậu (0,4%),<br />
xoắn phần phụ (0,13%) và trầm cảm(16). Trong<br />
khi phẫu thuật CĐNS OPT được xem là an toàn<br />
và khả năng có thai tự nhiên là 20%-30%(14).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Cắt đốt nội soi ống phóng tinh là một phẫu<br />
thuật nội soi đơn giản, an toàn và hiệu quả trong<br />
điều trị vô sinh do tắc ống phóng tinh. Đây là<br />
một phẫu thuật hoàn toàn nằm trong tầm tay<br />
của các nhà niệu khoa đã thuần thục việc cắt đốt<br />
nội soi tuyến tiền liệt.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Drukker A.J., Wiersema N.J., Mai Bá Tiến Dũng, Giang<br />
Huỳnh Như, Nguyễn Thành Như (2006). Những ảnh hưởng<br />
của hiếm muộn đối với đời sống các cặp vợ chồng tại miền<br />
Nam Việt Nam. Y học TP. Hồ Chí Minh, 10(1): 224-233.<br />
Kochakarn W, Leenanupunth C, Muangman V, Ratana-Olarn<br />
K, Viseshsindh V. (2001). Ejaculatory duct obstruction in the<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
infertile male: experience of 7 cases at Ramathibodi Hospital. J<br />
Med Assoc Thai. 84(8):1148-1152.<br />
Lipshultz LI, Thomas AJ Jr., Khera M (2007). Surgical<br />
Management of Male Infertility. In Campbell-Wash Urology,<br />
9th Ed., Saunders Elsevier, Philadelphia, pp.654-717.<br />
Meniru G.I., Gorgy A., Batha S., Clarke R.J., Podsiadly B.T.,<br />
Craft I.L. (1999). Studies of percutaneous epididymal sperm<br />
aspiration (PESA) and intracytoplasmic sperm. Hum Rep,<br />
4(1):57-71.<br />
Nguyễn Thành Như, Phạm Hữu Đương, Nguyễn Ngọc Tiến,<br />
Vương Thị Ngọc Lan, Vũ Lê Chuyên, Nguyễn Văn Hiệp<br />
(2002). Bảy trường hợp trích tinh trùng từ mào tinh và ống<br />
dẫn tinh bằng phẫu thuật để tiêm tinh trùng vào bào tương<br />
trứng. Thời sự y dược học, 7(4):226-228.<br />
Nguyễn Thành Như, Dương Quang Trí, Trần Văn Sáng.<br />
Chẩn đoán vị trí tắc trong vô tinh do bế tắc mắc phải: vai trò<br />
của phẫu thuật thám sát bìu kết hợp chụp ống dẫn tinh. Y học<br />
thực hành, 2008, số 631+632:182-187<br />
Nicopoullos J.D.M., Gilling-Smith C., Almeida P.A., Ramsay<br />
J.W.A. (2004). The results of 154 cycles using surgically<br />
retrieved sperm from azoospermic men. Hum Rep, 19(3):579585.<br />
Nudell D.M., Turek P.J. (2001). Male fertility and infertility.<br />
Clinical manual of Urology, 3rd Ed, McGraw-Hill, NewYork,<br />
643-674.<br />
Paick J, Kim SH, Kim SW (2000). Ejaculatory duct obstruction<br />
in infertile men. BJU Int, 85 (6):720-724<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
15.<br />
16.<br />
<br />
17.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Popken G, Wetterauer U, Schultze-Seemann W, Deckart A,<br />
Sommerkamp H (1998). Transuretral resection of cystic and<br />
non-cystic ejaculatory duct obstructions. Int J Androl, 21<br />
(4):196-200<br />
Pryor JP, Hendry WF (1991). Ejaculatory duct obstruction in<br />
subfertile males : analysis of 87 patients. Fertil Steril, 56<br />
(4):725-730<br />
Trần Văn Sáng, Nguyễn Thành Như, Vũ Lê Chuyên (2003).<br />
Vai trò của siêu âm qua trực tràng trong vô tinh do bế tắc. Y<br />
học TP. Hồ Chí Minh, 7(1):40-43.<br />
Schroeder-Printzen I, Ludwig M, Kohn F, Weidner W (2000).<br />
Surgical therapy in infertile men with ejaculatory duct<br />
obstruction: technique and outcome of a standardized<br />
surgical approach. Hum Reprod;15(6):1364-1368<br />
Turek P.J. (2004). Male infertility. In Smith’s General Urology,<br />
16th Ed, Lange Medical Books/McGraw-Hill, New York, 678712.<br />
Turek PJ. Seminal vesicles and ejaculatory duct surgery. In<br />
Glenn’s Urologic Surgery, 6th Ed.<br />
Woldringh G.H., Kremer J.A.M., Braat D.D.M., Meuleman<br />
E.J.H. (2005). Intracytoplasmic sperm injection: a review of<br />
risks and complications. BJU Int, 96:749-753.<br />
Yurdakul T, Gokce G, Kilic O, Piskin MM (2008).<br />
Transurethral resection of ejaculatory ducts in the treatment<br />
of complete ejaculatory duct obstruction. Int Urol Nephrol.<br />
40(2):369-372.<br />
<br />
199<br />
<br />