intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KINH NGHIỆM CHĂN NUÔI CỪU PHAN RANG

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

107
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giống cừu Phan Rang là một giống cừu được hình thành hơn 100 năm nay. Trải qua những điều kiện khí hậu nắng nóng gần như quanh năm, dưới sự tác động của chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, giống cừu Phan Rang đã thích nghi cao với điều kiện sinh thái của Ninh Thuận, là giống cừu duy nhất ở Việt Nam hiện nay. Tuổi trưởng thành bình quân con cái nặng 39 kg, con đực 43 kg. Khoảng cách lứa đẻ 8 tháng (3 lứa trong 2 năm). Hiện nay tỉnh Ninh Thuận cũng đã nhập...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KINH NGHIỆM CHĂN NUÔI CỪU PHAN RANG

  1. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI CỪU PHAN RANG
  2. Giống cừu Phan Rang là một giống cừu được hình thành hơn 100 năm nay. Trải qua những điều kiện khí hậu nắng nóng gần như quanh năm, dưới sự tác động của chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, giống cừu Phan Rang đã thích nghi cao với điều kiện sinh thái của Ninh Thuận, là giống cừu duy nhất ở Việt Nam hiện nay. Tuổi trưởng thành bình quân con cái nặng 39 kg, con đực 43 kg. Khoảng cách lứa đẻ 8 tháng (3 lứa trong 2 năm). Hiện nay tỉnh Ninh Thuận cũng đã nhập về 2 giống cừu từ Úc là Dorper và White Suffolk. Là những giống có khả năng kháng bệnh cao và chịu nắng hạn tốt, tăng trọng nhanh, có tầm vóc lớn, cho thịt nhiều, ít mỡ. Thích nghi tốt với khí hậu ở Ninh Thuận. Trọng lượng trưởng thành con cái 75 kg, con đực 110kg. A. CÁCH CHỌN GIỐNG 1. Chọn cừu cái giống: a. Ngoại hình: - Vẻ mặt linh hoạt. - Hàm dài, khỏe - Cổ dài, mềm mại, lưng dài
  3. - Có một hõm phía trước xương chậu, thể hiện khả năng tiêu hóa tốt - Hông rộng, có bầu vú gắn chặt vào phần bụng. - Có những tĩnh mạch lớn nổi rõ ở bầu vú, tĩnh mạch gấp khúc thì cừu nhiều sữa. Cừu cái tơ tĩnh mạch thường lặn dưới da, phải lấy tay sờ mới thấy. - Chân trước thẳng, cân đối. b. Dòng giống: Chọn con giống từ những bố mẹ có lý lịch rõ ràng. Là con của bố mẹ cho năng suất cao. 2. Chọn cừu đực giống: a. ngoại hình: Cừu đực có đầu ngắn, rộng, tai to và dàycụp xuống, thân hình cân đối, cổ to, ngực nở, tứ chi khỏe mạnh, cứng cáp, chắc chắn, hai tinh hoàn to đều đặn, săn chắc. b. Dòng giống: Chọn cừu đực để giống từ cừu mẹ là cừu tốt, đẻ từ lứa thứ hai đến lứa thứ tư. Chọn cừu đực là con một, vì con một bao giờ cũng có thể trọng cao.
  4. Cách xem răng định tuổi cừu Từ sơ sinh đến một năm tuổi:răng sữa Một năm rưởi: thay 2 răng cửa giữa Hai năm tuổi: thay 2 răng cửa bên Hai năm 9 tháng :thay 2 răng áp góc Ba năm 9 tháng: thay 2 răng góc Gần 6 năm tuổi: Chân răng hở B/ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN 1. Tuổi sinh sản: Yếu tố khí hậu, dinh dưỡng ảnh hưởng đến tuổi thành thục sinh dục. Thành thục sinh dục lúc 6 tháng, tuổi phối giống 8- 9 tháng. Cừu đực thành thục sinh dục lúc 160 ngày. Tuổi phối giống 2- 6 năm tuổi. cừu mang thai 150 ngày. Cừu cái sử dụng từ 6-7 năm tuổi thì loại thải. 2. Động dục:
  5. - Chu kỳ động dục16- 17 ngày. Thời gian động dục 24 tiếng. Những biểu hiện động dục: Cừu cái trở nên lo lắng, sợ hãi, kém ăn, hay kêu, đuôi ve vẩy liên tục, âm hộ sưng đỏ. Nhiều trường hợp có chất nhờn màu trắng hay hồng chảy ra, lúc đầu nhiều và trong suốt, sau ít hẳn và keo dính lại. - Một cừu đực có thể phụ trách phối giống cho đàn 25-30 cừu cái. - Tuyệt đối không cho cừu đực giao phối c ùng cừu cái đồng huyết, phải thường xuyên có kế hoạch thay đổi đực giống. (Từ 1,5- 2năm thay một lần) - Số con trên lứa đẻ: 1 con (91%), 2 con (7%), 3 con (0,99%) C/ CHUỒNG TRẠI 1. Chuồng sàn: Cừu ưa cao ráo, ưa ánh sáng, sợ ẩm, không khí tù hãm và khí độc. Chuồng trại phải chắc chắn và đúng kỹ thuật. * Yêu cầu cụ thể: Hướng chuồng: Hướng đông hay đông nam
  6. Diện tích: Đực giống: 1,5-2 m2, cái sinh sản: 0,8 m2, cừu cái tơ, cừu thịt: 0,6 m2, cừu cái sữa: 1,3 m2. Sàn chuồng: mặt sàn cách mặt đất chừng 60-100 cm để thuận tiện cho việc quét dọn phân. Sàn chuồng có thể làm bằng gỗ hay bằng tre, có khe hở rộng 1,5-1,8cm cho phân lọt qua dễ dàng, khe hở không quá rộng cừu dễ bị lọt chân gây thương tích. Sàn chuồng phải bào nhẵn để nước tiểu và phân dễ trôi lọt và không gây khó chịu cho cừu khi phải nằm trên sàn nhớp nháp. Vách chuồng: Làm bằng tre hay bằng gỗ, cao trên 1m, chắc chắn. Vách chia chuồng thành nhiều ngăn dùng để nhốt riêng từng loại cừu. Ngăn nuôi cừu đực, cừu mới đẻ, cừu chữa sắp đẻ, cừu hậu bị. Mái lợp: Có nhiều kiểu mái lợp, 1 mái, 2 mái đều nhau. Vật liệu làm chuồng có thể là bằng lá, ngói. Ô chuồng cách ly: Nếu số lượng cừu nuôi lớn nên làm một vài ô chuồng đặt cách xa chuồng cừu để nhốt cừu ốm. 2. Máng ăn, máng uống: Máng ăn: Bằng gỗ có kích thướt: đáy 20-30 cm, thành ngoài 30-40 cm, thành trong 20-30 cm, chiều dài tuỳ thuộc kiểu chuồng. Máng ăn nên
  7. đặc ngoài chuồng có song thưa cách nhau khoảng 20 cm đủ cho cừu thò đầu ra ăn. Máng uống: Có thể dùng xô, chậu gắn chặt vào vách chuồng hoặc để ở sân chơi. D/ THỨC ĂN Cừu có thể ăn được nhiều lọai thức ăn như: Các lọai cỏ, lá tươi và khô, rơm, các lọai củ, quả. Mỗi ngày cừu có thể ăn một lượng thức ăn từ 12,5 đến 15% thể trọng tương đương 5-6 kg cỏ. Ngòai ra cần một lượng thức ăn tinh từ 0,1-0,3 kg con/ngày. Đối với cừu nuôi bán thâm canh, hay vào mùa khô hạn cần phải bổ sung thêm các lọai vitamin đặc biệt là vitamin A phòng bệnh về mắt. Nên treo tảng đá liếm trong chuồng để bổ sung các lọai khóang chất. Luôn có đủ nước sạch để cừu uống tại chuồng. Không nên cho cừu uống nước tù, đọng dễ bĩ nhiễm giun sán. E/ CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG 1. Cừu chửa: - Cừu cái sau khi giao phối 16-17ngày mà không có biểu hiện động dục lại, không chịu đực nữa là triệu chứng có chữa.
  8. - Khoảng 1 tháng trước khi đẻ nên nhốt cừu chữa ở ô chuồng riêng, có ổ rơm, đi chăn gần và tránh đồi dốc cao, tránh bị xô đẩy dễ gây ra hiện tượng sẩy thai. Bồi dưỡng thêm thức ăn tinh và rau cỏ non cho cừu nhưng tuyệt đối tránh thức ăn hôi, mốc. - Tránh để cừu bị lạnh - Đừng để cừu mập quá vì cừu quá mập thường sinh sản kém - Cần chăm sóc đặc biệt ở 2 tháng chữa cuối - Khi có dấu hiệu sắp đẻ, lót ổ bằng rơm, cỏ khô sạch trong chuồng ép và có kế hoạch trực đẻ Thức ăn: Cho ăn thức ăn tinh hỗn hợp 0,1-0,3 Kg, thức ăn củ, quả 0,4Kg, thức ăn thô xanh 3-6 Kg /Con/ngày. 2. Cừu đẻ: Khi cừu sắp đẻ bầu sữa trở nên to ra, âm hộ sưng mọng có chất lầy nhầy chảy ra. Cừu hay đi đái, nước đái sẫm và đặc hơn. Khi cừu đẻ, ở âm hộ bọng nước ối lòi ra, khi bọc nước ối vỡ, 2 chân trước cừu sơ sinh lòi ra, rồi đến mõm, đầu, sau đến ngực, bụng và chân sau. Có trường hợp chân sau ra trước, chân trước và đầu ra sau. Còn lại những trường hợp khác ta phải can
  9. thiệp vì cừu đẻ khó. Thời gian từ khi đau đẻ đến khi đẻ là 2 tiếng. Sau khi đẻ 20-30 phút đến 1-2 giờ thì nhau ra. Những điều lưu ý khi giải quyết các trường hợp đẻ khó: - Phải vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng - Bôi trơn bàn tay để thao tác thuận lợi bằng dầu ăn và vasơlin - Phải xác định chính xác vị trí hiện tại của thai để có phương án xử lý đúng đắn khi xoay thai, chỉnh lại vị trí cho thai thuận và kéo ra ngoài nhẹ nhàng theo nhịp rặn của cừu mẹ Chăm sóc cừu sau khi đẻ: - Khi cừu con lọt lòng mẹ, dùng khăn sạch lau nước nhầy ở mũi và miệng cho cừu, lấy dây sạch thắt cách rốn độ 5 6 cm, nhớ để lại 3-4 cm tính từ điểm thắt, vuốt cho máu từ điểm thắt ra ngoài hết, cắt rốn rồi sát trùng bằng thuốc đỏ hoặc cồn Iốt. Bóc lớp màng mỏng ở đế bàn chân cừu sơ sinh. Sau khi cừu mẹ đẻ xong, khát nước dữ dội, cho cừu mẹ uống nước thỏai mái (nước có pha đướng 1% hoặc muôi 0,5%). Trong 4-5 ngày đầu 1 phần do cừu mẹ mệt, 1 phần vì ham con, nên không muốn ăn. Cho cừu mẹ
  10. ăn thức ăn dễ tiêu như cỏ non, thức ăn tinh (cháo bắp, khoai) để sức khoẻ mau hồi phục. Sau đó cho ăn thức ăn xanh non, hạt ngũ cốc, củ quả. Cần phòng bệnh bại liệt cho cừu mẹ bằng cách tiêm canxigluconat. 3. Cừu sơ sinh: - Cừu con mới đẻ chưa ráo lông đã đứng lên được và bắt đầu bú mẹ. Những trường hợp cừu con quá yếu chưa thể tự bú mẹ thì phải vắt ngay sữa đầu cho chúng uống chậm nhất là nửa giờ sau khi đẻ. Sữa đầu là thức ăn không thể thay thế đối với cừu con mới đẻ, do đó cừu con càng bú được nhiều sữa đầu càng mau lớn, khoẻ mạnh và chống được nhiều bệnh tật. Nhiều cừu con mới đẻ chưa có thói quen tự tìm vú mẹ Ta có thể tập cho cừu con bú bằng cách, trong một vài ngày đầu, ấn nhẹ miệng cừu con vào núm vú cừu mẹ, thậm chí vạch miệng cừu con để nó ngậm được vú cừu mẹ, có thể bóp vào núm vú cừu mẹ cho sữa chảy ra để cừu con tập bú, trong quá trình cừu con bú, ta phải giữ cừu mẹ sao cho cừu con được bú no. Trong 10 ngày đầu cừu con ở chung với cừu mẹ và chúng được bú tự do, tập cho chúng bú đều cả 2 núm vú.
  11. Từ ngày thứ 11 phải tách đàn con ra khỏi mẹ và nuôi trong ngăn chuồng riêng, hàng ngày đưa con đến bú, tập cho cừu con ăn cỏ, đến 90-120 ngày cai sữa cho cừu con.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2