intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm cho ra măng trái vụ

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

92
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tre Điền Trúc có tên khoa học là Dendro calamus Latiforus, là loài cây đa tác dụng, ngoài việc cung cấp măng làm rau sạch, thân tre còn dùng trong xây dựng, thủ công mỹ nghệ, đồ dùng gia dụng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến giấy, một số vùng lá tre còn dùng để xuất khẩu. Vào mùa mưa măng ra nhiều (trong đó có cả măng rừng), vì vậy giá thành rẻ. Do đó việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cho măng ra trái vụ là yêu cầu cần thiết. Sau đây chúng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm cho ra măng trái vụ

  1. Kinh nghiệm cho ra măng trái vụ Tre Điền Trúc có tên khoa học là Dendro calamus Latiforus, là loài cây đa tác dụng, ngoài việc cung cấp măng làm rau sạch, thân tre còn dùng trong xây dựng, thủ công mỹ nghệ, đồ dùng gia dụng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến giấy, một số vùng lá tre còn dùng để xuất khẩu. Vào mùa mưa măng ra nhiều (trong đó có cả măng rừng), vì vậy giá thành rẻ. Do đó việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cho măng ra trái vụ là yêu cầu cần thiết. Sau đây chúng tôi giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật cho ra măng trái vụ nhằm giúp bà con nông dân có thu nhập cao. Bước 1: Để cây thay thế cây mẹ. Vào mùa mưa măng ra nhiều và rộ từ tháng 6 – tháng 10 dương lịch, từ tháng 6- 7 là thời gian chọn măng làm cây mẹ là tốt nhất. Cần tuyển lựa những cây măng to mập và mọc từ dưới đất sâu lên để làm cây mẹ (số măng này cần được đánh dấu để không xắn lầm). Mỗi khóm chừa lại 4 mụt măng đối xứng nhau làm sao cho khóm tre được tròn đều trông đẹp mắt; số măng còn lại tiếp tục cho ra sẽ được thu hoạch hết, không để cho phát triển thành cây. Bước 2: Tỉa bỏ cây già và làm vệ sinh bụi tre Đây là khâu quan trọng để cho năng suất măng cao, công việc này làm vào cuối mùa mưa khi mưa đã chấm dứt thật sự. Chặt
  2. bỏ những cây già có độ tuổi từ 3 năm trở lên (đào cả gốc), tỉa bỏ những cây già ốm yếu, cây cong, rong, các nhánh mọc ở dưới độ cao 2m để tạo sự thông thoáng (những nhánh giữ làm giống thì giữ lại); đồng thời cũng nên giữ lại vài cây có độ tuổi từ 1 – 3 ở mỗi bụi bằng cách chặt bỏ thân sát mặt đất nhưng không đào thân ngầm. Mỗi khóm tre giữ lại khoảng 6 - 8 cây. Khi đốn tre già cần chú ý: Do cây tre đạt 2 tuổi mới cho măng, vì thế những cây được chọn thay thế cây mẹ phải là cây đạt 2 năm tuổi trôû leân, sau khi chọn được cây thay thế lúc này ta mới tiến hành chặt những cây đời ông bà, như vậy ít nhất sau 3 năm trồng mới đốn bỏ những cây cái ban đầu. Bước 3: Ngưng tưới nước cục bộ Hàng năm cứ vào cuối mùa mưa tre bắt đầu ngưng ra măng, thời gian này ta xiết nước khoảng 1 tháng để chuẩn bị cho bước 4 (bón phân). Bước 4: Bón phân Đào rãnh quanh gốc, cách gốc từ 20 - 30 cm, sau khi bón phân thì lấp đất lại, kết hợp bón phân vào gốc tre. Tùy theo tuổi cây tre hoặc gốc tre to hay nhỏ và tùy thuộc vào khả năng của từng hộ mà bón lượng phân khác nhau. Lượng phân bón như sau: + Phân chuồng: Dùng phân hoai (đối với loại cây từ 2 năm trở lên) lượng phân khoảng 15 – 20 kg. + Tro đốt (nếu có càng tốt): Bón tro mục đích tạo độ tôi xốp cho đất, đồng thời giúp cho măng khi nhú lên có màu tươi non và đẹp, ngoài ra tro còn giữ độ ẩm tốt. + Phân hóa học: Có thể dùng phân NPK hỗn hợp 20 - 20 -15, 16-16-8 với lượng gốc nhỏ 300 gr, gốc to 500 gr; lượng phân sử
  3. dụng bón cho 1ha khoảng 150 – 250 kg. Bước 5: Tủ gốc, tưới nước Sau khi bón phân xong cần phải tủ gốc và tưới nước, đây là việc làm hết sức quan trọng, nếu thiếu 1 trong 2 khâu này dù bón phân nhiều thì cũng không cho ra măng. Cần tưới đậm, ngâm nước 2 – 3 ngày, lập đi lập lại khoảng 2 -3 lần, khi cây tre đã cho măng rồi thì khoảng 1 tuần tưới 1 lần nhưng dứt khoát không để cho khô đất, luôn giữ ẩm gốc tre bằng tủ gốc và tưới tại gốc. Vào giai đoạn hình thành mắt măng cần giữ ẩm và tủ gốc, nếu không có lớp mùn hoặc lớp rác che phủ mắt măng thì không khí khô hanh của mùa mưa làm khô mắt măng hoặc mắt măng có hình thành nhưng khi lên cao 2-3cm cũng sẽ khô và teo dần do nắng nóng và thiếu nước. Sau khi bón phân, tủ gốc và tưới nước, khoảng 01 tháng là có măng. Với sự chăm sóc như trên trung bình 1ha măng mùa nghịch trong tháng đầu sẽ cho thu hoạch khoảng 500kg, tháng thứ 2 khoảng 700kg, tháng thứ 3 và thứ 4 tăng lên khoảng 1.000kg/tháng/ha, giá măng vào mùa khô khoảng 5.000 – 7.500đ/kg. Trong thời gian thu hoạch măng, khoảng 15 - 20 ngày bón thêm phân Urê hoặc SA với lượng 50gr/gốc (1ha bón 50 kg urê), sau khi bón phân phải tưới nước để phân tan đều và măng không bị xót. Nhờ lượng phân này mà măng rất mập và non, cây tre mẹ không bị mất sức và khả năng cho măng rất nhanh, cách vài lần bón phân đạm thì bổ sung thêm lân và kali. Mỗi lần thu hoạch măng xong cần lấp đất kín để cho những mắt măng tiếp tục ra măng mới. * Cách khai thác măng: Nên chặt măng vào lúc sáng sớm, khi
  4. mặt trời chưa lên cao; không lên chặt măng ngang mặt đất mà đào sâu xuống, dùng dao xắn chỗ măng mập nhất chừa khoảng 2-3 mắt măng, sau đó lấp đất lại
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2