Rầy nâu là đối tượng sâu hại chủ yếu trong vụ lúa xuân ở các tỉnh đồng bằng, trung du, miền núi phía bắc. Theo dự báo của Cục bảo vệ thực vật, rầy nâu có thể gây thành dịch trên diện rộng hại lúa chiêm xuân giai đoạn trổ bông đến chín đỏ đuôi.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Kinh nghiệm chọn thuốc trừ rầy nâu hại lúa đông xuân cuối vụ
- Kinh nghiệm chọn thuốc trừ rầy nâu hại lúa đông xuân cuối vụ
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Rầy nâu là đối tượng sâu hại chủ yếu trong vụ lúa xuân ở các tỉnh đồng
bằng, trung du, miền núi phía bắc. Theo dự báo của Cục bảo vệ thực vật, rầy nâu
có thể gây thành dịch trên diện rộng hại lúa chiêm xuân giai đoạn trổ bông đến
chín đỏ đuôi.
Xin giới thiệu kinh nghiệm điều tra và chọn thuốc phòng trừ rầy nâu đạt kết quả
cao.
1. Tác hại của rầy nâu giai đoạn trỗ chín:
Rầy trưởng thành và rầy non dùng miệng chích vào thân cây lúa để hút dịch cây.
Bị hại nhẹ các lá phía dưới có thể bị héo, hạt lúa bị lửng lép. Bị hại nặnggây nên
hiện tượng “cháy rầy”, cả ruộng lúa bị khô héo, màu trắng tái hoặc trắng. Nếu gặp
mưa lúa bị hại có thể bị thối nhũn. Năng suất có thể bị giảm tới 50% hoặc mất
trắng.
Phát hiện: Cần điều tra 3-5ngày/lần giai đoạn lúa trỗ đến chín khi có thông báo
dịch của cơ quan bảo vệ thực vật địa phương. Ruộng điều tra phải có lớp nước
ngập 3-7cm, khi ruộng bị cạn rầy nhảy xuống lẫn với màu đất khó nhìn thấy; chọn
2-5điểm/ruộng cách nhau 5-10m, cách bờ 1m; mỗi điểm dùng gậy tre gỗ cán lúa
dài 1m, nhìn kỹ gốc lúa sẽ thấy rầy bò trên gốc lúa hay nhẩy bơi trên mặt nước.
Mật độ rầy đạt trên 10con/khóm (trên 500con/m2) là đến ngưỡng phòng trừ.
2. Chọn thuốc trừ rầy nâu:
Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trừ rầy nâu, bà con có thể lựa chọn các loại
thuốc trừ rầy đặc hiệu, thích hợp căn cứ vào mật độ rầy trên ruộng lúa khi điều tra.
- Mật độ rầy 10-30con/khóm (500-1.500con/m2) dùng loại thuốc thuộc nhóm điều
hoà sinh trưởng (IGR), thuốc có tên hoạt chất là Buprofezin, thuốc thành phẩm (do
nhiều công ty sản xuất) có tên: Applaud 10WP-25SC; Butyl 10WP-400SC;
Encofezin 10WP; Difluent 10-25WP, …Thuốc có tác dụng tiếp xúc, không diệt
được trứng và rầy trưởng thành. Sau khi nhiễm thuốc 3-7 ngày, rầy non không lột
xác được sẽ bị chết. Thuốc có tác động chọn lọc cao, kéo dài 20-25ngày, ít độc với
côn trùng có ích.
Nếu mật độ rầy trên 30con/khóm đến cháy rầy cục bộ phải dùng các loại thuốc
hỗn hợp nhóm Buprofein với nhóm Cácbamát (Mipsin; Bassa; Vibasa; Bacide,
…). Hoặc dùng nhóm các loại thuốc có tác dụng nội hấp trừ rầy cao như: Hoạt
chất Thiamethoxam (thuốc thành phẩm: Actara 25EC; Anfaza 25EC; Amira
25EC; Asara Supe 250WDG, …); hoạt chất Imidacloprid (thuốc thành phẩm:
Confidor 70WG; Amide 50EC; Vicondor 50EC; Armada 50EC; Midan 10WP;
Conphai 10WP...) ; nhóm thuốc nội hấp hỗn hợp: Sutin 5EC; Penalty 40WP;
Diditox 40EC; Difentox 20EC: Michigane 55SC,...
Nhóm thuốc trừ rầy Cacbamat phối hợp với nhau hoặc với nhóm Fipronin
(Regent; Regal; Regill) như: Bassa 40EC+Padan 95SC hoặc Mipsin
30WP+Regent 800WG. … nhiều hộ nông dân đang sử dụng hiện nay tuy có tác
dụng trừ rầy cao nhưng rất độc hại với người va vật nuôi khi sử dụng nông sản,
nhất là phun giai đoạn lúa chắc xanh trở đi.
Nên dùng các loại thuốc trừ rầy đặc hiệu, tác động nội hấp mới, an toàn với thiên
địch, ít độc hại với người và vật nuôi, đảm bảo chất lượng, sản phẩm có uy tín cao
trên thị trường như: Actara 25EC; Confidor 70WG; Admire 50EC; Sutin 5EC;
Cubix 100SC; Cruise-plus 312,5FS. Khi rầy nâu nhiễm các loaị thuốc nội hấp,
chúng ngừng trích hút và bị tiêu diệt sau đó 12-36giờ, hiệu quả của thuốc kéo dài
7-10ngày. Thuốc có thời gian cách li ngắn, sau khi phun 5-7ngày.
- Về liều lượng, nồng độ sử dụng: Dùng theo hướng dẫn ghi trên bao bì của nhà sản
xuất chỉ có tác dụng tốt khi thuốc mới sử dụng lần đầu, mật độ rầy thấp, rầy tuổi
nhỏ (rầy cám, tuổi 1-2).
Rầy nâu là loại côn trùng có tính chống thuốc cao, khi sử dụng nhiều lần một loại
thuốc hoặc mật độ rầy cao, tỷ lệ rầy trưởng thành lớn cần tăng nồng độ lên 1,5lần
hoặc phối hợp 2 loại nhóm thuốc khác nhau trừ rầy mới có hiệu quả.
Nếu mật độ rầy cao trên 1vạn con/m2 đến cháy rầy cục bộ phun tăng gấp 2lần
nồng độ, liều lượng cấc loại thuốc nội hấp trên, phun ướt cả gốc và thân lá lúa rầy
sẽ chết tức thì do tác động 2 cơ chế nội hấp và tiếp xúc mạnh của thuốc.
Dùng bình bơm động cơ hay thủ công có “Béc” tia nhỏ để phun thuốc trừ rầy; nên
pha thêm chất bám dính vào thuốc trừ rầy khi sử dụng. Nếu không có chất bám
dính bà con có thể thêm vào mỗi bình bơm 8-12lít nước (sau khi pha thuốc đầy
bình) 5-7giọt nước rửa chén Mỹ Hảo hay Sunlight, quấy kỹ để tăng độ bám của
thuốc, tăng hiệu quả trừ rầy của thuốc lên 5-10%.