intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm chụp ảnh chân dung trong điều kiện ánh sáng yếu

Chia sẻ: Nguyễn Phương Linh Phương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

66
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu thực sự khác so với ban ngày, khi ánh sáng đầy đủ. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kinh nghiệm khi chụp ảnh vào ban đêm sao cho chất lượng ảnh tốt nhất. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ra ngoài vào ban đêm và chụp ảnh cùng bạn bè trong tiết hè nóng bức như thế này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm chụp ảnh chân dung trong điều kiện ánh sáng yếu

  1. Kinh nghiệm chụp ảnh chân dung trong điều kiện ánh sáng yếu Chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu thực sự khác so với ban ngày, khi ánh sáng đầy đủ. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kinh nghiệm khi chụp ảnh vào ban đêm sao cho chất lượng ảnh tốt nhất. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ra ngoài vào ban đêm và chụp ảnh cùng bạn bè trong tiết hè nóng bức như thế này. Chụp ảnh chân dung vào ban đêm thường khó hơn ban ngày vì thiếu ánh sáng, tuy nhiên nếu biết cách bạn vẫn có thể chụp được những bức ảnh đêm đẹp lung linh. Đối với máy ảnh chỉnh tự động Máy ảnh phổ thông (máy du lịch) thường được trang bị nhiều chế độ chụp ảnh tự động trong nhiều điều
  2. kiện khác nhau, trong đó có chế độ chụp cảnh đêm (Night) và chụp chân dung ban đêm (Night Portrait). Mặc dù được phân biệt thành hai chế độ, nhưng chúng đều làm việc theo cách tương tự nhau: thời gian cho kết quả ảnh lâu và đèn Flash tự động bật khi chụp. Chụp ảnh chân dung vào ban đêm rất dễ bị rung tay dẫn đến ảnh bị nhòe, do đó bạn nên trang bị một chân đế hoặc đặt cố định máy ảnh trên một mặt phẳng khi chụp. Sau khi nhấn chụp, người dùng thường có thói quen xem lại ảnh ngay lúc đó, thao tác này vô tình làm ống kính bị di chuyển trong khi màn trập chưa đóng lại, hậu quả là ảnh bị nhòe rất nhiều. Do đó sau khi nhấn chụp, bạn nên giữ yên vị trí máy ảnh trong khoảng 1-2 giây đến khi nhìn thấy kết quả trên màn hình, lúc đó bạn có thể tự do xem ảnh mà không sợ ảnh hưởng đến chất lượng bức hình.
  3. Ngoài việc cố định máy ảnh khi chụp chân dung ban đêm, bạn cũng cần chú ý đến độ sáng của đèn Flash và khoảng cách giữa máy ảnh đến người mẫu. Nếu đặt máy ảnh quá gần người mẫu, ánh sáng mạnh của đèn Flash sẽ làm “cháy” hình, lúc đó bạn chỉ thấy một vệt sáng trắng xóa trên ảnh mà thôi. Khoảng cách an toàn khi chụp ảnh với đèn Flash từ 3m trở lên tính từ vị trí máy ảnh đến đối tượng muốn chụp.
  4. Đối với máy ảnh chỉnh thủ công
  5. Máy ảnh chuyên nghiệp thường cho phép bạn tự thiết lập tốc độ màn trập, giúp bạn chủ động kiểm soát luồng ánh sáng đi vào ống kính, ảnh sẽ đẹp hơn nếu bạn biết cách tùy chỉnh phù hợp. Chụp ảnh với chế độ Night, bạn nên chỉnh tốc độ màn trập vào khoảng 1/60 giây. Còn với chế độ Shutter Priority hay Manual, tốc độ này nên là 1/15 giây. Ngoài ra, bạn nên bật đèn Flash và đứng chụp cách đối tượng từ 3m trở lên. Trong lúc chụp, bạn cũng cần chú ý đến phông nền phía sau đối tượng. Không nên chọn phông nền có chứa ánh sáng chiếu ngược (ví dụ đèn ô tô chạy ngang) hay chứa nguồn ánh sáng mạnh (đèn đường), nếu không ảnh của bạn sẽ bị mờ dạng sương mù hoặc màu sắc không hài hòa.
  6. Tham khảo: PCWorld
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2