intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm mua bán trên eBay

Chia sẻ: Kim Kim | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

77
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hàng tá thông tin ban đầu khi làm quen với eBay dễ làm người mua “choáng ngợp”, để thuần thục hơn việc kinh doanh trên eBay, bạn phải mất một thời gian dài tìm hiểu và trải qua những kinh nghiệm “xương máu” khi có trục trặc trong mua bán hay giao hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm mua bán trên eBay

  1. Kinh nghiệm mua bán trên eBay Hàng tá thông tin ban đầu khi làm quen với eBay dễ làm người mua “choáng ngợp”, để thuần thục hơn việc kinh doanh trên eBay, bạn phải mất một thời gian dài tìm hiểu và trải qua những kinh nghiệm “xương máu” khi có trục trặc trong mua bán hay giao hàng. Trong bài viết này, tác giả không hướng dẫn chi tiết từng thao tác để mua và bán hàng trên eBay, thay vào đó là việc nêu ra những vấn đề bạn cần lưu ý. Kinh nghiệm mua Trong vai trò là một Buyer đi tìm mặt hàng mong muốn, bạn cần phải xét đến những bước quan trọng bao gồm: tìm kiếm, tham khảo thông tin, đấu giá, liên hệ seller để mua được mặt hàng tốt, giá rẻ và an toàn. Tìm kiếm hàng: bước đầu tiên cần làm khi mua 1 món hàng. Tìm kiếm có thể khá đơn giản qua việc gõ từ khóa về mặt hàng vào ô tìm kiếm trên eBay.com. Tuy nhiên, bạn cần chú ý sử dụng từ khóa thích hợp để kết quả tìm kiếm như mong muốn.
  2. Ví dụ: bạn cần mua một laptop với thương hiệu HP sử dụng bộ xử lý Core 2 Duo thì bước đầu tiên là chọn loại hàng hóa (Categories) ở mục Computer & Networking . Sau đó, tùy thuộc vào cách sắp xếp từ khóa nào quan trọng đặt lên trước, trong ví dụ này ta gõ: “HP laptop Core 2 Duo” và Enter để tìm các mặt hàng tương ứng. eBay cho phép lựa chọn các cấu hình phần cứng khác như bộ nhớ RAM, mức dung lượng ổ cứng, hệ điều hành, loại máy (laptop, notebook hay desktop) và tình trạng máy mới/cũ/tân trang (Condition). Điểm lưu ý kế đến là kiểu rao bán: mua dứt bán đoạn (Buy it now) hay đấu giá (Auction), Buyer có thể lựa chọn khoảng giá để eBay lọc ra các sản phẩm đang được rao có mức giá tương ứng. Thông tin giá cả (Price) và thời gian mặt hàng còn trong giai đoạn rao bán (Time Left) cũng là điều cần quan tâm. Trong kết quả tìm kiếm, những mặt hàng được đóng khung màu sắc, tiêu đề in đậm, hình ảnh được đóng khung… là các loại rao hàng mà Seller đăng ký nhằm làm nổi bật món hàng cho Buyer dễ tìm thấy và chú ý đến. Bạn nên lựa một vài tin rao với mức giá phù hợp với yêu cầu mua hàng để không tiếc rẻ khi lỡ mua món hàng đắt giá hơn khi chưa xem hết tin rao. Tìm kiếm lại với từ khóa khác đi một chút để có thêm nhiều lựa chọn tham khảo. Sau khi chọn được những tin rao hàng ưng ý, bước kế tiếp là tham khảo thông tin và “dò xét” Seller. Tham khảo thông tin là bước rất quan trọng khi mua hàng. Càng kỹ lưỡng, bạn càng tiết kiệm được thời gian xử lý những trục trặc xảy ra khi giao dịch lẫn bực mình khi nhận hàng không như ý muốn hoặc tệ hơn là bị “xù hàng”. Những chuyện trục trặc khi mua bán vẫn xảy ra rất thường trên eBay nên cẩn thận một chút vẫn hơn, cùng “xắn tay áo soi thật kỹ” Seller và hàng. Điểm cần "soi" đầu tiên chính là bản thân người bán (Seller) bởi nếu đã là gian thương thì có bán một món hàng nào đó với giá thật hời thì cũng đừng nên mua. Lúc này, hệ thống Feedback và DSR (Detailed Seller Ratings) phát huy hiệu quả, cho Buyer cái nhìn tương đối toàn diện về Seller. Những thành phần Feedback hay DSR sẽ được hiển thị kế bên tên tài khoản trong tin rao. Click vào con số feedback
  3. kế tên tài khoản Seller để xem “người ta nói gì” về seller đó. Một Seller uy tín là người nhận được mức đánh giá tốt (DSR) từ những thành viên eBay khác sau khi họ đã giao dịch với seller đó. DSR sẽ bao gồm 4 yếu tố: Item as described: hàng được giao với tình trạng và mặt hàng theo đúng  như giới thiệu. Đây là yếu tố quan trọng thể hiện sự uy tín của Seller. Community: mức độ trao đổi, trả lời về mặt hàng cho những khách hàng  quan tâm. Shipping Time: thời gian giao hàng.  Shipping and handling charges: những mức phí xử lý hàng khi vận chuyển.  Kế đến là Feedback, đây là yếu tố rất hữu ích cho Buyer khi “soi” Seller. Bạn có thể đọc được những lời nhận xét từ các Buyer khác đã giao dịch với Seller này, chúng rất xác thực, phản ánh được kiểu kinh doanh của Seller có đáng tin cậy hay không và tốt nhất bạn nên xem trong 3-6 tháng trở lại đây Seller có phản hồi xấu (negative feedback) nào hay không. Bạn nên tránh các Seller có feedback xấu (negative), tuy nhiên, cần phải xem các Buyer đã nhận xét gì vì có thể chỉ là vài lời phàn nàn cảm tính. Kinh nghiệm bán Chuyển đổi vai trò từ Buyer sang Seller, bạn càng gặp nhiều vấn đề phải lưu tâm hơn nữa để làm hài lòng những khách hàng khó tính. Cũng như Buyer, bạn cần thực hiện các bước sau để “mua may bán đắt” hơn trên eBay:Khảo sát thị trường, rao hàng. Khảo sát thị trường không phải chỉ dành cho việc kinh doanh ngoài đời sống thực mà cũng áp dụng cho kinh doanh trên mạng. Phần lớn Seller thường bỏ qua bước quan trọng đầu tiên này nên không đạt hiệu quả như mong muốn. Khảo sát có ba phần trọng tâm bao gồm: mặt hàng đang
  4. “nóng” trên thị trường, cách đặt tiêu đề tin rao và giá cả. Truy cập vào http://shop.ebay.com, tìm đến danh mục hàng (Categories) bạn muốn bán, bạn sẽ thấy được những loại hàng nào đang hút trên thị trường và từ khóa (keyword) được nhiều người dùng để tìm kiếm mặt hàng đó trên eBay. Đó là các yếu tố rất quan trọng để đưa mặt hàng của bạn giành được thứ hạng cao trong danh sách kết quả tìm kiếm. Rao hàng là khâu phức tạp và đòi hỏi Seller phải đầu tư thời gian chăm chút hơn. Nếu là “tay mơ” mới làm quen với việc rao bán hàng trên eBay, bạn nên tham khảo qua các bước cơ bản để đưa (list) hàng lên eBay tạihttp://pages.ebay.com/help/sell/selling-basics.html. Tại đây cung cấp những thông tin hữu ích như cách đăng ký tài khoản Seller, cách rao hàng cơ bản, chọn lựa phương thức rao hàng để có mức phí thích hợp… Trong khâu rao hàng, bạn cần chú ý các điểm sau: - Thông tin mặt hàng: cần chi tiết và chính xác. Làm sao khách hàng có thể mua khi họ không biết nhiều thông tin về món hàng đó hay khi truy cập vào xem mặt hàng thì chỉ thấy vài dòng mô tả sơ sài về mặt hàng muốn bán. Lời giải đáp cho câu hỏi này là thông tin về mặt hàng. Thông tin càng chi tiết như màu sắc, kích cỡ, nước sản xuất, model hàng…, Seller càng tránh được những phiền hà khi phải trả lời thắc mắc về mặt hàng từ Buyer. Trong phần thông tin mô tả, bạn cần kèm theo liên kết gốc từ nhà sản xuất để Buyer có thể tham khảo chi tiết hơn khi cần thiết. Những Seller bán đồ cũ, tân trang cần trung thực khi mô tả tình trạng hàng hóa. Bạn không thể giấu những vết xước, móp méo của mặt hàng bằng những hình ảnh mới tinh vì khi nhận được hàng không như mô tả sau khi kết thúc giao dịch, Buyer sẽ “tặng” ngay một phản hồi xấu (negative feedback) kèm theo mức đánh giá DSR “cực thấp” hoặc liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian Paypal để đòi lại tiền vì hàng không như mô tả. Hình ảnh, nhân tố quan trọng giúp Buyer cảm nhận trực quan hơn về mặt hàng.
  5. Hình ảnh cần chụp ở nhiều góc độ, lột tả hết được cái đẹp của mặt hàng. Bạn có thể kiếm vô số hình ảnh minh họa từ Google hay Bing nếu là mặt hàng mới. Riêng mặt hàng cũ thì hãy chọn phông nền chụp màu trắng để dễ hiệu chỉnh lại màu sắc rõ ràng hơn. Ảnh chụp cần lấy mặt hàng làm tiêu điểm, tránh chụp có ánh sáng flash hoặc nơi có nhiều ánh sáng chóa. Hình ảnh chất lượng xấu sẽ phá hủy toàn bộ phần thông tin rao hàng. Ngoài việc đưa hình lên hệ thống rao hàng của eBay (upload), bạn nên đưa hình lên website riêng của mình hoặc một số website lưu trữ ảnh miễn phí nhằm chèn vào phần mô tả mặt hàng, tiết kiệm được chi phí bổ sung ảnh từ eBay. Một Seller cung cấp thông tin mặt hàng tốt sẽ kèm theo những phần như: Chính sách kinh doanh (Term & Conditions), chính sách trả lại hàng (Return policy), chính sách thanh toán (Payment), chính sách giao nhận hàng (Shipping & Handling) để cung cấp cho Buyer thông tin chi tiết về những quy định mua bán với bạn, trả lại hàng trong thời gian bao lâu, thanh toán ra sao, bao lâu không trả tiền sẽ phải hủy bỏ giao dịch, thời gian giao hàng và những lưu ý về chuyển phát quốc tế…. Rõ ràng và trung thực, bạn sẽ tạo được sự tin cậy từ Buyer ngay cả khi bạn chưa có nhiều feedback tốt hay nhãn PowerSeller. Hơn nữa, nếu trong điều kiện cho phép, bạn cần cung cấp thêm thông tin chi tiết về chế độ bảo hành từ nhà sản xuất hoặc chế độ bảo hành của chính bạn. Đây là điểm tạo sự Buyer an tâm khi mua hàng của bạn. Một điểm lưu ý rất quan trọng khi trình bày thông tin mặt hàng, bạn cần tạo một mẫu khung trang cho tin rao hàng (template). Có thể tạo với chương trình Microsoft FrontPage hay cao cấp hơn là Adobe Dreamweaver hoặc các trình tạo trang web (HTML) khác. Khung trang thông tin càng đẹp, bố trí thông tin chi tiết và hình ảnh hợp lý sẽ giữ chân được Buyer lâu hơn, tạo được sự tin cậy về thông tin món hàng. Một số cửa hàng chuyên nghiệp trên eBay còn tích hợp các mã tìm kiếm giúp Buyer tìm kiếm các mặt hàng trong kho hàng eBay của riêng họ, slideshow trình diễn lướt qua hình ảnh thumbnail các mặt hàng có trong kho… Nếu không am hiểu nhiều về HTML, bạn chỉ cần tìm trên Google hay Bing với từ
  6. khóa “ebay templates” sẽ thu về rất nhiều mẫu khung trang thông tin miễn phí. - Mức giá rao: Hãy đặt giá khởi điểm các mặt hàng của bạn trên eBay là 0.01 USD nhằm thu hút sự chú ý của các Buyer tham gia đấu giá. Tuy nhiên, cần lưu ý khi mức giá thực của mặt hàng khi rao hàng ở dạng Auction, eBay sẽ tính chi phí phần trăm dựa trên khoảng cách giữa giá khởi điểm và giá bán. - Thời điểm rao hàng: Cần phải tính toán thời điểm đăng tin rao hàng. Đại đa số người dùng bắt đầu chú ý đến tin rao hàng vào buổi trưa và bắt đầu đấu giá cho đến tận chiều tối. Hãy canh thời điểm kết thúc cuộc đấu giá cho mặt hàng nhằm vào cuối tuần và lưu ý là giờ trên eBay được tính theo múi giờ quốc tế. Thời điểm thích hợp để rao dạng tin rao ba ngày là Thứ Tư hoặc Thứ Năm vào tầm 10 giờ sáng Việt Nam (10:00PM EST – múi giờ Mỹ). - Phương thức thanh toán: Nên chọn lựa phương thức đáng tin cậy, đăng ký và sử dụng đơn giản, kết hợp thanh toán dễ dàng trên eBay, được sử dụng phổ biến như Paypal, MoneyBookers. Tham khảo thông tin sử dụng Paypal trên eBay tại đây. Tham khảo cách rao hàng của các “cửa hàng” lớn trên eBay là một cách thức tốt để học hỏi khung trang, bố cục, hình ảnh và thông tin hàng. Khi mặt hàng chưa được bán lúc kết thúc phiên đấu giá, bạn có thể rao lại bằng chức năng relist để bớt chi phí và công sức đăng tin rao lại từ đầu. Khi một mặt hàng được nhiều Buyer đấu giá vượt mức giá bán, bạn có thể sử dụng Second Chance Offer để giới thiệu các Buyer đấu giá mức giá cao nhưng không mua được hàng những sản phẩm khác hoặc ngay chính sản phẩm cùng loại được bạn đăng rao tiếp. Cách này sẽ không làm mất khách hàng tiềm năng và nhanh chóng bán được thêm hàng nếu số lượng còn nhiều. Nên đặt giá Fixed price (không đấu giá, bán theo giá niêm yết) khi mặt hàng đang “nóng” trên thị trường. Tuy nhiên, cần khảo sát thị trường để tìm ra mức giá phù hợp.
  7. Cần tính toán tổng cộng chi phí vận chuyển, những chi phí xuất khẩu, thuế… phụ phí phát sinh để đưa vào thông tin chi phí. Đừng sửa đổi hay bắt đầu thông báo thêm cho Buyer khi họ vừa mua được món hàng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2