intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm nuôi cá ao đầu tư thấp ở miền núi

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

90
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gần 20 năm được tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ đầu tư của nhà nước, đến nay nuôi cá nước ngọt đã trở nên phổ biến tại các xã của huyện miền núi trong tỉnh, đặc biệt là các xã có đa số đồng bào dân tộc sinh sống. Bà con đã và đang khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước tại địa phương, tiến đến cải thiện dinh dưỡng hộ gia đình, phát triển kinh tế để thoát nghèo. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả mô hình này hơn nữa trong điều kiện đầu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm nuôi cá ao đầu tư thấp ở miền núi

  1. Kinh nghiệm nuôi cá ao đầu tư thấp ở miền núi Gần 20 năm được tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ đầu tư của nhà nước, đến nay nuôi cá nước ngọt đã trở nên phổ biến tại các xã của huyện miền núi trong tỉnh, đặc biệt là các xã có đa số đồng bào dân tộc sinh sống. Bà con đã và đang khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước tại địa phương, tiến đến cải thiện dinh dưỡng hộ gia đình, phát triển kinh tế để thoát nghèo. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả mô hình này hơn nữa trong điều kiện đầu tư thấp ,kỹ thuât đơn giản... Cần lưu ý một số nguyên tắc sau: 1. Con giống: - Chọn đối tượng:Đây là khâu quan trọng nhất, chọn loài cá phù hợp với điều kiện của địa phương, nhất là nguồn thức ăn. Nên chọn loài có tính ăn chủ yếu ăn mùn xác hữu cơ, các loại rêu, tảo bám đáy, rong cỏ, rau,..Chọn các loài cá như Trắm cỏ, Mè trắng, Mè hoa, Trôi, Chép, Rô phi đơn tính,... - Nuôi ghép: nên ghép các loại cá, bao gồm cá chính (chiếm số lượng 50 -60 % tổng đàn) và cá khác để tận dụng triệt để các tầng nước và quan hệ dinh dưỡng trong ao nuôi. Chẳng hạn, ao có diện tích lớn, màu nước tốt nên nuôi cá Mè là chính; Vùng nuôi cung cấp được thức ăn xanh nên nuôi cá Trắm cỏ là chính; Ao chịu ảnh hưởng của chất thải trong chăn nuôi ( phương thức VAC) nên nuôi cá Chép, cá Rô phi đơn tính là chính.
  2. - Thời gian thả giống: trong tháng 3 dương lịch là thời điểm phù hợp cho việc thả cá đối với ao hồ nhỏ, thời tiết nắng ấm và có đủ thời gian để tiến hành thu hoạch trước mùa mưa lũ, tránh thất thoát. - Kích cỡ cá: cá Mè: 10-12 cm; cá Trắm : 10-12 cm; cá Chép, Trôi: 7-10cm; Rô phi đơn tính: 5-6 cm. Cá giống phải đồng đều, khỏe mạnh, không bị xây xác. Có biểu hiện bơi ngược dòng khi bị khuấy nước. Thả vào lúc trời mát, “ngâm” nguyên bao cá xuống ao khoảng 15 phút, thả cá từ từ tránh làm cá bị sốc. Khi thấy cá “lặn” nhanh xuống đáy ao là tốt. - Mật độ thả: do điều kiện nuôi chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (đầu tư hạn chế, mức nước thấp,..) ảnh hướng đến quá trình sinh trưởng của cá nuôi, vấn đề phòng bệnh,... tốt nhất nên thả 1-3 con/m2. 2. Sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ, rẻ tiền: Sử dụng phân hữu cơ làm nguồn thức ăn chính. Tùy theo thành phần, loại mà áp dụng phương pháp khác nhau: a. Phân chuồng: Chất lượng của phân chuồng phụ thuộc con vật nuôi và chất độn chuồng. Phân các loại gia cầm tốt hơn trâu, sẽ tốt hơn phân heo bò, phân trâu, bò Trước khi sử dụng phải được ủ (trộn từng lớp với vôi bột, bên ngoài che kín bằng bì nhựa hoặc bùn ao, được che nắng trực tiếp, trong thời gian 25-35 ngày.
  3. - Có 2 cách bón phân chuồng như sau: Bón lót: Khi ao chưa ngập nước, rải đều phân khắp đáy ao. Lượng phân bón tuỳ theo vùng đất, có thể bón 10-15kg phân/100m2 ao. Bón bổ sung: Để duy trì lượng thức ăn tự nhiên thông qua việc giữ màu nước ao, cần bón bổ sung theo chu kỳ 5-7 ngày/1 lần. Lượng bón từ 10-15kg phân/100m3 ao/ tuần - Cách bón bổ sung tốt nhất là hoà tan với nước, té đều khắp mặt ao. Bón theo cách này phân được hoà tan đều vào nước. Bón nhiều phân tại một điểm sẽ làm ô nhiễm cục bộ. b. Phân xanh:Nhiều loại cây có thể sử dụng như : Dây khoai lang, khoa tây, cúc tần, bèo dầu,… nói chung các loại cây lá dễ phân huỷ; Không dùng các loại cây có vị đắng, có chất độc, chất dầu…. như Lá Xoan, Thàn Mạt, Xương Rồng,.. Bó thân, lá cây thành các bó, sau đó dìm xuống các góc ao (nên còn gọi là lá dầm), sau 2-3 ngày vớt cọng phân xanh lên bờ để nước ao khỏi bị thối. Lượng phân xanh bón cho ao trung bình 7-15kg/100 m3 nước ao /tuần. không nên để lá dầm chiếm quá 15% diện tích ao.Nếu kết hợp phân chuồng và phân xanh ủ tổng hợp, nên bón 20-25kg/100m3 nước ao /tuần. - Hiệu quả của lá dầm đến nuôi cá, tôm sẽ rất cao, khi bón thêm phân vô cơ đạm, lân ( 0,2kg đạm+ 0,4 kg lân/100m3 ao ). Phân vô cơ kết hợp với lá dầm có thể nuôi ghép nhiều loại cá có tính ăn khác nhau như Mè Trắng, Mè Hoa, Rô Phi đơn tính, Chép, Trôi. - Trong trường hợp ao nuôi cá Trắm làm chủ, sử dụng thức ăn
  4. xanh gồm: các loại cỏ, rong, Bèo tấm, Bèo dâu, lá Chuối, lá Sắn nên cho cá ăn đủ hàng ngày. Sau khi cá ăn cần vớt bỏ các cọng cỏ, cây, lá già cá không ăn được. Cho cá ăn thêm cám gạo, cám ngô..Với cỏ tươi cho ăn 30- 40% trọng lượng thân; với rong, bèo cho ăn 70% trọng lượng thân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2