intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm nuôi Cá kèo

Chia sẻ: Nguyen Minh Nhat | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:0

80
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hệ thống phân loại Ngành : Chordata Lớp : Actinopterygii Bộ : Perciformes Họ : Gobiidae Phân họ : Oxudercinae Chi : Pseudapocryptes Loài :P. elongatus Tên Việt Nam: cá kèo, cá bống kèo, cá kèo vẩy nhỏ hiện trạng nuôi • Đầu tiên được nuôi ở Bạc Liêu chỉ vài ha sau đó được phát triển lên gần 5.000 ha có đều khắp các tỉnh ven biển ĐBSCL

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm nuôi Cá kèo

  1. Hệ thống phân loại Ngành : Chordata Lớp : Actinopterygii Bộ : Perciformes Họ : Gobiidae Phân họ : Oxudercinae Chi : Pseudapocryptes Loài :P. elongatus Tên Việt Nam: cá kèo, cá bống kèo, cá kèo vẩy nhỏ
  2. hiện trạng nuôi • Đầu tiên được nuôi ở Bạc Liêu chỉ vài ha sau đó được phát triển lên gần 5.000 ha có đều khắp các tỉnh ven biển ĐBSCL
  3. Thị trường tiêu thụ • Chủ yếu tiêu thụ ở nội địa nên chịu tác động của quy luật cung cầu. • Giá từ 45.000 đến 50.000đ/kg
  4. Phân bố và hình thái • Cá kèo là loài phân bố ở vùng cửa sông, bãi bồi và vùng triều ở các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia và đồng bằng sông Cửu Long và ở Đông và Tây Phi, các đảo Nam Thái Bình Dương và miền nam nước Úc. Cá kèo là loài rộng muối, có cơ quan hô hấp phụ và là loài ăn tạp, sống ở các bãi bùn, chịu đựng được các điều kiện môi trường khắc nghiệt. • Thân cá hình trụ dài, dẹp dần về phía đuôi, có màu ửng vàng, nửa trên của thân có chừng 7-8 sọc đen hớng hơi xéo về phía trước, các sọc này rõ dần về phía đuôi.
  5. Phòng trừ địch hại • Có nhiều loài địch hại săn bắt và ăn thịt cá Bống Kèo như chim Cồng cộc, rắn nước biển (con đẻn), cá Nâu, cá Rô phi, cá Bống mọi, Bống cát…Để phòng trừ địch hại, khâu quan trọng khi cải tạo ao là phải tìm diệt hết mọi cá tạp, cá dữ, khi lấy nước vào ao lúc cấp nước lần đầu hoặc các lần thay nước định kỳ, phải chắn lọc kỹ, không để cá nâu và rô phi, bóng mọi, bóng cát nhỏ lọt vào ao qua đường cấp nước
  6. Phòng trị bệnh cho cá nuôi • Bệnh nhiễm khuẩn huyết Aeromonas • Nguyên nhân: Do các vi khuẩn Aeromonas (A.hydrophil, A. caviae, A. sobria) gây ra. Bệnh phát sinh khi môi trường ô nhiễm, oxy hòa tan thấp, nuôi mật độ dày. Bệnh có thể xuất hiện quanh năm. • Triệu chứng: Mình cá có những mảng đỏ với nhiều khối u, bụng có từng vùng sẫm màu, lưng có nhiều vết thương, đuôi và vây bị hoại tử, mắt đục, lồi, sưng phù, hậu môn sưng to. Cá bỏ ăn, nổi nghiêng hoặc nổi đứng lờ đờ trên mặt nước.
  7. • Bệnh trắng đuôi • Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pseudomonas dermoalba gây ra. • Triệu chứng: trên đuôi có các đốm trắng, sau đó lây lan đến vây lưng, vây hậu môn. Dần dần đuôi và vây bị xuất huyết, rách nát. Khi bệnh nặng, cá bỏ ăn, bơi lờ đờ, đầu chúi xuống hoặc treo lơ lửng trên mặt nước.
  8. • Bệnh tuột nhớt • Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pseudomonas dermoalba gây ra. Bệnh phát sinh do cá bị sây sát trong đánh bắt, vận chuyển hoặc do môi trường nước thay đổi đột ngột. Bệnh có khả năng lây lan rất nhanh giữa các cá thể trong cùng 1 ao và giữa các ao. • Triệu chứng: toàn thân bao phủ một lớp nhớt màu trắng đục. Cá tách đàn, bơi lờ đờ, bỏ ăn. Khi bệnh nặng, mình cá lở loét, vây rách nát, sau đó cá chết rất nhanh.
  9. • Phòng bệnh • Luôn giữ môi trường nước trong ao sạch, không bị ô nhiễm. Chọn giống khỏe, vận chuyển đúng quy trình để cá khỏe, không bị sây sát. • Nếu nuôi thâm canh, định kỳ 10 -15 ngày xử lý nước và đáy ao bằng các chế phẩm vi sinh. • Đảm bảo đầy đủ thức ăn cho cá phát triển khỏe mạnh, định kỳ bổ sung vitamin và khoáng chất vào thức ăn giúp cá tăng cường sức đề kháng.
  10. • Trị bệnh: • Biện pháp xử lý đầu tiên khi cá nhiễm bệnh là thay 20-30% nước trong ao bằng nguồn nước sạch, vệ sinh xung quanh ao. Dùng thuốc diệt khuẩn xử lý nước trong ao. Dùng thuốc điều trị trộn vào thức ăn theo đúng liều lượng. • Rải vôi sát khuẩn bờ ao, tránh lây lan rộng. Không dùng chung dụng cụ chăm sóc của ao bị nhiễm bệnh với ao chưa bị nhiễm bệnh. • Chú ý: Không dùng kháng sinh để phòng bệnh. Nếu phải điều trị bệnh bằng kháng sinh thì ngưng sử dụng thuốc 4 tuần trước khi thu hoạch.
  11. • Để phòng bệnh cho cá, trước hết phải tuân thủ các khâu kỹ thuật, chọn cá giống khoẻ mạnh, không thả nuôi mật độ quá dày. Trong quá trình nuôi, phải giữ môi trường ao nuôi sạch, không để nước ao bị ô nhiễm. Việc điều tiết mực nước trong ao nuôi nhằm đảm bảo môi trường nước sạch và duy trì độ mặn thích hợp, không quá thấp sẽ làm giảm được nguy cơ nhiễm các loài ký sinh trùng gây bệnh cho cá nuôi. Thức ăn phải đủ khẩu phần, chất lượng và nên bổ sung thêm các Vitamin, quan trọng nhất là Vitamin C (50-60mg/kg thức ăn). • Khi phát hiện cá bị bệnh, phải xác định đúng loài ký sinh hay vi khuẩn gây bệnh để dùng đúng loại thuốc chữa trị và tuyệt đối không sử dụng các loại hoá chất và thuốc kháng sinh đã bị cấm
  12. • http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1_k%C3%A8 o • http://nhanonglamgiau.com/forum/threads/132 0-Nuoi-Ca-Keo-dang-Len-Ngoi • http://agriviet.com/nd/1061-ky-thuat-nuoi-ca- bong-keo-thuong-pham/ • http://www.vietlinh.com.vn/library/aquaculture_ fish_and_others/keo.asp • http://tepbac.com/species/full/28/Ca-keo.htm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2