Kinh nghiệm nuôi ếch đồng
lượt xem 143
download
Hiện nay bà con nông dân ở nhiều địa phương trong cả nước nuôi chủ yếu là giống ếch đồng (ếch nội), giống ếch này, thích nghi cao với điều kiện khí hậu nước ta, có sức sống khoẻ, ít bị bệnh hại, dễ nuôi, được thị trường trong nước và nước ngoài chấp nhận. Ếch trưởng thành sau 5-6 tháng nuôi có trọng lượng trung bình 100-120g/con.
Bình luận(1) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh nghiệm nuôi ếch đồng
- Kinh nghiệm nuôi ếch đồng Cập nhật lúc 10h30' ngày 10/07/2006 Bản in Gửi cho bạn bè Phản hồi Xem thêm: kinh, nghiem, nuoi, ech, dong 1. Về giống ếch: Hiện nay bà con nông dân ở nhiều địa phương trong cả nước nuôi chủ yếu là giống ếch đồng (ếch nội), giống ếch này, thích nghi cao với điều kiện khí hậu nước ta, có sức sống khoẻ, ít bị bệnh hại, dễ nuôi, được thị trường trong nước và nước ngoài chấp nhận. Ếch trưởng thành sau 5-6 tháng nuôi có trọng lượng trung bình 100-120g/con. 2. Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng: Điều kiện nuôi ếch đẻ là, vườn hoặc ao có diện tích >50m2; có nguồn nước sạch, chủ động cấp, thoát; xây tường gạch cao 1,5-1,7m bao kín xung quanh, chống ếch nhảy ra ngoài; làm hang nhân tạo cho ếch trú ẩn; trồng nhiều cây xanh xung quanh nơi nuôi ếch để tạo bóng mát cho ếch trú nắng. Nếu nuôi ếch bằng ao thì thả bèo tây hoặc trồng rau muống 2/3 diện tích mặt nước. Trong vườn thắp nhiều ánh sáng vào buổi tối và trồng nhiều cây hoa (hấp dẫn côn trùng ban ngày, côn trùng hướng quang bay đến ban tối làm thức ăn bổ xung cho ếch). Phân biệt giới tính ếch như sau, ếch đực có hai chấm đen ở hàm dưới, hai bên hầu. Bàn chân trước nháp hơn, ngón chân trước có mấu thịt hoá sừng. Da màu xám, không nhẵn bóng như con cái, ếch đực thường nhỏ hơn ếch cái nếu cùng độ tuổi, cùng chế độ nuôi dưỡng. Ếch cái không có đặc điểm như ếch đực, đến mùa sinh sản ếch cái có bụng to, mềm hơn ếch đực. Mật độ thả: Ếch con, loại có trọng lượng 5-10g/con: 40-60 con/m2. Sau mỗi tháng tuổi, ếch tăng trọng nhanh, diện tích nuôi cần dãn ra, tăng dần. Khi thu hoạch, diện tích lớn gấp 3-4 lần diện tích lúc thả ban đầu. Thức ăn cho ếch: Bổ xung nhiều đạm động vật như cá tươi, cá khô, tôm, cua, ốc, cám cao đạm đậm đặc,... Đảm bảo: 20% thịt, cá + 80% bột ngũ cốc trong khẩu phần ăn+ B.complex (0,2%). Các loại thức ăn này được nấu chín thành dạng bột đặc, đùn qua khuôn máy chế biến thủ công hay động cơ điện thành dạng viên, hay dạng sợi. Ếch trong tự nhiên thường quen ăn thức ăn động (thức ăn động vật sống, chạy nhảy). Muốn ếch ăn thức ăn tĩnh (thức ăn chế biến) cần phải kiên trì rèn cho ếch ăn quen dần trong 5-7 ngày. Lượng thức ăn cho ếch bằng 8-10% trọng lượng ếch. Ngày cho ếch ăn 2 lần sáng và chiều. Cho ếch ăn trên sàn, mảng bằng gỗ hoặc tôn để nổi trên mặt nước hay trên cạn. Trước khi cho ăn phải vệ sinh sạch sẽ dụng cụ cho ăn. Buổi tối, thắp đèn sáng 18-21 giờ, để thu hút côn trùng hướng quang bay tới làm thức ăn bổ xung cho ếch. Hàng ngày phải theo dõi tình hình sinh trưởng của ếch, ếch khoẻ mạnh nhanh nhẹn, hoạt bát. Khi bị bệnh ếch thường chậm chạp, ăn ít hoặc không ăn, cần có biện pháp chữa trị kịp thời. Trước khi thu hoạch, cần vỗ béo cho ếch trong 30 ngày. Thời điểm này cho ếch ăn khẩu phần ăn tăng cường thêm chất đạm là 30% thịt cá + 70% thức ăn bột ngũ cốc + 0,2% B.Complex.
- Ếch không chịu được rét, suốt mùa đông ếch ẩn nấp trong hang tránh rét, sang mùa xuân ấm áp mới đi lai kiếm ăn. Nên bắt đầu nuôi éch từ mùa xuân, tháng 23 dương lịch. NUÔI ẾCH ĐỒNG Ếch không chịu được rét, suốt mùa đông ếch ẩn nấp trong hang tránh rét, sang mùa xuân ấm áp mới đi lai kiếm ăn. Nên bắt đầu nuôi éch từ mùa xuân, tháng 2-3 dương lịch. Chuẩn bị ao và lồng nuôi Ao nuôi ếch không cần sâu, có thể tận dụng các ao rộng, căng lồng dọc bờ ao để nuôi. Nước ao sạch, có thể thay nước khi cần. Ao nên tẩy vôi khử trùng hay khử trùng bằng thuốc tím 100g/m2 mặt ao trước khi nuôi. Thiết kế lồng nuôi ếch là việc làm quan trọng của nghề nuôi ếch lồng. Lồng được căng trên ao nhờ các cọc tre tạo thành khung cắm sâu xuống đáy ao. Dùng lưới nilon (cỡ 60 mắt/cm2) quây thành lồng nuôi. Kích thước lồng dài 2m, rộng 1,5m và cao 1m, chân lưới cắm sâu trong đất 5-10cm. Với kích thước lồng như thế này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ếch sinh trưởng tốt và tiện lợi cho chăm sóc, quản lý của người nuôi. Nước trogn ao nên duy trì 40-50cm, bên trong lồng bố trí các tấm xốp phủ nilon lên trên gọi là “sàn lồng” nổi lên trên mặt nước để ếch có thể nhảy xuống uống nước hay leo lên ngồi trên sàn lồng, đồng thời là nơi cho ếch ăn hàng ngày. Diện tích phần sàn lồng nổi chiếm 2/3 diện tích mặt nước. Mỗi lồng nuôi với kích thước như trên co sthể thả 200-250 con ếch giống (khoảng 5-6g/con). Tiêu chuẩn ếch giống Ỏ Việt Nam có nhiều giống ếch như ếch đồng, ếch xanh, ếch gai… song nuôi ếch đồng là có giá trị hơn cả: ếch đồng dễ nuôi, ít bị bệnh, chóng lớn, con giống rẻ. Ếch giống 35-40 ngày tuổi đạt trọng lượng 5-6g/con, chọn những con khoẻ mạnh không bị dị hình, kích cỡ đồng đều. Thả mỗi lồng muôi 1-1,5kg ếch giống. Tuỳ thời điểm nuôi trong năm mà giá ếch giống (giống ếch đồng) dao động 30.000-50.000 đ/kg. Chăm sóc Ếch thích ăn côn trùng, cá, tôm, cua… song nuôi ếch công nghiệp nên dùng thức ăn hỗn hợp, như thế sẽ kinh tế và có nguồn thức ăn ổn định. Thức ăn hỗn hợp trong nuôi ếch thịt thương phẩm nên dùng loại kích thước 2-4 mm, hàm lượng đạm 30%. Cho ếch ăn với lượng thức ăn chiếm 4-5% khối lượng ếch nuôi, ngày cho ăn 1 lần. Khi cho ếch ăn, vãi thức ăn lên sàn lồng, theo dõi ếch ăn để điều chỉnh lượng thức ăn sao cho ếch ăn được nhiều nhưng không để dư thừa thức ăn, vừa làm bẩn nước nuôi. Cần chú ý kiểm tra lồng nuôi, phát hiện kịp thời các khe hở, lỗ hở, các sinh vật ăn thịt ếch (chuột, rắn …) làm hao hụt số lượng ếch nuôi. Hàng tháng cần phân loại ếch để tách nuôi riêng những con không cùng kích cỡ, tránh để những xon lớn ăn thịt con nhỏ. Trong quá trình nuôi, ếch có thể bị mắc một số bệnh như bệnh chướng hơi, bệnh đường ruột, bệnh trùng bánh xe… nguyên nhân chủ yếu do nước nuôi bẩn, môi trường nuôi bị ô nhiễm. Để phòng bệnh, cần giữ sạch nước nuôi, nếu nước bẩn, nước tù đọng, nước bị chua… cần thay nước mới. Tuyệt đối không để nước ao bị ô nhiễm các hoá chất bảo vệ thực vật, các loại thuốc diệt cỏ. Khu vực nuôi cần được giữ yên tĩnh ếch mới ăn nhiều và chóng lớn. Thức ăn phải sạch, không bị thối hỏng. Khi phát hiện ếch bị bệnh cần điều trị kịp thời và dứt điểm, nếu con ếch nào chết cần loại bỏ ngay.
- Thu hoạch, vậ n chuyển Sau khi nuôi 3-4 tháng, trọng lượng ếch đạt 80-100g/con, mỗi lồng nuôi có thể cho thu từ 12-20kg ếch thịt. Trước khi thu hoạch, ngừng cho ăn để ếch bài tiết hết phân, và gom ếch lại nuôi với mật độ dày để ếch quen dần trước khi tập hợp ếch để vận chuyển. Lúc đánh bắt cần nhẹ nhàng, tránh sây sát. Dể vận chuyển ếch, dùng bao tải, túi lưới… cho ếch vào trong, nhúng nước rồi vận chuyển. Nhìn chung cần giữ cho da ếch luôn ướt khi vận chuyển thì ếch sẽ không bị chết. Kỹ thuật nuôi ếch 04.09.2008 18:09 1. Nuôi tự do a. Khu nuôi - Chọn nơi yên tĩnh, đất thịt, không quá chua, quá mặn, đủ ánh sáng, có nguồn nước sạch và chủ động. - Ðáy ao hoặc bể nuôi ếch dốc về phía cuối khoảng 30, có đường dẫn nước ra vào, có đăng hoặc lưới chắn. - Nơi cho ếch đẻ rộng từ 20-100m2, nước nông, bờ thoai thoải hoặc có hào hay rãnh lớn. Phủ bèo tây trên một nửa diện tích mặt nước. - Nơi nuôi nòng nọc rộng từ 5-30m2, sâu từ 2-50 cm, dốc thoai thoải. - Nơi nuôi ếch con gồm phần mặt nước và phần bờ ao. Diện tích mặt nước chiếm từ 1/2 đến 3/5 khu nuôi, sâu 2-20 cm, nền đất thịt cứng. Làm khoảng 20- 30 hang cho ếch ở, bằng cách xếp gạch nghiêng hoặc dùng tre, gỗ, phủ bèo tây khoảng 1/2 2/3 mặt nước. Hàng rào bao quanh cao tối thiểu 0,5m. - Nơi nuôi ếch thịt phải có ao hoặc bể xi măng chìm với diện tích từ 20-100m2, sâu từ 0,8-1 m. Hàng rào bao quanh cao hơn 1,2 m. Trồng cây xung quanh để tạo bóng mát cho ếch. b. Kỹ thuật cho ếch đẻ - Chọn ếch bố mẹ tốt. - Tỷ lệ ghép đôi là 1 đực 1 cái. - Mật độ thả : 1 đôi/m2 Ếch đực thường kêu liên tục trước khi ếch cái đẻ 3-4 ngày. ếch đẻ trứng ở ven bờ, giữa đám bèo. Trứng ếch hình cầu, đường kính 1,5-1,8 mm, gồm 2 phần trong đó cực động vật là phần màu đen hướng lên trên. Trứng ếch liên kết với nhau và nổi từng đám trên mặt nước. c. Kỹ thuật ương trứng - Tránh làm vỡ màng nhầy khi vớt trứng - Dùng giai nilông hoặc tơ tằm cỡ 90x50x25 (cm) để ương từ 1-3 vạn trứng. - 3-4 giờ thay nước sạch một lần, nhiệt độ thấp hơn 33oC. - Sau 18-21 giờ, ở nhiệt độ 23-27oC, trứng ếch nở thành nòng nọc. 2-3 ngày đầu, nòng nọc sống nhờ noãn hoàng ở phía bụng, sau đó có thể tự kiếm ăn. d. Kỹ thuật nuôi nòng nọc
- - Chuẩn bị ao nuôi: dùng vôi sống với liều lượng 2-3 kg/100m2 để tẩy ao, thay nước mới và để khoảng 2-3 ngày mới sử dụng. Tốt nhất ao nuôi nên có phần chìm và phần nổi. - Tạo thức ăn tự nhiên là động vật phù du, giáp xác trong 10 ngày đầu, bằng cách bón phân hữu cơ với liều lượng 0,2-0,3 kg/m2 vào ao 3-5 ngày trước khi thả. - Từ ngày nuôi thứ 10-12, san đàn và phân loại lớn nhỏ để nuôi riêng. Khi nòng nọc đã mọc chân trước, chân sau, dừng cho ăn 2-3 ngày và thả thêm bèo tây. e. Kỹ thuật nuôi ếch con - Mật độ thả: 100-150 con/m2, cỡ giống từ 2-5 g/con. - Thức ăn: giun đất cỡ nhỏ, cá, tôm, tép, cua, thức ăn có chiều dài nhỏ hơn chiều rộng miệng ếch hoặc thức ăn viên tổng hợp. Lượng thức ăn: 50-100g/100 con/1 ngày vào 2 bữa sáng sớm và chiều mát. - Sau 1 tháng, phân đàn nuôi riêng từng cỡ. f. Kỹ thuật nuôi ếch thịt - Với cỡ ếch giống 20-25 g/con mật độ thả là 40-60 con/m2 - Lượng thức ăn hằng ngày khoảng 3-5% khối lượng ếch. 2. Kỹ thuật nuôi lồng hoặc nuôi trong bể a. Lồng nuôi làm bằng lưới nilông, cỡ lưới ương cá hương, cao 1-1,2m, rộng 2m, dài 3-5m. Buộc lồng vào các sào cắm trên ao, cách khoảng 1,5m nên có một đôi cọc. Lồng căng hết cỡ. Mặt dưới của lồng sát mặt nước, xếp các miếng xốp giữa phía dưới lồng tạo cho để cho ếch nghỉ và vãi thức ăn. b. Nguồn nước phải sạch, không ô nhiễm, thả bèo tây thành từng ô riêng biệt. Nên thường xuyên thay nước sạch, thay bèo 2 lần mỗi năm. c. Thả giống - Giống ếch Việt Nam hoặc giống ếch nhập nội từ Thái Lan, Malaixia - Mật độ thả: 100 con/m2, thường xuyên tách đàn nuôi riêng ếch lớn nhỏ. - Khi ếch lớn, dãn dần mật độ nuôi, cụ thể từ 70-80 con/m2. d. Cho ăn - Sử dụng thức ăn công nghiệp hạt nổi, có kích cỡ phù hợp với từng cỡ ếch. - Cho ếch ăn 2 bữa mỗi ngày, bổ sung lượng đạm bằng cách cho thêm trứng vịt, giun quế. e. Chăm sóc - Giữ nguồn nước sạch, thường xuyên tẩy dọn lồng, vệ sinh bờ ao. Nên trồng cây sả quanh ao. - Giữ môi trường yên tĩnh, chú ý che nắng cho ếch. - Cứ 3 ngày lựa chọn tách ếch lớn nuôi riêng, tránh ăn thịt lẫn nhau. 3. Thu hoạch và vận chuyển - Ðối với ếch giống: Trước khi xuất ếch giống cỡ 150-200 con/kg cho tắm bằng dung dịch thuốc tím (5mg/10 lít nước) khoảng 5 phút. Cho ếch vào túi vải ướt có bèo tây tươi. Ðặt túi trong hộp xốp có lỗ thông hơi, thỉnh thoảng nhúng ướt túi.
- - Ðối với ếch thịt: Cho ếch thịt ngừng ăn trước khi thu hoạch 10-12 giờ. Dùng hộp xốp có lỗ thông hơi và bèo tây để vận chuyển hoặc dùng túi màn nilông nhúng ướt nước
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số kinh nghiệm trong việc nuôi ếch đồng
2 p | 233 | 95
-
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ QUY TRÌNH NUÔI ẾCH ĐỒNG
7 p | 210 | 58
-
Kỹ thuật nuôi ếch đồng Tăng lợi nhuận kinh tế
2 p | 195 | 47
-
Kỹ thuật nuôi ba ba ếch đồng cá trê lai
85 p | 170 | 40
-
Kinh nghiệm nuôi ếch, cua, baba, nhím, trăn: Phần 1
59 p | 136 | 34
-
Kinh nghiệm nuôi ếch, cua, baba, nhím, trăn: Phần 2
67 p | 174 | 33
-
Mô hình nuôi ếch Thái hiệu quả ở Đồng Tháp
4 p | 128 | 14
-
Đặc điểm sinh học Ếch đồng
2 p | 122 | 12
-
Kỹ sản xuất giống Ếch đồng
7 p | 135 | 10
-
Ếch đồng - East Asian Bullfrog
8 p | 85 | 9
-
Mô hình nuôi ếch đồng hiệu quả ở Hà Tĩnh
4 p | 152 | 9
-
Nuôi Ếch Thái Lan Ở Đồng Tháp
4 p | 163 | 7
-
Làm giàu nhờ nuôi ếch
4 p | 96 | 6
-
Nuôi ếch mùa lũ
4 p | 51 | 3
-
Nuôi ếch hiệu quả
7 p | 94 | 3
-
Kinh Nghiệm Nuôi Ếch Đồng Ở Cần Thơ
4 p | 104 | 3
-
Nuôi ếch sinh sản lợi nhuận cao
5 p | 105 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn