Kinh nghiệm phỏng vấn trên truyền hình
lượt xem 41
download
Phỏng vấn có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tin hay phóng sự truyền hình. Tuy nhiên, để có được một phỏng vấn hấp dẫn, nhiều thông tin, thu hút khán giả là một điều không đơn giản. Vậy, kỹ năng phỏng vấn trong truyền hình là gì?
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh nghiệm phỏng vấn trên truyền hình
- Kinh nghiệm phỏng vấn trên truyền hình Phỏng vấn có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tin hay phóng sự truyền hình. Tuy nhiên, để có được một phỏng vấn hấp dẫn, nhiều thông tin, thu hút khán giả là một điều không đơn giản. Vậy, kỹ năng phỏng vấn trong truyền hình là gì? 1. Tại sao lại cần phỏng vấn?
- Tin, phóng sự cần thông tin để chuyển tải thông điệp. Phóng sự là một trong những yếu tố không thể thiếu. Khán giả luôn tin vào những điều mà họ trực tiếp được nghe, được chứng kiến hơn là phóng viên cung cấp gián tiếp. Phỏng vấn có thể giải quyết được vấn đề này, phỏng vấn làm cho phóng sự phong phú về thông tin, cung cấp thông tin và thuyết phục khán giả. 2. Cách thức phỏng vấn? Biên tập viên phải biết rõ mục đích của cuộc phỏng vấn? Cần thông tin gì, nhiều hay ít, dài hay ngắn, thông tin này để sử dụng vào phần nào của tin hay phóng sự. Nên chuẩn bị kỹ cho cuộc phỏng vấn. Phải tìm hiểu trước về vấn đề cần phỏng vấn và vạch ra một số câu hỏi. Không
- nhất thiết phải ghi ra nhiều câu hỏi mà quan trọng là câu hỏi trọng tâm. Có thể trao đổi trước nội dung với người được phỏng vấn nhưng không nên đưa trước những câu hỏi cụ thể vì sẽ mang tính sắp đặt và không tự nhiên. Đến phỏng vấn đúng giờ, thậm chí đến sớm để sắp đặt máy quay, bối cảnh. Trước khi phỏng vấn nên tạo không khí cởi mở, thân thiện với người được phỏng vấn. Trong khi camera đang chuẩn bị thì biên tập viên nên dành thời gian trao đổi với người được phỏng vấn về nội dung. Quan trọng nhất là biến cuộc phỏng vấn trở thành một cuộc trò chuyện cởi mở và thoải mái. Biên tập viên ngồi thoải mái, lịch sự và ngang hàng với người được phỏng vấn. Tránh ngồi cao quá, thấp quá hay
- ngồi không thoải mái. Mấu chốt là: luôn luôn nhìn vào mắt gười được phỏng vấn một cách thân thiện và chú ý. Tạo cảm giác người được phỏng vấn đang trò chuyện với công chúng chứ không phải với riêng biên tập viên. Lắng nghe tích cực và ngắt lời khi cần thiết. Thậm chí, hỏi lại nếu vấn đề nêu ra chưa đầy đủ và thuyết phục. Không ép buộc hay gợi ý câu trả lời một cách thô thiển. Không lặp lại câu hỏi cho nhiều người trong cùng một cuộc phỏng vấn. Mỗi người được phỏng vấn là một câu hỏi khác nhau để tạo sự phong phú và không trùng lặp về thông tin. Nên áp dụng các câu hỏi mở để thu nhận được nhiều thông tin.
- Nếu hỏi nhiều câu hỏi và sử dụng nhiều lần trong phóng sự thì nên thay đổi góc máy. Tạo sự phong phú và không nhàm chán về hình ảnh. Biên tập viên xưng “tôi” và người trả lời phỏng vấn cũng xưng “tôi” trong quá trình phỏng vấn. Trừ những trường hợp đặc biệt. VD: Sẽ là ngớ ngẩn khi người được phỏng vấn trả lời rằng: “bác nghĩ rằng vấn đề này phải sớm được khắc phục...”. Biên tập viên đại diện cho một cơ quan truyền thông, do đó phải tạo cảm giác tin cậy và ngang hàng trong mọi trường hợp. Người được phỏng vấn đang nói với hàng triệu khán giả chứ không phải đang trò chuyện với một người cháu nào đó. 3. Những điều cần lưu ý
- Biên tập viên xuất hiện trên phỏng vấn phải lịch sự, vì vậy nên chú ý về hình thức và trang điểm. Biên tập viên nên ngồi gần sát máy quay vì hiện nay, khuôn hình trong phỏng vấn chủ yếu là 3/4 (góc nghiêng). Người được phỏng vấn nhìn thẳng vào mắt biên tập viên. Biên tập viên phải ngồi thoải mái để trò chuyện, tránh ngồi gượng ép, co cúi, không đàng hoàng, cầm micro thoải mái, mắt biên tập viên không tập trung vào cuộc trò chuyện gây mất hứng thú cho người được phỏng vấn. Người được phỏng vấn không nên nhìn thẳng vào camera vì góc hình này quá trịnh trọng, giống như người được phỏng vấn đang tuyên bố một điều gì đó chứ không phải đang trò chuyện với biên tập viên và khán giả.
- Làm “sống” hình ảnh cuộc phỏng vấn bằng một vài góc quay khác nhau, cảnh biên tập viên lắng nghe, cảnh toàn 2 người, cảnh qua vai hay bối cảnh xung quanh. Điều này rất có lợi khi dựng hình. Hơn nữa, tạo cho cuộc phỏng vấn có sự trao đổi và lắng nghe thực sự chứ không phải “độc thoại nội tâm”. Không nên để cuộc phỏng vấn quá chết và im ắng. Nên vận dụng hợp lý âm thanh của hiện trường. Chính âm thanh của hiện trường sẽ tạo cảm giác hấp dẫn cho những thông tin đang được đưa ra. Biên tập viên nên chỉnh sửa trang phục lại cho người được phỏng vấn. Nên tháo kính (nếu là kính râm), bỏ mũ…. hay sửa lại trang phục cho phù hợp. Nếu ngồi ghế thì nên lưu ý
- không nên để người được phỏng vấn ngồi tựa lưng quá sau ghế hay vị tay lên ghế một cách thái quá. Trong khi camera đang chuẩn bị thì nên tạo cảm giác thoải mái cho người được phỏng vấn bằng những câu chuyện ngoài lề, chuyện vui để làm mối cho cuộc phỏng vấn. Tránh tạo cảm giác quá căng thẳng trước khi máy quay bắt đầu chạy. Phông nền phỏng vấn phải có lợi cho nội dung phỏng vấn. Phông nền phải có chút thông tin và ăn nhập với nội dung phỏng vấn. Tránh để người phỏng vấn đứng, ngồi trước những phông nền bất lợi như sáng, tối, tương phản về màu sắc, tạo cảm giác khô khan do phông nền quá bẹt và gò bó. Nếu bắt khôn hình chặt nên chú ý khuôn hình phải có chỗ để bar chữ chú thích tên, tuổi ở phía dưới hay logo của nhà đài
- ở phía trên. Nhiều trường hợp bar chữ chú thích rơi vào miệng người được phỏng vấn rất phản cảm. Không nên sử dụng một phỏng vấn quá dài vì nó gây nhàm chán cho khán giả. Những thông tin không cần thiết lắm có thể cho vào phần text của phóng sự. Có thể sử dụng phỏng vấn ngắn (khoảng 5-6 giây) nếu phỏng vấn hay nhưng nên chú ý đến việc cần có thời gian để bắn bar chú thích về tên, tuổi địa chỉ người được phỏng vấn thì khán giả mới kịp hiểu. Hỏi thật kỹ tên, tuổi, địa chỉ, chức danh của người được phỏng vấn. Nên xin danh thiếp, ghi rõ vào sổ hoặc hỏi luôn vào micro với các chú thích rõ ràng để tránh nhầm lẫn. Tuyệt đối đánh bar chữ sai tên tuổi của người được phỏng vấn.
- Trước khi phỏng vấn một nhân vật nào đó, nên có một chuỗi hình ảnh về người này rồi phỏng vấn mới xuất hiện. Tạo cảm giác liền mạch và ăn nhập, mang tính xâu chuỗi. VD: Người được phỏng vấn không xuất hiện trong phóng sự nhưng lại tham gia trả lời phỏng vấn là tối kỵ. Trừ những trường hợp liên kết một chuỗi phỏng vấn để tạo diễn đàn. Nếu có ý định sử dụng các phỏng vấn liền nhau thì nên tính đến các góc quay (không nên cùng trục quay). Tạo cảm giác đối thoại của các phỏng vấn chứ không phải là các ý kiến nối nhau. Nội dung của phỏng vấn không trùng lặp với thông tin của phần lời dẫn trong phóng sự. Nên nhấn mạnh phần thông tin chưa được thông báo hơn là lặp lại những gì đã nói.
- Không nên hỏi các câu hỏi mang tính số liệu, thống kê hay báo cáo mà nên khai thác theo kiểu cảm xúc trước một vấn đề nào đó. Khán giả muốn biết người được phỏng vấn có phản ứng gì khi sự kiện xẩy ra. Micro cầm thoải mái, ngay ngắn, không nên xuất hiện micro nhiều trong khuôn hình. Không để micro động vào các vật khác để tránh tiếng sột soạt hay cầm không thoải mái sẽ bị mỏi tay khi phỏng vấn quá lâu. Biên tập viên định phỏng vấn nhiều câu nhưng có thể ngừng phỏng vấn nếu một câu trả lời đã bao hàm và đầy đủ các thông tin cần thiết. Tính kỹ trường hợp phỏng vấn xuất hiện đầu và cuối phóng sự vì hình ảnh của người phỏng vấn và MC sẽ liên tiếp nhau.
- Nội dung trám phỏng vấn phải phù hợp và có thông tin. Không nên: trong lúc phỏng vấn lại minh họa chính hình ảnh của người đang phỏng vấn. Không nên nhìn chằm chặp vào quyển sổ với nhưng câu hỏi có sẵn. Trò chuyện chứ không phải hỏi cung. Nên dung bút và sổ ghi lại những nội dung quan trọng để không mất nhiều thời gian đọc băng khi làm hậu kỳ. Sử dụng sổ bé (bằng lòng bàn tay) để gọn nhẹ trong nhiều trường hợp. Chú ý khi bắt khuôn hình phỏng vấn. VD: sẽ là bất lợi khi bắt cận hình một người mặt có vấn đề. Trường hợp này nên bắt cảnh toàn. Tránh những tạp âm không cần thiết như tiếng quạt, điều hòa, xe cộ v.v…/.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tư liệu: Báo chí, truyền thông và công nghệ thông tin
103 p | 258 | 92
-
Kỹ năng giao tiếp trên truyền hình trước và sau ống kính Camera
321 p | 253 | 81
-
Làm báo trực tuyến: Lượng truy cập cao chưa hẳn là thành công
3 p | 89 | 14
-
Ebook Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng - Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử
100 p | 59 | 8
-
Học thuật số tại các trường đại học Thái Lan và nghiên cứu trường hợp nhân văn số tại Trường Đại học Khon Kaen
6 p | 17 | 4
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Thị trấn Đồng Văn (1945-2015)
153 p | 11 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Hố Quáng Phìn (1961-2015)
88 p | 8 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nàng Đôn (1962-2018)
183 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn