YOMEDIA
ADSENSE
Kinh tế môi trường - Bài giảng 4
112
lượt xem 13
download
lượt xem 13
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Chính sách môi trường được thực hiện khi có sự khác nhau giữa mức chất lượng môi trường thực tế và mức mong muốn Chính sách môi trường là hành động có chủ đích nhằm quản lý hoạt động của con người với mong muốn ngăn chặn hoạt giảm tác động có hại đối tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Chính sách môi trường có thể nhằm thay đổi hành vi của con người cả trong sản xuất và tiêu dùng...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh tế môi trường - Bài giảng 4
- KINH TẾ MÔI TRƯỜNG (Bài giảng 4) Giảng viên: Nguyễn Viết Thành, Khoa KTPT, ĐH Kinh tế, ĐH QGHN
- 2 NỘI DUNG Chính sách môi trường Chính sách mệnh lệnh kiểm tra Chính sách phân cấp Chích sách khuyến khích
- Chap. 11 3 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG Chính sách môi trường được thực hiện khi có sự khác nhau giữa mức chất lượng môi trường thực tế và mức mong muốn Chính sách môi trường là hành động có chủ đích nhằm quản lý hoạt động của con người với mong muốn ngăn chặn hoạt giảm tác động có hại đối tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Chính sách môi trường có thể nhằm thay đổi hành vi của con người cả trong sản xuất và tiêu dùng
- Chap. 11 4 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG Hiệu quả: tạo cho xã hội lợi ích lớn nhất (cân bằng giữa chí phí giảm ô nhiễm biên và thiệt hại biên) Giảm thiểu chi phí: đạt được mục tiêu cải thiện môi trường nhất định với chi phí thấp nhất Công bằng: phân phối chí phí và lợi ích của việc cải thiện chất lượng môi trường trong xã hội một cách công bằng
- Chap. 11 5 CÁC CÁCH TIẾP CẬN TRONG CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG Chính sách phân cấp (decentralized policies): Chẳng hạn, giao quyền sở hữu, hoạt động tình nguyện Chính sách mệnh lệnh kiểm tra (command and control policies): Các tiêu chuẩn (standards) Các chính sách khuyến khích (incentive based policies): Thuế, trợ cấp, giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng
- Chap. 11 6 CHÍNH SÁCH PHÂN CẤP Khi một tài nguyên không có chủ sở hữu, không ai có có quan tâm nhiều đến việc khai thác quá mức hoặc giảm chất lượng Nếu quyền sở hữu đối với tài nguyên môi trường được xác định rõ ràng, và cho phép thỏa hiệp giữa các chủ sở hữu và người sử dụng tiềm năng, mức hiệu quả xã hội của chất lượng môi trường sẽ đạt được (The Coase theorem)
- Chap. 11 7 MỆNH LỆNH KIỂM TRA (CÁC TIÊU CHUẨN) Mệnh lệnh kiểm tra (CAC) là một chính sách công mà các cơ quan có thẩm quyền sử dụng luật để tác động đến hành vi của con người Một tiêu chuẩn là một quy định bắt buộc phải thực hiện Hạn chế tốc độ là một loại tiêu chuẩn phổ biến, nó quy định tốc độ tối đa người diều khiển xe có thể đi một cách hợp pháp
- Chap. 11 8 MỆNH LỆNH KIỂM TRA (tiếp) Một tiêu chuẩn phát thải quy định lượng phát thải tối đa cho phép một cách hợp pháp Các tiêu chuẩn thường được xây dựng để áp dụng đồng nhất cho tất cả các nguồn phát thải Nếu bạn muốn mọi người không làm một điều gì đó, một cách đơn giản là thông qua một luật cấm mọi người làm điều đó, sau đó triển khai thực thi luật đó
- Chap. 11 9 MỆNH LỆNH KIỂM TRA (tiếp) Ưu điểm: Đơn giản, kiểm soát trực tiếp Dễ áp dụng Nhược điểm: Không khuyến khích làm tốt hơn tiêu chuẩn Hiệu quả chi phí kém trong cả ngắn hạn và dài hạn
- Chap. 11 10 MỆNH LỆNH KIỂM TRA (tiếp) Có ba loại tiêu chuẩn môi trường chính: • Tiêu chuẩn môi trường xung quanh (Ambient standard) Không bao giờ được vượt quá tiêu chuẩn đối với một số chất ô nhiễm ở môi trường xung quanh • Tiêu chuẩn phát thải (Emission standard or Performance standard) Không bảo giờ được vượt quá tiêu chuẩn về lượng phát thải đối với một nguồn ô nhiễm • Tiêu chuẩn công nghệ (Technology standard) Các công nghệ, kỹ thuật, thực hành mà các đối tượng có tiềm năng gây ô nhiễm phải áp dụng
- Chap. 11 11 MỆNH LỆNH KIỂM TRA (tiếp) Tiêu chuẩn môi trường xung quanh (Ambient standard): • Các tiêu chuẩn môi trường xung quanh không thể được thực thi một cách trực tiếp • Chúng ta chỉ có thể thực hiện tiêu chuẩn môi trường xung quanh thông qua các nguồn phát thải dẫn đến mức chất lượng môi trường xung quanh • Chẳng hạn, một tiêu chuẩn môi trường xung quanh đối với ôxy hòa tan ở một con sông cụ thể được quy định là 3 phần nghìn (ppm). • Để đảm bảo tiêu chuẩn này, chúng ta phải biết lượng phát thải của các nguồn phát thải khác nhau làm thay đổi oxy hòa tan (DO) của con sông như thế nào, sau đó kiểm soát các nguồn ô nhiễm này
- Chap. 11 12 MỆNH LỆNH KIỂM TRA (tiếp) Tiêu chuẩn phát thải (Emission standard): • Thông thường được diễn giải bằng một lượng vật chất trên đơn vị thời gian, ví dụ, grams/phút, tons/tuần. • Tiêu chuẩn phát thải có thể được quy định theo các cách khác nhau, ví dụ, lượng phát thải, mức độ tập trung phát thải… • Quy định tiêu chuẩn phát thải ở một mức độ nhất định không nhất thiết dẫn đến đạt được một tiêu chuẩn môi trường xung quanh
- Chap. 11 13 MỆNH LỆNH KIỂM TRA (tiếp) Tiêu chuẩn công nghệ (Technology standards): • Ví dụ, yêu cầu các xe hơi phải có đai an toàn là một tiêu chuẩn công nghệ • Tiêu chuẩn công nghệ bao gồm tiêu chuẩn thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật • Có một số tiêu chuẩn có các yêu cầu cụ thể về đặc điểm của hàng hóa được sản xuất ra phải có • Cũng có các tiêu chuẩn quy định các đối tượng có khả năng gây ô nhiễm phải sử dụng nguyên liệu đầu vào đáp ứng một số điều kiện cụ thể
- Chap. 11 14 KINH TẾ HỌC VỀ TIÊU CHUẨN Làm thế nào để xác lập một mức tiêu chuẩn? • Chỉ xem xét các thiệt hại (e0)? • Thiệt hại và chi phí giảm ô nhiễm (e*)? • Mức độ rủi ro bằng không (et)? (at (threshold or zero level)
- Chap. 11 15 TÍNH ĐỒNG NHẤT CỦA TIÊU CHUẨN Một tiêu chuẩn có nên áp dụng đồng nhất cho mọi trường hợp? MD(đô thị) MAC MD(nông thôn) q – phát thải eu er
- Chap. 11 16 TIÊU CHUẨN VÀ NGUYÊN TẮC CÂN BẰNG BIÊN Để xây dựng một tiêu chuẩn nhằm đạt mức hiệu quả xã hội của phát thải cho nhiều nguồn ô nhiễm khác nhau, nguyên tắc cân bằng biên phải được thỏa mãn Điều này có nghĩa là các nguồn ô nhiễm khác nhau của cùng một loại chất ô nhiễm thường sẽ phải được kiểm soát ở các mức độ khác nhau, phụ thuộc vào đường chi phí giảm ô nhiễm biên của mỗi nguồn gây ô nhiễm Các cơ quan công quyền thường có khuyến khích áp dụng cùng một tiêu chuẩn cho tất cả các nguồn gây ô nhiễm bởi vì đơn giản và điều đó tạo cảm giác là công bằng với tất cả mọi người.
- Chap. 11 17 TIÊU CHUẨN VÀ NGUYÊN TẮC CÂN BẰNG BIÊN Tiêu chuẩn giống nhau chỉ hiệu quả chi phí khi tất cả các nguồn ô nhiễm có chi phí giảm ô nhiễm biên giống nhau Tuy nhiên, công ty này có thể sử dụng công nghệ lạc hậu hơn công ty khác, dẫn đến chi phí giảm ô nhiễm sẽ cao hơn Thông thường chúng ta mong đợi có sự khác nhau rõ rệt chi phí giảm ô nhiễm trong các nhóm doanh nghiệp, cho dù các doanh nghiệp phát thải cùng một loại chất thải Chi phí giảm ô nhiễm biên của các nguồn gây ô nhiễm khác nhau càng nhiều thì tiếp cận tiêu chuẩn đồng nhất càng kém hiệu quả
- Chap. 11 18 CÁC TIÊU CHUẨN VÀ KHUYẾN KHÍCH Trong ngắn hạn: Câu hỏi đặt ra là liệu tiêu chuẩn có tạo khuyến khích để các nguồn gây ô nhiễm giảm phát thải tới mức hiệu quả xã hội? • Nếu tiêu chuẩn đã đạt được, sẽ không có khuyến khích để làm tốt hơn tiêu chuẩn cho dù chi phí để giảm phát thải hơn nữa rất nhỏ • Nói một cách khác, khuyến khích ở đây là đạt được tiêu chuẩn, cho dù chi phí cho các đơn vị phát thải cuối cùng (gần với tiêu chuẩn) rất cao so với thiệt hai được giảm đi (lợi ích)
- Chap. 11 19 CÁC TIÊU CHUẨN VÀ KHUYẾN KHÍCH (tiếp) Trong dài hạn: Có thể có khuyến khích để đầu tư trong nghiên cứu và phát triển (R&D) để chi phí giảm ô nhiễm biên (MAC) nhỏ hơn (giả định tiêu chuẩn không đổi) Chi phí tiết kiệm do thay đổi công nghệ (a)
- Chap. 11 20 CÁC TIÊU CHUẨN VÀ KHUYẾN KHÍCH (tiếp) Các khuyến khích kinh tế - chính trị: Nếu đường chi phí giảm ô nhiễm biên thay đổi, tiêu chuẩn sẽ không còn đạt mức hiệu quả xã hội và có thể phải thay đổi để đạt mức hiệu quả xã hội Lúc này chi phí tiết kiệm được (do thay dổi công nghệ) sẽ ít hơn so với khi chưa thay đổi tiêu chuẩn, thực tế chi phí thực hiên tiêu chuẩn có thể cao hơn so với trước khi thay đổi công nghệ Quy trình xây dựng tiêu chuẩn trong trường hợp này hoàn toàn triệt tiêu khuyến khích sản xuất công nghệ kiểm soát ô nhiễm mới (khuyến khích không sai- perverse incentives)
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn