intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 2: Liên kết giữa kinh tế và môi trường: sự phân loại

Chia sẻ: Money Money | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

86
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của chương này là tìm hiểu các mối liên hệ cơ bản giữa kinh tế và môi trường. Chúng ta phân biệt giữa vai trò của hệ thống tự nhiên như là nguồn cung cấp nguyên liệu thô đầu vào cho nền kinh tế (kinh tế tài nguyên thiên nhiên) và như là nơi tiếp nhận chất thải sản xuất và tiêu dùng (kinh tế môi trường). Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 2: Liên kết giữa kinh tế và môi trường: sự phân loại

CHƯƠNG 2<br /> <br /> LIÊN KẾT GIỮA KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG:<br /> SỰ PHÂN LOẠI<br /> Trong bất kỳ nền kinh tế nào, những hoạt động cơ bản là sản xuất, phân phối và tiêu dùng<br /> đều diễn ra trong một thế giới tự nhiên bao quanh. Một trong những vai trò của thế giới tự<br /> nhiên là cung cấp nguyên vật liệu thô và năng lượng đầu vào; mà nếu không có nó thì sản<br /> xuất, tiêu dùng và bản thân cuộc sống cũng không thể tồn tại được. Các hoạt động sản xuất<br /> và tiêu dùng tạo ra nhiều sản phẩm phế thải, gọi là chất thải, và những chất này cuối cùng<br /> sẽ quay về thế giới tự nhiên dưới dạng này hay dạng khác. Các chất thải này có thể gây ô<br /> nhiễm và suy thóai môi trường tự nhiên. Chúng ta có thể minh họa mối liên hệ cơ bản này<br /> bằng một giản đồ như sau:<br /> Thiên nhiên<br /> <br /> (a)<br /> <br /> Kinh tế<br /> <br /> (b)<br /> <br /> Mối liên kết (a): mô tả các nguyên vật liệu thô chuyển vào quá trình sản xuất và tiêu dùng.<br /> Lĩnh vực nghiên cứu vai trò cung cấp nguyên vật liệu thô của thiên nhiên được gọi là<br /> “Kinh tế tài nguyên thiên nhiên”. Mối liên kết (b): thể hiện sự tác động của hoạt động<br /> kinh tế đến chất lượng môi trường tự nhiên. Lĩnh vực nghiên cứu về sự vận chuyển của các<br /> chất thải từ hoạt động kinh tế và các tác động tổng hợp của nó đối với thế giới tự nhiên có<br /> tên gọi là “Kinh tế môi trường”. Mặc dù kiểm soát ô nhiễm là một chủ đề chính yếu trong<br /> kinh tế môi trường nhưng đó không phải là chủ đề duy nhất. Con người tác động đến môi<br /> trường bằng nhiều cách mà không có liên quan gì đến ô nhiễm như ta vẫn nghĩ. Phá hủy<br /> môi sinh do việc phát triển nhà cửa, đường xá và thủy lợi, do làm suy giảm cảnh quan, và<br /> việc tháo khô đất ngập nước để sản xuất nông nghiệp là những ví dụ về tác động môi<br /> trường không liên quan đến việc thải chất gây ô nhiễm đặc trưng.<br /> Chủ đề của cuốn sách này là Kinh tế môi trường. Chúng ta sẽ nghiên cứu về sự quản lý<br /> dòng chất thải và những tác động của hoạt động của con người đến tài nguyên môi trường.<br /> Tuy vậy, sự thật là nhiều vấn đề này lại nảy sinh ngay từ giai đoạn nguyên liệu thô ban đầu<br /> trong quá trình tác động qua lại giữa kinh tế và tự nhiên. Vì thế, trước khi tiếp tục, chúng ta<br /> sẽ xem xét vắn tắt những nhân tố chính của Kinh tế tài nguyên thiên nhiên.<br /> <br /> KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN<br /> Trong các xã hội hiện đại, đôi khi chúng ta dễ dàng bỏ qua sự kiện rằng hoạt động kinh tế<br /> sử dụng rất nhiều loại đầu vào tài nguyên thiên nhiên khác nhau. Ví dụ các nguồn năng<br /> lượng từ nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên, đập thủy điện,<br /> Barry Field & Nancy Olewiler<br /> <br /> 1<br /> <br /> ethanol, năng lượng mặt trời và gió cung cấp các nguồn đầu vào để phát điện, xe cộ di<br /> chuyển và năng lượng cho các quy trình sản xuất. Rất nhiều nguyên vật liệu được dùng<br /> trong xã hội công nghiệp, và ngay cả trong lĩnh vực công nghệ thông tin, có nguồn gốc từ<br /> các loại khoáng sản khác nhau và từ các tài nguyên rừng. Không khí và nước cần thiết cho<br /> tất cả các sinh vật, cũng như cần thiết cho đầu vào của nhiều quy trình sản xuất. Sản xuất<br /> thực phẩm phụ thuộc vào nền tảng tài nguyên thiên nhiên, hoặc để thu hoạch trực tiếp như<br /> ngành thủy sản, hoặc để cung cấp đầu vào cần thiết cho sự tăng trưởng của cây trồng vật<br /> nuôi.<br /> Để phân loại các tài nguyên thiên nhiên, cách phổ biến nhất là phân thành các tài nguyên<br /> có thể tái tạo (renewable) và tài nguyên không thể tái tạo (non-renewable). Các tài<br /> nguyên sống như cá và gỗ là tài nguyên có thể tái tạo; chúng lớn lên theo thời gian qua các<br /> quy trình sinh học. Việc thu hoạch các tài nguyên này có thể bền vững theo thời gian. Một<br /> số nguồn tài nguyên không sống cũng là tài nguyên có thể tái tạo, một thí dụ điển hình đó<br /> là năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất và vòng tuần hoàn nước. Tài nguyên không thể<br /> tái tạo là các dạng tài nguyên không có quá trình bổ sung sau khi sử dụng, chúng sẽ biến<br /> mất vĩnh viễn. Sự khai thác, vì thế là không bền vững. Những ví dụ điển hình là các túi dầu<br /> mỏ tự nhiên và các trầm tích khoáng không chứa năng lượng. Một số tài nguyên, chẳng<br /> hạn các tầng nước ngầm, có mức độ bổ sung quá chậm chạp nên chúng được xếp vào dạng<br /> tài nguyên không thể tái tạo. Các tài nguyên sống cũng có thể trở thành tài nguyên không<br /> thể tái tạo nếu việc khai thác liên tục vượt quá sự tăng trưởng của nguồn tài nguyên.<br /> Một loại tài nguyên cực kỳ quan trọng cho sự tồn tại của tất cả các loài, không hiện diện<br /> trong một chất mà chỉ hiện diện trong một tập hợp của nhiều thành phần: tài nguyên đa<br /> dạng sinh học (biological diversity). Các nhà sinh vật học ước tính trên trái đất hiện nay<br /> có khoảng 30 triệu loài sinh vật khác nhau đang sinh sống. Số lượng loài này thể hiện một<br /> nguồn thông tin di truyền to lớn và quan trọng, rất hữu ích cho sự phát triển các loại dược<br /> liệu, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc tự nhiên và các giống cây trồng vật nuôi có tính<br /> chống chịu v.v. Các hoạt động của con người đã làm gia tăng đáng kể mức độ tuyệt chủng<br /> của các loài. Vì vậy, sự bảo tồn nơi cư trú và bảo vệ các giống loài đã trở thành những vấn<br /> đề về tài nguyên quan trọng hiện nay.<br /> Một trong những đặc điểm đặc trưng của hầu hết những vấn đề về tài nguyên thiên nhiên là<br /> tính phụ thuộc vào thời gian. Điều này có nghĩa là việc sử dụng chúng thường kéo dài theo<br /> thời gian, do đó mức độ sử dụng trong một thời điểm sẽ ảnh hưởng đến số lượng sử dụng<br /> trong tương lai. Trong trường hợp các tài nguyên không thể tái tạo thì dễ nhận thấy điều<br /> này. Nên rút lên bao nhiêu dầu mỏ từ một giếng dầu trong năm nay, biết rằng nếu chúng ta<br /> rút nhiều hơn trong hiện tại thì sẽ còn lại ít hơn cho các năm tiếp theo? Vấn đề đánh đổi<br /> giữa hiện tại với tương lai này cũng xảy ra ở nhiều loại tài nguyên có thể tái tạo. Nên khai<br /> thác bao nhiêu cá hồi trong hiện tại biết rằng quy mô của đàn còn lại sẽ ảnh hưởng đến khả<br /> năng cung cấp cá trong những năm tiếp theo? Chúng ta nên khai thác các cây gỗ trong năm<br /> nay, hay là nên chờ vài năm nữa vì mức độ tăng trưởng của chúng còn đang cao?<br /> Những vấn đề ta đang nói đến mang đặc thù về mặt liên thế hệ, chúng bao hàm việc phải<br /> đánh đổi giữa hiện tại với tương lai. Một số vấn đề môi trường cũng mang tính chất này,<br /> nhất là các chất ô nhiễm tích lũy, hoặc những chất ô nhiễm cần một khoảng thời gian dài<br /> để tiêu hủy hết. Cái bị suy giảm ở đây chính là khả năng đồng hóa của trái đất - đó là khả<br /> năng của hệ thống tự nhiên chấp nhận một số chất ô nhiễm nào đó và chuyển chúng sang<br /> dạng trung tính hoặc vô hại. Một số lý thuyết về cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên cũng giúp<br /> <br /> Barry Field & Nancy Olewiler<br /> <br /> 2<br /> <br /> ích cho sự hiểu biết về ô nhiễm môi trường. Theo đó, khả năng đồng hóa cũng là một dạng<br /> tài nguyên thiên nhiên, tương tự các tài nguyên truyền thống như dầu mỏ và rừng.<br /> Một nét đặc trưng của thế giới hiện đại đó là trong nhiều trường hợp, sự phân chia ranh<br /> giới giữa tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên môi trường không rõ nét. Nhiều tiến trình<br /> khai thác tài nguyên, như khai thác gỗ, khai mỏ lộ thiên, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất<br /> lượng môi trường. Và trong nhiều trường hợp, sự ô nhiễm hoặc suy thóai môi trường tác<br /> động đến các quá trình khai thác tài nguyên. Một ví dụ cụ thể là ô nhiễm nước khu vực cửa<br /> sông ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của đàn cá. Cũng tương tự như thế, ô nhiễm không khí<br /> làm giảm sản lượng nông nghiệp. Và nhiều đối tượng khác, như động vật hoang dã, có thể<br /> được xem vừa là tài nguyên thiên nhiên vừa là đặc tính của môi trường. Dù ranh giới<br /> không rõ ràng như thế, các nhà kinh tế cũng phân biệt rạch ròi giữa hai dạng dịch vụ của<br /> thế giới tự nhiên – cung cấp nguyên liệu thô và chức năng môi trường – để chúng ta có thể<br /> tập trung vào loại tài nguyên thứ hai (chức năng môi trường) trong cuốn sách này.<br /> <br /> CÂN BẰNG CƠ BẢN<br /> Hình 2-1 là một sự biểu diễn phức tạp hơn của những mối liên hệ đã được thể hiện ở đầu<br /> chương. Các yếu tố trong vòng tròn là các thành phần của hệ thống kinh tế, toàn bộ chúng,<br /> về cơ bản, được bao bọc trong môi trường tự nhiên. Nền kinh tế được phân chia thành hai<br /> bộ phận chính: nhà sản xuất và người tiêu thụ.<br /> <br /> <br /> Nhà sản xuất: bao gồm tất cả các công ty, tổ chức công và các tổ chức phi lợi nhuận<br /> lấy đầu vào và chuyển hóa chúng thành hàng hóa và dịch vụ. Nguồn đầu vào chủ yếu<br /> mà môi trường tự nhiên cung cấp cho lĩnh vực sản xuất là các nguyên vật liệu ở dạng<br /> nhiên liệu, khoáng, và gỗ, các chất lỏng như nước và xăng dầu, và các dạng khí khác<br /> nhau như khí thiên nhiên và oxy. Tất cả hàng hóa và dịch vụ đều có nguồn gốc từ các<br /> nguyên vật liệu này kết hợp với các đầu vào là năng lượng.<br /> <br /> <br /> <br /> Người tiêu thụ: bao gồm tất cả các hộ gia đình riêng biệt sử dụng các sản phẩm và<br /> dịch vụ cuối cùng phục vụ cho sự tồn tại và thụ hưởng của họ. Người tiêu thụ cũng<br /> có thể sử dụng các nguyên liệu đầu vào lấy trực tiếp từ thiên nhiên mà không qua<br /> trung gian nhà sản xuất. Nước được bơm từ các giếng gia đình, hay là, ở nhiều quốc<br /> gia, củi được các hộ gia đình thu gom trực tiếp. Con người cũng sử dụng môi trường<br /> tự nhiên một cách trực tiếp cho các hoạt động thư giãn như là đi bộ trong rừng hay<br /> quan sát chim muông. Các hoạt động này không nhất thiết bao hàm sự tiêu thụ môi<br /> trường tự nhiên. Để đơn giản các chức năng này không được thể hiện trực tiếp trong<br /> hình dưới đây.<br /> <br /> Barry Field & Nancy Olewiler<br /> <br /> 3<br /> <br /> Hình 2-1: Vòng tuần hoàn liên hệ giữa Môi trường và Kinh tế<br /> Môi trường tự nhiên<br /> <br /> Tái chế (R’p)<br /> Nguyên liệu<br /> thô (M)<br /> <br /> Chất thải (Rp)<br /> Người sản xuất<br /> <br /> Hàng Hóa<br /> (G)<br /> <br /> Người tiêu thụ<br /> <br /> Chất thải<br /> (Rc)<br /> <br /> Thải bỏ<br /> (Rpd)<br /> Thải bỏ<br /> (Rcd)<br /> <br /> Tái chế (R’c)<br /> <br /> Môi trường tự nhiên<br /> Môi trường tự nhiên cung cấp nguyên liệu thô cho hệ thống kinh tế. Sản xuất và<br /> tiêu dùng tạo ra các chất thải, các chất này có thể được tái chế, nhưng cuối cùng<br /> vẫn quay lại môi trường tự nhiên.<br /> <br /> Trong bối cảnh rộng hơn, nhà sản xuất và người tiêu thụ thực tế có thể cùng là một người<br /> với những vai trò khác nhau. Thái độ “chúng ta - chúng nó” trong nhiều cuộc tranh luận<br /> thuộc lĩnh vực môi trường thực tế là một sự bất đồng nội bộ trong cùng một nhóm. Tổng<br /> thể xã hội xét về cơ bản giống như một hộ gia đình, họ bơm nước lên từ chính miệng giếng<br /> của họ và lại thải các chất thải vào hệ thống tự hoại nằm xung quanh miệng giếng của họ.<br /> Sản xuất và tiêu dùng tạo ra tất cả các dạng chất thải, có thể được xả vào không khí, nước<br /> hoặc vứt bỏ trên mặt đất. Danh sách các chất thải này dài đến khó tin: sulfur dioxide, các<br /> hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, các dung môi độc, chất thải động vật, thuốc bảo vệ thực vật,<br /> bụi đủ loại, xà bần, kim loại nặng v.v. Năng lượng thải cũng là những chất thải quan trọng<br /> của quá trình sản xuất; chúng được thải ra ở dạng nhiệt, dạng âm thanh, và năng lượng<br /> phóng xạ là loại mang đặc tính của cả vật chất và năng lượng. Người tiêu thụ cũng có phần<br /> trách nhiệm đối với phần lớn lượng chất thải, trong đó chủ yếu là chất thải sinh hoạt và các<br /> chất thải từ phương tiện giao thông. Tất cả các chất trong hàng tiêu dùng cuối cùng đều là<br /> những chất thải cho dù chúng có thể được tái chế trước đó. Đây chính là nguồn của phần<br /> lớn chất thải rắn cũng như các chất thải nguy hại như chất độc hóa học có trong thuốc bảo<br /> vệ thực vật, pin, sơn và dầu cặn.<br /> Trước hết chúng ta hãy xem xét vấn đề chất thải sản xuất và tiêu dùng từ quan điểm thuần<br /> vật lý sử dụng một mô hình đơn giản. Một mô hình là một cách để thể hiện cấu trúc và<br /> những mối quan hệ của các sự vật mà không đi sâu vào tất cả chi tiết phức tạp của nó. Hình<br /> 2-1 thể hiện các thành phần của mô hình với các ký hiệu được gán cho chúng. Trong hình<br /> 2-1, nguyên vật liệu và năng lượng (M) được lấy ra từ môi trường tự nhiên và các chất thải<br /> từ sản xuất và tiêu dùng (Rpd và Rcd) được thải trở lại vào môi trường. Theo quy luật nhiệt<br /> động học thứ nhất (first law of thermodynamics), một quy luật nổi tiếng về sự bảo toàn<br /> <br /> Barry Field & Nancy Olewiler<br /> <br /> 4<br /> <br /> vật chất, khẳng định rằng, trong dài hạn, hai dòng vật chất này phải bằng nhau<br /> hiệu của hình 2-1 thì:<br /> <br /> (1)<br /> <br /> . Theo ký<br /> <br /> M = Rpd + Rcd<br /> Sở dĩ phải phát biểu trong dài hạn là vì nhiều lý do. Nếu hệ thống đang phát triển, nó có thể<br /> lưu giữ lại một tỷ lệ các đầu vào tài nguyên sử dụng cho việc gia tăng kích thước của hệ<br /> thống thông qua sự tăng trưởng dân số, sự tích lũy công cụ tư bản v.v. Các chất này sẽ bị<br /> thải nếu và khi hệ thống ngừng tăng trưởng và khi công cụ tư bản hư hỏng. Ngoài ra, tái<br /> chế có thể làm chậm quá trình thải các chất thải. Nhưng tái chế có thể không bao giờ hoàn<br /> hảo. Mỗi một chu trình phải mất một tỷ lệ nào đó vật chất được tái chế (2). Do đó, sự cân<br /> bằng vật chất cơ bản chỉ đạt được trong dài hạn. Điều này chứng tỏ một điều rất cơ bản là:<br /> Để giảm bớt khối lượng các chất thải ra môi trường tự nhiên, cần giảm bớt<br /> lượng nguyên vật liệu thô đưa vào hệ thống (3).<br /> Chúng ta có thể xem xét cẩn thận hơn những phương án lựa chọn trước khi muốn thay thế<br /> M. Theo biểu đồ dòng vật chất, lượng nguyên liệu thô (M) bằng với sản phẩm đầu ra (G)<br /> cộng với các chất thải từ sản xuất (Rp), trừ đi lượng được tái chế bởi nhà sản xuất (R’p) và<br /> người tiêu dùng (R’c). Biểu thức được trình bày:<br /> Rpd + Rcd = M = G + Rp - R’p - R’c<br /> Có ba cách cơ bản để giảm M, và do đó, giảm các chất thải được thải vào môi trường tự<br /> nhiên.<br /> <br /> <br /> Giảm G – Số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất. Nhiều người cho rằng đây<br /> là câu trả lời tốt nhất trong dài hạn cho sự suy thóai môi trường: giảm lượng sản<br /> phẩm xuất ra, hay ít nhất ngưng tốc độ tăng trưởng của nó lại, sẽ cho phép một sự<br /> thay đổi tương tự trong số lượng chất thải được thải ra. Một số người đã tìm kiếm<br /> giải pháp để đạt được mục tiêu này bằng cách ủng hộ “tốc độ phát triển dân số bằng<br /> không” (ZPG). Một sự tăng trưởng chậm hay giữ nguyên dân số có thể làm cho việc<br /> kiểm soát tác động môi trường dễ dàng hơn, nhưng cũng không đảm bảo kiểm soát<br /> được, do 2 nguyên nhân: Thứ nhất, một dân số ổn định vẫn có thể tăng trưởng về mặt<br /> kinh tế, do đó vẫn tăng nhu cầu sử dụng nguyên liệu thô. Thứ hai, tác động môi<br /> trường có thể kéo dài và tích lũy, do đó thậm chí dân số có ổn định vẫn có thể dần<br /> dần làm suy thoái môi trường. Nhưng rõ ràng rằng tăng trưởng dân số sẽ luôn luôn<br /> làm trầm trọng thêm các tác động môi trường trong một nền kinh tế. Ví dụ, trong nền<br /> kinh tế Canada, sự phát thải của chất ô nhiễm trên mỗi xe hơi đã giảm đáng kể trong<br /> vài thập niên gần đây thông qua công nghệ kiểm soát phát thải tốt hơn. Nhưng sự<br /> phát triển ồ ạt số lượng xe hơi trên xa lộ đã dẫn đến sự gia tăng tổng số lượng phát<br /> <br /> (1)<br /> <br /> Để các đại lượng này có thể so sánh trực tiếp được, tất cả các nguồn phải được biểu diễn dưới dạng khối<br /> lượng.<br /> (2)<br /> Đây là định luật thứ 2 của nhiệt động học, phát biểu rằng: khi sử dụng, vật chất sẽ giảm dần theo thời gian<br /> xuống một mức độ thấp hơn. Điều này cũng được biết với tên gọi “khái niệm entropy”. Giấy chỉ có thể được<br /> tái chế vài lần trước khi sợi của nó trở nên quá kém để có thể tái sử dụng. Sự tiêu dùng các nhiên liệu hóa<br /> thạch giải phóng năng lượng và các phó phẩm (CO2 và các khí khác), chúng không thể sử dụng lại như là<br /> những tài nguyên năng lượng được.<br /> (3)<br /> Lưu ý rằng G = Rc, nghĩa là mọi thứ được đưa vào lĩnh vực tiêu dùng thì rốt cuộc cũng sẽ kết thúc dưới<br /> dạng chất thải ra từ lĩnh vực này.<br /> <br /> Barry Field & Nancy Olewiler<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2