Chương 4<br />
NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI<br />
CỦA ĐÔ THỊ HÓA KIỂU MỚI ĐỐI VỚI<br />
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRUNG<br />
QUỐC<br />
LƯU THỤY<br />
<br />
DẪN NHẬP<br />
Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu đưa ra kế hoạch thúc đẩy tăng<br />
trưởng kinh tế quốc nội trong 10 năm tới. Mục tiêu của kế hoạch này<br />
là sẽ đạt được tỉ lệ đô thị hóa 70%, điều này sẽ mang đến rất nhiều cơ<br />
hội cũng như thách thức đối với sự tăng trưởng của kinh tế Trung<br />
Quốc. Chương này nhìn lại lịch sử quá trình đô thị hóa sau khi nước<br />
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập cho tới nay, tổng kết<br />
những bài học kinh nghiệm từ ba lần đô thị hóa chỉ ra rằng muốn<br />
thúc đẩy quá trình đô thị hóa cần một chiến lược đô thị hóa phù hợp<br />
với tiến trình của quốc tế, tránh được những biến động lớn và tổn<br />
thất mà con người mang lại cho kinh tế, xã hội. Do đó chương này đi<br />
vào phân tích tám vấn đề cơ bản mà hiện nay đợt đô thị hóa mới cần<br />
phải đối mặt, đó là đất đai, hệ thống đăng ký hộ khẩu, nhà ở, môi<br />
trường, giao thông đô thị, việc làm và ngành công nghiệp đô thị, hệ<br />
thống dịch vụ công cộng đô thị và chi phí của công dân đô thị mới;<br />
cùng với đó chỉ ra một cách chi tiết, tỉ mỉ tất cả những cơ hội và thách<br />
thức mà tám phương diện trên phải đối mặt. Đợt đô thị hóa mới này<br />
được bắt nguồn từ một kế hoạch đầy quyết tâm của chính phủ, cũng<br />
vì lý do đó mà thách thức lớn nhất của đô thị hóa lại là từ phía chính<br />
<br />
phủ, còn cơ hội lớn nhất của đợt đô thị hóa mới đến từ sự vươn lên<br />
mạnh mẽ của các thành phố mới nổi. Do gặp phải hạn chế từ tính xác<br />
thực của số liệu và sự biến động của tương lai nên bài viết này không<br />
triển khai sâu thêm nghiên cứu thực chứng. Thông qua những phân<br />
tích số liệu và những quan điểm cơ bản mà bài viết đưa ra, tuy còn<br />
nhiều thiếu sót nhưng cũng có thể giúp ích phần nào cho những<br />
người muốn tìm hiểu về sự chuyển đổi của kinh tế Trung Quốc.<br />
Năm 2011 chính phủ Trung Quốc đã đề ra Kế hoạch phát triển<br />
năm năm lần thứ 12, trong đó chỉ ra rằng cần phải “cải thiện bố cục và<br />
hình thái đô thị hóa, tăng cường quản lý đô thị hóa, không ngừng<br />
nâng cao chất lượng và mức độ đô thị hóa”(1). Báo cáo Đại hội 18<br />
được đưa ra năm 2012 có nêu rằng: “Kiên trì đi theo con đường công<br />
nghiệp hóa, thông tin hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa nông nghiệp mang<br />
đặc sắc Trung Quốc, nâng cao mức độ toàn diện, sâu sắc của sự hòa<br />
hợp giữa thông tin hóa và công nghiệp hóa”, thúc đẩy sự phối hợp<br />
đồng bộ giữa công nghiệp hóa và đô thị hóa, sự kết hợp nhịp nhàng,<br />
hài hòa giữa hiện đại hóa nông thôn và đô thị hóa; khiến cho công<br />
nghiệp hóa, thông tin hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa nông thôn cùng<br />
nhau phát triển”(2). Năm 2013, chính phủ Trung Quốc đang gấp rút<br />
đưa ra kế hoạch tổng thể về đô thị hóa, kế hoạch này đã trải qua hai<br />
lần sửa đổi, dự kiến sẽ được công bố rộng rãi vào cuối năm 2013. Dựa<br />
theo những tin tức đã có được hiện nay, đến năm 2020, tỉ lệ đô thị<br />
hóa Trung Quốc sẽ từ 50% năm 2011 tăng lên tới 70%, dân số thành<br />
thị tăng thêm 400 triệu người, tốc độ đô thị hóa mỗi năm khoảng 2%.<br />
Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel J. E. Stiglitz đã từng đưa ra dự đoán:<br />
“Việc đô thị hóa của Trung Quốc và cuộc Cách mạng kỹ thuật mới do<br />
Mỹ dẫn đầu sẽ trở thành hai sự kiện lớn của thế kỷ 21 và có tầm ảnh<br />
hưởng đối với nhân loại”(1). Từ đó có thể nhận thấy rằng trong điều<br />
<br />
kiện sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc phải chịu tác động từ<br />
cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và trong điều kiện kinh tế trong<br />
nước đang trong quá trình chuyển đổi thì đô thị hóa có một nhiệm vụ<br />
lịch sử quan trọng đối với công cuộc hiện đại hóa Trung Quốc, cũng là<br />
tiềm lực lớn nhất cho việc mở rộng, thúc đẩy nhu cầu trong nước.(2)<br />
Sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc nhất định sẽ chịu ảnh hưởng<br />
từ đợt đô thị hóa mới trong vòng 10 năm tới, cơ hội và thách thức, lợi<br />
ích thu được và việc buộc phải mạo hiểm sẽ cùng song song tồn tại.<br />
<br />
LỊCH SỬ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TRUNG QUỐC<br />
Năm 2011, tỉ lệ đô thị hóa của Trung Quốc đạt tới con số 51,27%,<br />
lần đầu tiên số dân thường trú tại đô thị vượt qua số dân vùng nông<br />
thôn, điều này thể hiện kinh tế, xã hội và công cuộc đô thị hóa của<br />
Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn mới(3). Nhưng từ xuất phát<br />
điểm là 10%, để có được con số 50%, công cuộc đô thị hóa của Trung<br />
Quốc đã trải qua một quá trình tương đối chậm. Khi nước Cộng hòa<br />
Nhân dân Trung Hoa mới thành lập, mức độ đô thị hóa của Trung<br />
Quốc chỉ là 10,6% và được xếp vào nhóm các quốc gia nông nghiệp.<br />
Đến năm 1978, mức độ đô thị hóa mới tăng lên tới 17,92%, trong thời<br />
gian đó còn xuất hiện hai lần suy giảm quá trình đô thị hóa. Trong gần<br />
30 năm đó, tỉ lệ đô thị hóa bình quân mỗi năm tăng thêm 0,25%, quá<br />
trình đô thị hóa gần như chỉ dậm chân tại chỗ. Năm 1978, sau khi<br />
Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, quá trình đô thị hóa mới có<br />
dấu hiệu tiến triển, bình quân mỗi năm tăng lên 1,02%. Và tới năm<br />
2011 tỉ lệ đô thị hóa lần đầu tiên vượt qua con số 50%. Mặc dù sau<br />
này tốc độ đô thị hóa có tăng, nhưng nhìn tổng thể, kể cả khi GDP<br />
Trung Quốc đã đứng thứ hai thế giới thì mức độ đô thị hóa vẫn còn ở<br />
mức thấp, so với quá trình phát triển kinh tế của nhiều quốc gia còn<br />
chưa đồng đều. Đây là vấn đề cơ bản nhất vào lúc này.<br />
<br />
Thông thường, người ta hay quy kết yếu tố chính sách và chế độ<br />
là hai nguyên nhân dẫn đến sự chậm chạp của tăng trưởng kinh tế<br />
cũng như quá trình đô thị hóa: (i) Quy định về đăng ký hộ khẩu được<br />
hình thành do đặc thù của tình hình Trung Quốc trong một thời gian<br />
dài. Quy định này thực ra đã tồn tại từ trước khi nước Trung Quốc<br />
mới được thành lập, nhưng chúng đã được bổ sung rất nhiều từ sau<br />
khi nước Trung Quốc mới thành lập, thêm vào đó việc kết hợp cùng<br />
chế độ và chính sách kinh tế khiến cho quy định về đăng ký hộ khẩu<br />
vừa trở thành những điều kiện đảm bảo vừa là những hạn chế cơ bản<br />
về quyền lợi kinh tế và phúc lợi xã hội đối với cư dân các vùng thành<br />
thị và nông thôn. Ngày nay, rất nhiều nội dung của quy định về đăng<br />
ký hộ khẩu đã được bãi bỏ hoặc được nới lỏng, nhưng sự chênh lệch<br />
về phúc lợi giữa hai khu vực thành thị và nông thôn vẫn còn tồn tại.<br />
(ii) Việc dân số Trung Quốc ở mức cao trong một thời gian dài đã<br />
thúc đẩy chính phủ đưa ra chính sách kế hoạch hóa gia đình. Chính<br />
sách này có tác dụng rất lớn đối với việc khống chế sự gia tăng nhanh<br />
chóng của dân số Trung Quốc. Tuy nhiên do hiệu quả thực hiện chính<br />
sách này giữa các vùng thành thị và nông thôn không giống nhau,<br />
hiệu quả ở các khu vực thành thị luôn cao hơn so với các vùng nông<br />
thôn, dân số khu vực nông thôn vẫn tiếp tục duy trì ở mức tương đối<br />
cao. Hiện nay chính sách kế hoạch hóa gia đình tuy đã có sự điều<br />
chỉnh, nhưng thực tế vẫn tồn tại sự khác nhau về quy luật tăng<br />
trưởng dân số giữa các vùng thành thị và nông thôn. (iii) Kết quả của<br />
sự biến đổi không ngừng trong chiến lược đô thị hóa của chính phủ<br />
Trung Quốc. Chúng ta cần có những thảo luận sâu hơn về nguyên<br />
nhân này.<br />
Hình 4.1: Lịch sử quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc<br />
<br />
Nguồn: NBS (các năm)<br />
<br />
DIỄN BIẾN VÀ KẾT QUẢ CỦA CHIẾN LƯỢC ĐÔ<br />
THỊ HÓA Ở TRUNG QUỐC<br />
Cho tới nay có thể thấy chính phủ Trung Quốc đã thực thi nhiều<br />
chiến lược đô thị hóa khác nhau, những chiến lược này có tác dụng<br />
thúc đẩy rất lớn đối với mức độ đô thị hóa.<br />
Việc thay đổi trong lựa chọn ưu tiên phát triển công nghiệp hay<br />
nông nghiệp đã dẫn đến sự lên xuống chập chờn, bất ổn định của<br />
mức độ đô thị hóa.<br />
Khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới thành lập, Trung<br />
Quốc do muốn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu<br />
nên đã coi việc phát triển công nghiệp trở thành mục tiêu cơ bản của<br />
chiến lược. Để giải quyết tình trạng thiếu lực lượng lao động ngành<br />
công nghiệp, dân cư di chuyển với một tốc độ chóng mặt tới các<br />
thành phố lớn, điều này đã tạo nên hiện tượng đô thị hóa lần đầu tiên<br />
cao đỉnh điểm vào những năm cuối của thập niên 1950. Nhưng không<br />
lâu sau đó, do sự tụt dốc của kinh tế quốc dân, chính phủ đã phải có<br />
những điều chỉnh đối với hoạt động kinh tế, bắt đầu ưu tiên lại cho<br />
<br />