Kinh tế Trung Quốc những năm cải cách và mở cửa - thành tựu và bài học
lượt xem 98
download
Trong nửa thế kỷ tồn tại của nước CHND Trung Hoa, chỉ từ khi đất nước thực hiện quốc sách chiến lược cải cách - mở cửa đồHội nghị Trung ương lần thứ 3 khoá XI ĐCS Trung Quốc (họp tháng 12-1978) vạch ra, Trung Quốc mới thực sự bước vào con đường xây đựng và phát triển ổn định, tiến tới hiện đại hoá, thực hiện dân giàu nước mạnh, đạt được nhiều thành tựu huy hoàng và để lại những bài học sâu sắc cho các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi. Cuộc cải cách mở...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh tế Trung Quốc những năm cải cách và mở cửa - thành tựu và bài học
- Kinh tế Trung Quốc những năm cải cách và mở cửa - thành tựu và bài học
- Trong nửa thế kỷ tồn tại của nước CHND Trung Hoa, chỉ từ khi đất nước thực hiện quốc sách chiến lược cải cách - mở cửa đồ Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khoá XI ĐCS Trung Quốc (họp tháng 12-1978) vạch ra, Trung Quốc mới thực sự bước vào con đường xây đựng và phát triển ổn định, tiến tới hiện đại hoá, thực hiện dân giàu nước mạnh, đạt được nhiều thành tựu huy hoàng và để lại những bài học sâu sắc cho các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi. Cuộc cải cách mở của của Trung Quốc có một ý nghĩa to lớn, được đánh giá cao trong nước và trên quốc tế, vì nó đã đem lại cho Trung Quốc những biến đổi lịch sử quan trọng, những thành tựu rực rỡ về nhiều mặt: I. NHỮNG BIẾN ĐỔI LỊCH SỬ LỚN LAO 1. Những biến đổi lớn lao về thể chế kinh tế 1 1. Từ chế độ công hữu đơn nhất chuyển sang chế độ kinh tế lấy công hữu làm chủ thể, kinh tế nhiều loại sở hữu cùng phát triển. Trước cải cách, kinh tế Trung Quốc gần như hoàn toàn thuộc sở hữu công cộng, chiếm tới 99,1% tổng sản phẩm trong nước vào năm 1978. Cùng với tiến trình cải cách, nhận thức về kinh tế công hữu ngày càng có sự thay đổi sâu sắc, đã tiến tới khẳng định rằng nguồn vốn trong chế độ công hữu không chỉ thể hiện ở số lượng mà còn ở chất lượng, và quan trọng hơn nữa, ở vai trò khống chế của Nhà nước, ở vai trò chủ đạo của kinh tế công hữu. Với chủ trương nhiều loại hình kinh tế cùng phát triển, không chỉ có các doanh nghiệp cá thể, tư nhân, mà còn có cả các doanh nghiệp "3 loại vốn", các doanh nghiệp theo chế độ sở hữu hỗn hợp như chế độ cổ phần và chế độ hợp tác cổ phần Kinh tế cá thể và kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển, nên đến cuối năm 1979, số hộ đăng ký kinh doanh là 29,47 triệu, với 67,91 triệu lao động. Sự lớn mạnh của các loại hình kinh tế này ngày càng có tác dụng tích cực rõ trong việc đáp ứng đòi hỏi về đời sống cho nhân dân, làm cho đời sống kinh tế xã hội của cả nước thêm sôi động, từ chỗ được coi là sự "bổ sung" cho kinh tế công hữu, nay các loại hình kinh tế này đã được Quốc hội Trung Quốc dự kiến đưa vào Hiến pháp sửa đổi, quy định đó “là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường XHCN” được Nhà nước bảo hộ quyền lợi và lợi ích hợp pháp. Điều đó cho phép các loại hình kinh tế phi công hữu này sẽ còn phát huy được tiềm nàng to lớn của mình trong phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp ba loại vốn" ở Trung Quốc đã phát triển rất nhanh. Đến cuối năm 1997, đã có tới 236 ngàn xí nghiệp loại này với số vốn nước ngoài lên tới 30,3 tỷ USD. Điều này không những bổ sung cho nguồn vốn còn thiếu của Trung Quốc, mà quan trọng hơn, còn đưa vào đất nước những thứ quý giá hơn, đó là những quan niệm mới và kinh nghiệm quản lý mới.
- Chế độ cổ phần và hợp tác cổ phần trước đây bị coi là những sản phẩm của CNTB, nay đã được cho phép hình thành và đưa vào nề nếp. Đến cuối năm 1997, trong cả nước đã có 680 ngàn doanh nghiệp thí điểm thực hiện chế độ này với số vốn đăng ký là 1730,2 tỷ NDT. Với chủ trương đa dạng hoá các loại hình kinh tế như trên, đến cuối năm 1997, tỷ trọng của các loại hình kinh tế phi công hữu trong tổng sản phẩm trong nước đã từ 0,9% vào năm 1978 tăng lên 24,20% còn mức giảm tương ứng của kinh tế công hữu thời gian trên đã từ 99,1% xuống 75,8%. Tuy nhiên, vai trò chủ thể của kinh tế công hữu không vì thế mà giảm đi. Được thực hiện tách rời quyền kinh doanh (của doanh nghiệp) và quyền sở hữu của Nhà nước), được chuyển từ phương thức quản lý trực tiếp sang phương thức điều tiết gián tiếp, từng bước áp dụng chế độ xí nghiệp hiện đại, chịu sự dẫn dắt của thị trường, đặc biệt được hoạt động trong các ngành nghề quan trọng, huyết mạch của nền kinh tế, khu vực kinh tế công hữu tuy hiện nay còn nhiều khó khăn, nhưng vai trò chủ thể chắc chắn sẽ được củng cố. Về mặt bảo vệ an ninh đất nước, thoả mãn nhu cầu công ích của nhân dân, bảo đảm hài hoà trong phát triển, kinh tế Nhà nước có một vai trò mà kinh tế phi Nhà nước không thể thay thế. Chủ trương lấy kinh tế công hữu làm chủ thể, nhiều loại sở hữu cùng) tồn phát triển là một chủ trương phù hợp với tình hình đất nước, mang lại lợi ích to lớn, do đó sẽ được Trung Quốc duy trì lâu đài 1.2. Bước đầu hình thành bộ khung của thể chế kinh tế thị trường XHCN, chức năng điều tiết của thị trường tăng lên mạnh mẽ: Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp từ thấp đến cao nhằm chuyển dần vai trò điều tiết trực tiếp của kế hoạch sang điều tiết gián tiếp thông qua thị trường. Trước hết, đã thu hẹp các mặt hàng sản xuất theo kế hoạch và do Nhà nước định giá, giảm kế hoạch pháp lệnh, xoá bỏ sự hạn chế kinh doanh của doanh nghiệp, mở rộng quyền tự mua bán sản phẩm. Đã cải cách chế độ bán buôn bán lẻ trong thương nghiệp, cho phép kinh tế phi quốc hữu được tham gia buôn bán, lập ra các chợ bán buôn và các trung tâm mậu dịch, hình thành dần thị trường hàng hoá, nối liền thành thị với nông thôn. Cho đến nay, ở Trung Quốc có chừng 95% hàng tiêu dùng và 80% hàng đầu tư là do quan hệ cung cầu trên thị trường định giá. Hai là đã xây đựng và phát triển thị trường vốn bằng việc hoàn thiện thị trường tín dụng, khôi phục và đẩy mạnh việc hình thành thì trường cổ phiếu, quốc trái bị ngừng hoạt động đã nhiều năm. Cho đến cuối năm 1998, đã có 745 công ty được đăng ký hoạt động trên hai thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến, tổng giá trị của cố phiếu bán cho nhân dân Trung Quốc - đã tương đương với 22,59% tổng sản phẩm trong nước. Ba là, thị trường lao động được hình thành qua việc cho phép người lao động nông thôn được di chuyển vào thành phố tìm việc và mở ra các loại cơ sở giới thiệu làm. Ngoài ra, các thị trường khoa học kỹ thuật, thông tin, văn hoá v.v... cũng phát triển không ngừng 1.3. Việc cải cách thể chế phân phối đã bước đầu đi theo hướng lấy phân phối theo lao động làm chủ thể, nhiều hình thức phân phối cùng tồn tại. Điều này thể hiện trước hết trong việc gắn thu nhập với kết quả sản xuất của người lao động. ở nông thôn, chế độ trách nhiệm khoán đến hộ giạ đình đã xoá bỏ cách làm ăn cũ “làm việc chỉ gào to, phân phối thì đàn đều”; nay người nông dân làm được nhiều thì
- hưởng nhiều, làm ít hưởng ít. ở thành phố, các xí nghiệp đã có quyền tự chủ trong việc sử đụng công nhân và quyền phân phối lợi ích; việc tuyển dụng công nhân và trả lương cho họ là căn cứ vào kết quả kinh doanh chứ không phải do cấp trên quy định như trong thể chế cũ. Thực hiện chế độ phân phối theo lao động là việc làm đụng chạm đến lợi ích của nhiều người nhiều tầng lớp, vì vậy là một quá trình rất khó khăn và lâu dài, song điều quan trọng là về cơ bản thể chế phân phối bình quân kiểu cũ đã bị xoá bỏ, nhường chỗ cho một thể chế phân phối mới, có tác dụng kích thích nhiệt tình sản xuất của người lao động hơn. Mặt khác, đã cho phép và khuyến khích một số người giầu lên trước nhờ lao động và kinh doanh lành mạnh hợp pháp. Trước đây ở Trung Quốc mọi người có mức sống sàn sàn nhau vì cùng được "ăn cơm bằng bát sắt". Sau khi thực hiện thể chế mới, nhiều người đã mạnh dạn làm giầu và có thu nhập vượt trội hẳn lên. Số “bách vạn phú ông" (triệu phú) lên đến con số hàng triệu người. Số tỷ phú cũng có hàng ngàn. Dưới tiền đề lấy phân phối theo lao động làm chính, việc phân phối theo các yếu tố sản xuất như tiền vốn, kỹ thuật cũng tăng lên 1.4. Cải cách thể chế kinh tế ớ nông thôn thu được thành tựu to lớn. Nông thôn là nơi tiến hành cải cách thể chế kinh tế trước tiên thông qua việc thực hiện chế độ trách nhiệm khoán sản lượng đến hộ gia đình. Chế độ này đã giải phóng người nông dân ra khỏi sự trói buộc của chế độ công hữu hoá cưỡng bức không hợp quy luật, không hợp lòng dân trước đây. Người lao động ở nông thôn đã được tự chủ trong sản xuất, được hưởng phần lớn của cải mà họ làm ra, do đó việc thí điểm và mở rộng chế độ khoán sản lượng đến hộ được nông dân hoan nghênh, đã huy động được lòng nhiệt tình và tính tích cực sản xuất của họ, và trở thành sự bảo đảm về mặt thể chế cho sù phát triển ổn định của nông nghiệp Trung Quốc trong 20 năm qua. Để thay thế cho chế độ công xã nhân dân, và để củng cố sự phát triển của nông nghiệp, Trung Quốc đã chú trọng đến các khâu dịch vụ trước, trong và sau sản xuất, quyết định lập ra mạng lưới phục vụ xã hội hoá ở nông thôn với chủ thể là các hợp tác xã cung tiêu, tích cực cung cấp cho nông dân các dịch vụ tổng hợp về thông tin, vật tư, kỹ thuật. chế biến, sửa chữa máy móc,v.v.... 1.5. Tích cực đẩy mạnh cải cách xí nghiệp Nhà nước, xác định mục tiêu cho cuộc cải cách Xí nghiệp Nhà nước là trụ cột của hệ thống công nghiệp nói riêng và của nền kinh tế quốc dân Trung Quốc nói chung. Theo thống kế mới đây số xí nghiệp Nhà nước chiếm 1 7% tổng số xí nghiệp công nghiệp hạch toán độc lập nhưng chiếm 59,9% tổng giá trị tài sản, 46,25% thu nhập kinh doanh, chiếm 49,6% giá trị gia tăng của công nghiệp, 46,9% thuế lợi tức và đóng góp 60% ngân sách Nhà nước. Điều đó cho thấy tuy tỷ lệ của kinh tế Nhà nước có giảm đi, nhưng vẫn là lực lượng chủ chốt, hoạt động trong các ngành huyết mạch của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy đẩy mạnh cải cách xí nghiệp Nhà nước là việc không thể không làm. Sau khi đã trải qua các biện pháp cải cách như nới quyền nhượng lợi, thuế thay lợi nhuận, khoán kinh doanh, cuối cùng Trung Quốc đã xác định mức tiêu của việc cải cách xí nghiệp Nhà nước là chế độ xí nghiệp hiện đại. Đại hội XV ĐCS Trung Quốc đã khẳng định lại nguyên tắc "quyền sản xuất rõ ràng, quyền lợi và trách nhiệm phân minh, tách chính quyền với xí nghiệp, quản lý khoa học", thực hiện cải cách chế độ ông ty với các xí nghiệp lớn và vừa, khiến chúng trở thành những thực thể pháp
- nhân và chủ thể cạnh tranh “tự chủ kinh doanh, tự chịu lỗ lãi, tự hạn chế, tự phát triển", thực hiện “nắm lớn buông nhỏ" cải tổ mang tính chiến lược đối với xí nghiệp Nhà nước qua việc quản lý chặt chẽ các xí nghiệp lớn, còn các xí nghiệp nhỏ thì cho phát mại. cho thuê hoặc sắp nhập... để tăng cường sức sống cho các xí nghiệp đó 1.6. Cố gắng thực hiện cải cách thể chế đầu tư. Trải qua nhiều năm thử nghiệm, hiện nay ở Trung Quốc đã hình thành về cơ bản việc đa dạng hoá các hình thức đầu tư. Trước hết, đã chuyển từ chế độ cấp phát tài chính, sử đụng không phải hoàn trả sang chế độ cấp tín đụng, buộc các xí nghiệp phải tự ràng buộc mình, không đầu tư bừa bãi; hai là đẩy mạnh thực hiện chế độ gọi thầu đấu thầu các hạng mục xây dựng, xây dựng chế độ bình giá các hạng mục; ba là xác định các xí nghiệp là các chủ thể đầu tư trong nền kinh tế thị trường chứ không phải là các cơ quan chức năng hay cơ quan lãnh đạo; bốn là, thông qua phát triển thị trường chứng khoán, thu hút rộng rãi đầu tư trực tiếp trong nước và nước ngoài v.v... Thông qua các biện pháp này, trong lĩnh vực đầu tư đã xuất hiện nhiều loại chủ thể đầu tư bao gồm Nhà nước, xí nghiệp, cá nhân và các nhà đầu tư nước ngoài; kênh đầu tư cũng phong phú đa dạng, từ đầu tư gián tiếp đến trực tiếp, các luồng vốn trong nước và ngoài nước đổ vào ngày càng tăng. 1. 7. Cải cách thể chế ngoại thương theo hướng đa nguyên hoá thành phần kinh doanh, mở rộng quyền tự chủ. Thể chế ngoại thương của Trung Quốc trước khi cải cách về cơ bản là do công ty chuyên ngành về ngoại thương cấp Trung ương quản lý; công ty ngoại thương căn cứ vào kế hoạch của Nhà nước mà tổ chức xuất nhập khẩu, ngân sách nhà nước chịu trách nhiệm về lỗ lãi; giữa việc xuất nhập khẩu với sản xuất hoàn toàn cách biệt nhau. Cùng với công cuộc cải cách thể chế kinh tế và sự phát triển của thị trường, thể chế kinh doanh ngoại thương kiểu tập trung cao độ đã dần dần bị xoá bỏ, các đơn vị ngoại thương được tự do hơn trong kinh doanh và đóng vai trò chủ thể của thị trường, tự chủ kinh doanh, tự chịu lỗ lãi. Trong lĩnh vực ngoại thương đã hình thành cách kinh doanh cạnh tranh bình đẳng dưới sự chỉ đạo chung của một chính sách thống nhất Từ thập kỷ 90 trở lại đây, cuộc cải cách ngoại thương đã đi vào chiều sâu, ngày càng nghiền xí nghiệp sản xuất, viện nghiên cứu khoa học, công ty vật tư thương nghiệp... cũng được quyền kinh doanh ngoại thương. Ngoài ra, phần lớn hàng hoá được tự do kinh doanh trừ một số rất ít hàng trọng điểm cần quản lý. Trong 5 đặc khu kinh tế, quyền tự chủ được nới rộng hơn cho các công ty và xí nghiệp trong việc tự tìm nguồn hàng và bạn hàng xuất khẩu. Năm 1996, Trung Quốc đã thí điểm hợp doanh với nước ngoài kinh doanh ngoại thương tại khu mới Phố Đông Thượng Hải và đặc khu kinh tế Thâm Quyến. Việc này khiến Trung Quốc tiến thêm một bước trên đường gắn với nền ngoại thượng của thế giới, cũng là một bước để Trung Quốc nhích dần đến Tổ chức thương mại thế giới WTO. 2. Tiến bước mạnh mẽ trên đường mở cửa và giao lưu kinh tế quốc tế 2.1. Ngoại thương phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.
- Tính đến cuối năm 1997, Trung Quốc đã có quan hệ buôn bán với 227 nước và khu vực trên thế giới, tăng 177 nước và khu vực so với trước khi thực hiện cải cách mở cửa Năm 1978, tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc mới đạt 20,6 tỷ USD, đến năm 1984 đã vọt lên 50 tỷ, tăng gấp 2,5 lần năm 1978. Bốn năm sau, năm 1988, tổng kim ngạch ngoại thương tăng gấp đôi năm 1984, đạt 100 tỷ USD. Năm 1994, ngoại thương Trung Quốc lại nêu kỷ lục mới, gấp đôi năm 1988, đạt 200 tỷ; năm 1997, con số đạt tới 325,1 tỷ USD. Tính đến năm đó, mức tăng bình quân hàng năm của kim ngạch ngoại thương Trung Quốc đạt 15,4% trong thời kỳ mở cửa. Năm 1998, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á, ngoại thương Trung Quốc giảm nhẹ với mức 0,4% so với năm trước, tổng kim ngạch đạt 324 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 288,8 tỷ USD, tăng 0,5%, nhập khẩu đạt 140,2 tỷ USD, giảm 1,5%. Như vậy, kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng xấp xỉ 15 lần trong 20 năm, đưa Trung Quốc từ vị trí thứ 32 lên vị trí cường quốc ngoại thương thứ 10 trên thế giới, chỉ sau Mỹ, Đức, Nhật, Anh, Pháp, Italia, Canađa, Hồng Kông và Hà Lan, từ chỗ chiếm có 0,75% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của thế giới tới chỗ chiếm tới 3,3%. Nền ngoại thương của Trung Quốc còn đạt được sự cải thiện rõ rệt về cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu, từ chỗ xuất nhập hàng cấp thấp là chính chuyển sang xuất nhập hàng thành phẩm công nghiệp là chính. Năm 1997, tỷ trọng hàng thành phẩm công nghiệp trong hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng từ 49,7% năm 1980 tăng lên 86,9% vào năm 1997, nghĩa là tăng tới 37 điểm phần trăm. Riêng hàng cơ điện xuất khẩu đã trị giá 59,32 tỷ USD, chiếm 32,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Công cuộc mở cửa và giao lưu buôn bán của Trung Quốc ngày càng có ảnh hưởng quan trọng đối với đời sống kinh tế xã hội của Trung Quốc. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã tương đương với 36% giá trị tổng sản phẩm trong nước. Lượng dự trữ ngoại tệ tăng lên nhanh chóng, từ chỗ hầu như không có gì vào năm 1978, đến năm 1998 đã đạt tới 145 tỷ USD, đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Nhật Bản. Nền ngoại thương của Trung Quốc phát đạt nhanh chóng, giao lưu linh hoạt, không còn tình trạng gò bó, độc quyền, nhất nhất đều phụ thuộc cơ quan ngoại thương trung ương như trước. Do cải cách thể chế ngoại thương, chủ thể kinh doanh ngoại thương rất đa dạng Tính đến cuối năm 1997, cả nước có 16.658 xí nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu các loại, bao gồm 7.628 công ty ngoại thương, 7.803 xí nghiệp sản xuất tự kinh doanh ngoại thương, 925 viện nghiên cứu khoa học, 260 cơ quan vật tư thương nghiệp..., ngoài ra, còn 2.737 cơ sở buôn bán tiểu ngạch ở biên giới 2.2. Đứng đầu các nước đang phát triển về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trải qua 20 năm không ngừng mở rộng đường đi sâu vào thị trường vốn quốc tế, ngày nay Trung Quốc trở thành "một mảnh đất đầu tư mầu mỡ” của châu á, thậm chí của thế giới. Từ năm 1979 đến năm 1997, Trung Quốc đã thu hút được một lượng đầu tư từ nước ngoài đạt 348,35 tỷ USD, trong đó 63% là đầu tư trực tiếp, đạt trên 220 tỷ USD, từ trên 100 nước và khu vực, vào trên 20 ngành nghề. Năm 1998, dù có cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu á, nhưng lượng đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc vẫn tăng, tuy mức tăng không lớn như mấy năm trước: với việc phê chuẩn gần 2 vạn hạng mục, Trung Quốc
- đã ký thêm những hợp đồng mới trị giá 52,1 tỷ USD, tăng 2% so với năm 1997. Mức sử dụng thực tế là 58,9 tỷ USD, trong đó của đầu tư trực tiếp là 45,6 tỷ USD, tăng 0,7%. Cho đến nay đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 13% đầu tư của cả nước. Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất ra 14% sản phẩm công nghiệp và chiếm 47% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Về tín dụng, Trung Quốc được đánh giá là có cơ cấu vay nợ quốc tế thuộc loại ít rủi ro. Đến cuối năm 1997, số nợ dài hạn và trung hạn của Trung Quốc chiếm trên 86% tổng số nợ nước ngoài. Nhờ những cố gắng trong việc thu hút vốn nước ngoài, từ năm 1993 Trung Quốc trở thành nước đứng đầu các nước đang phát triển và đứng thứ 2 trên thế giới - sau Mỹ - về mặt này, và đã giữ được vị thế này 6 năm liên tục Lượng thu hút đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc là rất lớn; quy mô hạng mục ngày càng mở rộng, lĩnh vực đầu tư rộng tãi, cơ cấu đầu tư được ưu hoá. Đầu những năm 80, quy mô mỗi hạng mục đầu tư trung bình đạt 1,22 triệu USD, đến đầu những năm 90 đạt 1,37 triệu, đã nhanh chóng nâng lên trên 3 triệu USD vào năm 1997. Các tập đoàn, công ty lớn trên thế giới cũng ngày càng hướng về Trung Quốc; đã có trên 200 trong số 500 công ty đa quốc gia hàng đầu trên thế giới đầu tư vào nước này. Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách ưu đãi, khiến các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu chuyển hướng vào miền Trung và miền Tây của Trung Quốc, những vùng tương đối nghèo nàn và lạc hậu so với miền Đông. Nguồn đầu tư ngày càng đa nguyên hoá, từ chỗ trước đây phần lớn là của Hoa kiều và người Hoa, dần dần đi đến chỗ đã có nhiều nhà đầu tư từ các nước âu Mỹ đưa vốn vào Trung Quốc, bởi vì trong các nước phát triển, đây là nơi có tiềm năng phát triển lớn và tương đối ổn định về mọi mặt, môi trường đầu tư tương đối thuận lợi. 2.3. Phát triển mạnh mẽ du lịch, “ngành công nghiệp không có khói" Trước cải cách - mở cửa, Trung Quốc rất hạn chế khách nước ngoài đến thăm. Năm 1978, trên đất nước mênh mông đầy danh lam thắng cảnh và các đi tích lịch sử, văn hoá, lại là quê cha đất tổ của mấy chục triệu Hoa kiều và người Hoa, vậy mà chỉ đón có 1,89 triệu khách du lịch với thu nhập vẻn vẹn 260 triệu USD. Trải qua gần 20 năm, ngành đu lịch Trung Quốc đã phát huy tiềm năng to lớn và phong phú của mình, phát triển thành một trong những ngành có nhịp độ tăng trưởng nhanh nhất. Số người đến thăm Trung Quốc năm 1997 là 57,588 triệu lượt người, tăng 31 lần so với năm 1978, nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 20%, những con số tăng trưởng về ngoại hối trong thời gian đó tương ứng là 12,1 tỷ USD, 45 lần và 22,4%. Sự phát triển này khiến Trung Quốc đã từ một nước kém cỏi về mở cửa du lịch trở thành nước đứng hàng thứ 8 trên thế giới về thu nhập qua ngành này. Đi đôi với sự phát triển của ngành du lịch, trong cả nước đã xây đựng và đưa vào hoạt động hơn 5.200 khách sạn với hơn 700 ngàn phòng, doanh thu đạt trên 80 tỷ NDT (khoảng 10 tỷ USD, ngoài ra hàng năm số khách du lịch trong nước cũng lên tới hàng chục triệu lượt người). 2.4. Việc thầu các công trình và đưa người đi lao động ở nước ngoài nhanh chóng mở rộng quy mô. Năm 1997, các công trình mà phía Trung Quốc ký nhận thầu với nước ngoài đạt kim ngạch 8,5 tỷ USD, thực tế hoàn thành được 6,04 tỷ USD, so với năm 1981 tăng 47,7 lần và 48 lần. Kim ngạch hợp đồng ký kết để đưa người đi lao động nước ngoài đạt 2,84 tỷ
- USD, kim ngạch đã hoàn thành đạt 2,35 tỷ, so với năm 1981 tăng lên 65 lần và 48,9 lần. Một số công ty của Trung Quốc có liên quan đến hoạt động đối ngoại như Công ty công trình xây đựng, Tổng công ty xây dựng cầu đường, Công ty xây dựng luyện kim, Công ty điện lực thủy lợi v.v... đã đứng vào hàng ngũ 250 công ty đấu thầu quốc tế lớn nhất trên thế giới. 3. Cải cách thúc đẩy phát triển, vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế được nâng cao 3. 1. Kinh tế' tăng trưởng với tốc độ cao, tiềm lực kinh tế nâng cao nhanh chóng. Từ năm 1979 đến năm 1997, giá trị tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc đã tăng vọt từ 362,4 tỷ NDT lên 7477,2 tỷ, tính theo giá so sánh bình quân mỗi năm tăng 9,8%, ngay từ năm 1995 đã đạt mức tiêu tăng gấp 4 lần vốn định ra cho năm 2000. Đến năm 1997, Trung Quốc đã xếp thứ 7 trên thế giới về mặt tổng lượng kinh tế. Cũng thời kỳ này, giá trị sản phẩm trong nước tính theo đầu người đã tăng từ 379 NDT lên 6079 NDT, trừ nhân tố giá cả, bình quân mỗi năm tăng thực tế 8,4%. Năm 1998 - một năm rất không bình thường đối với Trung Quốc do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế châu á và nạn lụt lớn - nhịp độ tăng trưởng kinh tế tuy có chậm lại đôi chút, song vẫn đạt mức nhanh nhất thế giới, là 7,8%, tổng sản phẩm trong nước đạt 7955,3 NDT Giá trị và chỉ số tổng sản phẩm quốc dân của Trung Quốc một số năm gần đây Giá trị tuyệt đối Bình quân đầu người Chỉ số chung (năm Chỉ số bình quân Năm (Tỷ NDT) (NDT/người) 1 978 = 100) đầu người 1 1 00 978 362,41 397 1 00 193,5 1985 898,91 853 175,5 283,0 1 1859,84 1634 237,3 990 308,8 2166,25 1879 255,6 1991 352,2 2665,19 2287 288,4 1 398,4 992 3456,05 2939 323,6 448,7 1 4667,00 3923 360,4 993 489,1 5749,49 4854 394,0 1 536,8 994 6685,05 5576 427,1 1 7345,25 6079 459,6 995
- 1 996 1997 Nguồn tư liệu: Cục thống kê quốc gia (Trung Quốc 20 năm thành tựu huy hoàng. NXB Thống kê Trung Quốc 1998. Khi phân tích sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong gần 2 thập kỷ cải cách có học giả đã nhận xét rằng, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc bình quân mỗi năm 9,8%, tương đương với tốc độ tăng trưởng của 4 ”con rồng châu á" thời kỳ phát triển nhanh nhất. Đặc biệt là 5 tỉnh ven biển gồm Quảng Đông, Phúc Kiến, Sơn Đông, Chiết Giang, Giang Tô, với diện tích gấp 5 và dân số gấp 4 lần so với các “con rồng Châu Á" gộp lại, đã có tốc độ tăng trưởng cao tới 12%, vượt các "con rồng" này trong thời điểm có tốc độ cao nhất, vượt xa nhịp độ tăng trưởng bình quân 3% của thế giới, do đó đã làm nên sự kỳ diệu chưa từng có trong lích sử phát triển kinh tế Với nhịp độ tăng trưởng nhanh như vậy, tiềm lực kinh tế - tính theo giá trị tổng sản phẩm trong nước - thời kỳ 1978 - 1997 đã mở rộng gần 20 lần. Nếu tính theo tỷ giá hốt đoái bình quân của đồng Nhân dân tệ Trung Quốc so với đồng đôla Mỹ năm 1997, thì giá trị tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc là 902 tỷ USD, đứng sau Mỹ (7819,3 tỷ USD), Nhật Bản (4223,4 tỷ USD), Đức (2115,4 tỷ USD), Pháp (1393,8 tỷ USD), Anh (1278,4 tỷ USD) và Italia (1146,2 tỷ USD) có nghĩa là đứng thứ 7 trên thế giới. Về mặt tổng lượng kinh tế, Trung Quốc đã thu hẹp được khoảng cách với các nước phát triển chủ yếu trên thế giới. Nhiều loại sản phẩm công nông nghiệp quan trọng, Trung Quốc đứng hàng đầu về sản lượng. Hai mươi năm qua, ngoài hai mặt hàng là than và vải, Trung Quốc luôn luôn đứng đầu thế giới về sản lượng, còn có 8 mặt hàng khác đứng từ hàng thứ 2 đến thứ 16 đã vươn lên hàng đầu, đó là ngũ cốc, bông, hạt có đầu, thịt lợn - bò - cừu, thép, quần áo, xi măng, máy truyền hình; sản lượng điện từ thứ 7 và sản lượng phân hoá học từ thứ 4 đã nâng lên hàng thứ 2; sản lượng than nguyên khai từ hàng thứ 8 đã lên được hàng thứ 5 trên thế giới. Nông nghiệp, lĩnh vực sản xuất quan trọng của nền kinh tế quốc dân Trung Quốc 20 năm qua phát triển nhanh chóng và ổn định. Năm 1997, sản lượng lương thực đạt mức kỷ lục 494,17 triệu tấn, so với 304 triệu tấn của năm 1978 đã tăng hơn 1,5 lần. Năm 1998, đã bị thiên tai nặng nề, sản lượng một số sản phẩm có giảm sút, song lương thực cũng đạt trên 490 triệu tấn, bông đạt 4,4 triệu tấn, cây có đầu 22,92 triệu tấn, thịt đạt 43,55 triệu tấn, thuỷ sản đạt 38,54 triệu tấn. Bộ mặt kinh tế ở nông thôn Trung Quốc thay đổi rất nhanh chóng nhờ sự vươn lên mạnh mẽ của đội ngũ các xí nghiệp hương trấn. Từ các xí nghiệp xã đội hình thành từ đầu những năm 50, hoạt động trong ngành chế tạo và sửa chữa máy móc nông nghiệp, ngành chế biến mỳ, dầu ăn, ngành vật liệu xây dựng ... theo phương thức tự cung tự cấp ở nông thôn và được khuyến khích phát triển, ngày nay các xí nghiệp hương trấn của Trung Quốc đã thành một trụ cột lớn của nền kinh tế quốc dân. Ngay từ năm 1996, các xí
- nghiệp hương trấn đã thu hút được khoảng 130 triệu lao động, giá trị tăng thêm trong năm là 1.700 tỷ NDT chiếm 57% giá trị tăng thêm của nông nghiệp và 62% giá trị tăng thêm của công nghiệp cả nước, sản xuất ra 20% giá trị tổng sản phẩm trong nước. Sản xuất công nghiệp cũng tăng trưởng với nhịp độ cao, giá trị sản phẩm công nghiệp năm 1997 tăng 14 lần so với năm 1978, bình quân mỗi năm tăng 14,9%. Năm 1997, giá trị tăng thêm cả năm của các xí nghiệp công nghiệp (gồm toàn bộ xí nghiệp xí nghiệp Nhà nước và các xí nghiệp công nghiệp phi Nhà nước có thu nhập từ tiêu thụ sản phẩm trong năm từ 5 triệu NDT trở lên) đạt 2004, 6 tỷ NDT, tăng hơn năm nước 8,8%. Sự phát triển của công nghiệp Trung Quốc luôn luôn cao hơn các ngành khác, trở thành nhân tố chủ đạo giúp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Kết cấu công nghiệp không ngừng được hoàn thiện, các ngành có kỹ thuật cao như điện tử, thông tin v.v... phát triển nhanh chóng. Hiện nay, có khoảng 20% trang thiết bị công nghiệp của Trung Quốc đạt trình độ kỹ thuật tiên tiến của thế giới vào cuối những năm 80, đầu những năm 90; 50% đạt trình độ kỹ thuật tiên tiến của thế giới đầu những năm 80, còn 30% đạt trình độ của thế giới cuối những năm 70 trở về trước 3.2. Thị trường phồn vinh, quan hệ cung cầu về cơ bản đã thay đổi từ thị trường phía bán sang thị trường phía mua. Trước cải cách, Trung Quốc có một nền kinh tế thiếu hụt điển hình, người dân phải dựa vào việc cung cấp theo tem phiếu, tranh nhau xếp hàng mua thực phẩm, hàng tiêu đùng sau 20 năm cải cách - mở cửa, sự thay đổi mà người dân cảm thấy sâu sắc nhất là, đồng thời với việc nâng cao nhanh chóng mức tiêu dùng, sự thiếu thốn đã biến mất, thị trường phồn vinh, đã dần dần hình thành thị trường phía mua một cách phổ biến. Trung Quốc đã xây đựng được hệ thống dự trữ lương thực hoàn hảo. Trên các chợ, thực phẩm phong phú, chủng loại đa dạng, cung cấp đầy đủ cho nhu cầu đời sống vật chất của nhân dân.Theo thông báo của những ngành có liên quan về tình trạng cung cầu trong nước, thì trong nửa đầu năm 1998, trong số 601 loại hàng hoá chủ yếu, có 446 loại cân bằng cung cầu, chiếm 74.2%, có 115 loại vượt cầu, chiếm 25,8%; không còn hàng hoá cung không kịp cầu nữa. Hiện nay, Trung Quốc đang phải hạn chế sản xuất một số mặt hàng do cung vượt cầu, như máy điều hoà nhiệt độ, lò vi sóng, xe đạp... 3.3. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt và nhanh chóng. Các văn kiện, tài liệu và công trình nghiên cứu của Trung Quốc đều khẳng định, 20 năm cải cách mở cửa là 20 năm nhân dân Trung Quốc được hưởng nhiều lợi ích thực tế nhất, mức sống nâng cao nhanh nhất. Trước đây thu nhập của cư dân Trung Quốc tăng chậm kéo dài, thậm chí đình trệ. Tình trạng đó đã thay đổi về cơ bản sau 20 năm. Do kinh tế phát triển với tốc độ cao, chính sách về sinh đẻ có kế hoạch được thực hiện chặt chẽ nhằm hạn chế mức tăng dân, giá trị tổng sản phẩm trong nước tính theo đầu người đã tăng nhanh chóng, từ 379 NDT vào năm 1979, năm 1997 tăng thành 6079 NDT, trừ bỏ nhân tố giá cả thì thực tế đã tăng 3,22 lần với mức tăng bình quân 7,9%/năm. Thu nhập ròng bình quân đầu người của các gia đình nông dân trong thời kỳ 1978 - 1997 đã tăng từ 133,6 NDT lên 2090 NDT, mức tăng thực tế là 3,37 lần, trong năm 1998 đạt 2160 NDT thực tế tăng 5,8%. Thu nhập có thể chi phối của cư dân thành phố thời kỳ 1978 - 1997 tăng từ 343,4 NDT lên 5160,3 NDT, mức tăng thực tế là 2,12 lần, bình quân mỗi năm tăng 6,2%; năm 1998 đạt 5425 NDT, thực tế tăng 4,3%. Mức tiêu dùng của nhân dân đã tăng lên. Từ năm 1978, mức tiêu dùng mới đạt 184 NDT, năm 1995 tăng lên 2311 NDT, năm 1998 lại tăng thành 2936
- NDT. Tại Trung Quốc mặc dù hàng hoá đã thừa, song số dư tiết kiệm của nhân dần vẫn tăng lên nhanh chóng, từ 21,06 tỷ NDT vào năm 1978, tăng lên tới 4.627,98 tỷ NDT vào năm 1997. Hiện nay thu nhập lợi tức của cư dân đạt trên 200 tỷ NDT; ngoài ra còn có hơn 40 tỷ USD tiết kiệm, hơn 400 tỷ NDT trái phiếu, hơn 250 tỷ NDT cổ phiếu. Mức sống của người Trung Quốc hiện nay đã có chuyển biến lớn từ chỗ đủ về lượng sang nâng cao về chất. Cái ăn đã giảm đồ thô, tăng đồ tinh, bớt chất bột tăng thịt cá. Đồ dùng cũng chuyển sang dùng hàng cao cấp, đặc biệt ở thành thị, như máy điều hoà không khí, lò vi sóng, nội thất gia đình, máy tính và bắt đầu chuyển sang xe hơi, căn hộ sang trọng ở nông thôn, ti vi màu, điện thoại, tủ lạnh... không còn xa lạ với người tiêu dùng 4. Đã hình thành và có những đột phá quan trọng trong lý luận kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc 20 năm qua thu được những thành tựu quan trọng, bởi vì đã áp dụng những chính sách, biện pháp kinh tế mới, dưới sự chỉ đạo của một loạt quan điểm mới, lý luận mới về kinh tế thị trường XHCN. Đã có nhiều nhà nghiên cứu tổng kết vấn đề này, với những phương pháp, cách nhìn và sự đánh giá khác nhau. Song đầy đủ và cô đọng nhất là sự trình bày và lý giải của ông Lý Thiết ánh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Trung Quốc về vấn đề này nhân lễ kỷ niệm 20 năm Hội nghị Trung ương 3 khoá XI ĐCS Trung Quốc. Bài viết đăng trên tạp chí Cầu thị số 6- 1999, bản dịch toàn văn được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 3 và số 4 năm 1999, ở đây chỉ xin giới thiệu các đề mục những đột phá lý luận về kinh tế thị trường XHCH được hình thành trong quá trình cải cách mở cửa 20 năm qua. - Lý luận về mục tiêu cải cách thể chế kinh tế - Lý luận về cải cách chế độ sở hữu - Lý luận về cải cách nông thôn - Lý luận về cải cách chế độ xí nghiệp - Lý luận về hệ thống thị trường - Lý luận về cải cách thể chế quản lý vĩ mô - Lý luận về phân phối thu nhập - Lý luận về mở của đối ngoại 5. Những tồn tại và khó khăn cần tiếp tục giải quyết Sau 20 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã thu được những thành tựu huy hoàng, nhưng cũng còn gặp rất nhiều khó khăn mâu thuẫn. Lúc giao thời giữa hai thế kỷ, trong tình hình cạnh tranh gay gắt và diễn biến phức tạp trong nền kinh tế thế giới, Trung Quốc
- càng gặp nhiều thách thức cần xử lý. Những khó khăn, mâu thuẫn, tiêu cực đó, có thể chia ra thành bốn loại vấn đề như sau: 5.1. Những vấn đề mới nảy sinh sau khi giải quyết các vấn đề cũ. Sau khi phá bỏ chủ nghĩa bình quân "ăn cơm nồi to", đã động viên được tính tích cực chủ động của người lao động. Cơ chế thị trường đi vào nền kinh tế, cả xã hội trở nên năng động và đầy sức sống. Đó là kết quả quan trọng mà cuộc cải cách đã đem lại. Song đồng thời lại nảy sinh ra một loạt vấn đề mới. Trước hết là khoảng cách về thu nhập giữa các cá nhân, ngành nghề, và khu vực bị mở rộng. Nếu như khoảng cách về thu nhập hình thành do sự khác biệt về thái độ lao động, về số lượng và chất lượng lao động, thì có khoảng cách ấy là hợp lý, cần thiết và không thể tránh khỏi. Về mặt chính sách, chủ trương cho phép một số người, một số vùng giàu lên trước là có lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội do tác dụng kích thích động viên của nó. Tuy nhiên, trong quá trình cải cách đã xuất hiện tình trạng quá chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân, ngành nghề, khu vực, không tương ứng với sự khác nhau về lao động; đặc biệt thu nhập do làm ăn phi pháp đẻ ra một lớp người phất lên quá nhanh; nạn tham ô hối lộ lan tràn, vừa phá hoại sự phát triển bình thường của nền kinh tế, vừa ảnh hưởng đến tính tích cực của người lao động và sự ổn định xã hội. Đó là vấn đề nghiêm trọng đẻ ra trong cải cách Hai là, quá trình chuyển đổi nền kinh tế đã tạo ra nạn dư thừa lao động, thất nghiệp, trong điều kiện việc cải cách thể chế bảo hiểm xã hội trì trệ. Trước đây ở Trung Quốc nạn dư thừa lao động và thất nghiệp được che dấu bởi chủ nghĩa bình quân và chế độ bao cấp. Thực hiện cải cách, chuyển đổi kinh tế, những vấn đề này bộc lộ và ngày càng nặng nề. Trung Quốc là nước nghèo, tiến trình cải cách diễn ra không lâu, do đó chế độ bảo hiểm xã hội chưa kiện toàn, chưa có được tác dụng giảm sức ép của nạn thất nghiệp, giảm sự khốc liệt của nạn dư thừa nhân công. Đây là thách thức rất lớn đối với Trung Quốc. Vấn đề bảo hiểm ở Trung Quốc, vẫn là khâu yếu, một mặt do kinh phí không cho phép, mặt khác do hậu quả của thể chế cũ, diện hưởng bảo hiểm quá lớn; mặt khác nữa, diện hưởng bảo hiểm mấy năm gần đây mở rộng, kết quả của cuộc cải cách xí nghiệp Nhà nước. Ba là, các vấn đề đạo đức, văn minh tinh thần, giáo đục, phạm tội, chuyển dịch lao động v.v.. nảy sinh ra trong tiến trình cải cách, có nguy cơ làm băng hoại cơ sở xã hội, rối loạn đời sống, cũng là những tiêu cực mà Trung Quốc đang phải xử lý. 5.2. Những vấn đề của bản thân cuộc cải cách đòi hỏi giải quyết sâu sắc và triệt để' hơn. Điển hình nhất là sự trì trệ của cái cách xí nghiệp Nhà nước. Các xí nghiệp này hiện nay vấp phải ít nhất "5 cái khó" trong chuyển đổi cơ chế kinh doanh: xí nghiệp khó phá sản, công nhân khó cho thôi việc, chính quyền và xí nghiệp khó tách rời, sức sống khó bốc dậy, sức cạnh tranh thị trường khó tăng cường. Hoặc vấn đề chu kỳ kinh tế, lặp đi lặp lại hiện tượng "nới lỏng thì loạn, thắt vào thì chết". Trung Quốc đã trải qua nhiều cơn "sốt" về kinh tế, sau đó lại xuất hiện sự tiêu điều. Ví dụ nửa đầu năm 1993 khi tổng sản phẩm trong nước tăng trên 15%, đã xuất hiện tình trạng “4 cao 2 loạn", đó là đầu tư cao, lượng tiền trong lưu thông cao, giá cả cao, nhập khẩu cao, và thị trường tiền tệ hỗn loạn, trật tự thị trường tư liệu sản xuất hỗn loạn. Nhờ biện pháp thắt thật tiền tệ, nâng cao lãi suất, các cơn sốt đã giảm dần, nạn lạm phát nhẹ đi, giá cả hạ thấp. Song sau khi nền kinh tế Trung Quốc "tiếp đất an toàn" từ đầu năm 1996, với mức tăng giá cả 6,1%, thì từ cuối năm 1997 đến nay đã có hiện tượng đình trệ. Năm 1997 giá hàng tiêu dùng chỉ tăng 2,8%, năm
- 1998 lại giảm 0,8% so với năm 1997. Hàng hoá ứ thừa tràn ngập trong các kho khiến Nhà nước phải ngừng sản xuất một số mặt hàng, điều đó một phần do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu á đối với hàng xuất khẩu Trung Quốc, một phần do sản xuất trùng lặp, việc sử dụng công cụ tài chính để điều tiết kém tác dụng. 5.3. Những khó khăn vốn có của Trung Quốc càng nổi bật cùng với quá trình hiện đại hoá kinh tế. Đó là những vấn đề nợ tài nguyên, con người, lương thực, điều kiện tự nhiên... Về tài nguyên, tính theo đầu người, Trung Quốc là nước nghèo. Do đó việc tiết kiệm tài nguyên như đất, năng lượng cùng các loại tài nguyên khác là vấn đề rất lớn. Việc hạn chế sinh đẻ theo kế hoạch của Trung Quốc đã thu được kết quả rõ rệt, song những vấn đề về gia đình và xã hội cũng nảy sinh cùng với việc chỉ cho phép có một con, đồng thời Trung Quốc còn đang đứng trước cửa ải cần vượt qua là vấn đề xã hội bị lão hoá .Trung Quốc là một nước dân đông, đất ít, sản xuất lương thực luôn luôn là vấn đề nóng bỏng vì có liên quan đến sự tồn tại của số dân bằng 1/4 loài người. Vậy mà nông nghiệp Trung Quốc lại chưa phát triển, chưa thoát khỏi cảnh "nhờ trời mới có miếng ăn" do đầu tư vào cơ sở hạ tầng còn ít ỏi, khả năng phòng chống thiên tai còn hạn chế. Theo các nhà khoa học, chất lượng điều kiện tự nhiên của Trung Quốc tương đối thấp, kém ổn định, bởi vì đây là một quốc gia nhiều thiên tai vào loại nhất thế giới. Mỗi năm Trung Quốc bị thiệt hại tới 100 tỷ NDT do thiên tai. Cùng với sự phát triển kinh tế, sự phá hoại của con người đối với môi trường tự nhiên cũng tăng lên. Người ta đã khẳng định, nguyên nhân của nạn lụt lớn năm 1998 không phải chỉ do thiên tai mà còn do nhân hoạ gây ra. 5.4. Thách thức đi đôi với cơ hội trong giao lưu quốc tế. Xu hướng toàn cầu hoá đang ngày càng rõ rệt, giao lưu và hợp tác kinh tế giữa các nước ngày càng chặt chẽ. Nền kinh tế Trung Quốc đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế thế giới. Thế giới cần Trung Quốc, mà Trung Quốc cũng không thể tách rời thế giới. Nhưng sự nhất thể hoá kinh tế vừa trợ giúp nền kinh tế Trung Quốc phát triển, mà cũng mang lại những khó khăn cho nước này. Cuộc Cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới phát triển mạnh mẽ đang làm thay đổi những ngành nghề truyền thống và phương thức sản xuất truyền thống. Trung Quốc có thể nhờ đó mà phát huy thế mạnh của nước đi sau, tận dụng thành quả khoa học tiên tiến của thế giới, song cũng có thể tụt hậu so với trình độ quốc tế nếu như không vượt qua được sức ép cạnh tranh. Mặt khác nền tài chính tiền tệ thế giới đang ngày càng linh hoạt, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước, song cũng có thể mang lại rủi ro cho các nước. Điều này có thể thấy rõ qua những ảnh hưởng bất lợi đó cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ mang lại cho nền kinh tế Trung Quốc hai năm vừa qua, như đầu tư nước ngoài giảm, xuất khẩu sụt, giá từ đồng tiền thực tế bị lung lay ít nhiều . . . II. NHỮNG BÀI HỌC CỦA CUỘC CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ Ở TRUNG QUỐC Như bên trên đã nói, Trung Quốc không phải là nước duy nhất thực hiện cải cách kinh tế, xoá bỏ thể chế kinh tế kế hoạch tập trung cũ, song nước này đã gặt hái được nhiều thành công khiến cho các nước khác phải ngưỡng mộ. Viện sỹ Ô Bôgômôlốp (Nga) đã nhận xét, có nhiều người cho rằng các nước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường "nhất định sẽ kéo theo các xung đột đổ máu hay ít ra là mất mát và thiếu thốn vật chất. Kinh nghiệm của các nước Trung và Đông Âu, của Nga và các nước SNG khác dường như khẳng định
- điều đó. Thế nhưng cải cách thị trường của Trung Quốc đã chứng minh điều ngược lại. Ngay từ những ngày đầu, cải cách của Trung quốc đã cải thiện về kinh tế và cuộc sống cho nhân dân, và cho đến nay vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao”. Vì sao lại như vậy, và có thể rút ra được những bài học gì từ “cuộc cách mạng thứ hai” này của người Trung Quốc 1. Cải cách toàn diện, song phải coi cải cách thể chế kinh tế là trọng điểm Ngay từ đầu, Trung Quốc đã chủ trương cải cách toàn điện. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, người được coi là kiến trúc sư của công cuộc cải cách của Trung Quốc nói: "Cải cách là toàn diện, bao gồm cải cách thể chế kinh tế, cải cách thể chế chính trị và cải cách các lĩnh vực tương ứng khác". Trung Quốc tuy chủ trương cải cách toàn diện, song khi thực hiện phải có trọng điểm để tập trung sức lực. Trọng điểm chính là cải cách thể chế kinh tế. Sở dĩ Trung Quốc cải cách thành công vì trong khi cải cách tất cả các lĩnh vực, họ đã kiên trì coi cải cách kinh tế làm trọng điểm. Một số quốc gia khác cải cách thất bại, bởi vì cải cách kinh tế chưa có kết quả gì rõ rệt, đã vội vã chuyển trọng điểm sang lĩnh vực khác, làm cho chính trị không ổn định, mà cải cách kinh tế cũng bị buông lỏng, kết quả là cả kinh tế lẫn chính trị đều bị rối loạn. 2. Kiên trì về lựa chọn thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa thay thế cho thể chế kinh tế kế hoạch truyền thống. Thực hiện cải cách - mở cửa, những người lãnh đạo Trung Quốc đã lựa chọn thể chế kinh tế thị trường, nền kinh tế được thúc đẩy và phồn vinh, được nhân dân tiếp nhận. Quá trình lựa chọn và tiếp nhận thể chế kinh tế thị trường ở Trung Quốc có thể chia làm 4 giai đoạn: - Từ năm 1979 đến năm 1984 là thời kỳ thể hiện sự quay lại tôn trọng quy - luật giá trị, mở rộng tác dụng của cơ chế thị trường. Các biện pháp cải cách áp dụng đầu tiên ở nông thôn đã khiến nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển, tạo ra sức thuyết phục để đông đảo người dân tiếp nhận cuộc cải cách theo hướng thị trường - Năm 1984, Hội nghị Trung ương 3 khoá XII xác nhận kinh tế XHCN là kinh tế hàng hoá có kế hoạch. Nhận thức của mọi người đã được nâng lên, hiểu rõ hơn về vấn đề phát triển kinh tế hàng hoá là giai đoạn không thể bỏ qua. - Năm 1987, Đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ XITI đưa ra mô hình "Nhà nước điều tiết thị trường, thị trường dẫn dắt xí nghiệp” đã làm nổi bật tác dụng của thị trường và có thể coi đó là giai đoạn quá độ từ thuyết kinh tế hàng hoá XHCN sang thuyết kinh tế thị trường XHCN. Đầu năm 1992, trong bài nói chuyện khi đi thăm các tỉnh phía Nam, Đặng Tiểu Bình đã nêu ra ý kiến: "Kinh tế kế hoạch không phải là CNXH, chủ nghĩa tư bản cũng có kế hoạch; kinh tế thị trường không phải là CNTB, chủ nghĩa xã hội cũng có thị trường". ý kiến đó một lần nữa giải phóng tư tưởng cho cán bộ và nhân dân Trung Quốc. Đại hội Đảng lần thứ XIV lại đề ra "lấy xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN làm mục tiêu của
- cải cách thể chế kinh tế “, cuộc cải cách theo hướng thị trường hoá càng được thúc đẩy nhanh chóng. Thể chế kinh tế mới đã có vai trò ưu thế trong vận hành kinh tế 3. Kiên trì sách lược cải cách kiểu tiến dần từng bước. Ngay tứ khi mới bắt đầu cải cách, Trung Quốc đã xác định không dùng phương án cải cách kiểu "bùng nổ", mà đã kiên trì phương án "dò đá qua sông", áp dụng phương châm trước dể sau khó, tiến dần từng bước, giảm bớt rủi ro. Thực tiễn chứng minh cách làm này là phù hợp với Trung Quốc, mang lại kết quả rõ rệt, tránh được những va chạm xã hội lớn và sự phân hoá hai cực quá nhanh như đã xẩy ra ở Liên Xô cũ và các nước Đông âu do thực hiện "liệu pháp sốc" Cải cách kiểu tiến dần phải trả giá nhất định như thời gian cải cách tương đối dài, tác đụng tiêu cực của thể chế cũ kéo dai dẳng, song cuộc cải cách được thúc đẩy trong điều kiện xã hội tương đối ổn định, tuyệt đại đa số nhân dân được hưởng lợi ích của cải cách. Cải cách theo phương thức tiến dần của Trung Quốc thể hiện ở mấy phương diện quan trọng sau: - Sau khi cải cách ở nông thôn thu được những kết quả thực tế mới mở rộng ra thành phố, đến năm 1984 cuộc cải cách mới lấy thành phố làm trung tâm. - Ra sức thúc đẩy sự phát triển kinh tế không thuộc sở hữu Nhà nước, biến nó thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế 20 năm qua; sau đó thực hiện có trọng điểm cuộc cải tổ chiến lược khu vực kinh tế Nhà nước và cải cách các xí nghiệp Nhà nước. - Trong việc xây dựng hệ thống thị trường, thì trước hết phát triển thị trường hàng hoá tiêu dùng rồi đến hàng hoá tư liệu sản xuất, sau đó mới chú ý phát triển thị trường các yếu tố sản xuất như thị trường vốn, sức lao động, kỹ thuật, thông tin v.v.. - Cải cách giá cả, được coi là mấu chốt, quan hệ đến sự thành bại của toàn bộ cải cách thể chế kinh tế, vì vậy đã được tiến hành rất thận trọng, kết hợp giữa điều chỉnh và thả lỏng, điều chỉnh trước, thả lỏng sau, sau đó mới gắn với giá cả của thị trường quốc tế. Trọng nền kinh tế kế hoạch, mọi sản phẩm đều không được thể hiện chính xác giá cả của nó; cuộc cải cách giá trước hết thực hiện thị trường hoá giá cả các hàng hoá hiện vật và các địch vụ, rồi dần dần thực hiện thị trường hoá giá các yếu tố sản xuất - Về kế hoạch hoá các khâu sản xuất, lưu thông, giá cả..., thì trước hết cho phép một phần tồn tại ngoài kế hoạch, rồi dần dần mở rộng ra; phần theo kế hoạch thì thu hẹp lại dần. Khi điều kiện đã chín muồi thì thực hiện sự điều tiết của thị trường. Việc từng bước hợp nhất chế độ hai giá của tư liệu sản xuất là ví dụ nổi bật về sự quá độ yên ổn từ thể chế cũ sang thể chế mới một cách tiệm tiến - Trong mở cửa đối ngoại, mở đầu là xây dựng các đặc khu kinh tế, các thành phố ven biển, sau đó dần dần mở cửa sâu vào nội địa, và đến nay mới hình thành cục diện mở cửa ra mọi hướng, mọi cấp độ.
- 4. Xử lý đúng đắn quan hệ biện chứng giữa cải cách, phát triển và ổn định. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cải cách của Trung Quốc tương đối thành công là trong tiến trình cải cách đã coi trọng và xử lý đúng đắn quan hệ giữa cải cách, phát triển và ổn định. Kinh nghiệm 20 năm phát triển kinh tế của Trung Quốc cho thấy, muốn xử lý đúng đắn ba mặt trên, người Trung Quốc đã chú trọng mấy điểm sau: Trước hết, phải duy trì được tốc đã phát triển kinh tế thích hợp. Nhiều học giả cho rằng kinh tế Trung Quốc hiện đang ở giai đoạn cất cánh, cần tăng trưởng với tốc độ cao, nhưng không thể quá cao. Bởi vì hiện nay nền kinh tế của Trung Quốc vẫn theo phương thức tăng trưởng theo chiều rộng là chính, vẫn phải dựa vào đầu tư; nếu đòi hỏi tăng trưởng cao, sẽ xuất hiện cơn sốt đầu tư, lạm phát tăng, vật giá leo thang, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế. Điều đó đã diễn ra vào các năm 1992, 1993. Để hạ sốt, giảm lạm phát, ắt sẽ phải xiết chặt tiền tệ, hạ nhanh tốc độ tăng trưởng, làm cho nền kinh tế bị dao động lớn, gây mất ổn định. Cũng không thể duy trì tốc độ phát triển quá thấp, vì sẽ không có lợi cho vấn đề việc làm, vấn đề thua lỗ của các xí nghiệp Nhà nước, vấn đề thu nhập tài chính. Các học giả Trung Quốc cho rằng tốc độ phát triển kinh tế hàng năm 8 - 9% là thích hợp với đất nước này Thứ hai, phải giữ cho mức độ tăng hàng năm của vật giá bán lẻ ở mức được 10%. Tình hình Trung Quốc một số năm cho thấy, một khi giá cả tăng trên 10% là nhân dân đã kêu ca, bất bình, là có tới 20% cư dân ở thành phố bị hạ thấp thu nhập, do đó ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nếu giá cả xuống thấp quá cũng không phải là điềm lành, nó chứng tỏ nền kinh tế đã bị ép giảm quá mức độ, hàng hoá đã thừa, sản xuất sút kém, không có lợi cho sự hoạt động bình thường của nền kinh tế và sự linh hoạt của thị trường Thứ ba, việc thực hiện các biện pháp cải cách cần tính toán đầy đủ đến sự ổn định về tiêu dùng của người dân. Có rất nhiều lĩnh vực cần cải cách có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người dân như vấn đề nhà ở, chữa bệnh, bảo hiểm, dưỡng lão, giáo dục, lao động tiền lương... Thực hiện những cải cách này, đặc biệt là thực hiện dồn dập rất để vượt quá sức chịu đựng của người dân, làm cho họ không dám tiêu dùng hoặc tiêu dùng ít, dẫn đến chỗ thị trường tiêu điều, ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Thứ tư, giữ vững chủ trương cùng giầu có, đề phòng và giảm bớt mức chênh lệch quá lớn giữa các cá nhân, các đơn vị, các địa phương. Từ khi cải cách, giữa các tầng lớp dân cư và các địa phương, giữa thành thị và nông thôn đều có hiện tượng chênh lệch thu nhập tăng lên, vấn đề phân phối không công bằng ngày càng bộc lộ và nổi cộm. Chính sách của Chính phủ Trung Quốc luôn luôn theo hướng thu nhỏ khoảng cách chênh lệch. Biện pháp đánh thuế thu nhập, kết nghĩa giữa tỉnh giàu với tỉnh nghèo, trích ngân sách để xoá đói giảm nghèo.... đã có tác dụng tất trong việc giữ gìn ổn định và xã hội. 5. Kết hợp chặt chẽ giữa cải cách trong nước với mở cửa ra thế giới. Trung Quốc coi cải cách và mở cửa là hai mặt của một chỉnh thể. Sự kết hợp giữa hai mặt này là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến thành công của cải cách
- Một thời kỳ dài trước đây, Trung Quốc đã thực hiện bế quan toả quốc, hậu quả là không thành công trong việc hiện đại hoá kinh tế, trì trệ lạc hậu kéo dài, không tiếp thu được thành quả văn minh của loài người, không tận dụng được nguồn vốn bên ngoài, không tham gia được vào sự hợp tác và cạnh tranh quốc tế. Rút bài học cay đắng đó, từ thập kỷ 80 Trung Quốc thay đổi cách nghĩ, nhận thức lại là CNXH phải tiếp thu mọi thành quả văn minh của nhân loại, đặc biệt là của các nước phát triển phương Tây; CNTB là một giai đoạn lịch sử vô cùng quan trọng của tiến trình phát triển lịch sử của loài người, nền văn minh vật chất và văn minh tinh thần mà nó sáng tạo ra trong mấy trăm năm vượt qua tất cả những gì mà loài người đã tạo ra trước đó. Trung Quốc xây dựng CNXH trên cơ sở kinh tế văn hoá lạc hậu, càng phải thực hiện mở cửa, tiếp thu thành quả văn minh của thế giới, do đó không những phải cải tạo thể chế cũ xây đựng thể chế mới, mà cỏn phải tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến và phương pháp quản lý kinh doanh của các nước tư bản phát triển. Trong quá trình đó, Trung Quốc đã có chọn lọc để không tiếp thu những mặt không tốt của các nước này. Tóm lại, những bài học rút ra từ quá trình cải cách không chỉ giúp ích cho sự phát triển tiếp theo của Trung Quốc trên con đường tiến vào thế kỷ mới mà còn có giá trị tham khảo bổ ích cho các quốc gia đang có hướng phát triển tương tự
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tự do hoá tài chính- kinh nghiệm của Trung Quốc, Canada và bài học đối với Việt Nam
3 p | 395 | 119
-
Tương lai nào cho chủ nghĩa tư bản
3 p | 284 | 73
-
Tình hình nhập siêu của Việt Nam và các biện pháp khắc phục
13 p | 159 | 31
-
Kinh tế Fulbright - CPM là gì, và Tại sao nó lại quan trọng
7 p | 154 | 28
-
Quản lý văn hóa ở một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
7 p | 154 | 26
-
Vận dụng quy luật giá trị vào sản xuất và tiêu thụ hàng hóa ở Việt Nam - 4
7 p | 156 | 21
-
Kế Hoạch Hành Động Hàng Năm 2008–09: Trích đoạn tiếng Việt
12 p | 175 | 19
-
Kinh nghiệm của Trung Quốc về điều hành chính sách tỷ giá
9 p | 84 | 11
-
Tổng quan về Trung Quốc
16 p | 103 | 10
-
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĂN CHẤN Số: 06/2006/CT-UBND CHỈ THỊ Về việc tăng cường quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Văn Chấn
3 p | 116 | 7
-
Các kịch bản có thể xảy ra trong quan hệ kinh tế Việt Nam -Trung Quốc: Giải pháp hạn chế sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc
14 p | 88 | 7
-
Phấn đấu vì mục tiêu tăng trường và công bằng
6 p | 59 | 4
-
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc và những ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế tư nhân của Việt Nam
8 p | 11 | 4
-
Bài giảng môn học Kinh tế chính trị: Chương 5 (Phần 1) - Ngô Quế Lân
6 p | 61 | 3
-
Chủ nghĩa xã hội thị trường? Nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa?
19 p | 60 | 3
-
Bài giảng Chính sách phát triển: Bài 23 - Châu Văn Thành
11 p | 56 | 3
-
Đề cương môn học Kinh tế quốc tế
13 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn