intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế vĩ mô - Chương 6: Tổng chi tiêu, Mức lãi suất và Tiền tệ

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

202
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo về kinh tế vĩ mô dành cho sinh viên khoa Kinh tế học chuyên đề " Tổng chi tiêu, Mức lãi suất và Tiền tệ "

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế vĩ mô - Chương 6: Tổng chi tiêu, Mức lãi suất và Tiền tệ

  1. Chương 6: Tổng chi tiêu, Mức lãi suất và Tiền tệ Harvey B. King 1) Giới thiệu Trong Chương 4 chúng ta đã tìm hiểu về hàm tổng chi tiêu đơn giản, ở đó tiêu dùng là một biến chủ đạo để hiểu được một cú sốc được lan truyền như thế nào trong nền kinh tế. ● Chúng ta đã nói qua về chi tiêu đầu tư trong phần đó, lưu ý rằng đó là một trong những yếu tố dễ biến động nhất của tổng chi tiêu. ● Chúng ta cũng đã thấy một cú sốc đối với cầu đầu tư có thể tạo ra hiệu ứng số nhân như thế nào, và có tác động lớn hơn, gấp bội đối với GDP thực tế như thế nào. ● Do đó, một cú sốc xuất phát từ đầu tư rõ ràng là một nguyên nhân chủ yếu gây nên chu kỳ kinh tế. ● Tuy nhiên, trong chương 4 đầu tư là một biến ngoại sinh rất đơn giản. ● Trong chương này, chúng ta sẽ xem hàm đầu tư là ngoại sinh, và cố gắng giải thích điều gì gây nên sự bất ổn trong đầu tư, và do đó là chu kỳ kinh tế.[1] Chúng ta sẽ thấy rằng nguyên nhân chủ yếu của sự biến động trong đầu tư là sự biến động trong tỷ lệ lãi suất. ● Để giải thích sự biến động trong đầu tư, chúng ta phải giải thích được sự biến động trong tỷ lệ lãi suất.
  2. ● Do đó chúng ta cần giải thích lúc nào tỷ lệ lãi suất được quyết định trong nền kinh tế. ● Trong phần sau của chương 5, chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao thị trường tài chính Canada lại quyết định tỷ lệ lãi suất Canada. ● Nói cách khác, chúng ta sẽ cố gắng giải thích một phần khác của vòng luân chuyển của thu nhập và chi tiêu. ● Ở cuối chương 5, chúng ta sẽ có một mô hình hàng hoá và dịch vụ đầy đủ, tương tác, và thị trường tài chính, mô hình IS-LM. ● Lúc đó chúng ta có thể hiểu được nguồn gốc của cú sốc trong nền kinh tế, và chúng ta lan truyền trong nền kinh tế như thế nào, với những hiệu ứng tác động qua lại lẫn nhau giữa các lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế. ● Trong chương 6, chúng ta sẽ tìm hiểu chính sách tài khoá và tiền tệ hoạt động như thế nào trong mô hình IS-LM. ● Trong chương 7, chúng ta sẽ kết thúc vấn đề tổng cầu bằng cách xây dựng một mô hình đầy đủ của xuất khẩu, nhập khẩu và tỷ giá hối đoái. Ở đây chúng ta sẽ thấy tỷ giá ngoại tệ đóng vai trò quyết định đến tỷ lệ lãi suất Canada như thế nào. 2) Đầu tư - Định nghĩa và dự liệu. Hãy nhớ rằng khi chúng ta thảo luận về đầu tư trong kinh tế học, chúng ta không nói về đầu tư tài chính (mua trái phiếu và cổ phiếu), mà nói đến đầu tư về vật chất, mua bán tài sản vốn. Chúng ta để ý rằng đầu tư gồm ba yếu tố:
  3. ● Đầu tư cố định vào tài sản không dùng để ở - đầu tư vào nhà xưởng, máy móc, thiết bị, xe tải v.v.. Đây là loại đầu tư mà chúng ta tập trung vào. ● Đầu tư tài sản cố định dùng để - nhà cửa. ● Đầu tư hàng tồn trữ - số lượng hàng hoá tăng lên dự định được sản xuất ra, nhưng chưa bán. Bảng dưới đây trình bày một số dữ liệu đầu tư của các doanh nghiệp trong chu kỳ kinh tế vừa qua. Năm r[2]thực tế I thực tế[3] %DI thực tế GDP thực tế [4] %DY thực tế (tỷ) (tỷ) 1987 4.0 105 654 1988 5.7 116 +10.5% 686 +4.9% 1989 7.2 122 +5.2% 704 +2.6% 1990 8.2 116 -4.9% 705 +0.1%
  4. 1991 3.3 110 -5.2% 692 -1.8% 1992 5.2 108 -1.8% 699 +1.0% 1993 3.2 105 -2.8% 715 +2.2% 1994 5.5 113 +7.6% 748 +4.6% 1995 5.0 111 -1.8% 769 +2.8% 1996 2.8 120 +8.1% 782 +1.7% 1997 2.0 140 +16.7% 813 +4.0% 1998 4.2 145 +3.4% 838 +3.1% Số liệu này cho thấy, tỷ lệ lãi suất là biến chủ đạo quyết định đến cầu đầu tư ● Tỷ lệ lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa (thị trường vốn) - tỷ lệ lạm phát. ● Khi lãu suất thực tế tăng lên năm 1989, 1990, đầu tư của các doanh nghiệp giảm (mặc dù hơi chậm), giảm với tổng là 13.9% năm 1993.
  5. ● Chúng ta có thể thấy ảnh hưởng của nó đối với chu kỳ kinh tế - đó là nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng 1990-91. ● Lãi suất giảm suốt những năm 90, cầu đầu tư cuối cùng đã tăng lên, và nền kinh tế bắt đầu phục hồi khỏi sự suy thoái. ● Chúng ta có thể thấy rằng một thay đổi về lãi suất năm 1994-95 làm tổn hại đến đầu tư, dẫn đến tăng trưởng GDP chậm lại năm 1996. Cầu đầu tư của doanh nghiệp là loại cầu gián tiếp - vốn (K) có nhu cầu do việc sử dụng nó để sản xuất ra sản phẩm đem bán, do đó nó phát sinh từ nhu cầu về sản phẩm. ● Doanh nghiệp quyết định tổng lượng vốn (K*) mong muốn, dựa trên nhu cầu sản xuất dự tính. ● Doanh nghiệp tiếp đó so sánh mức độ K hiện tại (Kt-1) với K*, và điều chỉnh theo hướng K*. ● Họ quyết định dòng đầu tư ròng: (1) Iròng = Kt - Kt-1. ● Kt-1 là tổng lượng vốn ở giai đoạn ban đầu, và Kt là tổng lượng vốn ở giai đoạn cuối cùng. ● Doanh nghiệp cũng quyết định việc thay thế tổng lượng vốn hao mòn, hư hỏng, lượng này tương đương với dKt-1, trong đó d la tỷ lệ khấu hao (ví dụ 0.05 mỗi năm, hay 5%). ● Tổng chi tiêu vào vốn tài sản là tổng đầu tư (I): (2) I = Iròng + dKt-1 = DK + dKt-1.
  6. Để hiểu được đầu tư ròng Iròng, chúng ta trước hết cần xây một mô hình của K*. 3) Hàm Đầu tư Đầu tư là việc mua sắm hiện tạivốn thiết bị mới mà nó sẽ mang lại lợi suất trong tương lai. ● Các nhà kinh tế học lập luận rằng doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định đầu tư bằng cách đánh giá lợi nhuận ròng biên dự kiến của dự án đầu tưđối với chi phí biên của dự án. ● Doanh nghiệp sẽ tiếp tục dự án nếu lợi nhuận biên dự kiến lớn hơn chi phí biên - do đó, dự án sẽ làm tăng lợi nhuận, và đáng đầu tư. Chi phí biên chủ yếu là chi phí tài chính của dự án. ● Chúng ta sẽ đưa chi phí xây dựng của dự án vào lợi nhuận biên ròng dự kiến. ● Chi phí tài chính của dự án có thể là chi phí đi vay thấy rõ, hoặc là chi phí cơ hội không thấy rõ. ● Có bốn nguồn cơ bản để bổ sung tài chính cho doanh nghiệp: 1. Doanh nghiệp có thể vay ngân hàng (tuy nhiên) với mức lãi suất danh nghĩa. 2. Doanh nghiệp có thể bán trái phiếu ra công chúng, và thanh toán lợi tức - do đó mức lãi suất bằng với tỷ lệ lợi tức được chia theo giá trị trái phiếu. 3. Doanh nghiệp có thể chào bán lần đầu cho (IPO) ở đó họ bán cổ phần công ty để đổi lấy một phần lợi nhuận trong tương lai - chi phí cơ hội của nó sẽ là tỷ lệ lãi suất (là cái mà các cổ đông sẽ hưởng lợi ở nơi khác).
  7. 4. Doanh nghiệp có thể sử dụng thu nhập giữ lại (lợi nhuận chưa phân phối) - chi phí cơ hội của nó sẽ là tỷ lệ lãi suất (cái mà các cổ đông có thể hưởng lợi ở nơi khác). ● Do đó với mỗi đô la đầu tư thực tế, chi phí biên là mức lãi suất. Lợi nhuận biên dự kiến của việc mua tổng lượng vốn là khoản thu dự kiến trong tương lai - chi phí mua sắm và chi phí điều hành, nên nó là lợi nhuận ròng. ● Chúng ta tính lợi nhuận ròng theo phần trăm giá của tài sản mới - giá trị này là tỷ lệ thu hồi (mức lợi nhuận) đối với lượng vốn. ● Chúng ta giả định rằng trước hết doanh nghiệp thực hiện hoàn toàn dự án với tỷ lệ thu hồi cao nhất, và những dự án tiếp theo với tỷ lệ thu hồi cao nhất, v.v.. ● Các doanh nghiệp so sánh tỷ lệ thu hồi trên vốn với tỷ lệ lãi suất, và chỉ thực hiện những dự án mà tỷ lệ thu hồi lớn hơn lãi suất. ● Điều này cho chúng ta những kết quả cơ bản: 1. Nếu tỷ lệ thu hồi trên vốn tăng lên (ví dụ như, nền kinh tế đang bùng nổ nên thu nhập được dự kiến sẽ tăng lên), do đó nhiều dự án sẽ được thực hiện, và sẽ có nhiều hơn các khoản chi cho đầu tư. 2. Mặt khác, nếu lãi suất danh nghĩa tăng lên, thì số dự án được thực hiện sẽ ít đi, và số chi tiêu cho đầu tư cũng ít đi. Lưu ý: chúng ta đã thảo luận những điều này bằng cách so sánh lãi suất danh nghĩa đối với tỷ lệ thu hồi danh nghĩa trên vốn. ● Chúng ta có thể giản ước lãi suất của hai biến này để kiểm soát lạm phát. ● Chúng ta tiếp theo sẽ so sánh lãi suất thực tế với tỷ lệ thu hồi thực tế trên vốn.
  8. ● Nó cũng mang lại qúa trình quyết định cơ bản tương tự. Chúng ta rút gọn quan hệ này với hàm đầu tư: (3) I = I0 - hr, trong đó h > 0. ● I0 là đầu tư tự định, nó biểu thị ảnh hưởng của tỷ lệ thu hồi trên vốn, và cũng thể hiện được ảnh hưởng của những thứ như là thay đổi trong kỹ thuật, thu nhập dự kiến trong tương lai, hoặc niềm tin vào kinh doanh. ● r là lãi suất danh nghĩa. ● Lưu ý rằng nếu r tăng 1%, thì đầu tư giảm xuống h x 1%. ● Đồ thị của hàm đầu tư này được thể hiện trong Hình 1 dưới đây. Hình 1 ● Chúng ta có thể viết lại biểu thức (3) để thấy được hệ số góc (độ dốc) của hàm đầu tư này là: (4)
  9. Bây giờ chúng ta có thể đã có một vài nguyên nhân để giải thích tại sao chi tiêu đầu tư lại dễ biến động như vậy: ● Trước hết nó thay đổi theo sự thay đổi của lãi suất, và mức lãi suất lại rất dễ biến động, như trong bảng trên đã chỉ ra. ● Những thay đổi này được thể hiện như là một sự dịch chuyển theo hàm đầu tư trong Hình 1. ● Thứ hai, chi tiêu đầu tư sẽ biến đổi khi tỷ lệ thu hồi trên vốn biến đổi. ● Tỷ lệ thu hồi trên vốn phụ thuộc vào thu nhập hiện tại và kỳ vọng trong tương lai, điều này lại phụ thuộc vào niềm tin kinh doanh trong tương lai, thay đổi về công nghệ, v.v.. ● Điều này có thể biến động rất nhiều, đặc biệt là khi chu kỳ kinh tế cũng biến động. ● Chúng ta cũng có thể thấy được điều này trong bảng trình bày ở trên: 1. Ví dụ, khi nền kinh tế đi vào suy thoái, chúng ta có thể thấy ít nhất một phần của lý do cho sự giảm sút lớn chi tiêu cho đầu tư - doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi việc bán hàng giảm đi, và cắt giảm việc thực hiện các dự án của họ. 2. Khi nền kinh tế được phục hồi trong những năm 90, chúng ta có thể thấy sự tăng lên trong chi tiêu đầu tư. ● Sự tăng lên trong chi tiêu đầu tư này được biểu hiện như là tự thay đổi trong I0 và do đó có sự dịch chuyển sang trái hoặc phải của hàm I như trong Hình 1. ● Chúng ta có thể thấy sự biến đổi này trong Hình 5.4 của giáo trình Parkin/Bade.
  10. Bây giờ chúng ta đã hiểu rõ hơn về chi tiêu đầu tư, đôi khi người ta thống nhất chi tiêu đầu tư với chi tiêu tiêu dùng và tổng chi tiêu và tạo ra đường IS. 4) Đường IS - Cân bằng Thị trường Hàng hoá và Dịch vụ Như đã nói trước đó, chúng ta đang từng bước xây dựng một mô hình kinh tế. ● Bây giờ chúng ta có mô hình một phần của cân bằng thị trường hàng hoá/dịch vụ: YD = CD + ID + GD. ● Chúng ta suy ra đường IS biểu diễn mối quan hệ này. ● Tiếp đó, chúng ta sẽ chuyển sang đường LM để biểu diễn cân bằng thị trường tài chính. ● Trong chương 7, chúng ta sẽ quay lại mảng xuất/nhập khẩu, và nói về khái niệm đường IRP. ● Tiếp đó chúng ta sẽ thống nhất các đường IS, LM và IRP để biểu diễn sự cân bằng kết hợp thị trường hàng hoá và tài chính, điều này sẽ cho chúng ta chi tiết của đường tổng cầu. ● Tiếp đó, trong chương 9 và 10 chúng ta sẽ tìm hiểu thị trường yếu tố sản xuất và những yếu tố bổ trợ của AS. Đường IS Đường IS thể hiện mối quan hệ giữa GDP thực tế và mức lãi suất trong đó tổng chi tiêu dự kiến bằng với GDP thực tế.
  11. ● Đó là một quan hệ cân bằng, và cho chúng ta thấy sự kết hợp của Y và r và biểu thị các điểm chi tiêu cân bằng khác nhau. ● Khi r thay đổi, thì chi tiêu dự kiến cũng thay đổi, và tổng chi tiêu dự kiến cũng thay đổi, và dẫn đến thay đổi trong điểm cân bằng của GDP thực tế. ● Kết hợp những yếu tố này chúng ta có được đường IS. ● Đường IS cho chúng ta thấy mức cân bằng của GDP thực tế mong muốn, nếu chúng ta đã biết được mức lãi suất. ● Tuy nhiên, nó không tự nói với chúng ta mức lãi suất là bao nhiêu - đó chỉ là một phần của câu chuyện. Hình 2 dưới đây chỉ cho chúng ta biết làm cách nào để tìm ra đường IS. ● Đường IS có thể được biểu thị dưới dạng tổng quát - xem phần phụ lục ● Chúng ta sẽ mô tả nó trên đồ thị. ● Hãy nhớ rằng tôi không định sử dụng hệ quy chiếu vuông góc ở đây. ● Tôi có ba phần trong Hình 2 dưới đây: Phần (a) mô tả hàm cầu đầu tư mà chúng ta đã mô tả ở trên. Phần (b) mô tả chi tiêu cân bằng ở phần II A. Phần (c) chỉ sự kết hợp của r và Y và tạo ra sự cân bằng trong đồ thị chi tiêu. Chúng ta bắt đầu với suy kinh nghiệm suy luận - cho các yếu tố khác không đổi, chúng ta sẽ thay đổi mức lãi suất, và xem xét điều này tác động như thế nào đến chi tiêu cân bằng và GDP thực tế trong thị trường hàng hoá và dịch vụ.
  12. ● Bắt đầu với r = r0 - điều này biểu hiện một mức đầu tư cho sẵn = I0 trong hình (a). Đến lượt nó, I0 này lại biểu thị mộtomcs tổng chi tiêu dự kiến E0(r0). ● Trong cân bằng của thị trường hàng hoá và dịch vụ ở hình (b), điều này biểu thị một mức cân bằng của GDP thực tế = Y0. ● Tiếp đến, giả sử rằng r tăng lên đến r1 - điều này hàm ý rằng một mức I mới thấp hơn bằng với I0 trong hình (a), và do đó có một mức E1 (r1) mới thấp hơn. ● Trong cân bằng thị trường hàng hoá và dịch vụ, điều này hàm ý rằng có một mức cân bằng mới thấp hơn là Y1 trong hình (b). ● Trong hình (c), chúng ta có thể nối các điểmm khác nhau này, và tạo thành đường IS, sự kết hợp của các điểm này của cân bằng trong thị trường hàng hoá và dịch vụ. Lưu ý rằng dọc theo đường IS, thị trường hàng hoá và dịch vụ trong cân bằng tại mỗi điểm - mỗi sự cân bằng khác nhau có một điểm khác nhau. ● Tuy nhiên, chúng ta không thể nói điểm nào là cân bằng, trừ khi chúng ta biết được mức lãi suất. ● Mức lãi suất sẽ xuất phát từ một nơi khác - từ thị trường tiền tệ. ● Lưu ý rằng độ dốc (hệ số góc) của đường IS là âm theo giả định của chúng ta: (5) ● Một sự tăng lên trong mức lãi suất tạo ra một dự dịch chuyển lên và sang trái của đường IS. Hình 2 Đường IS
  13. Những sự dịch chuyển của đường IS Một cú sốc nào, hơn là những thay đổi trong mức lãi suất sẽ dịch chuyển đường tổng chi tiêu sẽ làm dịch chuyển đường IS.
  14. ● Một sự dịch chuyển lên của đường tổng chi tiêu, mức lãi suất giữ nguyên, sẽ tạo ra một mức cân bằng GDP thực tế mong muốn trong thị trường hàng hoá dịch vụ, được biểu diễn bằng sự dịch chuyển sang phải (lãi suất giữ nguyên) của đường IS. ● Sự dịch chuyển lên đó của đường E có thể có nguyên do từ: 1. Một sự tăng lên tiêu dùng tự định. 2. Một sự tăng lên về tỷ lệ thu hồi trên vốn làm tăng cầu đầu tư. 3. Một sự tăng lên mua sắm chính phủ các hàng hoá và dịch vụ. 4. Một sự tăng lên xuất khẩu tự định, hoặc giảm nhập khẩu tự định. Hình 3 dưới đây chỉ ra những thay đổi đó. ● Ban đầu, nền kinh tế bắt đầu tại r0, G0, à Y0. ● Tiếp đến, giả sử rằng có sự tăng lên chi tiêu chính phủ với G1 > G0. ● Điều này làm tăng tổng chi tiêu đến mức E1, và cân bằng GDP thực tế trong thị trường hàng hoá và dịch vụ tăng đến Y1. ● Chúng ta bây giờ có một cân bằng mới với r0 giữ nguyên, nhưng Y1 > Y0. ● Trên đồ thị chúng ta biểu thị bằng sự dịch chuyển sang phải của đường IS1. ● Lưu ý rằng độ lớn của sự dịch chuyển này là DY = k x DG - số nhân cho chúng ta biết được đường IS dịch chuyển xa đến mức nào, với mức lãi suất giữ nguyên. Sự dịch chuyển sang phải của đường IS
  15. Sự dịch chuyển tương tự cũng xảy ra nếu chúng ta thay đổi tiêu dùng tự định, v.v.. Bây giờ chúng ta đã có cơ sở về đường IS, nhưng để hiểu rõ hơn chúng ta cần biết được nguồn gốc của mức lãi suất. ● Đây là lúc để chúng ta nói đến thị trường tài chính. 5) Thị trường tài chính Các hộ gia đình và doanh nghiệp nắm giữ nhiều tài sản khác nhau - một lượng của cải. ● Những tài sản này gồm tiền, trái phiếu (bao gồm cả tài khoản tiết kiệm), vốn góp, v.v.. ● Những tài sản này thay thế được cho nhau, các hộ gia đình và doanh nghiệp có thể chuyển đổi cho nhau tương ứng với những thay đổi trong lợi nhuận nắm giữ của tài sản này hay tài sản khác.
  16. ● Chúng ta sẽ tập trung vào sự chuyển đổi giữa tiền và các tài sản khác, cái mà chúng ta sẽ nghĩ đến như là trái phiếu, nó trả một khoản lãi suất r. Vậy tiền có nghĩa là gì? ● Theo ngôn ngữ phổ thông, tiền đồng nghĩa với của cải - chúng ta có thể nói Conrad Black có rất nhiều tiền, khi đó chúng ta thực sự có ý rằng anh ta nhiều của cải (giàu có). ● Tuy nhiên, như chúng ta đã nói ở trước, tiền cũng chỉ là một loại của cải. ● Tiền là một loại của cải đặc biệt mà chúng ta có thể mua các hàng hoá và dịch vụ. ● Tiền bao gồm đồng tiền, nhưng chúng ta cũng bao hàm cả các tài khoản tại ngân hàng - tóm lại, bạn có thểsử dụng thẻ nợ hoặc sécđể mua hàng hoá và dịch vụ. ● Thẻ tín dụng không phải là tiền - chúng thực sự là công cụ điện tử để xác lập một khoản vay ngắn hạn với một công ty cung cấp thẻ tín dụng. ● Tiền thông thường được xem bao gồm tiền tệ trong lưu thông + các tài khoản ngân hàng khác nhau mà chúng ta có thể sử dụng một cách nhanh chóng. ● Có hai phương pháp chính thức để xác định tiền: 1. M1 - tiền tệ ngoài ngân hàng + khoản tiền gửi tại ngân hàng. 2. M2+ - M1 + tiền gửi tiết kiệm cá nhân + chứng từ gửi tiền phi cá nhân tại ngân hàng + các khoản tiền gửi tại các định chế tài chính khác.
  17. ● Tiền tệ cộng với một số khoản tiền gửi là những phương tiện thanh toán: những khoản tiền gửi khác không phải là phương tiện thanh toán, nhưng có tính thanh khoản (khả năng chuyển đổi nhanh chóng sang các phương tiện thanh toán). Bây giờ chúng ta cần nói về việc cung ứng tiền, và nhu cầu về tiền. ● Tiền cung ứng gồm tiền tệ trong lưu thông cộng với các khoản tiền gửi tại ngân hàng có liên quan. ● Những yếu tố này bị ảnh hưởng bởi những quyết định của hộ gia đình và các doanh nghiệp, hoạt động trong phạm vi của hệ thống ngân hàng. ● Ngân hàng trung ương, Ngân hàng Canada, quy định hệ thống nhằm đạt được các mục tiêu khác nhau của chính sách tiền tệ. ● Chúng ta sẽ không đi vào chi tiết của hệ thống này - bạn có thể nghiên cứu tài liệu này trong Kinh tế học 331. ● Chúng ta sẽ lưu ý rằng Ngân hàng Canada quản lý toàn hệ thống khá tốt, và giả định rằng họ có thể xác định mức độ của đồng tiền danh nghĩa (M). ● Với một mức giá cho trước, chúng ta có một cung ứng tiền thực tế ngoại sinh . ● Như chúng ta thấy trong Hình 4, bởi vì tiền cung ứng độc lập với mức lãi suất, nên đường cung ứng tiền là thẳng đứng. Hình 4
  18. 6) Cầu về tiền Tại sao các tác nhân kinh tế lại nắm giữ tiền? ● Chúng ta thấy rằng quyết định chủ yếu xác lập bởi doanh nghiệp, không phải là hộ gia đình - tiền mà tôi và các bạn nắm giữ không thuộc dạng nói trên. ● Chúng ta nắm giữ tiền để mua hàng hoá và dịch vụ. ● Do đó, lượng tiền danh nghĩa cần thiết sẽ phụ thuộc vào tổng chi tiêu dự kiến, và điều này lại phụ thuộc vào tổng thu nhập danh nghĩa P x Y. ● Hãy nhớ lại rằng Y là GDP thực tế, bằng với GDP danh nghĩa ¸ mức giá. Do đó, thu nhập danh nghĩa = mức giá x GDP thực tế = P x Y. ● Nếu bạn có mức thu nhập $20,000 mỗi năm, bạn có thể tiêu 90% trong số này. ● Tuy nhiên, bạn không cần nắm giữ tất cả $18,000 này như là tiền mặt tại bất cứ thời điểm cho trước nào - bạn cần nắm giữ một phần thu nhập của bạn là tiền mặt. ● Do đó, chúng ta nói rằng nhu cầu về tiền sẽ chỉ là một phần của thu nhập danh nghĩa MD = f x (PY)
  19. ● Chúng ta định nghĩa xu hướng nắm giữ tiền theo phần này f < 1. ● Chúng ta thường xác định lại nó như là nhu cầu tiền thực tế: fY. ● Chúng ta có thể thấy rằng nhu cầu tiền thực tế này tăng lên nếu GDP thực tế tăng, bởi vì các hộ gia đình dự kiến chi tiêu nhiều hơn và cần nhiều tiền hơn để làm được điều đó. Điều gì xảy ra đối với cầu tiền thực tế khi giá cả tăng lên, giả sử GDP thực tế không đổi? ● Câu trả lời là không có gì cả - nhu cầu thực tế về tiền không bị ảnh hưởng. ● Tại sao? - bởi vì khi mức giá tăng lên 10%, các hộ gia đình và doanh nghiệp tăng lượng tiền danh nghĩa nắm giữ lên 10% để bù đắp, và nhu cầu thực tế về tiền không bị tác động. Khuynh hướng nắm giữ tiền Bây giờ chúng ta cần thảo luận về những yếu tố kinh tế nào tác động đến giá trị của khuynh hướng nắm giữ tiền (f). ● Chúng ta có được cách hiểu tốt hơn về khuynh hướng này bằng cách nghĩ rằng quyết định thông thường của một doanh nghiệp hoặc cá nhân, người đang quyết định về việc nắm giữ tiền của họ. ● Điều quan trọng là phải nhận thức được rằng các doanh nghiệp và hộ gia đình có một khoản thu nhập, và sẽ tiêu chúng vào những ngày sau đó.
  20. ● Trong khoảng giữa lúc kiếm được tiền và lúc chi tiêu, họ có một lượng tiền nhàn rỗi. ● Họ có hai sự lựa chọn cần phải làm gì đối với khoản tiền nhàn rỗi đó. ● Thứ nhất, họ dùng khoản tiền đó vào một tài sản để thu lợi, như là trái phiếu, hoặc gửi tiết kiệm. ● Lợi ích là việc họ sẽ được hưởng lãi suất trong khi họ đang nắm giữ tiền của mình - nếu mức lãi suất đủ cao, hoặc nếu lượng tiền đủ lớn, điều đó có nghĩa là đó là một khoản thu quan trọng. ● Chi phí của việc dùng khoản tiền đó cho một tài khoản là việc họ phải chịu các chi phí giao dịch khi họ chuyển tiền của mình vào hoặc ra khỏi tài khoản - đối với khoản tiền của bạn hoặc của tôi, điều này bao gồm cả $1 cho việc rút tiền tại máy rút tiền. ● Thứ hai, hộ gia đình dưới dạng tiền tệ hoặc séc - họ sẽ hưởng mức lãi suất bằng không, nhưng lại tiết kiệm được các chi phí giao dịch. Kết quả là xu hướng nắm giữ tiền phụ thuộc vào hai yếu tố. ● Nếu mức lãi suất tăng, các doanh nghiệp và hộ gia đình sẽ tăng việc nắm giữ các trái phiếu và những phương tiện tài chính khác, và giảm việc nắm giữ tiền - mức lãi suất là chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền. ● Nếu chi phí giao dịch giảm, các doanh nghiệp và hộ gia đình cũng sẽ tăng việc nắm giữ trái phiếu và những phương tiện tài chính khác, và giảm việc nắm giữ tiền.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2