intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng năm 2021 - Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:342

10
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia "Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng năm 2021" phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Kinh tế thế giới năm 2020 và triển vọng năm 2021; Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch; Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới tác động của đại dịch; Kinh tế Việt Nam năm 2021: Cơ hội và thách thức;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng năm 2021 - Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia: Phần 1

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 2021
  2. BAN CHỈ ĐẠO TT Họ và tên Đơn vị/Chức vụ Nhiệm vụ 1. PGS.TS. Phạm Hồng Chương Hiệu trưởng Trưởng ban 2. PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn Phó trưởng Ban, Ban Kinh tế Trung ương Đồng Trưởng ban Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế 3. TS. Nguyễn Minh Sơn Đồng Trưởng ban của Quốc hội 4. PGS.TS. Bùi Đức Thọ Phó Hiệu trưởng Phó trưởng ban 5. GS.TS. Trần Thị Vân Hoa Phó Hiệu trưởng Ủy viên 6. GS.TS. Hoàng Văn Cường Phó Hiệu trưởng Ủy viên 7. PGS.TS. Tô Trung Thành Trưởng phòng, Phòng QLKH Ủy viên BAN TỔ CHỨC VÀ THƯ KÝ TT Họ và tên Đơn vị/Chức vụ Nhiệm vụ 1. PGS.TS. Bùi Đức Thọ Phó Hiệu trưởng Trưởng Ban 2. PGS.TS. Tô Trung Thành Trưởng phòng, Phòng QLKH Phó Trưởng ban 3. PGS.TS. Phạm Bích Chi Trưởng phòng, Phòng TCKT Ủy viên 4. ThS. Bùi Đức Dũng Trưởng phòng, Phòng Tổng hợp Ủy viên 5. TS. Nguyễn Đình Trung Trưởng phòng, Phòng QTTB Ủy viên 6. TS. Vũ Trọng Nghĩa Trưởng phòng, Phòng Truyền thông Ủy viên 7. TS. Lê Việt Thủy GĐ Trung tâm ƯDCNTT Ủy viên 8. TS. Đào Thanh Tùng Trưởng phòng, Phòng HTQT Ủy viên 9. ThS. Nguyễn Hoàng Hà Trưởng phòng, Phòng CTCT&QLSV Ủy viên 10. ThS. BS. Đặng Thị Huê Trưởng Trạm Y tế Ủy viên 11. TS. Trịnh Mai Vân Phó trưởng Phòng QLKH Ủy viên 12. CN. Bùi Huy Hoàn Phòng QLKH Ủy viên 13. TS. Nguyễn Đình Hưng Phòng QLKH Ủy viên 14. TS. Phạm Hương Thảo Phòng QLKH Ủy viên 15. ThS. Nguyễn Quỳnh Hương Phòng QLKH Ủy viên 16. ThS. Nguyễn Chí Dũng Phòng QLKH Ủy viên 17. ThS. Trương Văn Thanh Phòng QLKH Ủy viên 18. ThS. Bùi Hương Thảo Phòng QLKH Ủy viên 19. Bà Nguyễn Thy Nga V-Startup Ủy viên
  3. BAN BIÊN TẬP KỶ YẾU TT Họ và tên Đơn vị/Chức vụ Nhiệm vụ 1. PGS.TS. Phạm Hồng Chương Hiệu trưởng Trưởng ban 2. GS.TS. Trần Thọ Đạt Chủ tịch Hội đồng trường Phó trưởng ban 3. PGS.TS. Bùi Đức Thọ Phó Hiệu trưởng Phó trưởng ban 4. PGS.TS. Tô Trung Thành Trưởng phòng, Phòng QLKH Ủy viên 5. GS.TSKH. Lương Xuân Quỳ Hội đồng Khoa học và Đào tạo Ủy viên 6. GS.TS. Phan Công Nghĩa Hội đồng KH và ĐT Ủy viên 7. GS.TS. Hoàng Đức Thân Viện Thương mại và KTQT Ủy viên 8. GS.TS. Đỗ Đức Bình Viện TM và KTQT Ủy viên 9. GS.TS. Mai Ngọc Cường Tạp chí Kinh tế & Phát triển Ủy viên 10. GS.TS. Hoàng Văn Hoa Khoa Kinh tế học Ủy viên 11. GS.TS. Trần Minh Đạo Khoa Marketing Ủy viên 12. GS.TS. Ngô Thắng Lợi Khoa Kế hoạch và Phát triển Ủy viên
  4. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN MỤC LỤC PHẦN 1. TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM 1. PGS.TS. Bùi Đức Thọ, ThS. Phạm Xuân Nam 11 Kinh tế thế giới năm 2020 và triển vọng năm 2021 2. PGS.TS. Phạm Hồng Chương, ThS. Nguyễn Quỳnh Trang 28 Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19 3. ThS. Bùi Thị Bích Thuận 44 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới tác động của đại dịch COVID-19 4. ThS. Nguyễn Thị Thanh Hà 54 Tác động của đại dịch COVID-19 đối với kinh tế Việt Nam 5. ThS. Hồ Ngọc Khương 65 Kinh tế Việt Nam năm 2021: Cơ hội và thách thức 6. ThS. Phùng Ngọc Tùng 77 Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến kinh tế - xã hội Việt Nam: Thực tiễn và chính sách ứng phó hậu COVID-19 7. TS. Lê Thu Giang 85 Thực trạng và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam trước tác động của dịch bệnh COVID-19 8. ThS. Lê Thị Hương 93 Thành tựu - hạn chế của kinh tế Việt Nam năm 2020 và giải pháp phát triển kinh tế Việt Nam năm 2021 9. PGS.TS. Tô Đức Hạnh 103 Kinh tế Việt Nam năm 2021: Cơ hội, thách thức và triển vọng 10. ThS. Nguyễn Toàn Trí 113 Kinh tế Việt Nam năm 2021: Vượt qua thách thức, tăng trưởng bền vững 11. ThS. Nguyễn Hoàng Nam 123 Tác động của đại dịch COVID-19 đến hoạt động kinh tế tại Việt Nam 12. TS. Đặng Thị Hoài, ThS. Tống Thế Sơn 150 Phát triển kinh tế số Việt Nam thời kỳ đại dịch COVID-19: Thực trạng và giải pháp 13. TS. Lê Mai Trang, ThS. Ngô Hải Thanh, ThS. Đặng Thanh Bình 160 Các mô hình phục hồi kinh tế trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam trong thời gian tới 14. ThS. Vũ Bá Anh Tùng 171 Nhìn lại kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng phát triển năm 2021 15. ThS. Nguyễn Hồng Bắc 180 Cạnh tranh kinh tế Mỹ - Trung trong năm đầu đại dịch COVID-19 (2020) và hàm ý chính sách cho Việt Nam 16. PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng 191 Nhận xét ban đầu chính sách kinh tế Hoa Kỳ giai đoạn 2021 - 2025 và sự chuẩn bị với Việt Nam 5
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHẦN 2. CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ 17. ThS. Đinh Văn Linh 209 Hoàn thiện các chính sách pháp luật về tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 18. PGS.TS. Hà Quỳnh Hoa 219 Chính sách tiền tệ năm 2020: Ứng phó đại dịch COVID-19 19. PGS.TS. Nguyễn Đắc Hưng 230 Điều hành chính sách tiền tệ năm 2020: Dự báo và khuyến nghị cho giai đoạn tới 20. TS. Đặng Thị Hồng Hà, TS. Phạm Thu Huyền 240 Đánh giá các tác động tích cực và những tồn tại hạn chế của chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đối phó với đại dịch COVID-19 trong năm 2020 21. ThS. Nguyễn Thị Diệu, Đồng Thị Huệ 248 Chính sách thu hút FDI hậu COVID-19 nhằm phát triển bền vững nền kinh tế 22. ThS. Phan Ngọc Tấn 256 Phát triển các định chế tài chính phi ngân hàng ở Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ứng phó đại dịch COVID-19 23. ThS. Nguyễn Tiến Dũng, ThS. Lê Việt An 268 Chính sách kinh tế vĩ mô ứng phó với ảnh hưởng của đại dịch COVID-19: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam 24. ThS. Phạm Phương Thảo, Hoàng Đức Chính, Đỗ Thị Hoàng Xuyến, Phạm Minh Toàn, 280 Nguyễn Thị Thành Nhơn, Trần Thảo Nhi, Nguyễn Đức Mạnh, Nguyễn Đức Anh Hỗ trợ tài chính cho người lao động trong đại dịch COVID-19: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam 25. ThS. Nguyễn Thị Ngọc Yến 295 Thành công điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối trong giai đoạn nền kinh tế ứng phó đại dịch COVID-19 tạo điều kiện thu hút vốn FDI vào Việt Nam 26. ThS. Nguyễn Kiều Nga 305 Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam nhằm khôi phục và phát triển kinh tế năm 2021 27. ThS. Hồ Thị Mai Sương 317 Tác động của đại dịch COVID-19 và hiệu quả chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp Việt Nam 28 Hoàng Xuân Hòa, Trịnh Mai Vân, Nguyễn Văn Đại, Đèo Thị Thủy 328 Một số hàm ý chính sách nhằm đảm bảo tính bền vững của đầu tư từ ngân sách nhà nước trong bối cảnh mới của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 6
  6. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN PHẦN 3. CÁC NGÀNH VÀ CÁC KHU VỰC KINH TẾ 29. TS. Nguyễn Cảnh Hiệp 343 Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 30. ThS. Nguyễn Đức Khiêm 350 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trước tác động của đại dịch COVID-19 31. TS. Đỗ Anh Đức 362 Tác động của đại dịch COVID-19 đến ngành dịch vụ Logistics Việt Nam 32. ThS. Vũ Thị Thu Hằng 371 Giải pháp thúc đẩy ngành Du lịch Việt Nam phát triển trong đại dịch COVID-19 33. TS. Hoàng Nguyên Khai 381 Tái cơ cấu tổ chức tín dụng góp phần phát triển bền vững nền kinh tế ứng phó với đại dịch COVID-19: Dự báo và khuyến nghị cho thời gian tới 34. TS. Lê Văn Hải 389 Tháo gỡ vướng mắc về xử lý nợ xấu, khơi thông dòng vốn tín dụng ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vượt qua đại dịch COVID-19 35. TS. Lương Văn Hải 397 Hoạt động tín dụng và dịch vụ ngân hàng số trong điều kiện diễn biến của đại dịch COVID-19 năm 2020 và dự báo năm 2021 36. ThS. Nguyễn Quốc Phóng 404 Xu hướng phát triển số hóa và thanh toán điện tử của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ứng phó với đại dịch COVID-19 37. ThS. Thân Thị Vi Linh 413 Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán Việt Nam trong điều kiện đại dịch COVID-19 diễn biến kéo dài 38. TS. Nguyễn Văn Hưởng 421 Phân tích một số diễn biến tài chính quốc tế và trong nước tác động đến điều hành chính sách thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô 39. TS. Trần Phương Thúy 431 Hỗ trợ sản xuất trang thiết bị y tế chống dịch COVID-19 của Việt Nam: Chính sách và giải pháp phát triển sau đại dịch 40. TS. Nguyễn Thanh Huyền 439 Thị trường chứng khoán hướng đến minh bạch, ổn định và tăng trưởng 41. ThS. Dương Văn Bôn, TS. Châu Đình Linh 446 Tác động của đại dịch COVID-19 đến cho vay và nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam 7
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 42. TS. Nguyễn Hồng Cử 456 Kết nối thị trường trong bối cảnh đại dịch COVID-19 43. TS. Hoàng Hải Bắc 464 Phân tích và dự báo diễn biến nợ xấu do ảnh hưởng của dịch COVID-19 tác động đến cung ứng vốn tín dụng cho tăng trưởng nền kinh tế 44. ThS. Đào Đức Bùi 471 Khó khăn và thách thức của hoạt động ngân hàng đối với nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19 45. TS. Hà Thị Sáu 477 Cơ hội và thách thức của thanh toán điện tử trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam 46. ThS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn 486 Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất - nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19 47. PGS.TS. Lê Thanh Tâm, Nguyễn Thị Hà Trang, Ngô Thị Ngọc Ánh 496 Hành vi quản lý tài chính cá nhân trong bối cảnh đại dịch COVID-19: Nghiên cứu thực địa tại Việt Nam 48. Võ Ngọc Thanh Phương, Trần Thùy Trang, Khúc Thị Thu Trang, 509 Nguyễn Thị Ngọc Mai, Nguyễn Trần Thảo Uyên Khảo sát sự tác động của đại dịch COVID-19 đến thị trường chứng khoán Việt Nam 49. TS. Đậu Xuân Đạt, ThS. Trịnh Thùy Giang 523 Một số giải pháp phát triển mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu hàng dệt may hiện nay của Việt Nam 50. TS. Hoàng Văn Hùng 532 Chính sách tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển nông nghiệp - nông thôn và giảm nghèo bền vững góp phần phát triển kinh tế ứng phó hiệu quả với đại dịch COVID-19 51. TS. Lê Thị Anh 541 Tác động của đại dịch COVID-19 đến khả năng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam 52. ThS. Nguyễn Quốc Huy 550 Bất động sản công nghiệp: Điểm sáng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tại Việt Nam 53. ThS. Ngô Thanh Xuân, Trần Trương Thảo Vân, Nguyễn Thị Khánh Hòa 562 Thực trạng nợ xấu và các biện pháp xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19 54. ThS. Nguyễn Thị Hiên, TS. Hoàng Anh Tuấn, ThS. Trần Kim Anh 575 Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và các cú sốc kinh tế đến xuất khẩu của Việt Nam 55. PGS.TS. Phan Thế Công 587 Phát triển bền vững xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19 56. ThS. Phạm Thanh Dung 602 Đại dịch COVID-19 làm thay đổi môi trường kinh doanh và gia tốc tiến trình chuyển hóa số: Vấn đề và giải pháp 8
  8. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN 57. ThS. Nguyễn Thanh Lân, Lê Anh Minh, Nguyễn Cao Đức Anh, Nguyễn Dương Ngọc Minh 613 Chuyển đổi số trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam: Một số kết quả nghiên cứu ban đầu từ trải nghiệm của khách hàng về chất lượng website bất động sản 58. ThS. Ngô Thanh Xuân, Phí Kiều Trang, Dương Thu Thủy, Lại Đỗ Phương Anh 628 Thực trạng và bài học kinh nghiệm trong sử dụng công cụ phái sinh để phòng tránh rủi ro của các doanh nghiệp ngành Công nghiệp khai khoáng tại Việt Nam 59. PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai, Đinh Phan Thùy Dương, Phạm Thị Hương, Bùi Thị Huệ, 640 Phạm Thảo Nguyên, Phan Thị Phi Loan Thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) 60. ThS. Vũ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Hà My 648 Đại dịch COVID-19 làm thay đổi hành vi người tiêu dùng: Thách thức đối với doanh nghiệp 61. ThS. Trần Đức Thành, TS. Hoàng Thị Lan Hương 654 Rủi ro cảm nhận ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân sự ngành Khách sạn trong mùa dịch COVID-19 62. TS. Nguyễn Thị Hồng Nhâm 662 Thực trạng phát triển doanh nghiệp tư nhân và các chính sách hỗ trợ trong giai đoạn dịch COVID-19 63. TS. Đào Văn Thanh, ThS. Phạm Quốc Kiên, ThS. Dương Quốc Toản 669 Các nhân tố tác động đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các doanh nghiệp ngành Bưu chính - Viễn thông 9
  9. PHẦN 1 TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM
  10. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN 01. KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 PGS.TS. Bùi Đức Thọ*, ThS. Phạm Xuân Nam* Tóm tắt Sự lan rộng của đại dịch COVID-19 đã phủ bóng đen lên tăng trưởng toàn cầu năm 2020 và tạo ra cuộc suy thoái với quy mô và mức độ nghiêm trọng. GDP toàn cầu được dự báo là giảm đi 4,3% trong năm 2020. Điểm sáng hiếm hoi trong tăng trưởng kinh tế là khu vực Đông Á và Thái Bình Dương với tốc độ tăng trưởng ước đạt 0,9%. Thương mại thế giới trải qua giai đoạn gần như sụp đổ trong năm vừa qua với việc sản xuất bị ngưng trệ và các quốc gia đóng cửa biên giới. Tổng kim ngạch thương mại thế giới được dự đoán sụt giảm 9,5% trong năm 2020. Các dòng đầu tư quốc tế trong năm 2020 suy giảm trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng toàn cầu. Trong nửa đầu năm 2020, các thị trường tài chính chứng kiến sự tháo chạy lịch sử nhằm tìm kiếm sự an toàn khi những ảnh hưởng kinh tế của đại dịch COVID-19 trở nên rõ ràng. Tuy nhiên, các biện pháp can thiệp chính sách tích cực, thậm chí có phần táo bạo từ các ngân hàng Trung ương đã giữ cho hệ thống tài chính quốc tế không rơi vào khủng hoảng trong năm 2020. Điều kiện tín dụng trở nên dễ dàng hơn, tuy nhiên, ẩn chứa sau đó cũng là những rủi ro tiềm tàng, bao gồm tỷ lệ nợ tăng cao và bảng cân đối kế toán yếu hơn từ các ngân hàng thương mại. Từ khóa: Kinh tế thế giới, COVID-19, tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư Bài viết này đánh giá chung về kinh tế thế giới năm 2020 thông qua đánh giá về tăng trưởng kinh tế chung, thương mại và đầu tư quốc tế. Bài viết cũng đánh giá tình hình kinh tế tại một số bạn hàng lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN; và phân tích một số thị trường hàng hóa và tài chính. Phần cuối cùng, các tác giả đưa ra một số triển vọng kinh tế năm 2021. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 11
  11. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 1. XU HƯỚNG CHUNG CỦA KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2020 Tăng trưởng kinh tế Bảng 1. Tăng trưởng một số chỉ tiêu kinh tế thế giới (%) 2020e 2020e 2020e   2016 2017 2018 2019 (WB) (IMF) (UN DESA) Thế giới (GDP) 2,6 3,2 3,0 2,3 -4,3 -3,5 -4,3 Các nền kinh tế phát triển (GDP) 1,7 2,4 2,2 1,6 -5,4 -4,9 -5,6 Mỹ 1,6 2,4 3,0 2,2 -3,6 -3,4 -3,9 Châu Âu 1,9 2,5 1,9 1,3 -7,4 -7,2 -7,4 Nhật Bản 0,6 1,9 0,6 1,1 -5,3 -5,1 -5,4 Các thị trường mới nổi và nền 4,2 4,5 4,3 3,6 -2,6 -2,4 -2,5 kinh tế đang phát triển (GDP) Trung Quốc 6,7 6,8 6,6 6,1 2,0 2,3 2,4 Indonesia 5,0 5,1 5,2 5,0 -2,2 Thái Lan 3,4 4,0 4,1 2,4 -6,5 Các nhóm quốc gia (GDP) Quốc gia có thu nhập cao 1,7 2,4 2,2 1,6 -5,4 Quốc gia đang phát triển 4,3 4,8 4,4 3,7 -2,3 Quốc gia có thu nhập thấp 5,0 5,5 4,4 4,0 -0,9 Giá trị thương mại 2,6 5,9 4,3 1,1 -9,5 -9,6 -7,6 Giá dầu -15,6 23,3 29,4 -10,2 -33,7 -32,7 Giá hàng hóa phi năng lượng -2,8 5,5 1,7 -4,2 2,2 6,7 Nguồn: WB (2020), IMF (2021), UN DESA (2021) Sự lan rộng của đại dịch COVID-19 phủ bóng đen lên tăng trưởng toàn cầu năm 2020 và tạo ra cuộc suy thoái với quy mô và mức độ nghiêm trọng ở mức tương đương với các cuộc chiến tranh thế giới. Dịch bệnh và những biện pháp phong tỏa và đóng cửa đã khiến hàng triệu người tử vong và hàng trăm triệu người phải rơi vào cảnh nghèo đói. Theo báo cáo của WB (2021), GDP toàn cầu được ước tính giảm 4,3% trong năm 2020. Trong đó, nhóm các nền kinh tế phát triển giảm 5,4% khi các hy vọng về hồi phục kinh tế trong giai đoạn cuối năm lại bị dập tắt với sự bùng phát trở lại của COVID-19 với các biến thể dễ lây lan hơn. Cụ thể, mức suy thoái kinh tế của Mỹ là 3,6%; của khu vực châu Âu là 7,4% và của Nhật Bản là 5,3%. Trong khi đó, nhóm các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển giảm 2,6% trong năm 2020, lý do mức giảm này ít hơn đáng kể so với nhóm các nền kinh tế phát triển đến từ sự hồi phục nhanh chóng của Trung Quốc. Nếu không tính Trung Quốc, tăng trưởng GDP bình quân ở nhóm các nước này là -5% với suy thoái kinh tế diễn ra ở 80% các nền kinh tế, mức ảnh hưởng nghiêm trọng hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những nền kinh tế chịu khủng hoảng nặng nề nhất bao gồm những quốc gia phụ thuộc vào du lịch (Thái Lan, các đảo ở khu vực Caribe, Maldives), quốc gia có sự bùng phát dịch bệnh lớn (Mexico, Ấn Độ, Argentina) hay các quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hàng hóa (Ecuador, Oman). 12
  12. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN Trong một báo cáo khác, Vụ Các vấn đề Kinh tế và Xã hội của Liên Hiệp Quốc (UN DESA) (2021) cũng ước lượng GDP của nhóm G20 (nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, vốn chiếm khoảng 80% tổng GDP toàn cầu) giảm 4,1% trong năm 2020, với nước duy nhất trong nhóm có tăng trưởng dương là Trung Quốc. Giữa các khu vực trên thế giới, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là châu Âu và các nước Nam Á, trong khi khu vực Đông Nam Á và các nước Đông Phi có mức sụt giảm ít nhất. Theo Ngân hàng Thế giới (WB) (2021), tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương ước đạt 0,9% trong năm 2020, là khu vực hiếm hoi trên thế giới vẫn giữ được mức tăng trưởng dương. Ảnh hưởng của COVID đến nền kinh tế ở các quốc gia trong khu vực này ở các mức độ rất khác nhau, phụ thuộc nhiều vào mức độ bùng phát của dịch bệnh trong nước cũng như hiệu ứng lan tỏa từ sự suy giảm kinh tế toàn cầu. Ở Trung Quốc và Việt Nam, số ca nhiễm được giữ ở mức thấp, quá trình trở lại sản xuất của các doanh nghiệp là nhanh chóng và ổn định, kết hợp với các biện pháp hỗ trợ tích cực đến từ đầu tư công ở Trung Quốc và khu vực FDI ở Việt Nam, đã giữ cho mức tăng trưởng năm 2020 ở cả hai nước này trên 2%. Các nước còn lại trong khu vực có mức sụt giảm hoạt động kinh tế đáng kể trong năm 2020, với GDP trung bình khu vực giảm 4,3% với tốc độ tăng trưởng tại 2/3 số quốc gia và khu vực giảm ở nhiều hơn 7% so với mức bình quân dài hạn. Khu vực châu Âu và Trung Á là khu vực chịu ảnh hưởng lớn bởi đại dịch với gần 9,5 triệu ca nhiễm tính đến thời điểm cuối năm 2020. Diễn biến dịch bệnh ở khu vực này có xu hướng lắng đi ở giai đoạn giữa năm, nhưng lại bùng lên nhanh chóng trong những tháng cuối năm, làm cho nhiều quốc gia phải tiếp tục hoặc tái thiết lập các biện pháp phong tỏa. GDP bình quân khu vực châu Âu giảm 2,9% trong năm 2020, với hầu hết các nền kinh tế đều trong trạng thái suy giảm và 2/3 số quốc gia nhận ảnh hưởng nặng nề hơn so với khủng hoảng kinh tế 2007 - 2008. Đại dịch được ước tính là sẽ làm mất đi ít nhất là 5 năm trong tăng trưởng thu nhập đầu người ở ít nhất 20% số nền kinh tế. Phần còn lại của thế giới cũng trải qua suy giảm nặng nề trong năm 2020: khu vực Mỹ Latinh và Caribe giảm 6,9%; khu vực Trung Đông và Bắc Phi giảm 5,0%; khu vực Nam Á giảm 6,7% và khu vực châu Phi nội Sahara giảm 3,7%. Quá trình suy giảm trên đã dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và thu nhập hộ gia đình giảm, qua đó tạo ra những hệ quả đáng lo ngại về tình trạng nghèo đói cũng như bất bình đẳng trong xã hội. UN DESA (2021) ước lượng rằng số người sống trong nghèo đói đã tăng lên 131 triệu riêng trong năm 2020 và xu thế này sẽ còn kéo dài trong những năm tiếp theo. Mục tiêu Thiên niên kỷ về xóa bỏ nghèo đói cùng cực trước năm 2030 nhiều khả năng sẽ không thể được hoàn thành. Thương mại thế giới Thương mại thế giới trải qua một năm giảm mạnh với việc sản xuất bị ngưng trệ và các quốc gia đóng cửa biên giới trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh. Theo WB (2021), tổng kim ngạch thương mại thế giới giảm 9,5% trong năm 2020 (so sánh với mức tăng trưởng năm 2019 là 1,9%), mức giảm tương đương với Khủng hoảng kinh tế thế giới 2009. Trong cơ cấu, thương mại hàng hóa sụt giảm sâu nhưng lại hồi phục nhanh hơn so với thương mại dịch vụ ở nửa sau của 13
  13. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA năm, phản ánh đặc trưng của đại dịch là nó khiến người tiêu dùng sử dụng thu nhập vào hàng hóa nhiều hơn, trong khi hạn chế tiêu dùng các dịch vụ đòi hỏi giao tiếp mặt đối mặt với người khác. Một số điểm sáng trong xu thế tự do hóa thương mại quốc tế của năm 2020 là sự ra đời của các Hiệp định Khu vực tự do thương mại châu Phi (African Continental Free Trade Area) và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP - Regional Comprehensive Economic Partnership) giữa các nước ASEAN và một số đối tác thương mại lớn. Thỏa thuận thương mại hậu Brexit giữa Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu mới được công bố gần đây cũng được coi như một bước tiến trong việc giảm tính bất định trong tương lai của thương mại quốc tế. Trong một diễn biến khác, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc tuy không leo thang nhưng các mức thuế nhập khẩu cao vẫn còn có hiệu lực, xu thế hội nhập quốc tế dường như đang bị chậm lại và không đạt được nhiều bước tiến đáng kể. Các khu vực khác nhau cũng chịu ảnh hưởng bởi đại dịch ở những mức độ khác nhau. Khu vực Đông Á phục hồi nhanh hơn các khu vực khác do hầu hết các nước trong khu vực đều có thể hạn chế và ngăn ngừa thành công sự lây lan của đại dịch. Một số nền kinh tế như Trung Quốc, Đài Loan hay Việt Nam đã có lại mức tăng trưởng dương ngay từ quý III của năm 2020. Những nền kinh tế này thậm chí còn được hưởng lợi ở một số ngành xuất khẩu như thiết bị điện tử và viễn thông (phục vụ nhu cầu chuyển đổi số cũng như làm việc từ xa), trang thiết bị y tế và đồ bảo hộ cá nhân. Ở chiều ngược lại, thương mại ở các khu vực như châu Phi, châu Âu và Bắc Mỹ có sự sụt giảm đáng kể và chưa có dấu hiệu hồi phục trong năm 2020. Một số ngành vốn chiếm tỷ trọng rất lớn trong thương mại quốc tế như sản xuất xe hơi hay hàng may mặc đã giảm mạnh, xuất phát từ chuỗi cung ứng bị gián đoạn cũng như cầu tiêu dùng yếu. Đầu tư thế giới và các dòng vốn dịch chuyển giữa các khu vực Hình 1. Cơ cấu FDI toàn cầu và khu vực kinh tế (tỷ USD) 3.70 44.44 55.56 Nền kinh tế phát triển Nền kinh tế đang phát triển Nền kinh tế chuyển đổi Thế giới 1080 1540 Nền kinh tế chuyển đổi 40 55 Mỹ Latinh và Caribe 100 164 Châu Á 330 474 Châu Phi 35 45 Nền kinh tế đang phát triển 480 685 Bắc Mỹ 240 297 Châu Âu 300 429 Nền kinh tế phát triển 600 800 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2020 2019 Nguồn: UNCTAD, 2021 14
  14. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN Các dòng đầu tư quốc tế trong năm 2020 suy giảm trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng toàn cầu. Khi cầu tiêu dùng yếu, doanh nghiệp phải đóng cửa tạm thời, rủi ro kinh doanh gia tăng, rất nhiều các kế hoạch mở rộng sản xuất đã phải hủy bỏ hoặc bị trì hoãn. Theo Liên Hiệp Quốc (UN) (2021), tổng vốn đầu tư cho tài sản cố định đã giảm 13% trong năm 2020, cao hơn nhiều so với mức sụt giảm trong năm 2009. FDI tiếp tục giảm sút do ảnh hưởng từ những bất ổn trong chính sách toàn cầu, triển vọng kinh tế xấu đi và sụt giảm niềm tin của các nhà đầu tư do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Năm 2020, FDI toàn cầu ước đạt mức 1,08 nghìn tỷ USD, giảm 29,8% so với mức 1,54 nghìn tỷ USD năm 2019 (UNCTAD, 2020), trong đó bị ảnh hưởng nặng nề nhất là khu vực du lịch, vận chuyển, giải trí và xuất nhập khẩu dầu và khí đốt. Các dòng vốn cho thấy sự suy giảm ở tất cả các khu vực trên thế giới. Theo Báo cáo giám sát xu hướng đầu tư của UNCTAD, FDI đến các quốc gia phát triển ở mức thấp kỉ lục, giảm hơn 25% xuống mức 600 tỷ USD trong năm 2020 từ mức 800 tỷ USD năm 2019. Chỉ số mua bán và sáp nhập (M&A) trong những tháng đầu năm 2020 đã ghi nhận mức suy giảm hơn 50% so với năm 2019. Dòng vốn đầu tư chảy vào các nền kinh tế đang phát triển giảm 30% so với năm 2019. Tại khu vực châu Âu, FDI chảy vào khối này đã giảm 30,1% chỉ đạt mức 300 tỷ USD. FDI chảy vào khu vực Bắc Mỹ cũng cùng trong đà suy giảm khi chỉ đạt 240 tỷ USD tương ứng giảm 19,2. FDI giảm mạnh 39% ở các khu vực Mỹ Latinh và Caribe, giảm 22,2% ở khu vực châu Phi. FDI vào các nước châu Á đang phát triển đạt mức 330 tỷ USD, sụt giảm 30,4%, tuy nhiên vẫn chiếm một phần ba tổng FDI toàn cầu. FDI vào Đông Á trong năm nay là điểm sáng khi giữ ổn định ở mức 125 tỷ USD. Điều này phần lớn được giải thích là do dòng chảy đầu tư đến Hồng Kông (Trung Quốc) tăng 22%. Dòng vốn FDI vào Trung Quốc trong năm nay trở nên khá linh hoạt. Trong nửa đầu năm 2020, dòng vốn vào Trung Quốc đạt 76 tỷ USD, chỉ giảm 4%. Vốn chảy vào các nền kinh tế đang chuyển đổi giảm 27,3% xuống mức 40 tỷ USD. 2. DIỄN BIẾN KINH TẾ MỘT SỐ NƯỚC BẠN HÀNG LỚN CỦA VIỆT NAM Mỹ Năm 2020, GDP Mỹ giảm 3,6%, quay ngược chiều so với mức tăng 2,4% của năm 2019 và 3% năm 2018 (WB, 2021). Lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, kinh tế Mỹ có tăng trưởng âm với mức độ lớn hơn mức suy giảm 2,54% của năm 2009. Trong nửa đầu năm 2020, tăng trưởng của Mỹ giảm sút lớn gấp 3 lần mức sụt giảm đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh từ mức 3,5% trong tháng Hai lên tới 14,7% trong tháng Tư. Tại thời điểm đó, các gói hỗ trợ kinh tế được đưa ra (với quy mô lên tới 12% GDP cho đến thời điểm tháng Mười), vượt xa các biện pháp tương tự được sử dụng trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu - đã góp phần cho sự phục hồi mạnh mẽ vào đầu quý III). Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức 7,95 vào tháng Chín. Tuy nhiên, ngay sau đó, đà hồi phục bị cắt ngắn bởi sự bùng phát trở lại của đại dịch tại nhiều bang khác nhau. Đáng lưu ý trong diễn biến kinh tế Mỹ 2020 là sự tăng lên đáng kể của tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình, đạt mức 13,6% vào tháng Mười, cao hơn nhiều so với mức trung bình 8,0% trước đại dịch. Hiện tượng này, ngoài nguyên nhân từ sự suy giảm của cầu tiêu dùng và sự gia tăng của chuyển 15
  15. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA giao thu nhập của Chính phủ (thông qua séc cứu trợ), còn thể hiện sự không chắc chắn của người dân Mỹ vào tương lai nền kinh tế khi họ không cho rằng thu nhập thường xuyên của mình thực sự tăng lên. Ngoài ra, mặc dù ảnh hưởng của cú sốc tiêu cực từ đại dịch là rất lớn, nhưng hệ thống tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại (NHTM) Mỹ, vẫn hoạt động tốt và không gặp vấn đề gì về nguồn vốn hay thanh khoản. Hình 2. Diễn biến kinh tế Mỹ, 2010 - 2020 (%) 12.0 10.0 9.6 8.9 8.1 8.0 7.4 6.2 6.0 5.3 4.9 4.4 3.9 3.7 4.0 3.2 2.9 2.9 2.6 2.5 2.4 2.4 2.2 2.1 2.1 2.2 1.6 1.8 1.6 1.6 1.8 2.0 1.6 1.5 1.3 0.1 0.0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tăng trưởng Lạm phát Thất nghiệp Nguồn: WB (2021) Liên minh châu Âu (EU) Hoạt động kinh tế của khu vực châu Âu đã sụt giảm nghiêm trọng với mức tăng trưởng -7,8% cho khối EU-27, giảm từ mức 1,1% năm 2019 (WB, 2021). Ngay sau đợt bùng phát đầu tiên ở Trung Quốc vào quý I năm 2020, số lượng ca nhiễm cũng như tử vong do COVID-19 ở các nước châu Âu đã tăng lên rất cao, khiến nhiều quốc gia phải tiến hành những biện pháp mạnh để ngăn chặn dịch bệnh như phong tỏa và cách ly trên phạm vi rộng. Điều này đã dẫn đến sự đình trệ trong nhiều bộ phận của nền kinh tế, đồng thời bắt đầu một chuỗi đô-mi-nô các ảnh hưởng tiêu cực. Tình hình dịch bệnh dường như được cải thiện hơn trong mùa hè, nhưng sau đó lại trở lại mạnh mẽ vào cuối tháng Mười với sự tái bùng phát tại một loạt các quốc gia như Pháp, Đức, Ý, Anh… Mức độ nghiêm trọng của đại dịch tại các quốc gia trong khu vực cũng tương đối khác nhau. Bỉ, Pháp, Ý và Tây Ban Nha chịu ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng về cả mặt y tế lẫn kinh tế, trong khi ảnh hưởng của đại dịch tới nền kinh tế Đức ở mức hạn chế hơn. Một số lĩnh vực dịch vụ quan trọng đối với nền kinh tế của khu vực - đặc biệt là du lịch - suy giảm mạnh và khó có khả năng phục hồi, ít nhất là cho đến khi tình hình đại dịch được kiểm soát và trở nên ổn định hơn, cải thiện niềm tin vào sự an toàn của việc tiếp xúc trực tiếp. Điều này gây ra những khó khăn lớn cho những nền kinh tế phục thuộc nhiều vào du lịch, ví dụ như những quốc gia ở phía Nam trong khu vực Địa Trung Hải. Ngược lại, bất chấp tình hình đại dịch ngày càng tồi tệ, các ngành sản xuất vẫn tiếp tục đà phục hồi, dưới sự hỗ trợ bởi nhu cầu nhập khẩu gia tăng từ các phần còn lại của thế giới. Điều này giúp Đức, nước có ngành công nghiệp chế biến chế tạo mạnh, có sự hồi phục nhanh hơn ở nửa sau của năm. 16
  16. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN Đại dịch cũng ảnh hưởng lớn tới thị trường lao động, theo UN DESA (2021), tỷ lệ thất nghiệp khu vực tăng từ 6,6% năm 2019 lên tới 7,5% vào tháng Chín năm 2020, với mức cao nhất là tại Hy Lạp (16,8% vào tháng Bảy năm 2020) và Tây Ban Nha (16,5% vào tháng Bảy năm 2020). Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cũng tăng hơn 2% so với cùng kỳ lên mức 17,1% trong tháng Chín. Tình hình kinh tế bất lợi đã khiến nhiều quốc gia phải thực hiện các biện pháp tài khóa quyết liệt, bao gồm việc hỗ trợ tiền lương, hỗ trợ thanh khoản và giảm/hoãn thuế. Tuy nhiên, quy mô và ảnh hưởng của các biện pháp này còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng ngân sách của các quốc gia trước đại dịch. Liên minh Châu Âu cũng cho phép các nước được phép phá vỡ giới hạn thâm hụt ngân sách 3% GDP và nợ công 60% GDP trước đây cho các mục tiêu hỗ trợ y tế, doanh nghiệp và người lao động. EU cũng cho phép các Chính phủ đồng phát hành nợ, đây sẽ là nguồn tài trợ chính cho kế hoạch hồi phục trị giá 750 tỷ Euro của khu vực. Hình 3. Tăng trưởng, lạm phát và thất nghiệp ở một số nước châu Âu, 2010 - 2020 (%) Nguồn: WB (2021) Nhật Bản Tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản năm 2020 ước tính giảm 5,3%, so với mức 1,1% của năm 2019 (WB, 2021). Việc sớm kiểm soát một cách có hiệu quả sự bùng phát của COVID-19, cùng với các biện pháp hỗ trợ tài chính ở quy mô chưa từng có, đã giúp cho nền kinh tế bắt đầu hồi phục với mức tăng trưởng dương từ quý III/2020, sau ba quý liên tiếp nền kinh tế bị suy giảm. Trong thời điểm này, nợ của các doanh nghiệp không thuộc khu vực tài chính cũng tăng mạnh từ 1.754 tỷ yên lên 1.852 tỷ yên, thể hiện việc nhiều doanh nghiệp phải sử dụng các quỹ cho vay khẩn cấp. Trong quý III/2020, mặc dù nhiều biện pháp nới lỏng tiền tệ được đưa ra, nhưng quá trình hồi phục cũng tỏ ra yếu ớt do các hộ gia đình vẫn giữ thái độ thận trọng trong chi tiêu, trong khi khối doanh nghiệp không tiếp tục mở rộng sản xuất. Thất nghiệp trong nền kinh tế cũng tăng từ mức 2,4% trong tháng Một lên mức 3,0% trong tháng Chín, phản ánh triển vọng ảm đạm cho lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như thu nhập của người lao động. 17
  17. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hình 4. Diễn biến kinh tế Nhật Bản, 2010 - 2020 (%) 6.00 4.00 2.00 0.00 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 -2.00 -4.00 -6.00 Tăng trưởng Lạm phát Thất nghiệp Nguồn: WB (2021) Trung Quốc Là nước đầu tiên chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, nền kinh tế Trung Quốc đã trải qua nhiều biến động trong suốt năm 2020. Các biện pháp phong tỏa được thực hiện sớm và đã thành công trong việc kịp thời ngăn chặn sự lan rộng của dịch bệnh. Từ nước dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm cũng như tử vong từ COVID-19, đến cuối năm 2020, Trung Quốc thậm chí còn không nằm trong danh sách 50 nước có số ca nhiễm cao nhất. Theo báo cáo WB (2021), tăng trưởng GDP năm 2020 của Trung Quốc giảm tốc xuống còn ước tính 2% (2,4% trong báo cáo tháng Một năm 2021 của UN DESA) - tốc độ chậm nhất kể từ năm 1976, nhưng đã cao hơn các dự báo trước đó, nhờ vào việc kiểm soát tốt đại dịch và hỗ trợ kích thích từ đầu tư công. Sau khi giảm sâu ở mức 6,8% trong Quý I/2020, nền kinh tế Trung Quốc đã chuyển nhanh từ hồi phục sang tăng trưởng dương từ Quý II/2020 trở đi, với sự khởi sắc của các ngành sản xuất công nghiệp và xuất khẩu. Sự phục hồi này tuy vững chắc nhưng không đồng đều ở các khu vực và ngành, với dịch vụ tiêu dùng đi sau sản xuất công nghiệp. Trong năm vừa rồi, sự tăng trưởng của nhập khẩu đã làm giảm tốc độ phục hồi của xuất khẩu, góp phần làm tăng thặng dư tài khoản vãng lai. Các chính sách tài khóa và tiền tệ để phục hồi nền kinh tế đã dẫn đến thâm hụt Chính phủ và tổng nợ Chính phủ tăng mạnh. Hình 5. Diễn biến kinh tế Trung Quốc, 2010 - 2020 (%) 12.00 10.00 8.00 6.00 4.00 2.00 0.00 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tăng trưởng Lạm phát Thất nghiệp Nguồn: WB (2021) 18
  18. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN Hàn Quốc Tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong năm 2020 ở mức thấp nhất trong một thập kỷ qua dưới tác động của COVID-19. Tăng trưởng GDP quý II năm 2020 đạt 2,7%, quý III chỉ đạt 1,3%. Tiêu dùng tư nhân giảm 4,4% do tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao. Trong khi đó, tiêu dùng của khu vực công tăng 5,8% do việc thực hiện những chính sách hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhằm giảm bớt tác động của đại dịch. Đầu tư tư nhân vẫn được duy trì ở mức cao và đóng góp vào tăng trưởng 0,6%. Trong báo cáo tháng Mười hai năm 2020, GDP Hàn Quốc được ADB ước tính giảm 0,9% trong năm 2020, ít hơn dự kiến ​​ trước đó vào tháng Sáu. Lạm phát từ tháng Một đến tháng Mười vẫn được giữ nguyên ở mức 0,5% do giá nhiên liệu toàn cầu và nhu cầu nội địa giảm (ADB, 12/2020). ASEAN Trong báo cáo tháng Mười hai năm 2020 của mình, ADB ước lượng mức tăng trưởng GDP của khu vực ASEAN giảm 4,4% năm 2020, sâu hơn so với mức ước lượng được đưa ra trong báo cáo tháng Chín (giảm 3,8%). Sự phát triển của đại dịch trong các tháng cuối năm đã làm giảm triển vọng tăng trưởng cho Indonesia, Malaysia và Philippines, khiến tổ chức này phải điều chỉnh giảm ước lượng tăng trưởng GDP ở các quốc gia này. Mặt khác, thành công trong việc mở cửa lại nền kinh tế tại Brunei, Thái Lan và Việt Nam lại làm tăng triển vọng tăng trưởng GDP ở đây. Tại Indonesia, tiêu dùng tư nhân và đầu tư giảm sâu so với 2019. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 7,1% ở tháng Tám năm 2020, mức cao nhất kể từ tháng Tám năm 2011. COVID-19 đã làm ảnh hưởng đến gần 30 triệu người do cắt giảm công việc, việc làm bị đình chỉ, hoặc mất việc làm. Với sự suy yếu tiếp tục tiếp diễn, GDP ước lượng giảm 2,2% trong năm 2020 (ABD 12/2020). Trong quý III/2020, nền kinh tế Malaysia đã có sự hồi phục đáng kể khi đạt được mức tăng trưởng 2,7%, đặc biệt là sau quý II khi GDP nước này sụt giảm đến 17,1%. Sự cải thiện trong hoạt động kinh tế có được là nhờ cầu tiêu dùng tăng và xuất khẩu các sản phẩm điện tử và thiết bị y tế được mở rộng. Đầu tư và tiêu dùng tư nhân có mức giảm ít hơn trong quý III/2020, trong khi chi tiêu công cho hàng hóa và dịch vụ tăng. Ngoài ra, cán cân thương mại lần đầu tiên có chuyển biến tích cực kể từ quý III năm 2019. Lệnh giãn cách xã hội và hạn chế tiếp xúc đã được sử dụng để ứng phó với sự gia tăng đột biến về số ca COVID-19 vào tháng Mười sẽ tiếp tục làm giảm tiêu dùng và sản xuất trong quý IV. Áp lực từ việc hoạt động du lịch bị hạn chế và nhu cầu với hàng hóa xuất khẩu thấp hơn khiến GDP Indonesia được ước lượng là giảm 6,0% trong cả năm (ABD 12/2020). Nền kinh tế Philippines có mức sụt giảm 10,0% trong giai đoạn từ tháng Một đến tháng Chín năm 2020, phản ánh sự cắt giảm tiêu dùng và ngưng trệ của hoạt động sản xuất dưới thời đại dịch. Tỷ lệ thất nghiệp được cải thiện nhưng vẫn ở mức cao 10,0% vào tháng Bảy, mức tiêu dùng hộ gia đình giảm từ 15,3% trong quý II lên 9,3% trong quý III khi nền kinh tế dần mở cửa trở lại và kiều hối từ người lao động ở nước ngoài tăng. Tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục được cải thiện lên 8,7% trong tháng Mười. Mặt khác, đầu tư cho tài sản cố định giảm 36,5% trong quý II và 37,1% trong quý III. Chi tiêu Chính phủ tiếp tục tăng nhưng với tốc độ giảm dần. Dự báo GDP cho năm 2020 giảm 8,5% vì tiêu dùng hộ gia đình và đầu tư đã giảm nhiều hơn dự kiến (ABD 12/2020). 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2