intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới (Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia)

Chia sẻ: Tư Khấu Quân Tường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:940

17
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn "Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới" tập hợp các bài viết khoa học và được chia thành 3 phần: Phần 1 - Kinh tế thế giới và tác động đến Việt Nam; Phần 2 - Tổng quan kinh tế Việt Nam; Phần 3 - Phát triển ngành và doanh nghiệp;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung cuốn kỷ yếu!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới (Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia)

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH 2024
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI BAN CHỈ ĐẠO TT Họ và tên Đơn vị/Chức vụ Nhiệm vụ 1 GS.TS. Phạm Hồng Chương Hiệu trưởng Trưởng ban 2 PGS.TS. Nguyễn Thành Hiếu Phó Hiệu trưởng Phó Trưởng ban 3 PGS.TS. Bùi Đức Thọ Chủ tịch Hội đồng Trường Ủy viên 4 PGS.TS. Bùi Huy Nhượng Phó Hiệu trưởng Ủy viên 5 GS.TS. Tô Trung Thành Trưởng phòng Quản lý khoa học Ủy viên Trường mời 6 TS. Nguyễn Đức Hiển Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Đồng Trưởng ban Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế 7 TS. Nguyễn Minh Sơn Đồng Trưởng ban của Quốc hội BAN TỔ CHỨC VÀ THƯ KÝ TT Họ và tên Đơn vị/Chức vụ Nhiệm vụ 1 PGS.TS. Nguyễn Thành Hiếu Phó Hiệu trưởng Trưởng ban 2 GS.TS. Tô Trung Thành Trưởng phòng Quản lý khoa học Phó Trưởng ban 3 PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi Trưởng phòng Tài chính - Kế toán Ủy viên 4 PGS.TS. Hồ Đình Bảo Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Ủy viên 5 ThS. Bùi Đức Dũng Trưởng phòng Tổng hợp Ủy viên 6 TS. Nguyễn Đình Trung Trưởng phòng Quản trị thiết bị Ủy viên 7 TS. Vũ Trọng Nghĩa Trưởng phòng Truyền thông Ủy viên 8 TS. Đào Thanh Tùng Trưởng phòng Hợp tác quốc tế Ủy viên Phó Trưởng phòng Công tác 9 TS. Trương Đình Đức Ủy viên chính trị và Quản lý sinh viên
  3. TT Họ và tên Đơn vị/Chức vụ Nhiệm vụ 10 TS. Đỗ Văn Sang Phó Giám đốc Nhà xuất bản Ủy viên 11 ThS. Vũ Trí Tuấn Bí thư Đoàn Thanh niên Ủy viên 12 TS. Phạm Xuân Nam Khoa Kinh tế học Ủy viên 13 TS. Trịnh Mai Vân Phó Trưởng phòng Quản lý khoa học Ủy viên 14 ThS. Bùi Huy Hoàn Phòng Quản lý khoa học Ủy viên 15 TS. Nguyễn Đình Hưng Phòng Quản lý khoa học Ủy viên 16 TS. Phạm Hương Thảo Phòng Quản lý khoa học Ủy viên 17 ThS. Nguyễn Quỳnh Hương Phòng Quản lý khoa học Ủy viên 18 ThS. Nguyễn Chí Dũng Phòng Quản lý khoa học Ủy viên 19 ThS. Trương Văn Thanh Phòng Quản lý khoa học Ủy viên 20 ThS. Bùi Hương Thảo Phòng Quản lý khoa học Ủy viên BAN BIÊN TẬP TT Họ và tên Đơn vị/Chức vụ Nhiệm vụ 1 GS.TS. Phạm Hồng Chương Hiệu trưởng Trưởng ban 2 GS.TS. Tô Trung Thành Trưởng phòng Quản lý khoa học Phó Trưởng ban Chủ tịch Hội đồng Khoa học 3 GS.TS. Trần Thọ Đạt Ủy viên và Đào tạo Khoa Bất động sản và Kinh tế 4 GS.TS. Hoàng Văn Cường Ủy viên tài nguyên 5 GS.TS. Hoàng Đức Thân Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế Ủy viên 6 GS.TS. Đỗ Đức Bình Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế Ủy viên 7 GS.TS. Hoàng Văn Hoa Khoa Kinh tế học Ủy viên 8 GS.TS. Ngô Thắng Lợi Khoa Kế hoạch và Phát triển Ủy viên 9 GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn Khoa Quản trị kinh doanh Ủy viên 10 GS.TS. Trần Thị Vân Hoa Khoa Khoa học quản lý Ủy viên 11 GS.TS. Lê Quốc Hội Tổng Biên tập Nhà xuất bản Ủy viên 12 GS.TS. Giang Thanh Long Khoa Kinh tế học Ủy viên 13 ThS. Bùi Huy Hoàn Phòng Quản lý khoa học Ủy viên
  4. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI MỤC LỤC PHẦN 1. KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM 1 TỔNG QUAN KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 16 PGS.TS. Bùi Đức Thọ, TS. Phạm Xuân Nam, ThS. Nguyễn Ngọc Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 2 TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023, TRIỂN VỌNG NĂM 2024 VÀ 37 CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH GS.TS. Phạm Hồng Chương, GS.TS. Tô Trung Thành, TS. Phạm Xuân Nam Trường Đại học Kinh tế Quốc dân TS. Nguyễn Quỳnh Trang Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư 3 TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2023, DỰ BÁO NĂM 2024 VÀ 62 KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC CHO KINH TẾ VIỆT NAM PGS.TS. Trần Việt Dũng, ThS. Nguyễn Nhật Minh Học viện Ngân hàng 4 BẢO ĐẢM TÍNH THỰC CHẤT TRONG CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC HỘI NHẬP 77 KINH TẾ THẾ GIỚI PHỨC TẠP VÀ BẤT ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 5 QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TỪ NĂM 2018 93 ĐẾN NĂM 2023 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ThS. Bùi Thu Huyền Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì 6 CHIẾN LƯỢC “TRUNG QUỐC + 1” (CHINA-PLUS-ONE STRATEGY) VÀ LỢI THẾ 106 CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Thảo Quỳnh Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại Thành phố Hồ Chí Minh 7 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE ĐẾN 116 XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TS. Lê Mai Trang, ThS. Trần Kim Anh SV. Lê Thị Ngọc Anh, SV. Vương Thị Nguyệt Anh, SV. Dương Thị Thái Bảo SV. Nguyễn Thị Thu Hương, SV. Nguyễn Thị Thương Trường Đại học Thương mại 5
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 8 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU XANH CỦA CÁC 128 DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ThS. NCS. Ngô Thanh Xuân, SV. Nguyễn Ngọc Linh, SV. Lại Phương Anh SV. Nguyễn Gia Linh, SV. Đặng Mỹ Hạnh, SV. Nguyễn Thu Hằng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 9 TÁC ĐỘNG CỦA THỂ CHẾ CHÍNH THỨC VÀ PHI CHÍNH THỨC ĐẾN KẾT QUẢ 143 ĐỔI MỚI CẤP QUỐC GIA: HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM TS. Trần Lan Hương, SV. Trần Thu Hằng, SV. Đinh Văn Tiên Sơn SV. Nguyễn Thảo Vân, SV. Lê Trí Tâm Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 10 CHÍNH SÁCH THUẾ XANH THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH: KINH NGHIỆM 163 QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TS. Trịnh Chi Mai Học viện Ngân hàng 11 CÚ SỐC PHI TRUYỀN THỐNG VÀ RỦI RO LÂY LAN TRONG HỆ THỐNG 182 NGÂN HÀNG HOA KỲ: THẢO LUẬN VÀ ĐỊNH HÌNH CHO CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM Võ Tâm Dũng, ThS. Tô Công Nguyên Bảo Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh PHẦN 2. TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM 12 TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO 204 NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA TS. Phạm Ngọc Thắng Nguyên Hàm Vụ trưởng, Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương HVCH. Trịnh Nguyễn Anh Khôi, ThS.NCS. Ngô Kim Phượng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân SV. Nguyễn Minh Châu Đại học Cardiff Metropolitan, Vương quốc Anh 13 THÚC ĐẨY VIỆC LÀM XANH GÓP PHẦN PHỤC HỒI TỔNG CẦU VÀ HƯỚNG TỚI 219 MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TS. Hoàng Thị Huệ, Nguyễn Hải Anh, Nguyễn Cao Hà Trang, Nguyễn Hải Nam Nguyễn Khánh Hằng, Nguyễn Thu Thảo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 14 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 230 ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền SV. Ngô Duy Chương, SV. Nguyễn Vũ Quỳnh Anh SV. Lê Thu Trang, SV. Nguyễn Văn Huy Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 6
  6. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 15 THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG 249 Ở VIỆT NAM TRONG NĂM 2024 ThS. Nguyễn Phạm Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 16 THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO TỈNH QUẢNG NINH VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 260 ThS. Vũ Thị Kim Chi Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Phương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 17 THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG NỘI ĐỊA ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG 272 BỐI CẢNH MỚI PGS.TS. Đỗ Anh Đức Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 18 CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH BẮC KẠN: THỰC TRẠNG 279 VÀ GIẢI PHÁP PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Phương, ThS. Nguyễn Thị Thùy Trang Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ThS. Đỗ Thị Lan Anh, TS. Hoàng Khánh Vân Trường Đại học Lao động - Xã hội TS. Phan Thị Thanh Loan Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 19 ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ 292 KHUYẾN NGHỊ CHO NĂM 2024 PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân TS. Nguyễn Tố Tâm Trường Đại học Điện lực TS. Phan Thị Thanh Loan Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 20 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 302 VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TẠO SỨC BẬT MỚI CHO NỀN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC TS. Bùi Ngọc Hà Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì 21 KINH TẾ THỦ ĐÔ HÀ NỘI NĂM 2023 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP NĂM 2024 313 TS. Nguyễn Minh Tuân Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội 22 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO TỔNG CẦU KINH TẾ VIỆT NAM: DỰ BÁO 321 NĂM 2024 VÀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN NGHỊ SV. Nguyễn Tấn Thành, ThS. Võ Công Hậu Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh 7
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 23 TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI TRONG BỐI CẢNH BÌNH THƯỜNG MỚI: 335 THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ TS. Phùng Thanh Quang, Nguyễn Thị Phương Thảo Vũ Thị Minh Anh, Ngô Thị Diệu Hương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 24 ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ICT) ĐẾN 346 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CẤP TỈNH TẠI VIỆT NAM TS. Nguyễn Nguyệt Minh, SV. Hồ Ngọc Minh Anh, SV. Lê Thị Thu, SV. Nguyễn Thị Minh Ngọc SV. Phạm Phương Anh, SV. Trần Bá Thái Sơn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 25 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO NĂM 2024 – GÓC NHÌN 359 TỪ BA ĐỘNG LỰC TĂNG TRƯỞNG TỔNG CẦU ThS. Trương Quang Vĩ Thành đoàn Hà Nội ThS. Nguyễn Ngọc Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 26 THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - EU SAU BA NĂM EVFTA CÓ HIỆU LỰC: 372 THỰC TRẠNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH TS. Đinh Viết Hoàng, SV. Nguyễn Hương Giang, SV. Lê Thị Mai Trang SV. Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, SV. Vũ Thị Lan Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 27 VAI TRÒ CỦA DÒNG VỐN FDI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA 384 VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP PGS.TS. Nguyễn Việt Hùng, Hoàng Thị Bích Loan Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 28 THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU NĂM 2023 – TẠO ĐÀ BỨT PHÁ NĂM 2024 394 ThS. Đinh Mai Hương, TS. Đồng Thị Hà Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 29 ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ GIẢM THUẾ SUẤT VÀ GIA HẠN 403 THỜI HẠN NỘP THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG NĂM 2023 Ở VIỆT NAM VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO ThS. Đinh Văn Linh Học viện Ngân hàng 30 THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN LOGISTICS XANH HƯỚNG ĐẾN 411 NÂNG CAO HIỆU QUẢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ, VIỆT NAM SV. Cao Yến Nhi, ThS. Hoàng Thu Hằng Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 8
  8. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 31 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2023 429 PGS.TS. Hà Quỳnh Hoa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 32 KINH TẾ VIỆT NAM 2023 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA NĂM 2024 438 TS. Hoàng Xuân Hòa Văn phòng Quốc hội TS. Trịnh Mai Vân Trường Đại học Kinh tế Quốc dân SV. Hoàng Phương Linh Đại học Eötvös Loránd, Hungary SV. Trịnh Nguyễn Nhật Minh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 33 NHÌN LẠI CÔNG TÁC KIỂM SOÁT LẠM PHÁT NĂM 2023 CỦA VIỆT NAM VÀ 461 MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ CHO NĂM 2024 ThS. Nguyễn Toàn Trí Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh ThS. Dương Thị Mộng Thường Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh 34 KHÔI PHỤC TỔNG CẦU ĐỂ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG TRONG NĂM 2024: 470 NHÌN TỪ GÓC ĐỘ XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM PGS.TS. Phạm Thị Kiên, TS. Bùi Xuân Dũng Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 35 TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CON NGƯỜI ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NỀN 480 KINH TẾ VIỆT NAM TS. Nguyễn Đăng Núi, ThS. Nguyễn Khắc Đức Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 36 THÚC ĐẨY TÍN DỤNG XANH VÀO CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG TẠI VIỆT NAM: 489 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TS. Phùng Thanh Quang, Vũ Thị Minh Anh Ngô Thị Diệu Hương, Nguyễn Thị Phương Thảo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 37 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG TRUNG HÒA 499 CARBON CHO CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ VIỆT NAM TS. Lê Huy Huấn, Nguyễn Duy Hưng, Hoàng Minh Quân Hà Việt Hoàng, Nguyễn Huyền Trang Trường Đại học Kinh tế Quốc dân TS. Nguyễn Thị Đào Học viện Ngân hàng 9
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 38 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH 511 THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TS. Hà Diệu Linh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 39 VẬN DỤNG MÔ HÌNH SWOT TRONG ĐÁNH GIÁ HỢP TÁC THƯƠNG MẠI - 517 ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRUNG ĐÔNG ThS. Hồ Diệu Huyền Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và châu Phi - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 40 THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG 530 TS. Đồng Thị Hà, ThS.NCS. Vũ Thị Thanh Huyền Trường Đại học Kinh tế Quốc dân PHẦN 3. PHÁT TRIỂN NGÀNH VÀ DOANH NGHIỆP 41 TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ SỐ ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 542 NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VIỆT NAM PGS.TS. Bùi Huy Nhượng, GS.TS. Tô Trung Thành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân TS. Nguyễn Quỳnh Trang Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư 42 HOÀN THIỆN THỂ CHẾ TẠO ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG 560 ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ThS. Nguyễn Thành Phương, Trần Thị Thu Vân, Trần Hoàng Tuấn Đạt Trường Đại học Nam Cần Thơ 43 ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ ĐẾN BẤT BÌNH ĐẲNG CHI TIÊU 571 TẠI VIỆT NAM PGS.TS. Vũ Hoàng Ngân, Nguyễn Thị Bích Trâm, Lê Phan Tuấn Đạt Nguyễn Linh Ngọc, Nguyễn Tú Tuệ Minh, TS. Hoàng Thị Huệ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 44 FINTECH TÁC ĐỘNG ĐẾN SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG CỦA NGÂN HÀNG 585 THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM TS. Trần Thị Kim Nhung, Nguyễn Thị Nguyệt Ánh, Ngô Thị Hà Vi Tăng Thị Thảo Nhung, Phạm Linh Ngân, Dương Hồng Ngọc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 45 ĐO LƯỜNG QUY MÔ KINH TẾ SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ – 601 CÁCH TIẾP CẬN CỦA OECD PGS.TS. Trần Thị Bích Trường Đại học Kinh tế Quốc dân TS. Nguyễn Quỳnh Trang Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ThS. Nguyễn Thị Huyền Tổng cục Thống kê 10
  10. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 46 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN VÀ CHẤT LƯỢNG 612 THỂ CHẾ TỚI SỰ ỔN ĐỊNH NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Chi, SV. Phạm Thị Ngọc Minh SV. Ngô Lê Minh Tùng, SV. Phạm Khánh Linh SV. Nguyễn Thị Mỹ Quyên, SV. Nguyễn Huyền My Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 47 KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI KHI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 623 TÁI CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THEO CHU KỲ SỐNG TS. Khúc Thế Anh, SV. Trần Bá Ngọc Khôi, SV. Lưu Thị Phương Anh SV. Nguyễn Hồng Anh, SV. Nguyễn Thị Minh, SV. Phan Thị Thu Thủy Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 48 NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ VÀ CHUYỂN DỊCH 637 CƠ CẤU LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TS. Nguyễn Kế Nghĩa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 49 ẢNH HƯỞNG CỦA NĂNG LỰC ĐỘNG TRONG TỔ CHỨC ĐẾN HIỆU QUẢ 652 XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU TRONG BỐI CẢNH MÔI TRƯỜNG SỐ HÓA SAU ĐẠI DỊCH COVID-19 PGS.TS. Nguyễn Xuân Hưng, Nguyễn Như Hải Lưu Thị Ngọc Huyền, Tạ Ngọc Mai Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 50 TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN CHI TRẢ CỔ TỨC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 668 NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TS. Trần Thị Lan Phương, Nguyễn Thị Hiền Anh, Phạm Trọng Nghĩa Lê Hà Diệu Ly, Nguyễn Lê Diệu Linh, Nguyễn Hà Phương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 51 TÁC ĐỘNG CỦA CHỈ SỐ KINH TẾ VĨ MÔ TỚI GIÁ CỔ PHIẾU NGÀNH NGÂN HÀNG 689 VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Chi Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 52 NHỮNG ĐÓNG GÓP CHO NỀN KINH TẾ CỦA NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN 702 VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG CHO NĂM 2024 ThS. Võ Thị Hoài Trường Đại học Sài Gòn 53 HIỆU ỨNG ĐÁM ĐÔNG VÀ TÂM LÝ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG 710 CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TS. Bùi Kiên Trung, Vũ Ngọc Mai, Nguyễn Thu Huyền Nguyễn Mai Chi, Vũ Hoàng Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 11
  11. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 54 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG 733 THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THỜI KỲ 2021 - 2023 TS. Trương Thị Hoài Linh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 55 TÁC ĐỘNG CỦA VỐN TRÍ TUỆ ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG 747 THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ThS.NCS. Lê Đức Hoàng, Lại Quỳnh Anh, Ngô Thu Hằng Nguyễn Phương Linh, Nguyễn Trần Khánh Nhã, Bùi Lan Phương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 56 NHU CẦU VÀ SỰ HÀI LÒNG TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI CÔNG DÂN TRONG 760 MÔI TRƯỜNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG PGS.TS. Phạm Văn Tuấn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ThS. Nguyễn Hoàng Giang Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Nguyễn Tú Quyên, Bùi Thị Thanh Tâm, Lưu Hà Phương, Nguyễn Cẩm Nhung Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 57 XÁC ĐỊNH THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ QUÁ MỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐIỆN 789 NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM QUA MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG PGS.TS. Lê Thanh Tâm SV. Bùi Thu Hà, SV. Nguyễn Thị Kiều Duyên SV. Dương Thùy Trang, SV. Quách Thị Diễm Quỳnh, SV. Phạm Thủy Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 58 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY 807 BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN TRONG THỜI KỲ VUCA: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM PGS.TS. Lê Thanh Tâm, SV. Bùi Trần Nguyệt Anh SV. Lê Thu Trang, SV. Phạm Trọng Quân, SV. Ngô Duy Chương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 59 THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) VÀ HIỆU QUẢ 828 HOẠT ĐỘNG: NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Thúy Hồng, SV. Đồng Mỹ Hằng, SV. Nguyễn Quỳnh Anh SV. Vũ Nguyệt Nga, SV. Nguyễn Anh Thư Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 60 TÁC ĐỘNG CỦA SỰ CẠNH TRANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN TÍNH 844 ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM PGS.TS. Hà Quỳnh Hoa, Nguyễn Hà Linh, Phạm Trần Xuân Anh Bùi Tuệ Minh, Triệu Nguyệt Hương, Bùi Quang Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 12
  12. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 61 TÀI CHÍNH KHÍ HẬU VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG TÀI CHÍNH KHÍ HẬU CHO 854 VIỆT NAM TS. Nguyễn Đình Đáp Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 62 THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH NHẰM GIA TĂNG 865 TỔNG CẦU VÀ HỖ TRỢ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ PGS.TS. Lê Thanh Tùng Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 63 BẢO LÃNH CỦA CHÍNH PHỦ CHO CÁC NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH Ở 873 VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ TS. Nguyễn Cảnh Hiệp Ngân hàng Phát triển Việt Nam TS. Vũ Thị Tâm Thu Kho bạc Nhà nước Hà Nội 64 QUẢN TRỊ TRI THỨC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH 884 CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch Trường Đại học Hà Nội TS. Nguyễn Hữu Đồng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 65 ĐÁNH GIÁ DU LỊCH VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN 892 NĂM 2024 PGS.TS. Phạm Trương Hoàng, TS. Vũ Nam, TS. Nguyễn Thị Quỳnh Trang Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 66 XU HƯỚNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TRONG BỐI CẢNH 904 “KHỦNG HOẢNG ĐA CHIỀU”: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐẶT RA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM TS. Nguyễn Bích Ngọc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 67 NGUỒN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHO PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG 917 TÁI TẠO TẠI VIỆT NAM TS. Đỗ Thị Thu Thủy, TS. Trịnh Mai Vân Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 68 THÚC ĐẨY NHU CẦU SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ THÔNG TIN KHÍ HẬU DỰA 931 TRÊN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG PGS.TS. Nguyễn Công Thành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân NCS. Lương Vân Lam Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; Tổ chức Liên minh Đa dạng Sinh học Quốc tế và Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT) 13
  13. PHẦN 1 KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM
  14. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 01. TỔNG QUAN KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 PGS.TS. Bùi Đức Thọ*, TS. Phạm Xuân Nam* ThS. Nguyễn Ngọc Anh* Tóm tắt Năm 2023 tiếp tục lại là một năm đầy khó khăn và thử thách với kinh tế toàn cầu, dẫn đến tăng trưởng yếu, thấp hơn so với tăng trưởng năm 2022 cũng như những dự báo trước đó. Thương mại thế giới giảm do tổng cầu suy yếu cùng với lãi suất cao từ chính sách tiền tệ thắt chặt không chỉ ảnh hưởng đến tiêu dùng và hoạt động đầu tư mà còn gây sức ép lên nợ công ở một số quốc gia. Bên cạnh đó, rủi ro còn tiềm ẩn từ những bất ổn địa chính trị gia tăng, thiên tai và biến đổi khí hậu. Kinh tế thế giới năm 2024 được dự báo sẽ phục hồi yếu và sẽ còn phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức lớn do những diễn biến phức tạp sau thời kỳ Covid-19. Các rủi ro mới của kinh tế thế giới, trong đó chủ yếu là bất ổn địa chính trị và cạnh tranh giữa các nước lớn, tiếp tục tạo ra những thay đổi và tác động đến nền kinh tế toàn cầu trong trung và dài hạn. Từ khóa: bất ổn địa chính trị, dự báo, kinh tế thế giới, phục hồi, rủi ro 1. XU HƯỚNG CHUNG CỦA KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2023 1.1. Tăng trưởng và lạm phát chung của thế giới Sau một năm 2022 với nhiều biến động, nền kinh tế thế giới năm 2023 tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và nguy cơ tiềm ẩn, bắt nguồn từ những vấn đề như: chuỗi cung ứng bị gián đoạn, tổng cầu suy giảm, chính sách tiền tệ thắt chặt, nợ công thế giới tăng cao và các vấn đề an ninh lương thực, thiên tai, biến đổi khí hậu. Đặc biệt, bất ổn địa chính trị ngày càng gia tăng, bao gồm: xung đột quân sự giữa Nga - Ukraine, chiến sự giữa Hamas - Israel, và gần đây nhất là những căng thẳng giữa Mỹ và lực lượng Houthi tại Biển Đỏ, đang đe dọa kinh tế toàn cầu. Theo ước tính của của các tổ chức quốc tế (Quỹ Tiền tệ * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 16
  15. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Quốc tế - IMF, Liên minh châu Âu - EU, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD và Ngân hàng Thế giới - WB), tăng trưởng kinh tế năm 2023 của hầu hết các quốc gia đều thấp hơn năm 2022 và thấp hơn mức kỳ vọng. Cụ thể, ước lượng về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 nằm trong khoảng từ 2,6% (WB) đến 3,1% (IMF), thấp hơn so với năm 2022 và tiếp tục đà suy giảm từ năm 2021. Trong số đó, các nền kinh tế phát triển có mức tăng trưởng chung là 1,5% (giảm đáng kể so với mức tăng 2,5% của năm 2022, theo số liệu của WB). Điểm sáng là sự phục hồi của kinh tế Mỹ với mức tăng trưởng ấn tượng 2,5% (cao hơn so với mức 1,9% của năm 2022), vượt xa những dự đoán ảm đạm ở thời điểm một năm trước. Trái lại, khu vực châu Âu tăng trưởng chậm lại với tốc độ 0,4% (giảm từ mức 3,4% của năm 2022). Nhật Bản cũng cho thấy sự cải thiện trong tăng trưởng với tốc độ 1,8% (từ mức 1,0% trong năm 2022). Bảng 1. Tăng trưởng một số chỉ tiêu kinh tế thế giới (%) 2023e   2018 2019 2020 2021 2022 (WB) Tăng trưởng GDP Thế giới 3,0 2,3 -3,4 5,9 3,0 2,6 Các nền kinh tế phát triển 2,2 1,6 -4,6 5,3 2,5 1,5 Mỹ 3,0 2,2 -3,4 5,9 1,9 2,5 Châu Âu 1,9 1,3 -6,4 5,3 3,4 0,4 Nhật Bản 0,6 1,1 -4,5 2,2 1,0 1,8 Các thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển 4,3 3,6 -1,7 6,7 3,7 4,0 Trung Quốc 6,6 6,1 2,2 8,1 3,0 5,2 Indonesia 5,2 5,0 -2,1 3,7 5,3 5,0 Thái Lan 4,1 2,4 -6,1 1,5 2,6 2,5 Các nhóm quốc gia Quốc gia có thu nhập cao 2,2 1,6 -4,6 5,5 2,8 1,5 Quốc gia có thu nhập trung bình 4,4 3,7 -1,4 7,2 3,4 4,3 Quốc gia có thu nhập thấp 4,4 4,0 1,3 4,2 4,8 3,5 Giá trị thương mại 4,3 1,1 -8,2 11,1 5,6 0,2 Giá dầu 29,4 -10,3 66,4 41,8 -16,8 Giá hàng hóa phi năng lượng 1,7 -4,7 32,7 8,9 -9,8 Lạm phát thế giới IMF (10/2023) Toàn cầu 4,7 8,7 6,9 Các nền kinh tế phát triển 3,1 7,3 4,6 Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển 5,9 9,8 8,5 OECD (9/2023) G20 - 7,8 6,0 Khu vực đồng Euro - 8,4 5,5 ADB (9/2023) Các nền kinh tế đang phát triển châu Á - 4,4 3,6 Đông Nam Á - 5,1 4,3 Nguồn: WB (2024), IMF (2023), OECD (2023), ADB (2023) 17
  16. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Nhóm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển có mức tăng trưởng tốt hơn so với năm 2022, đạt tốc độ 4,0% (so với mức 3,7% của một năm trước đó). Lý do chính cho sự phục hồi này là sự trỗi dậy trở lại của nền kinh tế Trung Quốc. Sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện chính sách “Zero Covid”, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2023 đã đạt mức 5,2%, tăng đáng kể so với mức 3,0% của năm 2022. Nếu loại bỏ Trung Quốc, tăng trưởng trung bình của nhóm này chỉ đạt mức 3,2%. Ở nhóm các quốc gia ASEAN, tăng trưởng GDP trong năm 2023 không được như mức dự báo hồi đầu năm và thấp hơn so với năm 2022. Lý do chủ yếu là sự sụt giảm trong đơn hàng xuất khẩu do cầu tiêu dùng yếu ở các nước phát triển, kết hợp với mặt bằng lãi suất cao và tín dụng khó khăn làm suy yếu cầu nội địa. Cụ thể, có thể nhắc tới Việt Nam (tăng trưởng 5,05% so với mức 7% của năm 2022); Malaysia (tăng trưởng 3,8% so với mức 5,4% của năm 2022); và Philippines (tăng trưởng 5,7% so với mức 6,5% của năm 2022). Bảng 2. Số liệu tăng trưởng kinh tế thế giới từ một số tổ chức quốc tế Tăng trưởng toàn cầu 2022 2023 IMF 3,5 3,1 OECD 3,1 2,9 WB 3,0 2,6 Fitch Ratings 2,9 2,9 Nguồn: IMF (2024), OECD (2024), WB (2024), Fitch Ratings (2024) Giá cả hàng hóa biến động liên tục trong những năm gần đây do chính sách kích thích kinh tế của các quốc gia sau đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Tỷ lệ lạm phát của kinh tế thế giới tăng vọt từ 4,7% (năm 2021) lên 8,7% vào (năm 2022), cao hơn rất nhiều so với con số xấp xỉ 3,2%, mức bình quân giai đoạn 2015 - 2020.1 Dự kiến lạm phát sẽ giảm xuống còn 6,9% vào năm 2023,2 và 5,8% vào năm 2024, do tác động từ việc siết chặt chính sách tiền tệ kết hợp với các nỗ lực bình ổn giá cả hàng hóa của các quốc gia đang diễn ra có hiệu quả. Lạm phát của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển cao hơn rất nhiều so với các nền kinh tế phát triển và khoảng cách này ngày càng tăng (IMF, 2023). Ước tính của IMF về lạm phát năm 2023 của các nền kinh tế phát triển là 4,6%; lạm phát của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển là 8,5%. Tuy nhiên, sang năm 2024, trong khi các nền kinh tế phát triển có thể kiểm soát lạm phát về mức 3,0%, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển được dự báo lạm phát vẫn duy trì ở mức 7,8%. Đến năm 2028, lạm phát của các nền kinh tế mới dần đi về mức ổn định trước năm 2021. Đối với các nền kinh tế đang phát triển châu Á và Đông Nam Á, theo dự báo của ADB, lạm phát năm 2023 lần lượt là 3,6%, 4,3%, và sẽ giảm vào năm 2024. 1 Số liệu IMF. 2 Nguyên nhân chính khiến lạm phát năm 2023 giảm là do: giá cả hàng hóa quốc tế giảm (IMF); sự đảo chiều giá năng lượng (OECD) (Từ tháng 6/2023, cắt giảm sản lượng của OPEC+ làm tăng giá năng lượng, phần giảm được bù đắp bởi gia tăng sản lượng của các quốc gia ngoài OPEC-, đặc biệt là Mỹ). 18
  17. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 1.2. Thương mại thế giới Theo báo cáo tháng 01/2024 của WB, tổng kim ngạch thương mại hàng hóa dịch vụ thế giới gần như không thay đổi trong năm 2023, với mức tăng trưởng được ước tính là 0,2% (thấp hơn nhiều so với mức tăng 4% của năm 2022). Nếu bỏ qua các giai đoạn khủng hoảng kinh tế, đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 50 năm qua. Trong khi đó, theo báo cáo của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), hoạt động thương mại trên thế giới trong năm 2023 dự kiến giảm 5% so với năm 2022, tương đương giảm khoảng 1,5 nghìn tỷ USD xuống dưới 31 nghìn tỷ USD. IMF nhận định tăng trưởng thương mại thế giới dự kiến sẽ giảm từ 5,2% năm 2022 xuống chỉ còn 0,9% vào năm 2023, trước khi cải thiện lên 3,5% vào năm 2024 (IMF, 2023), thấp hơn nhiều so với mức trung bình 4,9% của giai đoạn 2000 - 2019. Hình 1. Các chỉ số mô tả biến động thương mại quốc tế 138 136.3 115 109.7 110.4 135.5 136 134.5 134.7 110 134 133.2 103 132.5 131.4 131.4 100.7 105 132 129.7 99.5 98.7 99 100 99.1 130.8 130 128.8 96.2 95.6 100 128 126.7 92.2 95 126 90 124 122 85 120 80 Khối lượng thương mại toàn cầu Chỉ số thương mại hàng hoá Ghi chú: Trục trái: Chỉ số khối lượng thương mại toàn cầu (CPB); Trục phải: Chỉ số thương mại hàng hóa (WTO) Nguồn: CPB (2023), WTO (2024) Suy giảm thương mại phản ánh nhu cầu toàn cầu giảm, gia tăng cơ cấu dịch vụ trong nước, tác động trễ của tăng giá đồng USD và gia tăng các rào cản thương mại toàn cầu. Thương mại toàn cầu giảm một phần là do xuất khẩu kém hiệu quả của các nền kinh tế phát triển ở Đông Á, một phần chịu ảnh hưởng từ nhu cầu sụt giảm ở các nước phát triển. Các yếu tố tiêu cực cùng xuất hiện như lạm phát dai dẳng và lãi suất cao ở Mỹ và EU, sự phục hồi kém ấn tượng hơn dự báo của nền kinh tế Trung Quốc sau đại dịch Covid-19 và các dư chấn kéo dài của xung đột tại Ukraine cũng làm giảm khối lượng giao dịch thương mại trên khắp thế giới.1 1.3. Dòng vốn FDI toàn cầu Số liệu UNCTAD cho thấy, tổng giá trị dòng vốn FDI toàn cầu năm 2023 đạt 1,37 nghìn tỷ USD, tăng 3% so với năm 2022. Kết quả này có được bất chấp những nghi ngờ về nguy cơ suy thoái hồi đầu năm. Tuy nhiên, bất ổn kinh tế và mặt bằng lãi suất cao cũng gây ra ảnh hưởng đáng kể đến môi trường đầu tư toàn cầu. 1 Theo chuyên gia Kinh tế trưởng của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Ralph Ossa. 19
  18. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Trên thực tế, nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng của dòng vốn FDI toàn cầu trong năm 2023, theo các chuyên gia của UNCTAD, chính là thu hút đầu tư từ các quốc gia có ưu đãi về thuế ở châu Âu, gồm: Luxembourg và Hà Lan. Hai quốc gia này đã giúp FDI ròng khu vực châu Âu tăng từ mức âm 150 tỷ USD năm 2022 lên dương 141 tỷ USD trong năm 2023. Bỏ qua số liệu ở những thiên đường thuế này, dòng vốn FDI vào EU giảm 23% trong năm 2023, trong khi dòng vốn FDI toàn cầu giảm 18%. Hình 2. Số liệu FDI toàn cầu năm 2023 1600 40 1365 29 1400 30 1200 20 1000 841 3 10 800 0 -1 0 584 0 600 524 -9 -12 377 -10 400 -23 209 200 70 -20 48 0 -30 Thế giới Các nước Châu Âu Bắc Mỹ Các nước Châu Phi Châu Mỹ Châu Á phát triển đang phát latinh và triển Caribbean Giá trị FDI (Tỷ USD) Tăng trưởng so với 2022 (%) Ghi chú: Trục trái: Giá trị FDI (tỷ USD); Trục phải: Tăng trưởng 2023 (%) Nguồn: UNCTAD (2024) Tại các nền kinh tế đang phát triển, giá trị FDI giảm 9% so với năm 2022 xuống còn 841 tỷ USD, với sự suy giảm ở hầu hết các khu vực. FDI vào các nước châu Á đang phát triển giảm 12% trong khi dòng vốn vào các nước châu Phi giảm 1%. Các nước ASEAN báo cáo mức giảm FDI lên tới 16% trong năm 2023. Tuy nhiên, khu vực này vẫn được coi là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư bởi mức tăng trưởng cao từ các nước như: Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, thể hiện ở mức tăng 16% trong số lượng các dự án đầu tư mới. 1.4. Diễn biến kinh tế một số nước bạn hàng lớn của Việt Nam 1) Mỹ Năm 2023 đánh dấu một giai đoạn khởi sắc mới của nền kinh tế Mỹ khi tốc độ tăng trưởng cao hơn và các nỗ lực chống lạm phát tỏ ra hiệu quả. Tính trung bình cả năm, kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,5%, cao hơn đáng kể so với mức 1,9% của năm 2022. Đồng thời, mức tăng trưởng này cao hơn nhiều so với kỳ vọng từ đầu năm của nhiều chuyên gia phân tích. Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế Mỹ đến từ tiêu dùng cá nhân và chi tiêu công. Trong quý IV, tiêu dùng cá nhân của người Mỹ tăng 2,8%, trong khi chi tiêu của Chính phủ liên bang và chính quyền các bang tăng lần lượt 2,5% và 3,7%. Mức gia tăng tốt của tiêu dùng được hỗ trợ bởi những tín hiệu khả quan từ thị trường lao động cũng như ưu đãi trong chính sách thuế giúp tăng thu nhập khả dụng của các hộ gia đình. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2