intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỳ hoa dị thảo part 4

Chia sẻ: Askjhdkajd Dakjdkad | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

65
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chữa bệnh trĩ Nếu trĩ bị sưng đau lấy lá mồng tơi rửa sách, giã nhuyễn đắp vào chỗ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi với cá diếc (ăn cả cái và nước) rất hiệu nghiệm. Chữa khó chịu, hơi thở nóng Khi người khó chịu, mũi thở ra hơi nóng thì nấu canh rau mồng tơi thái nhỏ với cua đồng giã nát ăn vào các buổi trưa, rất công hiệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỳ hoa dị thảo part 4

  1. Chữa bệnh trĩ Nếu trĩ bị sưng đau lấy lá mồng tơi rửa sách, giã nhuyễn đắp vào chỗ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi với cá diếc (ăn cả cái và nước) rất hiệu nghiệm. Chữa khó chịu, hơi thở nóng Khi người khó chịu, mũi thở ra hơi nóng thì nấu canh rau mồng tơi thái nhỏ với cua đồng giã nát ăn vào các buổi trưa, rất công hiệu. Những thực phẩm giúp giã rượu Khi trong gia đình có người quá chén, bạn nên lấy rau cần giã vắt lấy nước cho uống. Bài thuốc đơn giản này không những có thể giã rượu mà còn giúp người say không bị choáng váng khi đã tỉnh Những thực phẩm giúp giã rượu Khi trong gia đình có người quá chén, bạn nên lấy rau cần giã vắt lấy nước cho uống. Bài thuốc đơn giản này không những có thể giã rượu mà còn giúp người say không bị choáng váng khi đã tỉnh. Dưới đây là một số cách giã rượu bằng đồ ăn thức uống rất hiệu quả. Bạn hãy ghi nhớ thật kỹ để đề phòng khi có ai đó trong gia đình bị "quá chén" thì "cấp cứu" được kịp thời. Giấm 60 g, đường đỏ 15 g, gừng 3 lát, hòa lẫn rồi cho uống. Búp rau cải trắng rửa sạch, thái sợi, cho đường và giấm để ăn, một lát sau sẽ giã rượu. Củ cải sống giã nát, vắt lấy nước, thêm chút đường đó cho dễ uống, uống liên tục nhiều lần sẽ tỉnh ra. Củ mã thầy rửa sạch, gọt vỏ, ăn sống hoặc giã lấy nước uống. Mía rửa sạch, róc vỏ, ép hoặc nghiền nát, chắt lấy nước cho người say uống dần, vài lần sẽ tỉnh. Đậu xanh 100 g, cam thảo 12 g ninh nhừ, ăn cả nước lẫn cái. Mứt hồng ăn 2-4 quả một lần, uống nước nóng. Cũng có thể giã nát hồng cho ăn hoặc cho ăn cả quả. Đậu chao (đậu phụ để chua) 30 g, hành khô 5 củ, nấu canh ăn cả nước lẫn cái. Cà phê đặc cho uống nhiều lần, dùng khi người say có hiện tượng thiếp đi. Trà đặc uống nhiều lần. Chất tamin trong trà có thể khử độc cồn cấp tính, chữa trị các hiện tượng hôn mê, ức chế hô hấp. Uống nước cơm: Cồn gặp nước cơm sẽ tạo nên hiện tượng kết tủa, từ đó có thể giảm bớt lượng cồn bị hấp thu. Củ sắn dây 25-50 g (hoặc hoa sắn dây 10-15 g) nấu nước uống. Ngó sen tươi thái thành sợi, thành miếng, trộn với đường và giấm để ăn. Cũng có thể giã ngó sen, vắt lấy nước uống. Rau cần vắt lấy nước uống, không những có thể giã rượu mà còn giúp người say không bị choáng váng khi tỉnh rượu. Cam hoặc quýt 5 quả vắt lấy nước uống. Bạch Công Tấn sưu t ầm
  2. Trứng muối một quả, ăn từ từ với giấm. Ăn các loại quả chua như vải, táo tây, cam, quýt hoặc dâu tươi. Nếu không có quả tươi, có thể lấy quả khô đun với nước, cho đường vào uống. Nước giải khát chữa bệnh từ quả mướp Cập nhật lúc 02h04" , ngày 05/07/2006 Từ mướp, bạn có thể chế nước giải khát cho người cao huyết áp, viêm thận, viêm gan: Mướp tươi 300 g, táo tây 200 g, chanh 50 g; mướp và táo ép lấy nước, hòa với nước chanh và ít đường phèn. Nước này mát bổ, lợi tiểu, giúp hạ huyết áp, cân bằng gan. Mướp, theo dược học cổ truyền, có công dụng sinh tân dịch, chống ho, thanh nhiệt, làm tan đờm, mát máu, giải độc, an thai, thông sữa. Nó được dùng chữa các chứng bệnh như sốt cao phiền khát, viêm họng, viêm phế quản, trĩ, băng lậu, khí hư, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm bể thận, mụn nhọt, ung thũng, sản phụ sữa không thông, táo bón... Ngoài canh mướp, bạn có thể chế biến các món dược thiện khác từ loại quả này: Mướp tươi 500 g, đường trắng vừa đủ. Mướp rửa thật sạch, cắt nhỏ, ép lấy nước (dùng máy ép là tốt nhất) rồi hòa với đường trắng, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt, hóa đàm, tiêu viêm, trị ho. Mướp tươi 500 g, khổ qua 200 g, đường trắng lượng vừa đủ. Mướp gọt vỏ, khổ qua bỏ ruột, rửa sạch, thái vụn rồi ép lấy nước, hòa đường trắng, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Giải nắng nóng, làm sáng mắt, hóa đàm, tiêu viêm, chữa ho. Mướp tươi 500 g, khế 200 g, đường trắng lượng vừa đủ. Mướp gọt vỏ, khế rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa đường trắng, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Hóa đàm, tiêu viêm, chống ho. Đây là loại đồ uống rất giàu sinh tố và vi lượng, dùng làm nước giải khát m ùa hè rất tốt. Mướp tươi 500 g, củ cải 200 g, đường trắng lượng vừa đủ. Mướp và củ cải gọt vỏ, thái vụn, ép lấy nước, hòa đường trắng, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: Lợi tiểu, hóa đàm, tiêu viêm, mát họng. Mướp tươi 500 g, rau cần tây 100 g, một chút muối ăn. Mướp gọt vỏ rửa sạch, thái miếng; rau cần rửa sạch, cắt đoạn; hai thứ đem ép lấy nước, lọc qua vải sạch, pha thêm một chút muối, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Cân bằng gan, hạ huyết áp, thanh nhiệt, nhuận phế, hóa đàm, tiêu viêm, chống ho. Bạch Công Tấn sưu t ầm
  3. Mướp tươi 500 g, nước dừa 500 ml. Mướp gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng, ép lấy nước, hòa với nước dừa, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: Giải nắng nóng, làm sáng mắt, hóa đàm, tiêu viêm, cầm ho. Mướp tươi 100 g, sữa bò tươi 500 ml. Mướp gọt vỏ rửa sạch, thái vụn rồi ép lấy nước, hòa với sữa tươi, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt, hóa đàm, tiêu viêm. Mướp tươi 200 g, hành tây 20 g. Mướp và hành tây bỏ vỏ, thái vụn, ép lấy nước, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Giải độc, sung dương, hóa đàm, tiêu viêm, cầm ho. Lưu ý: Những người tỳ vị hư yếu, hay đau bụng, đại tiện phân lỏng hoặc nát thì không nên ăn. Những người liệt dương không được ăn nhiều. ThS. Hoàng Khánh Toàn Lá xương sông trị nhiều bệnh Cập nhật lúc 14h44" , ngày 10/07/2006 Khi bị chảy máu cam, bạn chỉ cần lấy một chiếc lá xương sông vò nát, nhét vào lỗ mũi đang chảy máu. Máu sẽ cầm ngay, rất công hiệu. Các bài thuốc đơn giản khác từ rau xương sông: Lá xương sông. Nổi mẩn khắp người (kiểu mề đay): Lá xương sông, lá khế lượng bằng nhau, lá me đất bằng nửa lá khế. Tất cả rửa sạch, giã nhỏ, hòa nước uống, bã xoa ngoài. Cảm sốt, ho, đầy bụng: Lá xương sông 15-20 g, nước 500 ml, sắc còn 250 ml, chia 2-3 lần uống trong ngày; hoặc rửa sạch hãm như hãm nước chè tươi, uống nhiều lần trong ngày. Vết thương đang chảy máu: Lấy một nắm lá xương sông rửa sạch, giã nhuyễn, đắp vào sẽ cầm máu ngay, vết thương chóng lành. Trẻ sốt cao: Dùng lá xương sông, lá me đất lượng bằng nhau rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho trẻ uống, còn bã đắp lên đỉnh đầu, trán và xoa khắp Bạch Công Tấn sưu t ầm
  4. người. Đau nhức, thấp khớp: Lấy 1 nắm lá xương sông, rửa sạch, giã nát, xào nóng, bọc vải mỏng chườm, đắp vào nơi sưng đau sẽ khỏi. Trẻ lên sởi kèm ho, sốt kéo dài: Lá xương sông, lá me đất, vỏ rễ dâu, địa cốt bì, kinh giới, mỗi thứ 8-10 g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Nếu đi tiêu lỏng, phân sống thì giảm lá me đất. SỨC KHOẺ -> Y HỌC CỔ TRUYỀN Khoai lang khô chống gan nhiễm mỡ Cập nhật lúc 09h31" , ngày 12/07/2006 Khoai lang phơi khô chứa những chất rất quý với cơ thể, trong đó có vitamin chống nhiễm mỡ. Việc thiếu vitamin này có thể dẫn đến hỗn loạn chuyển hoá gan, nhiễm mỡ gan, xơ gan. Khoai lang là loại thực phẩm giàu các chất mangan, canxi, vitamin A, B, choline... Lá rau lang là loại rau dân giã vừa ngon, vừa mát, bổ. Để phòng chống béo phì, có thể ăn củ và rau lang luộc. Tuy nhiên, không nên ăn quá thường xuyên vì nó chứa nhiều canxi, có thể gây sỏi thận. Trong ngọn dây khoai lang đỏ có một chất gần giống như insulin, do đó, người bị bệnh đái tháo đường nếu ăn dây khoai lang đỏ thường xuyên sẽ có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Ngoài ra, khoai lang còn có tác dụng nhuận tràng, chữa táo bón. Củ khoai lang là một thức ăn tốt với những người bị suy yếu gan. Những người bị di tinh, nước tiểu đục dùng khoai lang khô tán bột uống mỗi ngày 20 g vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ. Uống liên tục vài ba tuần sẽ có hiệu quả tốt. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, máu xấu thường ăn khoai lang mỗi tháng 15-20 ngày. Ăn vài tháng sẽ có hiệu quả tốt. Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất, do đó, khi luộc, cần bảo vệ phần vỏ không bị xây xát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. Trong khoai lang có chất đường, ăn nhiều, nhất là khi đói, sẽ gây tăng tiết Bạch Công Tấn sưu t ầm
  5. dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu để phá huỷ chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống một ít nước gừng. Khoai lang là vị thuốc, món ăn bổ dưỡng cho nhiều đối tượng, nhưng người bị tiêu chảy, viêm dạ dày, đường huyết thấp nên hạn chế ăn khoai lang. Công dụng đặc biệt của ớt Cập nhật lúc 10h05" , ngày 03/08/2006 Có lẽ ít ai biết, ngoài vai trò là gia vị khó thiếu trong các món ăn, ớt còn là một vị thuốc chữa bệnh rụng tóc rất hữu hiệu, và thêm nhiều công dụng đặc biệt khác nữa. Để chữa bệnh hói, rụng tóc, có thể ngâm ớt tươi nguyên quả với rượu trắng khoảng từ 10-20 ngày. Sau đó dùng rượu này bôi lên vùng bị rụng tóc. Kết quả sẽ rất khả quan. Ngoài ra, theo các nghiên cứu mới đây, trong ớt có chất capsicain kích thích não bộ sản xuất ra chất endorphin, một morphin nội sinh có tác dụng giảm đau, đặc biệt có ích cho người bị viêm khớp mãn tính và ung thư. Hàm lượng các hoạt chất tự nhiên chứa trong ớt có khả năng tác động tích cực đến glucose và các hóa chất khác của não bộ, giúp cho giấc ngủ tới nhanh và sâu hơn. Ngoài ra trong ớt còn chứa rất nhiều vitamin như vitamin C, B1, B2, acid citric, acid malic, beta caroten... - Giảm đau do ung thư, đau khớp: ăn 5-10g ớt mỗi ngày. - Ăn uống khó tiêu: Ta có thể dùng ớt làm gia vị hàng ngày trong bữa ăn, người bệnh sẽ không khó tiêu nữa. - Khản cổ: Khi bị khản cổ, có thể dùng ớt làm nước súc miệng sẽ thấy rất hiệu quả. - Chữa rắn, rết cắn: Lấy lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức thì bỏ đi. Ngày đắp 1-2 lần cho đến khi hết đau. Thường chỉ 15-30 phút thì hết đau. Ngoài ra ớt còn có thể chữa được chứng đau lưng, đau khớp, viêm khớp mãn tính và bệnh chàm. Bạch Công Tấn sưu t ầm
  6. Hạ nhiệt bằng rau Cập nhật lúc 16h06" , ngày 08/08/2006 Mùa hè đến với cái nóng oi bức, tuy nhiên, chỉ cần chú ý tới những thứ rau quả hàng ngày, bạn đã có thể có cho mình những "phương thuốc" giải nhiệt hiệu quả mà... ngon lành. Cà chua: Rất giàu chất lycopene làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Hơn nữa, sinh tố cà chua có tác dụng giải nhiệt rất hiệu quả trong ngày hè. Rau cải chân vịt: Chứa hàm lượng sắt, kali, vitamin A, B2 và C dồi dào. Cà rốt: Ngăn ngừa sự tiến triển của mầm bệnh ung thư. Bên cạnh đó, chất beta-catotene với hàm lượng cao rất tốt cho mắt, chống lại tác hại của tia tử ngoại trong ánh nắng. Nấm các loại: Đặc biệt có chứa nhiều khoáng chất, trong đó chủ yếu là phốt pho, kali, selen, magiê. Tuy nhiên, những khoáng chất này rất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Nếu sử dụng nấm,nhất thiết phải lựa chọn địa chỉ tin cậy để đảm bảo không còn độc tố. Bắp cải: Lượng vitamin C cao giúp tăng sức đề kháng của hệ miễn dịch của cơ thể trong thời tiết nắng nóng. Bạn có thể ép lấy nước uống hoặc chế biến sơ qua để đảm bảo không làm mất lượng vitamin quan trọng này. Lơ xanh: Hàm lượng vitamin A và C cao, làm giảm thiểu nguy cơ của căn bệnh ung thư. Cách sử dụng lơ xanh tốt nhất là trần qua nước sôi hoặc luộc. Bạch Công Tấn sưu t ầm
  7. Ăn củ cải chữa nhiều bệnh Củ cải trắng là củ của cây cải củ. Cải củ ngoài cách dùng củ làm thức ăn còn dùng lá (để luộc, muối dưa). Củ cải được chế biến tương đối nhiều món: thái mỏng muối dưa, luộc ăn uống nước, kho với thịt, xào với trứng hoặc thịt, nấu canh, làm gỏi, ngâm nước mắm thành món dưa ngâm, ăn quanh năm, phơi khô dự trữ để làm dưa góp. Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát. Củ cải nấu chín vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị. Củ cải có nhiều tính năng, công dụng. Tập trung nhất vào nhóm chữa bệnh ở bộ máy hô hấp (ho, hen, đàm, suyễn, tức ngực, khản tiếng, mất tiếng, ho ra máu, lao) và bệnh ở bộ máy tiêu hóa (như đau vùng thượng vị, ợ chua, nôn, ăn không tiêu, chướng bụng, táo bón, lòi dom, trĩ). Ngoài ra còn chữa một số bệnh ở bộ máy tiết niệu do thấp nhiệt (tiểu ít, tiểu dắt, buốt, tiểu đục, có sỏi; chữa một số bệnh chuyển hóa (béo, trệ, đái tháo đường...); bệnh về máu (hoạt huyết, chỉ huyết chống chảy máu khi đại tiểu tiện, lao); còn có công dụng đặc biệt là giải độc như khi bị ngộ độc khí độc do than, gas, độc của rượu, cà, hàn the và ngộ độc nhân sâm. Theo y dược học hiện đại, cứ 100g củ cải có: nước 93,5g, protein 0,06g, chất béo 0,1g, đường tổng số 5,3g chủ yếu là các loại đường dễ hấp thụ (glucose, fructose); những chất khoáng cần cho cơ thể như canxi 32mg, photpho 21mg, sắt 0,6mg, mangan 0,41mg, bromine 7mg...; các vitamin nhóm B như B1 0,02mg, B2 0,03mg, niacin 0,3mg, vitamin C 25mg và nhiều loại axit amin. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số kinh nghiệm dùng củ cải làm thức ăn và thuốc: Hóa đờm, lợi khí, giảm ho, bổ tỳ. Có thể dùng một số món ăn bài thuốc (bánh củ cải) sau: Bài 1: Củ cải trắng, bột mỳ mỗi thứ 500g, bột ngọt 2g, tiêu bột 1g, dầu cải 50g, muối 5g, dầu vừng 15g, thịt 300g. Củ cải rửa sạch bào sợi, xào xơ bằng dầu cải rồi cho bột ngọt, muối, tiêu, thịt trộn để làm nhân bánh. Bài 2: Củ cải trắng 250g, gừng tươi 15g, dầu cải 50g, bột mỳ 250g, hành 15g, thịt heo nạc 100g, muối 3g. Làm như trên. Bài 3: Củ cải trắng 125g, hành trắng (bỏ lá xanh) 50g, trứng gà 60g, vừng 5g, bột mỳ 500g, đường 50g, muối 60g, bột ngọt 5g, dầu vừng 25g, mỡ. Làm như trên. Chữa ho nhiều, suy nhược: Cao ngũ trấp Củ cải trắng 1kg, lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa 250g, mật ong 250g. Lê gọt vỏ bỏ hạt, củ cải, gừng tươi rửa sạch thái nhỏ. Cho từng thứ vào vải xô vắt nước Bạch Công Tấn sưu t ầm
  8. để riêng. Đổ nước củ cải, lê đun to lửa cho sôi, bớt lửa cho đến khi đặc dính thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào quấy đều đun sôi lại. Khi nguội cho vào lọ đậy kín dùng dần, mỗi lần một thìa canh pha vào nước nóng để uống. Ngày hai lần. Chữa lao phổi (kèm tức ngực, ho ra máu): Cao củ cải tươi Củ cải tươi 1kg, lê tươi 1kg, sinh địa tươi 500g, ngó sen tươi 1kg, mạch môn tươi 500g, rễ tranh tươi 1kg, gừng tươi 100g. Tất cả nấu sôi 30 phút, vắt lấy nước, nấu lại lần 2 rồi nhập lại cô thành cao rồi cho các vị sau đây: a giao 500g, đường phèn 500g, mật ong 500g, nấu thành cao đặc, cho vào lọ. Ngày uống 2 lần sáng chiều. Mỗi lần 2 muỗng canh (3ml) hòa nước ấm hoặc ngậm nuốt dần. Miệng khô đắng, táo bón: Ăn củ cải xào với tỏi. Chữa khản tiếng, mất tiếng dùng nước củ cải tươi giã hoặc ép. Nếu sợ lạnh thì trộn với nước gừng tươi để ngậm nuốt dần. Có thể làm mứt củ cải. Nếu phối hợp với nước giá đậu xanh thì hiệu quả càng cao, phối hợp với tỏi cũng tốt nhưng tỏi hăng và lâu hết mùi. Trị đau do sỏi mật: Củ cải thái thành miếng dày bằng ngón tay tẩm mật ong trắng hoặc vàng nhạt (không dùng mật ong nâu sẫm). Sấy khô xong, tẩm mật ong rồi lại sấy lại, ăn củ cải đã tẩm sấy. Viêm gan vàng da, thủy thũng: Sắc 60ml nước củ cải uống thay trà hằng ngày. Trị loét khoang miệng do nhiệt: Củ cải giã lấy nước cốt ngậm súc miệng. Trị lỵ (nhiệt lỵ): Củ cải giã lấy nước với ít mật ong đun lẫn để uống, lúc sáng sớm chưa ăn sáng. Đái tháo đường: Củ cải 200g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 50g, nấu thành cháo. Ăn nóng ngày 2 lần, ăn liền nhiều ngày. Bí đái do tích nhiệt: Củ cải tươi 200g, hành tây 100g, gạo tẻ 50g, gia vị, nước 300ml. Nấu cháo nhừ mới cho hành, củ cải. Nấu sôi lại. Ăn ngày 2 lần lúc đói. Hỗ trợ điều trị ung thư: - Ung thư phổi ho ra máu: Nước củ cải 50ml, đường phèn 15g, chưng cánh thủy, ngày một thang. - Ung thư dạ dày thực quản, nôn mửa: Củ cải giã vắt lấy nước, thêm nước, mật ong, nấu chín. Hoặc nước củ cải thêm mật ong, nước uống trộn đều, uống hằng ngày. Bạch Công Tấn sưu t ầm
  9. BS. Phó Thu Hương Vị thuốc từ quả đào Khi bị yếu phổi, hen xuyễn, ra mồ hôi trộm, có thể dùng đào chín tươi một quả bỏ hạt, xay nhuyễn, thêm 50 gam gạo tẻ, nấu thành cháo hoặc thành cơm, ăn với đường kính Vị thuốc từ quả đào Khi bị yếu phổi, hen xuyễn, ra mồ hôi trộm, có thể dùng đào chín tươi một quả bỏ hạt, xay nhuyễn, thêm 50 gam gạo tẻ, nấu thành cháo hoặc thành cơm, ăn với đường kính. Ðào tươi ăn mỗi ngày 2-3 lần có thể chữa bệnh phù thũng. Ðào còn gọi là quả sơn đào, mao đào, bạch đào... là quả của cây đào. Quả thuộc họ hoa hồng. Tính ôn, vị ngọt, hơi chua. Thành phần chủ yếu có các loại protein, chất béo, các loại đường glucose, glucosa, đường saccarose. Quả đào được đánh giá tốt phải to, vị ngọt thơm ngon. Tác dụng: Sinh tân dịch, nhuận tràng, hoạt huyết, hạ huyết áp, chữa chứng khó thở, ho ra đờm, liễm phế, tiêu ứ. Chủ yếu dùng điều trị chứng táo bón, kinh nguyệt không đều, ho, khô mồm, khô lưỡi, cao huyết áp, v.v. Cách dùng: Ăn tươi hoặc chế biến thành đào khô, ngâm với mật để dùng. Kiêng kị: Ăn nhiều thì bị nóng, người mắc bệnh về nhiệt không nên ăn nhiều. Chữa trị: 1. Kinh nguyệt không đều, ho do lao lực: Ðào tươi nhúng vào nước sôi, sau đó bóc vỏ, bỏ hạt, xay nhuyễn, thêm một chút mật (đường đỏ), chế thêm nước sôi vào ăn. 2. Ðại tiện, táo bón, khô miệng, khô lưỡi, cao huyết áp: Ðào tươi rửa sạch, ăn sống, hoặc dùng đào khô sắc nước uống. 3. Yếu phổi, thở gấp, hen xuyễn, ra mồ hôi trộm: Ðào chín tươi một quả. Rửa Bạch Công Tấn sưu t ầm
  10. sạch, bỏ hạt, xay nhuyễn, thêm 50 gam gạo tẻ, nấu thành cháo hoặc thành cơm, ăn với đường kính. Mỗi ngày dùng vào buổi sáng và buổi tối. 4. Phù thũng: Ðào tươi ăn mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1-2 quả. Cây hướng dương - vị thuốc quý/ Để chữa cao huyết áp, có thể dùng lá hướng dương khô 30 g (hoặc 60 g lá tươi), thổ ngưu tất 30 g, sắc nước uống thay trà trong ngày. Còn với chứng ù tai, mỗi ngày nên dùng vỏ hạt hướng dương 15 g, sắc lấy nước uống. Hướng dương còn được gọi là hướng dương quỳ tử, thiên quỳ tử, quỳ tử, quỳ hoa tử; tên khoa học Helianthus annuus L. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy, chất phosphatide trong hạt hướng dương có tác dụng dự phòng các chứng cao mỡ máu cấp và tăng cholesterol máu mạn tính. Chất axit Linolenic trong hạt hướng dương có tác dụng chống hình thành huyết khối đối với chuột thí nghiệm. Theo Đông y, toàn bộ cây hướng dương đều có thể dùng làm thuốc: - Hạt: Vị ngọt, tính bình, không độc, dùng chữa tinh thần uất ức, thần kinh suy nhược, chán ăn, đau đầu do suy nhược, đi lỵ ra máu, sởi không mọc được. - Vỏ hạt: Chữa tai ù. - Hoa: Có tác dụng trừ phong, sáng mắt, dùng chữa đầu choáng váng, mặt sưng phù, thúc sinh cho phụ nữ. - Khay hạt: Chữa đau đầu, mắt hoa, đau răng, đau dạ dày và bụng, phụ nữ thống kinh, sưng đau lở loét. - Lá: Tăng cường tiêu hóa và chữa cao huyết áp. - Lõi thân cành: Chữa tiểu tiện xuất huyết, sỏi đường tiết niệu, tiểu tiện khó. - Rễ: Chữa đau tức ngực, sườn và vùng thượng vị, thông đại tiểu tiện, mụn nhọt lở loét chảy nước vàng. Bạch Công Tấn sưu t ầm
  11. Một số bài thuốc: - Ho gà: Dùng lõi thân và cành cây hướng dương 15-30 g, giã nát, hãm nước sôi, thêm đường trắng và uống trong ngày. - Thượng vị đau tức do ăn không tiêu: Dùng rễ cây hoa hướng dương, hạt mùi, tiểu hồi hương mỗi vị 6-10 g, sắc nước uống. - Kiết lỵ đại tiện xuất huyết: Dùng hạt hướng dương (đã bóc vỏ) 30 g, hãm với nước sôi trong 1 tiếng, pha thêm chút đường phèn uống trong ngày. - Đại tiện không thông: Dùng rễ cây hoa hướng dương giã nát, vắt lấy nước cốt, hòa thêm chút mật ong uống. Mỗi lần uống 15-30 g, ngày uống 2-3 lần. - Chữa tiểu nhỏ giọt, dương vật đau buốt: Dùng rễ cây hoa hướng dương tươi 30 g sắc với nước uống (chỉ đun sôi một vài phút, không nấu quá lâu sẽ mất tác dụng). Hoặc dùng lõi thân và cành cây hướng dương 15 g, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục trong nhiều ngày. - Tinh hoàn sưng đau: Dùng rễ cây hoa hướng dương 30 g, sắc với đường đỏ uống. - Sỏi thận, sỏi đường tiết niệu: Dùng lõi thân cành cây hướng dương một đoạn dài 1 mét, cắt ngắn, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục trong một tuần. - Đau bụng kinh: Dùng khay hạt hướng dương 30-60 g, sắc lấy nước, hòa thêm đường đỏ uống trong ngày. - Viêm tuyến vú: Dùng khay hạt hướng dương bỏ hết hạt, thái nhỏ, sao vàng, tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 9-15 g, hòa với rượu hoặc nước sôi, sau khi uống lần thứ nhất nếu ra mồ hôi thì mới có kết quả (Trung dược đại từ điển). - Ung nhọt sưng tấy, lở loét: Dùng khay hạt thiêu tồn tính, nghiền thành bột mịn, hòa với dầu vừng bôi vào chỗ bị bệnh. - Ngoại thương xuất huyết: Dùng lõi thân và cành cây hướng dương giã nát, đắp vào chỗ chảy máu. - Đau răng: Hoa hướng dương phơi hoặc sấy khô, nhồi vào tẩu thuốc lá Bạch Công Tấn sưu t ầm
  12. hoặc nõ điếu cày, hút như thuốc lá hoặc thuốc lào. Hoặc: Dùng khay hạt hướng dương, rễ câu kỷ tử mỗi thứ 10-15 g, luộc với trứng gà, ăn trứng gà và uống nước thuốc. Búp lá mùa xuân vị thuốc dân dã Xuân về, cây cối đâm chồi, nảy lộc. Nhiều búp lá xanh là những vị thuốc được dùng theo kinh nghiệm dân gian để bảo vệ sức khỏe và chống đỡ bệnh tật cho con người Búp lá mùa xuân vị thuốc dân dã Xuân về, cây cối đâm chồi, nảy lộc. Nhiều búp lá xanh là những vị thuốc được dùng theo kinh nghiệm dân gian để bảo vệ sức khỏe và chống đỡ bệnh tật cho con người. Búp tre, còn gọi là đọt tre, tên thuốc trong y học cổ truyền là trúc diệp quyển tâm, có vị ngọt nhạt, tính lạnh mát. Chữa đái buốt, đái dắt: Búp tre phối hợp với rau má mỗi thứ 20g, để tươi, rửa sạch, giã nát với vài hạt muối, thêm nước gạn uống. Chữa kiết lỵ kinh niên: Búp tre 4g; hạt cau già 2g; chè tươi 10g sao vàng, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày. Chữa sốt cao, háo khát: Búp tre 20g; thạch cao nung 12g, tán nhỏ, trộn đều, sắc uống trong ngày. Búp ổi, chứa nhiều tanin, có tác dụng làm săn, chữa đau bụng, đi ngoài. Mỗi lần dùng 5-7 búp rửa sạch, nhai với vài hạt muối, nuốt nước. Búp ổi 20g, phối hợp với lá khổ sâm 12g, gừng sống 8g băm nhỏ, sắc uống hoặc búp ổi sao qua 20g; vỏ quýt khô, gừng nướng chín mỗi thứ 10g, sắc uống chữa tiêu chảy. Búp đa lông (tên thuốc là tân di thụ) phối hợp với hoa cây tỳ bà mỗi thứ 20g, phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống hai lần, mỗi lần 8g với rượu nhạt. Hoặc búp đa lông 20g sao vàng; rễ dâu 40g, dùng sống; quả ké đầu ngựa 20g; cây vòi voi 15g sao, sắc uống sau bữa ăn. Chữa đau đầu, viêm xoang mũi, ngứa mũi, chảy nước trong. Để chữa ho ra máu, lấy búp đa lông 20g, sao cháy, mạch môn 20g sao, cỏ nhọ nồi 15g, sắc uống trong ngày. Búp bàng (nõn bàng) 2 cái, để tươi, rửa sạch, nhai nát, ngậm trong 10-15 phút, rồi nhổ cả bã lẫn nước, chữa sưng lợi, tụt lợi (một giai đoạn của bệnh viêm nha Bạch Công Tấn sưu t ầm
  13. chu). Ngày làm 2-3 lần. Búp bàng tươi nấu lấy nước đặc rửa, rồi lấy búp phơi khô, tán bột mịn, rắc hằng ngày chữa sâu quảng. Búp bàng phối hợp với lá sòi tía, sắc nước đặc, rửa vết thương chống nhiễm khuẩn. Búp chè 300g để tươi, vò nát, nấu nước uống làm nhiều lần trong ngày chữa phù thũng. Để chữa tiêu chảy, kiết lỵ, lấy búp chè (loại để lâu ngày) dùng riêng nhai mỗi lần một dúm, nuốt nước dần dần, ngày nhiều lần; hoặc phối hợp với búp ổi mỗi thứ 20g, sao vàng; cam thảo 5g, sắc đặc, uống làm hai lần trong ngày. Búp dứa dại 20g giã nhỏ với lá ngải cứu 20g, rau bộ nước 30g, lá phèn đen 10g, thêm nước, gạn uống, chữa sỏi thận; hoặc sắc uống với mầm rễ cỏ gừng liều lượng bằng nhau, chữa đái dắt, đái buốt có máu. Dùng ngoài, búp dứa dại và lá đinh hương giã đắp, chữa đinh râu. Búp sim 8-16g thái nhỏ, sắc uống, chữa đau bụng, tiêu chảy. Có thể tán thành bột mà uống. Để chữa lỵ trực khuẩn, lấy búp sim, phối hợp với búp ổi mỗi thứ 16g; rễ hoàng liên, lá phèn đen, liên kiều, cát căn mỗi thứ 10g sắc uống trong ngày. Dùng 3-5 ngày. Dùng ngoài, búp sim nấu nước rồi cô đặc được dùng rửa làm thuốc sát khuẩn vết thương. Búp dâu 16g; mè đất 30g sao vàng, hạ thổ; búp cây chanh 12g; hoa cây guốc nước mặn 20g sao vàng. Tất cả thái nhỏ, sắc nước, rồi hòa với đường. Trẻ em 1-3 tuổi, uống mỗi lần 1 thìa cà phê; 4-6 tuổi, mỗi lần 1,5 thìa; 7-9 tuổi, mỗi lần 2 thìa; 10-12 tuổi, mỗi lần 2,5 thìa; 13-15 tuổi, mỗi lần 3 thìa. Ngày uống 2 lần, kiêng ăn chất tanh, chữa ho gà. Búp ruối, búp tre mỗi thứ 40g; lá hàn the 12g; hoạt thạch 6g. Tất cả cắt nhỏ, sắc uống. Hoặc búp ruối với lá chỉ thiên và lá trầu không non (lượng bằng nhau), sắc uống trong ngày. Chữa sốt rét. Búp sau sau 50g, ngọn non sa nhân 50g, lá trầu không 30g. Tất cả để tươi, giã nát nhuyễn, trộn với vôi tôi 30g. Bôi nhiều lần trong ngày. Chữa hôi nách. Búp dứa (đọt thơm) 20-30g, cắt nhỏ, phơi khô, sắc uống, chữa sốt nóng. Búp dứa 30g phối hợp với rau ngót hay rau má 20g; rệp 3-5 con, giã nát, thêm nước, gạn uống, bã đắp, chữa rắn cắn. Búp thài lài tía, rễ dừa non, hạt mã đề, lá cối xay, lá dâu tằm, lá muồng trâu (sao) mỗi thứ 8g; rau muống 12g; vỏ quýt, gừng sống mỗi thứ 4g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô sắc uống chữa phong nhiệt, bí tiểu tiện. Búp mã đề, mầm củ ấu mỗi thứ 10g, rửa sạch, thái nhỏ, nấu với thịt lợn, ăn vài ngày, chữa táo nhiệt, bí đại tiện ở phụ nữ có mang. Bạch Công Tấn sưu t ầm
  14. 7 bài thuốc từ đu đủ Đu đủ có thể coi là "thần dược", bởi nhiều bộ phận của cây đu đủ không những được dùng làm thức ăn mà còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh, như bệnh tim, chứng mất ngủ, hay hồi hộp, đau lưng mỏi gối, viêm dạ dày mãn tính... Nếu bạn bị chứng ít ngủ, hay hồi hộp, hãy lấy đu đủ chín, chuối, củ cà rốt mỗi thứ 100 g; xay trong nước dừa non nạo. Thêm mật ong cho đủ ngọt, uống cách ngày. Trong 100 g đu đủ có 74-80 mg vitamin C và 500-1.250 IU caroten. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm. Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Do có nhiều sinh tố C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Người ta còn dùng nhiều bộ phận của cây đu đủ để làm thức ăn và làm thuốc. Đu đủ xanh hầm với mọi loại thịt động vật đều làm cho thịt mềm. Ở nước ta, bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thường ăn chân giò hầm với đu đủ xanh để có nhiều sữa. Dân gian dùng hạt đu đủ đực chữa hen phế quản bằng cách chưng hoặc hấp cơm cho trẻ uống. Có công trình nghiên cứu còn cho rằng hạt đu đủ có thể chữa bệnh tim... Ở Ấn Độ, Srilanka và Mailaysia, người ta dùng lá, hạt và quả đu đủ xanh để phá thai. Các công trình nghiên cứu cho thấy tác dụng ngừa thai có được là do chất nhựa papain, có nhiều trong quả xanh, lá, hạt đu đủ. Quả đu đủ đã chín ít nhựa thì không còn tác dụng đó nữa. Gần đây, một số nhà khoa học cho rằng, tác dụng trên là do nhựa đu đủ đã phá hủy progesterol là trợ thai tố. Khi vào cơ thể, tác dụng của nhựa sẽ tăng mạnh 25 lần so với khi ở ngoài. Một số bài thuốc: - Chữa gai cột sống: Hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để Bạch Công Tấn sưu t ầm
  15. tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20-30 ngày. - Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, liên tục 3-5 hôm. - Viêm dạ dày mãn tính: Đu đủ, táo tây, mía mỗi thứ 30 g sắc uống. - Ho do phế hư: Đu đủ 100 g, đường phèn 20 g hầm ăn. - Tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ 30 g, khoai mài 15 g, sơn tra 6 g, nấu cháo. - Đau lưng mỏi gối: Đu đủ 30 g, ngưu tất 15 g, kỷ tử 10 g, cam thảo 3 g sắc uống. Phòng và trị bệnh bằng hoa Cập nhật lúc 09h25" , ngày 05/09/2006 Dược thảo trong y học cổ truyền được sử dụng với 3 mục đích: trị bệnh phòng bệnh, và tăng cường sức khỏe. Người ta có thể sử dụng toàn bộ cây hoặc từng bộ phận của cây, như củ rễ, lá, thân, vỏ rễ, vỏ quả, hoa... Nói đến hoa, chúng ta thường nghĩ đến vẻ đẹp, mùi hương của hoa, nhưng sẽ lý thú hơn khi nhắc đến công dụng của hoa trong Hoa cúc có thể trị việc phòng và trị bệnh. bệnh cao huyết 1. Hoa cúc: Có thể sử dụng với dạng nấu nước uống như áp. Ảnh: SXC nước giải khát hoặc sắc uống để chữa đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, đau mắt, cao huyết áp, sốt. Mỗi ngày có thể dùng 10-16g dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu uống, hoặc giã nát đắp mụn nhọt. 2. Hoa lài: Thường dùng ướp trà uống hoặc dùng 2-4g hoa khô sắc uống chữa kiết lị, chữa mất ngủ hoặc dùng để rửa mắt. 3. Hoa sứ: Có tác dụng hạ huyết áp, chữa ho, tiêu đờm, tiêu thũng, liều dùng 6-12g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc. Người ta còn dùng nước sắc hoa sứ chữa cảm sốt, kiết lị. Một số ghi nhận ở Lào cho thấy hoa sứ còn có tác dụng chữa viêm tắc động mạch, ở Campuchia chữa hắc lào. 4. Hoa hồng: Có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, giải độc, dùng để chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, ho viêm họng, lở loét mồm, liều dùng 3-6g/ngày dưới dạng thuốc sắc. Tinh dầu hoa hồng pha nước tắm có tác dụng an thần. 5. Hoa hòe: Vị đắng trong hoa hòe có từ 6-30% là rutin, một chất làm bền thành mạch, người ta thường sử dụng để điều trị trong cao huyết áp, ngăn Bạch Công Tấn sưu t ầm
  16. ngừa tình trạng xuất huyết do vỡ mao mạch, điều trị ho ra máu, tiểu ra máu, chảy máu cam. Liều dùng 5-20g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc. Có thể sao khô để dành pha uống như nước trà. Hiện nay hoa hòe được bào chế thành dạng thuốc viên, hàm lượng 0,02g, ngày uống 3 lần/ngày, mỗi lần uống 1 viên. 6. Một vài loại hoa ít được người sử dụng quan tâm, nhưng cũng là vị thuốc: Ki m - Hoa dâm bụt: Dùng lá và hoa giã nhỏ trộn với muối đắp lên mụn nhọt sẽ ng giúp giảm đau và chóng vỡ mủ. Ở Malaysia, người ra dùng hoa pha nước ân uống như uống trà để thông tiểu và chữa mẩn ngứa. ho a: - Hoa mồng gà: Sắc uống mỗi ngày từ 8-16g, chữa đi tiêu ra máu, hoặc Th dùng 10g hoa sấy khô, tán nhỏ, chia nhiều lần uống trong ngày. Mỗi lần ườ uống 1-2g chữa lị ra máu, tiêu ra máu, kinh nguyệt kéo dài. ng được trồng làm cảnh hoặc hàng rào, mọc nhiều ở vùng núi miền Bắc và Tây Nguyên, có tác dụng tiêu độc, trị ghẻ lở, nhọt độc ngứa, dị ứng, thấp khớp, một số nghiên cứu chứng minh nước sắc hoa kim ngân có tác dụng kháng sinh đối với tụ cầu khuẩn, vi khuẩn thương hàn... 7. Hoa bưởi: Tinh dầu hoa bưởi có rất nhiều thành phần, có thể đến 41 thành phần. Người ta nhận thấy tinh dầu hoa bưởi có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm (phế cầu), tụ cầu vàng... 8. Hoa cam: Dùng để pha chế thuốc theo đơn, hoa cam chứa nhiều tinh dầu, có tính kháng khuẩn nhưng kém hơn tinh dầu vỏ quả, có thể dùng nước hoa cam uống để làm êm dịu thần kinh. 9. Hoa khế: Dùng chung với lá khế, cành non, nấu sôi dùng để xông hoặc tắm chữa lở loét, dị ứng. Ngoài ra, người ta còn sử dụng hoa như một loại thực phẩm: hoa chuối làm gỏi, làm rau ăn sống; hoa thiên lý xào hoặc nấu canh với thịt; dùng nước sắc hoa hồng, hoa cúc ướp thịt để nướng hoặc để hầm giúp êm dịu thần kinh dễ ngủ. Tuy nhiên, có những loại hoa có độc phải được bác sĩ chuyên khoa kê toa hoặc hướng dẫn sử dụng như hoa cà độc dược dùng để chữa ho hen, chống co thắt chữa các cơn đau dạ dày, nôn ói, có thể sắc uống, thuốc bột hoặc cuộn tròn thành điếu để hút; hoa sói dùng để ướp trà uống, cần lưu tâm về liều lượng, có thể gây độc. BS Trần Hữu Vinh - (Viện Y dược học dân tộc/TNO) Bạch Công Tấn sưu t ầm
  17. Bưởi chữa đau bụng, khó tiêu Cập nhật lúc 10h19" , ngày 11/09/2006 Để chữa đau bụng, đầy bụng do lạnh, lấy lá bưởi non luộc chín hay nướng chín đắp vào rốn khi còn nóng. Bưởi là cây đa năng; lá, hoa, quả đều có thể dùng làm thực phẩm, làm thuốc. Trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã viết: “Bưởi làm cho thư thái, trị được nôn nghén khi có thai, chữa lười ăn, đau bụng, tích rượu ăn không tiêu”; “vỏ bưởi có trừ đờm, hòa huyết, giảm đau, đau ruột, tiêu phù thũng, khi dùng bỏ cùi trắng lấy vỏ vàng sao dùng”. Chữa đau dạ dày: Lấy một vốc hạt bưởi rửa sạch cho vào cốc thủy tinh, rót nước sôi vào, đậy kín, sau 2-3 giờ lấy nước uống. Có thể thêm ít đường cho dễ uống. Uống liên tục nhiều ngày. Chữa đau bụng, ăn không tiêu: Sắc nước vỏ bưởi uống, ngày dùng 4-12 g dưới dạng thuốc sắc. Chữa trĩ: Rễ bưởi đào rửa sạch, thái nhỏ (20 g/ngày) sắc uống. Chữa sa bìu tinh hoàn, bìu đau tức: Bưởi non mới hình thành hạt: 1 quả, gọt vỏ sao vàng, hạ thổ nấu nước uống. Dùng vài ngày. Chữa đau bụng do lách to: Vỏ bưởi 12 g sắc với 1 bát nước, còn nửa bát. Uống liên tục một tuần. Ngoài ra, nước ép múi bưởi được dùng làm thuốc chữa tiêu khát (đái tháo nhạt), thiếu vitamin C. Tầm gửi cây bưởi được dùng chữa các bệnh khớp, ăn uống khó tiêu. Lưu ý: Nước ép bưởi khi dùng chung với thuốc tây có thể không tốt cho sức khỏe vì nó chứa furanocoumarin - một chất có thể ảnh hưởng lên quá trình hấp thụ dược phẩm. Các nhà nghiên cứu cũng khuyên không đánh răng ngay sau khi ăn bưởi, vì các loại quả chua chứa nhiều axít nên dễ làm yếu men răng và gây mòn cổ răng. Công dụng kỳ diệu của trầm hương, kỳ nam Cập nhật lúc 09h22" , ngày 13/09/2006 Bạch Công Tấn sưu t ầm
  18. Trầm hương được Đông y coi là một vị thuốc rất quý. Trầm giúp bổ dương, bổ thận khí, chữa yếu sinh lý ở đàn ông, trợ tim, trị tiêu chảy, chống nôn... Theo lương y Hu ỳnh Văn Quang ở TP HCM, trầm hương, kỳ hương (k ỳ nam) từ gỗ thân già mục của cây trầm gió chuyển hóa mà thành; hoặc do một loại nấm gây nhiễm Trầm hương mục nát thân cây trầm gió rồi chuyển hóa tạo nên. Cũng có giả thuyết cho rằng, thân cây gió bị bọng, những con ong, con kiến làm tổ ở đó, đưa mật về ăn. Hương mật ấy ngấm vào thịt của cây gió lâu ngày mà kết thành k ỳ nam. Đông y phân loại trầm tốt xấu bằng cách: Nếu cho vào nước, trầm chìm xuống tận đáy là trầm tốt nhất; bỏ vào nước mà lơ lửng, không chìm, không nổi là trầm loại 2; còn trầm loại 3 là loại nổi trên mặt nước. Đông y thường dùng trầm loại 2 làm thuốc (vì loại 1 có giá rất cao). Kỳ hương được phân ra làm những loại: hắc k ỳ (có màu đen, là loại đắt tiền nhất); thanh kỳ (màu xanh xanh, còn gọi là hoàng k ỳ) và bạch kỳ (màu trắng đục). Trầm loại tốt có sắc đen, bóng, nặng trịch như khối sắt. Kỳ cũng nặng vậy, nhưng thường có tinh dầu rịn ra bên ngoài ươn ướt. Trên thị trường, có khi người ta giả trầm "xịn" bằng cách, lấy trầm loại 3 khoan một lỗ thật sâu chế chì vào trong đó và bít lại, rồi xoa tinh dầu trầm, đánh bóng. Không rành rất khó mà nhận biết. Công dụng của trầm - k ỳ Trầm - k ỳ có mùi thơm hơi hắc, đặc biệt khi đốt sẽ cho mùi thơm tinh dầu trầm không thể lẫn lộn với một loại hương thơm nào khác. Những vật phẩm chế tác từ kỳ có hương thơm gần như là mãi mãi. Có những đồ trang sức người ta làm từ kỳ nam đeo vài chục năm vẫn còn tỏa hương thơm. Theo lương y Hu ỳnh Văn Quang, tinh dầu thơm của trầm - k ỳ phối với tinh dầu xạ hương (lấy từ túi thơm của con cầy hương) sẽ tạo ra một mùi hương rất đặc biệt, rất mạnh và quyến rũ. Tùy theo t ỷ lệ pha chế giữa trầm - k ỳ và xạ hương mà hương thơm được tạo ra sẽ có sức quyến rũ giới tính. Nếu tỷ lệ tinh dầu trầm - k ỳ chiếm 85% thì hương thơm này dùng cho phái nam, vì nó cực kỳ quyến rũ phái nữ. Với tỷ lệ pha trộn ngược lại (kỳ - trầm chỉ chiếm 15%), thì hương thơm phối trộn tạo ra sẽ dành cho nữ giới, vì nó có sức lôi kéo phái nam. Trong Đông y, người ta thường dùng trầm để làm thuốc hơn là k ỳ, bởi kỳ quá hiếm và đắt tiền. Trầm có vị đắng, khí giáng xuống (chìm xuống). Còn k ỳ thì có vị ngọt, khí bốc lên. Trầm giúp bổ nguyên dương, bổ thận khí, trợ sức cho công Bạch Công Tấn sưu t ầm
  19. năng của tỳ thận. Ngoài ra, nó còn có tác dụng trợ tim, mạnh tim, lợi tiêu hóa, trị tiêu chảy, chống nôn; tác dụng rất hay trong trường hợp hen suyễn thở dốc. Người có chứng âm hư hỏa vượng (đang sốt, khô gầy) tuyệt đối không được dùng trầm. Kỳ nam chữa tiểu không cầm được, giúp giao hợp được lâu, rất hay trong điều trị các bệnh tiêu hóa như: đau do hơi dồn tức trong bụng, đau bụng tiêu chảy thể tả. Thường không cho chung kỳ nam với các vị thuốc khác, cũng như không qua đun nấu mà dùng bằng cách mài ra rồi uống. Người ta còn dùng kỳ nam trích tinh dầu để pha chế các loại nước hoa; làm vòng đeo tay, hạt chuỗi vừa để trang sức (hương thơm lưu giữ hằng mấy chục năm) vừa có công dụng trị gió, tránh được cảm mạo. Một số bài thuốc: Trị chứng xúc động mạnh gây khó thở: Bột trầm hương và nhân sâm (mỗi thứ 2 chỉ), đem hãm với một chén nước sôi khoảng 10 phút, lấy nước để uống. Phương thuốc này rất hiệu nghiệm trong trường hợp bị xúc động mạnh, khí nghịch lên trên gây khó thở. Trị chứng nấc, nôn ói: Bột trầm hương, nhục đậu khấu, hạt tía tô (mỗi thứ 2 chỉ). Cách chế biến cũng đem hãm như trên rồi lấy nước uống, có tác dụng trị chứng nấc, nôn ói do bị lạnh, khí nghịch. Hỗ trợ nam giới: Bột trầm hương, nhân sâm, quế nhục, ngũ vị tử và chích thảo (cam thảo đã sao) đem hãm với nước sôi để uống. Bài này dùng cho những trường hợp nam giới bị lạnh ở bụng dưới; tay, chân thường xuyên lạnh; khả năng sinh dục bị suy yếu. Món ngon chữa bệnh từ ba ba Cập nhật lúc 09h24" , ngày 20/09/2006 Ba ba không chỉ là một loại đặc sản khoái khẩu mà còn có khả năng hỗ trợ chữa các bệnh như mồ hôi trộm, di tinh, kinh nguyệt không đều, bế kinh, viêm thận mạn tính... Ba ba tiềm xuyên bối mẫu Một con ba ba chừng 0,5 kg, xuyên bối mẫu 5 gam. Ba ba mổ bỏ nội tạng, bỏ phần đầu, cắt thành lát cho vào thố cùng xuyên bối mẫu và các gia vị rượu, hành, gừng (mỗi thứ một ít), 1 lít nước, tiềm độ hơn 1 giờ. Dùng lúc món ăn còn nóng ấm. Dùng liên tục vài lần. Món này vừa bổ dưỡng vừa có công dụng trị các chứng ho, người sốt hâm Bạch Công Tấn sưu t ầm
  20. hấp, ra mồ hôi trộm (do dương khí hư gây nên). Ba ba hầm ruột non Đầu ba ba 3 cái, ruột non lợn 1 cái. Cho các nguyên liệu trên vào chung để hầm. Dùng món này liên tiếp vài ngày, vừa bổ dưỡng, vừa giúp trị chứng thoát giang (sa hậu môn). Canh ba ba nấu thịt nạc Thịt ba ba và thịt lợn nạc lượng bằng nhau, vừa đủ, đem nấu chung, ăn liền vài lần, giúp trị chứng bế kinh ở phụ nữ. Ba ba hấp đông trùng hạ thảo 1 kg thịt ba ba, đông trùng hạ thảo 10 g, táo đỏ 20 g, rượu đế 30 g, cùng các gia vị hành, gừng, tỏi (mỗi thứ vừa đủ). Cho các nguyên liệu trên vào 1 lít nước rồi hấp chín, để ăn trong ngày. Dùng liền vài ngày, giúp trị các chứng: lưng gối mỏi, đau; di tinh, liệt dương; kinh nguyệt không đều; huyết trắng ra nhiều, trĩ... Ba ba hấp tỏi Thịt ba ba 0,5 kg, tỏi 60 g, đường trắng, rượu trắng, nước vừa đủ. Tất cả đem hấp chín, chia ăn vài lần trong ngày, ăn liền vài ngày, vừa bổ dưỡng, vừa có công dụng trị viêm thận mạn tính. Nên chọn ba ba còn sống để có giá trị dinh dưỡng cao. Hoa ngọc lan chữa ho Cập nhật lúc 08h52" , ngày 26/09/2006 Để chữa ho, có thể lấy 30 g hoa ngọc lan hấp cách thủy với 40 g mật ong, lấy nước uống. Ngoài ra, ngọc lan còn được dùng chữa nhiều chứng bệnh khác như viêm phế quản, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều... Ngọc lan là cây thân gỗ khá lớn, có khi cao tới 25-30 m, tuy nhiên người ta có thể chiết cành trồng vào chậu làm cây cảnh. Lá to màu lục tươi, có lá bắp dính thành ống bao lấy chồi. Mùa hoa vào tháng 5-8. Hoa mọc thành từng bông ở nách lá phía trên ngọn, có nhiều cánh dài, mảnh, mùi thơm dịu. Bạch Công Tấn sưu t ầm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2