Kỹ năng hành nghề luật sư: Phần 1
lượt xem 16
download
"Sổ tay Luật sư – Tập 2: Kỹ năng hành nghề luật sư trong tố tụng hình sự, hành chính, dân sự (Phần 1)" cung cấp đến các bạn với những kiến thức bao gồm kỹ năng hành nghề luật sư trong tố tụng hình kỹ năng hành nghề luật sư trong tố tụng dân sự sự; kỹ năng hành nghề luật sư trong tố tụng hành chính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ năng hành nghề luật sư: Phần 1
- SỔ TAY LUẬT SƯ TẬP 2 KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ, HÀNH CHÍNH, DÂN SỰ
- CÁC TÁC GIẢ BIÊN SOẠN Trưởng nhóm biên soạn: LS.TS. Phan Trung Hoài PHẦN 1 : KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Chương 1 : Những vấn đề chung LS.TS. Phan Trung Hoài Chương 2 : Một số kỹ năng cơ bản của Luật LS.TS. Phan Trung Hoài sư khi tham gia tố tụng hình sự LS.TS. Chu Thị Trang Vân Chương 3 : Kỹ năng hành nghề luật sư trong LS. Hoàng Huy Được vụ án ma túy Chương 4 : Kỹ năng hành nghề luật sư trong LS.TS. Phan Trung Hoài vụ án tham nhũng LS.ThS. Đinh Văn Quế Chương 5 : Kỹ năng hành nghề luật sư trong LS. Phạm Thanh Bình vụ án xâm phạm an ninh quốc gia Chương 6 : Kỹ năng hành nghề luật sư trong LS. Nguyễn Thị Hồng Liên việc bào chữa, bảo vệ quyền lợi LS.TS. Chu Thị Trang Vân hợp pháp cho người dưới 18 tuổi Chương 7 : Kỹ năng hành nghề luật sư trong TS.LS. Phan Trung Hoài việc bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho pháp nhân PHẦN 2 : KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH Chương 8 : Những vấn đề chung LS. Phạm Công Hùng Chương 9 : Kỹ năng hành nghề luật sư LS. Nguyễn Chiến trong vụ án hành chính PHẦN 3 : KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ Chương 10 : Những vấn đề chung LS.ThS. Nguyễn Minh Tâm Chương 11 : Kỹ năng hành nghề luật sư LS.ThS. Nguyễn Minh Tâm trong vụ án dân sự
- 6 ♦ SỔ TAY LUẬT SƯ - Tập 2 PHẦN 4 : KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG MỘT SỐ VỤ ÁN DÂN SỰ CỤ THỂ Chương 12 : Kỹ năng hành nghề luật sư trong LS.ThS. Trương Thị Hòa vụ án hôn nhân và gia đình Chương 13 : Kỹ năng hành nghề luật sư LS.ThS. Trương Thị Hòa trong vụ án tranh chấp thừa kế Chương 14 : Kỹ năng hành nghề luật sư LS.ThS. Trương Thị Hòa trong vụ án tranh chấp đất đai Chương 15 : Kỹ năng hành nghề luật sư LS.TS. Nguyễn Đình Thơ trong vụ án bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Chương 16 : Kỹ năng hành nghề luật sư trong LS.ThS. Cao Đức Nhuận vụ án tranh chấp lao động Chương 17 : Kỹ năng hành nghề luật sư trong LS. Đặng Xuân Hợp, tố tụng trọng tài thương mại LS. Trinh Nguyễn, LS. Trần Thảo Uyên và LS. Nguyễn Trung Nam
- LỜI NHÀ XUẤT BẢN Công cuộc Đổi mới của Việt Nam đã trải qua hơn 30 năm và đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận, đặc biệt là về kinh tế - xã hội, cùng với đó là sự hoàn thiện từng bước của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hệ quả của sự phát triển nhanh chóng này chính là rất nhiều các vấn đề ngày càng phức tạp trong sản xuất kinh doanh, quan hệ xã hội. Do đó, sự có mặt của Luật sư trong việc giải quyết các tranh chấp và tư vấn trong nhiều lĩnh vực là rất cần thiết và đã trở nên không còn xa lạ. Luật sư ngày nay được nhìn nhận với tư cách là một nghề nghiệp có vị thế và vai trò quan trọng, góp phần không nhỏ trong việc đem lại công bằng, bình đẳng cho xã hội. Chính vì vị trí, vai trò và chức năng xã hội đặc biệt quan trọng như vậy, các Luật sư ngoài những kiến thức pháp luật sâu rộng, còn cần phải có những hiểu biết phong phú về nhiều lĩnh vực, đặc biệt, phải là người có đạo đức trong sáng, giàu lòng trắc ẩn và có tinh thần dũng cảm, luôn bảo vệ chính nghĩa. Muốn trở thành Luật sư, một cá nhân phải trải qua thời gian dài với không ít thử thách trong việc tích lũy kinh nghiệm, tạo dựng uy tín cá nhân. Vì vậy, nhiều Luật sư mới vào nghề có thể sẽ bỡ ngỡ và lúng túng trong xử lý các vụ việc cụ thể. Với mục đích đào tạo những Luật sư vừa “hồng” vừa “chuyên”, xây dựng đội ngũ Luật sư Việt Nam ngày càng vững mạnh, Liên đoàn Luật sư Việt Nam phối hợp với Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) biên soạn bộ Sổ tay luật sư gồm 3 tập và xuất bản tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật. Theo LS.TS. Phan Trung Hoài - Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Trưởng Tiểu ban xây dựng Sổ tay luật sư thì bộ sách này là tập hợp những kinh nghiệm quý báu được chắt lọc theo kiểu “rút ruột nhả tơ” của những Luật sư có thâm niên và uy tín trong nghề, với tinh thần “cầm tay chỉ việc” nhằm dìu dắt thế hệ luật sư trẻ vững vàng hơn trong con đường hành nghề luật sư đầy khó khăn, thử thách.
- Vì vậy, ngoài những lý thuyết chung, bộ sách tập trung vào trình bày các kỹ năng hành nghề, bao gồm: Kỹ năng cứng liên quan đến thực hành, áp dụng pháp luật và kỹ năng mềm trong quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý mà các Luật sư cần chú ý. Bộ sách được chia làm 3 tập với nội dung chính như sau: Tập 1 - Luật sư và hành nghề luật sư: Giới thiệu những nội dung cơ bản về Luật sư và nghề luật sư. Ngoài ra, Tập 1 cũng đề cập các vấn đề cơ bản nhưng đặc biệt quan trọng mà mỗi Luật sư cần quan tâm, như: Thù lao luật sư; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư; Hợp đồng dịch vụ pháp lý; Chế độ tài chính, kế toán và thuế mà Tổ chức hành nghề luật sư cần tuân thủ,... Tập 2 - Kỹ năng hành nghề luật sư trong tố tụng hình sự, hành chính, dân sự: Giới thiệu những kỹ năng hành nghề của Luật sư khi tham gia tranh tụng trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự. Ngoài ra, Tập 2 cũng cung cấp một số vấn đề cơ bản và những kỹ năng mà Luật sư cần có khi tham gia tố tụng trọng tài. Tập 3 - Kỹ năng hành nghề luật sư tư vấn trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại: Giới thiệu những kỹ năng hành nghề của Luật sư trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, kinh doanh, thương mại, đặc biệt là các lĩnh vực xây dựng, mua bán - sáp nhập (M&A), bất động sản,... Bên cạnh đó, Tập 3 còn cung cấp một số quy trình tư vấn cũng như mẫu văn bản tư vấn cụ thể mà các Luật sư có thể tham khảo khi thực hiện các dịch vụ tư vấn đặc thù. Bộ Sổ tay luật sư (3 tập) thực sự là món quà có ý nghĩa của lớp luật sư đàn anh gửi tặng cho các thế hệ đi sau. Tuy nhiên, do đây là công trình của nhiều tác giả và được biên soạn trong một thời gian ngắn nên chắc chắn sẽ còn một số thiếu sót. Các tác giả và Nhà xuất bản rất mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả để bộ sách tiếp tục được hoàn thiện trong những lần xuất bản sau. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc. Tháng 10 năm 2017 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
- MỤC LỤC Lời Nhà xuất bản 7 Lời nói đầu 15 Phần I KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 17 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 19 I. Vai trò của Luật sư trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý 19 II. Chức năng xã hội của Luật sư trong hoạt động tố tụng 21 III. Một số khó khăn, vướng mắc 25 IV. Nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử 29 V. Các hành vi bị nghiêm cấm và nghĩa vụ của Luật sư khi tham gia tố tụng 33 Chương 2 MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA LUẬT SƯ KHI THAM GIA TỐ TỤNG HÌNH SỰ 43 I. Tiếp xúc khách hàng, thủ tục đăng ký bào chữa, bảo vệ quyền lợi 43 II. Tham gia hoạt động điều tra 58 III. Các kỹ năng trao đổi công việc, phối hợp thực hiện trong quan hệ với viện kiểm sát, tòa án 66 IV. Nghiên cứu hồ sơ vụ án 69 V. Xây dựng đề cương xét hỏi 71 VI. Chuẩn bị luận cứ bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng 73 VII. Nhận thức và thao tác kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa 75
- 10 ♦ SỔ TAY LUẬT SƯ - Tập 2 Chương 3 KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN MA TÚY 83 I. Tính chất, đặc điểm của vụ án ma túy 84 II. Đặc điểm tâm lý của người phạm tội ma túy 85 III. Kỹ năng tiếp xúc, làm việc với các bị can, bị cáo thực hiện tội phạm ma túy trong trại giam 87 IV. Thu thập, kiểm tra, sử dụng và đánh giá chứng cứ trong các vụ án ma túy 89 Chương 4 KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN THAM NHŨNG 96 I. Nhận diện đặc điểm và các dấu hiệu đặc trưng của các tội phạm về tham nhũng 96 II. Tiếp nhận yêu cầu và tham gia tố tụng bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong các vụ án tham nhũng 101 Chương 5 KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA 116 I. Khái quát về các tội xâm phạm an ninh quốc gia 116 II. Một số kỹ năng bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia 120 III. Một số điểm lưu ý khi bào chữa tội “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” 132 Chương 6 KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG VIỆC BÀO CHỮA, BẢO VỆ QUYỀN LỢI HỢP PHÁP CHO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI 137 I. Các văn bản pháp luật điều chỉnh 137 II. Quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội 139
- MỤC LỤC ♦ 11 Chương 7 KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG VIỆC BÀO CHỮA, BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHO PHÁP NHÂN 165 I. Tính cấp thiết trong việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân 165 II. Trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội 171 III. Kỹ năng tham gia tố tụng, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho pháp nhân 178 Phần 2 KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH 187 Chương 8 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 189 I. Thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của Tòa án nhân dân 189 II. Xác định tư cách của người tham gia tố tụng 190 Chương 9 KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH 205 I. Đặc điểm tranh tụng của Luật sư trong vụ án hành chính 205 II. Kỹ năng tham gia giai đoạn sơ thẩm vụ án hành chính 207 III. Kỹ năng tranh tụng của Luật sư tại phiên tòa sơ thẩm 220 IV. Tranh tụng trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hành chính 228 Phần 3 KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 231 Chương 10 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 233 I. Tính chất, đặc điểm của vụ án dân sự 233 II. Phân biệt vụ án dân sự và việc dân sự 234
- 12 ♦ SỔ TAY LUẬT SƯ - Tập 2 III. Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự có liên quan đến hoạt động của Luật sư 235 IV. Các quyền và nghĩa vụ của Luật sư trong tố tụng dân sự 241 Chương 11 KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ 243 I. Nhận thức về kỹ năng của Luật sư trong vụ án dân sự 243 II. Tiếp xúc khách hàng, đăng ký thủ tục bảo vệ quyền lợi 243 III. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp 244 IV. Soạn thảo đơn kiện, đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đơn phản tố 245 V. Thu thập, kiểm tra, sử dụng, đánh giá chứng cứ trong vụ án dân sự 248 VI. Gặp gỡ, trao đổi với khách hàng 248 VII. Tham gia các phiên họp cung cấp, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, hòa giải 249 VIII. Nghiên cứu hồ sơ vụ án, hệ thống hóa chứng cứ, xây dựng phương án bảo vệ quyền lợi của đương sự 250 Phần 4 KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG MỘT SỐ VỤ ÁN DÂN SỰ CỤ THỂ 257 Chương 12 KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 259 I. Tính chất, đặc điểm của vụ án hôn nhân và gia đình 259 II. Những nội dung Luật sư cần trao đổi với khách hàng khi tham gia vụ án về hôn nhân và gia đình 263 III. Những vấn đề pháp lý đặt ra khi ly hôn 267 IV. Kỹ năng xem xét nguyện vọng của con trong vụ án ly hôn 268 V. Nghiên cứu hồ sơ vụ án tranh chấp hôn nhân và gia đình 269
- MỤC LỤC ♦ 13 VI. Đánh giá chứng cứ trong vụ án tranh chấp hôn nhân và gia đình 270 VII. Xây dựng phương án bảo vệ quyền lợi của khách hàng 272 VIII. Kỹ năng xét hỏi và trình bày luận cứ của Luật sư trong vụ án ly hôn 273 Chương 13 KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN TRANH CHẤP THỪA KẾ 275 I. Tính chất, đặc điểm của vụ án tranh chấp thừa kế 275 II. Các loại tranh chấp thừa kế 276 III. Nhận thức của Luật sư khi tham gia vụ án tranh chấp thừa kế 278 IV. Các quy định pháp lý về thừa kế 279 V. Thu thập, kiểm tra, sử dụng, đánh gia chứng cứ về các vấn đề cần chứng minh 281 VI. Kỹ năng hòa giải của Luật sư trong vụ án tranh chấp thừa kế 282 VII. Quan hệ giữa Bộ luật dân sự và các luật chuyên ngành về thừa kế 283 VIII. Án lệ về thừa kế 285 IX. Chuẩn bị phương án bảo vệ quyền lợi cho khách hàng tranh chấp thừa kế 286 X. Kỹ năng tham gia phiên tòa vụ án tranh chấp thừa kế 287 Chương 14 KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI 289 I. Tính chất, đặc điểm của vụ án tranh chấp đất đai 289 II. Án lệ trong tranh chấp đất đai 320 Chương 15 KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG 323 I. Tính chất, đặc điểm vụ án dân sự đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 323
- 14 ♦ SỔ TAY LUẬT SƯ - Tập 2 II. Các loại tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 324 III. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 325 IV. Tiếp nhận, đánh giá yêu cầu của khách hàng 327 V. Vấn đề xác định thiệt hại 328 VI. Thu thập, kiểm tra, sử dụng, đánh giá chứng cứ 336 VII. Nghiên cứu hồ sơ, xây dựng phương án bảo vệ quyền lợi khách hàng 341 Chương 16 KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN TRANH CHẤP LAO ĐỘNG 345 I. Tính chất, đặc điểm tranh chấp về lao động 346 II. Các loại tranh chấp lao động và những tranh chấp lao động phổ biến trong thực tiễn 346 III. Tiếp nhận, đánh giá yêu cầu của khách hàng - nhận diện tranh chấp lao động và xử lý tình huống 359 IV. Thu thập, kiểm tra, sử dụng, đánh giá chứng cứ 362 V. Hòa giải trong tranh chấp lao động 368 VI. Nghiên cứu hồ sơ, xây dựng phương án bảo vệ quyền lợi cho khách hàng 371 Chương 17 KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 383 I. Trọng tài thương mại 383 II. Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải khác 395
- LỜI NÓI ĐẦU Tiếp theo Tập 1, Sổ tay Luật sư Tập 2 đề cập những kỹ năng cơ bản của luật sư trong tranh tụng, cụ thể là các kỹ năng của luật sư khi tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong tố tụng hình sự, tố tụng hành chính, tố tụng dân sự (bao gồm lĩnh vực kinh doanh - thương mại và tố tụng trọng tài). Những vấn đề pháp lý trình bày ở Tập 2 chủ yếu được phân tích theo quy định của Luật luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012, và các đạo luật tố tụng đang có hiệu lực thi hành như Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Bộ Luật tố tụng hành chính năm 2015, những quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 được Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29- 6-2016 của Quốc hội ban hành cho phép áp dụng thực hiện đối với các quy định có lợi cho người phạm tội (điểm a, b khoản 4 Điều 1). Trong quá trình biên soạn, các tác giả cũng đã cập nhật các quy định pháp luật của những đạo luật mới được ban hành nhưng chưa có hiệu lực thi hành tính đến thời điểm biên soạn như Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Hai bộ luật này có hiệu lực từ ngày 01-01-2018. Ở một số chuyên đề có liên quan, Sổ tay Luật sư Tập 2 cũng phân tích một số quy định của các văn bản pháp quy, văn bản hướng dẫn thi hành, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Nhìn chung, kỹ năng hành nghề luật sư trong tố tụng hình sự, hành chính, dân sự chủ yếu dựa trên căn cứ pháp lý quy định tại Điều 27 Luật luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012, quy định trong các luật,
- 16 ♦ SỔ TAY LUẬT SƯ - Tập 2 bộ luật về tố tụng và kinh nghiệm tích lũy của các luật sư có thâm niên nghề nghiệp. Tuy nhiên, để một luật sư có thể hành nghề trong thực tiễn phụ thuộc rất nhiều vào việc tạo điều kiện của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân khác. Tham gia tố tụng là một trong những hình thức dịch vụ pháp lý mà Luật sư được phép cung cấp cho khách hàng. Đây là lĩnh vực hành nghề có những khó khăn nhất định so với hoạt động tư vấn pháp luật hoặc cung cấp dịch vụ pháp lý do đặc thù là nhiều áp lực và mức độ rủi ro trong hoạt động hành nghề cao. Liên đoàn Luật sư Việt Nam trân trọng cảm ơn các luật sư là những người có trải nghiệm hành nghề sâu sắc, đã dành nhiều tâm huyết đúc kết kinh nghiệm và kỹ năng hành nghề truyền lại cho các luật sư trẻ mới vào nghề, giúp họ có thêm hành trang để tự tin, chủ động trong việc cung cấp dịch vụ tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể trong xã hội. TM. THƯỜNG TRỰC LIÊN ÐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM Trưởng Tiểu ban xây dựng Sổ tay Luật sư LS. TS PHAN TRUNG HOÀI Phó Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam
- KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG VIỆC CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ Trước yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là quyết tâm của Việt Nam trong việc gia nhập WTO, Luật luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 (sau đây gọi tắt là Luật luật sư) ra đời đã đáp ứng được sự chờ đợi của giới luật sư và của xã hội trước những đòi hỏi, yêu cầu của việc xây dựng “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”1, bảo đảm và tôn trọng quyền con người trong hoạt động tư pháp, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Nhìn chung, Luật luật sư đã giải quyết được một phần những vướng mắc trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của Luật sư theo Pháp lệnh luật sư năm 2001 và các văn bản pháp luật có liên quan trước đó, nâng cao giá trị hiệu lực của văn bản pháp luật điều chỉnh, mở ra một không gian pháp lý rộng rãi cho Luật sư hành nghề, đồng thời đặt ra đòi hỏi rất cao về tư cách, tiêu chuẩn đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của Luật sư. Thực tế cho thấy, phần lớn các Luật sư khi cầm trên tay chiếc Thẻ Luật sư đều nhận thức rõ ràng sứ mệnh, chức năng xã hội cao quý của nghề này nên đã cố gắng trau dồi kiến thức, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nâng cao kỹ năng hành nghề. Tuy nhiên, vẫn có những Luật sư quan niệm chỉ cần được cấp Thẻ Luật sư mà không cần hành nghề, 1. Khoản 1 Điều 2 Hiến pháp năm 2013.
- 20 ♦ SỔ TAY LUẬT SƯ - Tập 2 thậm chí đặt nặng tính chất dịch vụ thay cho sự phục vụ tận tâm đối với khách hàng. Khi tham gia tố tụng, thông thường Luật sư phải chịu nhiều áp lực, quá trình hành nghề gặp nhiều trở ngại. Nguyên nhân của những khó khăn này phần lớn xuất phát từ việc một số cán bộ tiến hành tố tụng chưa có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của Luật sư. Bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân, điều kiện khác nhau, bản thân những người tập sự hành nghề Luật sư qua chương trình đào tạo tại Học viện Tư pháp, tuy tiếp thu được những kiến thức và kỹ năng cơ bản, nhưng lại chưa có điều kiện trải nghiệm trong thực tiễn tố tụng. Trong bối cảnh đó, vấn đề quan trọng nhất là, Luật sư phải nhận thức được vị trí, vai trò của bản thân trong đời sống xã hội và về thị trường dịch vụ pháp lý ngày càng phát triển như hiện nay. Luật sư là một chủ thể thực hiện pháp luật thông qua các thiết chế và khuôn khổ pháp lý do Nhà nước quy định và tổ chức, được cung cấp các dịch vụ pháp lý, thực hiện các quyền và nghĩa vụ khi cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng và bảo đảm sự áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật. Bản chất hoạt động của Luật sư không chỉ là hoạt động tuân thủ pháp luật, mà chứa đựng trong đó các giá trị dân chủ, tính độc lập cùng với việc xây dựng, củng cố uy tín cá nhân và khẳng định giá trị của thương hiệu nghề nghiệp. Trong điều kiện nước ta hiện nay, sự tham gia của Luật sư trong các hoạt động xét xử của Tòa án không chỉ thể hiện sự bảo đảm dân chủ của tiến trình tố tụng mà còn là cơ sở cho việc thực hiện quyền con người trong hoạt động tư pháp. Có thể nói, sự tham gia của đội ngũ Luật sư Việt Nam trong những năm qua đã có những ảnh hưởng, đóng góp không nhỏ đến kết quả hoạt động xét xử của Tòa án, đồng thời qua hoạt động nghề nghiệp này, hệ thống văn bản pháp luật về Luật sư cũng dần được hoàn thiện. Trong điều kiện nói trên, việc trang bị các kỹ năng hành nghề chuyên nghiệp khi tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự, dân sự, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình, kinh doanh - thương mại
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chia sẻ kinh nghiệm hành nghề luật sư tư vấn: Phần 1 - Trương Nhật Quang
184 p | 63 | 20
-
Chia sẻ kinh nghiệm hành nghề luật sư tư vấn: Phần 2 - Trương Nhật Quang
202 p | 45 | 20
-
Cẩm nang nghề Luật sư - Tập 2: Kỹ năng hành nghề luật sư trong tố tụng hình sự, hành chính, dân sự (Phần 2)
174 p | 42 | 16
-
Kỹ năng hành nghề luật sư tư vấn: Phần 1
206 p | 101 | 15
-
Cẩm nang nghề Luật sư - Tập 2: Kỹ năng hành nghề luật sư trong tố tụng hình sự, hành chính, dân sự (Phần 1)
230 p | 43 | 14
-
Cẩm nang nghề Luật sư - Tập 3: Kỹ năng hành nghề luật sư tư vấn trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại (Phần 1)
232 p | 26 | 13
-
Cẩm nang nghề Luật sư - Tập 1: Luật sư và hành nghề luật sư (Phần 1)
146 p | 31 | 13
-
Cẩm nang nghề Luật sư - Tập 3: Kỹ năng hành nghề luật sư tư vấn trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại (Phần 2)
248 p | 38 | 12
-
Sổ tay Luật sư (Tập 2): Phần 2
174 p | 16 | 11
-
Sổ tay Luật sư (Tập 2): Phần 1
230 p | 18 | 11
-
Sổ tay Luật sư (Tập 3): Phần 1
206 p | 15 | 10
-
Sổ tay Luật sư (Tập 3): Phần 2
274 p | 12 | 10
-
Tìm hiểu nghề luật sư: Phần 2
301 p | 14 | 10
-
Sổ tay Luật sư (Tập 1): Phần 2
182 p | 17 | 9
-
Kỹ năng hành nghề luật sư: Phần 2
148 p | 47 | 9
-
Một số vấn đề hành nghề luật sư: Phần 2
147 p | 42 | 7
-
Một số vấn đề hành nghề luật sư: Phần 1
101 p | 50 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn