YOMEDIA
ADSENSE
Kỹ năng làm cha mẹ - Phần 18
154
lượt xem 46
download
lượt xem 46
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tập cho trẻ tính ngăn nắp Trẻ con rất bừa bộn và không hề ý thức đến sự ngăn nắp. Cha mẹ phải hướng dẫn chúng. Chị Hoa cùng một cô bạn gái cùng phòng bước vào nhà, cái nắng gay gắt của buổi trưa hè khiến mặt chị đỏ gay. Vừa vào đến cổng, chị đã hí hửng khoe: “Để cậu nhìn thấy cô con gái cưng của tớ ngoan như thế nào”. Nhưng nụ cười trên môi chợt tắt khi chị nhìn thấy nhà cửa bừa bộn. Đồ chơi của bé Vân, con chị vứt mỗi nơi một cái....
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ năng làm cha mẹ - Phần 18
- Tập cho trẻ tính ngăn nắp Trẻ con rất bừa bộn và không hề ý thức đến sự ngăn nắp. Cha mẹ phải hướng dẫn chúng. Chị Hoa cùng một cô bạn gái cùng phòng bước vào nhà, cái nắng gay gắt của buổi trưa hè khiến mặt chị đỏ gay. Vừa vào đến cổng, chị đã hí hửng khoe: “Để cậu nhìn thấy cô con gái cưng của tớ ngoan như thế nào”. Nhưng nụ cười trên môi chợt tắt khi chị nhìn thấy nhà cửa bừa bộn. Đồ chơi của bé Vân, con chị vứt mỗi nơi một cái. Mở cửa vào phòng, chị thấy con bé nằm ngủ ngon lành bên cạnh chú chó bông to xù. Trên bàn học của nó, sách vở cũng ngổn ngang không kém. Bực mình, chị ra ngoài ngồi thừ người. Cô bạn thấy thế vỗ vai khuyên: “Cậu phải dạy con đi là vừa rồi đấy, chứ để lớn, con gái mà cẩu thả thì tệ quá”. Một lúc sau, bé Vân rón rén đến bên mẹ, nó biết chỉ khi nào bực mình mẹ nó mới như vậy. Đến gần mẹ, nó khẽ khàng: “Con sẽ dọn đồ chơi lại ngay, con xin lỗi mẹ”. Chị Hoa quay lại nhìn con nghiêm nét mặt “Lần sau, con không ngăn nắp, mẹ sẽ phạt”. Trẻ con là vậy đấy, chúng rất bừa bộn và không hề ý thức đến sự ngăn nắp. Cha mẹ phải là người chỉ dẫn cho trẻ vì tính ngăn nắp sẽ dần dần tạo cho trẻ thói quen đi vào nề nếp, trật tự. Không chỉ trong gia đình mà còn có lợi cho công việc của trẻ trong tương lai.
- Điều nên làm khi cha mẹ dạy trẻ ngăn nắp Trước hết cha mẹ phải là những tấm gương tốt cho chúng. Nếu bạn sống gọn gàng thì con trẻ sẽ tiếp thu điều này rất nhanh chóng. Giao cho trẻ công việc phù hợp với từng lứa tuổi. Khi trẻ được ba tuổi, cha mẹ bắt đầu dạy cho chúng tính ngăn nắp. Ở độ tuổi này, trẻ có thể xếp được gối vào góc giường, để giày lên giá. Khi trẻ từ bốn đến năm tuổi, bạn có thể hướng dẫn trẻ thu xếp đồ chơi vào nơi quy định sau khi chơi. Khi trẻ lên năm tuổi, bạn khuyến khích trẻ dọn phòng, lau bàn sau khi ăn... Trước tiên, bạn nên biến nó thành một trò chơi. Bạn có thể nói: “Bé cưng, hôm nay mẹ và con thi xem ai sắp xếp đồ đạc gọn gàng nhất nhé”. Trẻ lên sáu tuổi, bạn đề nghị chúng thu dọn đồ dùng học tập, xếp sách vở ngăn nắp trên giá sắp, dọn dẹp phòng riêng... Nếu trẻ không có phòng riêng, bạn hướng dẫn cho chúng làm những công việc đơn giản trong gia đình như lau bàn ghế, thay nước bình hoa... Giải thích cho trẻ biết những lợi ích của công việc này. Khen ngợi chúng khi công việc của chúng được hoàn thành tốt. Hoặc cũng có thể nhẹ nhàng khiển trách khi chúng không làm tốt hoặc làm mà lại không cẩn thận.
- Những điều bạn không nên làm với con trẻ Nếu bạn luôn miệng càu nhàu về sự bừa bãi của trẻ, điều này không những không giúp ích gì được mà còn khiến trẻ xa cách bạn hơn. Không nên chỉ trích quá đáng khi trẻ phạm những sai lầm, vì điều này sẽ dễ làm trẻ cảm thấy bị tổn thương. Khi trẻ đang chơi một trò chơi nào đó, bạn không nên bắt trẻ ngưng ngay vì bạn không thể chịu nổi sự bừa bãi. Lúc này bạn chỉ nên nói với trẻ: “Con phải dọn dẹp cẩn thận khi đã chơi xong”. Không nên lục soát và dọn dẹp phòng của trẻ khi chúng không có nhà. Nếu phòng của trẻ quá bừa bộn, bạn hãy chờ chúng về để yêu cầu dọn dẹp. Khi bạn tự tiện dọn dẹp, trẻ sẽ nghĩ rằng bạn đã can thiệp vào việc riêng của chúng. Điều này làm trẻ khó chịu và bất hợp tác. Không nên gay gắt với chồng bạn vì tính bừa bãi cẩu thả của anh ấy, vì vô tình bạn làm cho trẻ thấy bố nó cũng không ngăn nắp chẳng kém gì nó.
- Tập viết một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển trí não của trẻ em Tuy nét bút đầu tiên của con bạn có thể chỉ là những nét vẽ nguệch ngoạc nhưng những hình vẽ và đường cong không có hình dạng ấy lại là bước khởi đầu giúp cháu chuẩn bị học chữ cái. Và biết đâu đến một ngày nào đó, con bạn sáng tác một cuốn tiểu thuyết để đời. Khi nào kỹ năng viết phát triển? Hầu hết các trẻ em đều biết cầm bút chì màu vẽ những đường tròn trên giấy khi chúng được 12 hay 13 tháng tuổi. Khoảng thời gian từ 2 đến 5 tuổi, những nét vẽ của trẻ sẽ dần dần cứng hơn cho đến khi chúng viết được một vài chữ cái đơn giản lên giấy và gọi tên những chữ ấy. Kỹ năng viết ở trẻ phát triển như thế nào? Trong vài tháng cuối của năm đầu tiên, kỹ năng vận động của con bạn sẽ phát triển rõ rệt, bé đã có thể cầm được bút chì màu. Đến khoảng 12 hay 13 tháng tuổi, một số trẻ đang tập đi đã biết vẽ những dấu hiệu vô nghĩa trên giấy. Nhưng nếu con bạn phải mất thêm một vài tuần lễ nữa mới làm được điều đó thì cũng không có gì phải lo ngại. Hầu hết trẻ em 16 tháng tuổi đều đã viết được các dấu hiệu đó. Đừng chần chừ, bạn hãy dành một nơi để trưng bày những “kiệt tác” đầu tay rất có ý nghĩa của cháu (như trên tủ lạnh chẳng hạn). Đến khoảng 29 - 30 tháng tuổi, con bạn sẽ dần dần chuyển sang vẽ những đồ vật lớn hơn, đẹp hơn, nhiều màu sắc rực rỡ hơn. Và khi được 3 tuổi thì cháu đã vẽ được một đường tương đối thẳng.
- Lúc này, con bạn đã cầm được bút chì trong tư thế viết. Một số trẻ chuẩn bị đi học có thể viết được một vài chữ cái hay những đường gợn sóng trông giống như chữ cái. Một số trẻ em khác đôi khi đã tìm cách viết tên của mình trước khi đến trường mẫu giáo, đặc biệt là nếu chúng đã được học bảng chữ cái trước đó.Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng làm được như vậy, điều đó cũng chẳng sao, con bạn vẫn đang phát triển bình thường. Không nên buộc trẻ học viết trước nếu cháu chưa có khả năng và chưa sẵn sàng làm điều đó, bạn hãy kiên nhẫn đợi cho đến khi cháu thực sự có hứng thú tập viết. Điều gì sẽ xảy ra sau đó? Khi đang ở độ tuổi chuẩn bị đến trường, trẻ cũng sẽ sử dụng bút chì và màu vẽ giỏi hơn. Nhờ vậy, chúng sẽ bắt đầu vẽ tỉ mỉ hơn và chính xác hơn. Trong thời gian giữa 2 và 5 tuổi con bạn sẽ biết vẽ những đường thật thẳng, vẽ lại một hình tròn và một hình vuông, và biết vẽ cả người nữa. Khi bắt đầu học lớp 1, cháu sẽ sớm biết đọc và biết viết. Vai trò của bạn trong quá trình tập viết của trẻ Trong bất kỳ giai đoạn hình thành kỹ năng mới nào của trẻ, bạn cũng phải luôn luôn động viên và khuyến khích trẻ. Đặc biệt, trong giai đoạn này, bạn cần sắm cho cháu những dụng cụ cần thiết. Ngay khi con bạn tròn 1 tuổi, hãy mua cho cháu bút chì màu, giấy hay sách nhiều màu. Lúc này, con bạn bắt đầu tỏ ra thích viết các dấu hiệu hay bất kỳ một hình vẽ vô nghĩa nào. (Bạn cũng nên chú ý vì đầu bút chì nhọn có thể bé bị đau nếu cháu vô tình làm rơi hay để bút đâm trúng vào mặt. Bạn nên để trẻ tập viết như vậy thật thường xuyên nếu như cháu muốn, nhưng nên cho cháu nghỉ giải lao để tránh làm cho cháu mệt mỏi.) Hãy dạy cho con bạn chỉ vẽ trong mảnh giấy đặt trước mặt cháu. Nhưng nếu bạn đã bảo đừng mà cháu vẫn viết lên tường (hay sàn nhà, nhãn sách) thì cũng không sao. Hãy lau sạch hết sau khi cháu vẽ và mua cho cháu những cây bút dễ
- xóa. Cố gắng đừng để cháu cho các đồ dùng của cháu vào miệng. Rất có thể việc phải lấy một ít bột màu vẽ ra từ miệng cháu là điều thường khó tránh khỏi, nhưng đừng để việc đó kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Khi cháu bắt đầu viết thật sự, điều quan trọng nhất bạn cần làm là để cháu tự học bằng sự nỗ lực của chính cháu. Ông T. Berry Brazelton trong tác phẩm “Touch point” đã nói: “Mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu trẻ vượt qua giai đoạn học viết chữ cái và số. Theo tôi, thời gian không quan trọng bằng ý thức tự học của trẻ. Hãy để cháu tự giác học.Ở lứa tuổi này, việc ép buộc trẻ học là điều dễ dàng nhưng điều đó sẽ có hại nhiều hơn là có lợi”. Những trẻ em chuẩn bị đến trường bị buộc phải biết đọc và biết viết trước khi đến tuổi quy định. Mặc dù có thể trẻ học đọc và viết hàng ngày nhưng kỹ năng của cháu vẫn không thể bằng các bạn đang học ở trường. Các nghiên cứu cho thấy trẻ sẽ gặp bất lợi khi lớn hơn và nhận ra rằng chúng không thể thích ứng với phương pháp ghi nhớ tương tự mà chúng đã từng dùng để đọc và viết những chữ phức tạp hơn. Một điều quan trọng nữa là bạn nên nói chuyện và đọc sách cho cháu nghe thường xuyên. Càng nghe nhiều, bộ não của trẻ sẽ càng phát triển nhanh. Điều này rất có lợi cho việc phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ sau này, mà trong đó có cả kỹ năng viết. Những biểu hiện nào khiến bạn phải lo lắng? Mỗi trẻ em có thể phát triển những khả năng khác nhau, một số nhanh hơn các em khác. Nhưng nếu con bạn đã được 15 hay 16 tháng tuổi mà vẫn không viết được các ký hiệu vô nghĩa, bạn hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa để trình bày. Dù sao, bạn cũng hãy yên tâm là con bạn sẽ viết được và sẽ phát triển bình thường dù trễ hơn các bạn cùng tuổi một chút.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn