intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ năng làm cha mẹ - Phần 19

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

107
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những trò chơi thú vị cho bé dưới 1 tuổi Truớc khi bé được một tuổi, có nhiều trò vui nhộn giúp phát triển cả cơ bắp và cảm xúc cá nhân. Cưỡi ngựa gỗ: Với tốc độ vận động chậm nhẹ của con ngựa gỗ an toàn, trò chơi này chắc chắn gây cảm giác thú vị cho trẻ, nhất là phi ngựa kèm với những bài hát thiếu nhi. Bạn phải đảm bảo rất an toàn để cháu không bị té hay bị xây xát. Trò chơi "hú à!": Ðây là trò chơi dành cho bé ở nhà trẻ,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ năng làm cha mẹ - Phần 19

  1. Những trò chơi thú vị cho bé dưới 1 tuổi Truớc khi bé được một tuổi, có nhiều trò vui nhộn giúp phát triển cả cơ bắp và cảm xúc cá nhân. Cưỡi ngựa gỗ: Với tốc độ vận động chậm nhẹ của con ngựa gỗ an toàn, trò chơi này chắc chắn gây cảm giác thú vị cho trẻ, nhất là phi ngựa kèm với những bài hát thiếu nhi. Bạn phải đảm bảo rất an toàn để cháu không bị té hay bị xây xát. Trò chơi "hú à!": Ðây là trò chơi dành cho bé ở nhà trẻ, rất thú vị để giúp bé hiểu rằng bạn vẫn ở đó mặc dù bé không thấy. Trò "Nó đâu rồi?": Ðể cho bé thấy bạn giấu một vật nào đó dưới một cái mền rồi hỏi: "Nó đâu rồi?". Khi bé thành thạo với việc tìm một vật, bạn giúp bé tập kéo dài sự chú ý bằng cách giấu hai hay ba đồ vật. Những trò chơi đập nhẹ và vỗ tay: Những động tác có nhịp điệu như "vỗ tay bà cho ăn bánh" thu hút nhiều giác quan của trẻ, và khi bé làm quen với những trò chơi này, bé sẽ thích thú tham gia vào những vận động kế tiếp. Chơi tìm mũi của bé:
  2. Bé thích chỉ một cách bất ngờ vào từng phần thân thể để đố xem nó ở đâu, trò chơi này có thể làm cho bé có cảm giác thực sự. Bạn hỏi: "Mũi của con đâu?" "Ðầu con đâu?" và xem trẻ hứng thú chỉ đúng vào phần bạn hỏi. "Ði lấy nó": Ðặt một đồ chơi hay một vật hấp dẫn xa khỏi tầm tay của bé và động viên bé với đến hay bò tới đồ vật đó. Bạn phải đảm bảo để bé có cảm giác là tự cháu hoàn thành công việc. Rèn luyện tư duy cho trẻ Có một số bậc cha mẹ hay phàn nàn: con tôi nhanh nhẹn, thông minh, học không đến nỗi nào, vậy mà trong cuộc sống cháu hết sức thụ động ở mọi tình huống, chẳng chịu suy nghĩ để tìm cách giải quyết vấn đề…. Đây là điều vẫn thường xảy ra, vì không phải đứa trẻ thông minh là có tư dauy tốt. Bởi lẽ người thông minh thường tìm ra câu giải đáp nhanh, trong khi đứa trẻ khác bị chê là chậm chạp thì lại suy nghĩ kỹ càng, chính chắn. Đòi hỏi một đứa trẻ phải suy nghĩ là một việc khó, nhưng suy nghĩ chính xác và có phê phán lại khó hơn nhiều. Vì các em cần phải biết ứng dụng những gì đã học vào cuộc sống. Nhiệm vụ của cha mẹ là phải biết hướng dẫn cho con làm được như vậy, nhưng lâu nay chúng ta ít để ý đến vấn đề này. Vậy nên giáo dục như thế nào để kuyện cho con thói quen biết suy nghĩ?
  3. Tạo cho trẻ thói quen suy nghĩ từ khi còn nhỏ? Khi trẻ lên 3-4 tuổi, các bậc cha mẹ nên tập cho con mình biết cách tư duy. Trong những lần kể chuyện cho con nghe, bạn cần đặt ra những tình huống đơn giản nhất. Ví dụ mẹ thỏ đưa thỏ đi chơi, nếu thỏ con bị lạc thì cần phải làm thế nào và trả lời luôn, lúc đó thỏ con phải nhờ người khác đưa về hoặc tìm cách báo cho mẹ biết để mẹ đến đón… Những lần khác, bạn lại đặt con mình và vị trí thỏ con và để con phải động não xem mình phải làm gì, con bạn sẽ áp dụng câu chuyện kể, qua nhiều lần như thế các cháu sẽ tạo một phản xạ trong óc nếu có tình huống tương tự xảy ra. Cô bạn tôi có con trai mới lên 7 tuổi, một lần cô đưa con đi học vẽ và dặn con chiều về đợi mẹ sẽ đón. Chiều ấy, có việc bận đột xuất, cô không tới đúng giờ được. Cháu đã tự đi về và gọi điện đến cơ quan báo cho mẹ biết: “Mẹ ơi! Con chỉ đi trên vỉa hè thôi. Qua ngã tư con nhờ chú công an dẫn qua đường đấy ạ.”. Để cháu có được tư duy như thế, cô bạn tôi đã luôn đặt ra câu hỏi cho con: “nếu mẹ không đến đón con được thì con làm gì?”, “Qua đường con phải đi như thế nào?”… Cách làm của bạn tôi đã giúp con mình luôn nhanh nhẹn và tự tin vào chính bản thân mình. chắc chắn khi lớn lên, cháu sẽ đương đầu đựơc với mọi khó khăn trong cuộc sống sau này. Luyện cho trẻ độc lập suy nghĩ: Ở một số gia đình và ngay cả tại các trường học, nhiều em vẫn có thói quen ít suy nghĩ độc lập, thường nói dựa và đồng ý một chiều theo suy nghĩ của người khác. Trước một vấn đề, nếu một em đứng lên pháh biểu ý kiến của mình, em sau đứng lên lại nói gần như ý kiến của bạn. Các em chưa tập mổ xẻ vấn đề trên cơ sở tranh luận. Về vấn đề này, cô chủ nhiệm lớp con trai tôi có một cách xử lý rất hay. Một lần bạn Minh bị bạn nghi là lấy tiền của mình vì trong giờ chơi, chỉ có mỗi mình Minh ngồi trong lớp. Cô giáo mở cuộc điều tra bằng cách cho người mất lục soát tất cả các cặp của các bạn, nhưng không tìm ra thủ phạm. Thấy vậy, cô giáo liền cho cả lớp suy nghĩ xem tại sao không tìm thấy. Cả lớp tranh luận rất hăng,
  4. mỗi em một ý và có em đưa ra ý kiến hay là người kêu mất tự giấu tiền của mình đi? Cô giáo cho lớp trưởng kiểm tra, kết quả đúng như vậy và chính cậu học sinh ấy đã phải nhận rằng mình làm như thế cốt để hạ nhục bạn ngồi bên cạnh. Qua câu chuyện này, cho thấy nếu cho trẻ suy nghĩ độc lập, cùng nhau tranh luận, biết lật ngược vấn đề các em sẽ rút ra nhiều điều mới mẽ thú vị và bất ngờ. Trong việc giáo dục phát triển tư duy, người ta thường nhắc đến phương pháp PMT - một phương pháp được áp dụng nhiều nhất trong các trường học ở Mỹ. Đó chính là cách cho học sinh phân tích, nhìn nhận một sự việc tìm ra những điều thuận lợi và những điều bất lợi qua sự việc đó rồi chọn một biện pháp tối ưu để giải quyết. Theo một thí nghiệm dựa trên phương pháp này, cô giáo đã hỏi 30 học sinh lên 10 tuổi: - Các em có thích được tiền lương để đi học không? - Có ạ! - Cả lớp đồng thanh trả lời Cô giáo cho học sinh suy nghĩ xem nếu được tiền lương các em sẽ gặp những thuận lợi và khó khăn gì khi đi học. Kết quả sau đó có 29 em đã thay đổi ý kiến vì đưa ra những điều bất cập như cha mẹ sẽ không cho tiền tiêu vặt và nhà trường sẽ tăng mức đóng góp hàng ngày lên… Như vậy là nhờ sự suy nghĩ kỹ càng, các em đã tìm được câu trả lời thích hợp nhất. Tóm lại, việc rèn luyện thói quen suy nghĩ giúp não các em phát triển là một việc làm vô cùng cần thiết. Điều quan trọng là các bậc cha mẹ cũng như thầy giáo phải bồi dưỡng những kiến thức cơ bản cho các em, từ đó mới có cơ sở để trẻ tư duy. Đây chính là một tiêu chuẩn không thể thiếu, tạo đà cho các em thành đạt trong cuộc sống sau này.
  5. Rèn nghị lực cho con Nghị lực là đức tính quyết định thành công của con người. Nó phải được rèn luyện ngay từ nhỏ, không phải tự nhiên mà có. Ngay từ nhỏ, trẻ em đã biết ganh đua. Khi thất bại, như bị thua trong một cuộc chơi, bị điểm thấp... chúng có thể rất buồn chán, bi quan. Thương con, cha mẹ thường an ủi như: ''Thôi mặc kệ nó, ba cái thứ vớ vẩn đó'' hay ''mẹ sẽ mua cho con một cái khác đẹp hơn''... Đây là kiểu an ủi hết sức tai hại vì nó không có tác dụng mà còn không khuyến khích trẻ cố gắng đạt được cái mình muốn bằng công sức của mình. Nó cũng không dạy trẻ biết cách đối phó, khi xảy ra chuyện trái ý. Các cuộc nghiên cứu cho thấy, nghị lực cũng như các đức tính đi kèm với nó là lòng tự tin và kiên nhẫn, là yếu tố phân biệt một đứa trẻ vững vàng với một đứa trẻ yếu đuối. Có nhiều cách rèn luyện nghị lực cho trẻ:  Dạy trẻ biết rằng điều không may chỉ là nhất thời Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng rát quan trọng. Khi những chuyện không hay xảy ra như bị thua một trận đấu, bị bạn thân làm bẽ mặt... trẻ thường cho rằng đó là chuyện tệ hại nhất. Chúng cứ nghĩ rằng tâm trạng buồn đó sẽ kéo dài mãi mãi, hoặc đó là thất bại sẽ làm hỏng mọi chuyện sau này. Ý nghĩ đó làm chúng nhụt trí và không muốn thử sức lại. Ngược lại, một khi bạn có thể giúp con thấy tình trạng này chỉ là tạm thời, có thể thay đổi kết quả hạơc ý kiến của một ai đó là không đúng, thì bạn đã cho con lý do để hy vọng và kiên nhẫn.  Rèn luyện khả nǎng giải quyết sự cố Nghị lực gắn liền với khả nǎng giải quyết sự cố. Trẻ em phát triển khả nǎng này chủ yếu thông qua thực hành. Vì vậy, bất cứ khi nào có thể, hãy khuyến khích
  6. trẻ đưa ra giải pháp của mình. Hầu hết cha mẹ không muốn con cái buồn bã, khổ sở. Vì vậy, khi có sự cố, họ liền nhảy vào và tự giải quyết mọi chuyện, mà không cho con cơ hội để thấy nó cũng có thể tự làm. Một bà mẹ kể về kinh nghiệm của mình: do chuyển nhà, thằng con buồn vì nhớ bạn. Bà bèn nói: ''Mẹ biết con buồn lắm. Nhưng theo con, cốnc thể làm gì bớt buồn không?''.. Thằng bé suy nghĩ một hồi, rồi xin mẹ cho gọi điện thoại đường dài đến nhà đứa bạn thân. Cuộc nói chuyện chỉ kéo dài 5 phút nhưng sau đó nó vui hẳn.  Biết can thiệp đúng lúc Đương nhiên không phải mọi rắc rối đều có thể giải quyết dễ dàng như thế. Trong nhiều trường hợp, bạn phải hướng dẫn nhiều hơn. Chẳng hạn, con bạn vốn chơi chung với một nhóm bạn thân, nay bỗng chúng trở chứng tập làm người lớn trong khi con bạn vẫn cứ lo học, nên bị bạn bè chọc ghẹo. Trường hợp này cần khuyến khích con kết bạn với những đứa trẻ cùng sở thích, thậm chí giúp con tìm bạn nếu có thể.  Nhấn mạnh vào sự thành công Cần biết khen ngợi trẻ khi nó đạt được kết quả tốt. Điều này khuyến khích chúng suy nghĩ tích cực như ''tuy mình không được 10 điểm môn Toán nhưng mình đá bóng hay nhất đội''. Mọi đứa trẻ đều có thể học cách suy nghĩ như thế, nếu ta cho chúng cơ hội khám phá những mặt tốt của mình. Các hoạt động ngoại khóa, thể thao, thậm chí các buổi học lao động ở trường sẽ giúp trẻ tự nhận thức về mục đích, giá trị và triển vọng của mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2