intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

kỷ nguyên hỗn loạn: phần 2

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:174

67
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

phần 2 gồm các chương: các hình thái của chủ nghĩa tư bản, những sự lựa chọn phía trước của trung quốc, những con hổ và một con voi, mỹ latinh và chủ nghĩa dân túy,...mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: kỷ nguyên hỗn loạn: phần 2

Chương 13 <br /> CÁC HÌNH THÁI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ<br /> BẢN<br /> GIỮA NHỮNG LỜI BÌNH LUẬN của các diễn giả trong một khán phòng lớn, đông<br /> đúc tại văn phòng Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tôi có thể nghe thấy tiếng hô khẩu hiệu và những<br /> tiếng gào thét phản đối toàn cầu hóa dưới đường phố. Đó là vào tháng 4 năm 2000.<br /> Khoảng từ mười nghìn đến ba mươi nghìn sinh viên, các nhóm nhà thờ, nghiệp đoàn và<br /> các nhà hoạt động môi trường đã tập hợp tại Washington để phản đối cuộc họp thường kỳ<br /> của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Mặc dù các bộ trưởng tài<br /> chính và thống đốc ngân hàng trung ương không thể nghe rõ hết được những lời phản đối,<br /> cũng không khó lắm để nhận ra sự phản đối đó là gì. Họ phản đối những gì mà họ cho là<br /> sự bất công ngày càng tăng lên trong thương mại toàn cầu, đặc biệt là sự áp bức và bóc lột<br /> người nghèo tại các nước đang phát triển. Lúc đó và đến tận bây giờ tôi vẫn cảm thấy<br /> buồn, bởi nếu đám đông biểu tình thành công trong việc phá bỏ thương mại toàn cầu, thì<br /> tổn hại nhiều nhất vẫn là hàng trăm triệu người nghèo, những người mà lực lượng phản<br /> đối đã nhân danh họ để lên tiếng.<br /> Mặc dù kế hoạch hóa tập trung không còn là một hình thức phù hợp cho các tổ chức<br /> kinh tế, nhưng cuộc chiến về trí tuệ để chuyển sang các mô hình kinh tế khác – chủ nghĩa<br /> tư bản thị trường tự do và toàn cầu hóa rõ ràng còn lâu mới kết thúc. Đối với mười hai thế<br /> hệ, chủ nghĩa tư bản đã mang lại hết tiến bộ này đến tiến bộ khác, mức sống tăng lên với<br /> tốc độ chưa từng có trên phần lớn thế giới. Tỷ lệ nghèo đói giảm mạnh và tuổi thọ của<br /> người dân đã tăng hơn gấp đôi. Cuộc sống vật chất của người dân nơi đây đã tăng lên –<br /> thu nhập bình quân đầu người đã tăng mười lần trong hai thế kỷ qua – cho phép trái đất<br /> nuôi sống dân số tăng gấp sáu lần. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không thể chấp nhận chủ<br /> nghĩa tư bản, chứ đừng nói đến việc hoàn toàn đi theo chủ nghĩa tư bản.<br /> Vấn đề nằm ở chỗ chính động lực của chủ nghĩa tư bản, của cạnh tranh thị trường lại<br /> đối lập với mong muốn của con người: sự ổn định và tương lai chắc chắn. Thậm chí, một<br /> bộ phận lớn của xã hội còn cảm thấy bất bình đẳng trong việc phân bổ lợi ích xã hội. Cạnh<br /> tranh tuy là động lực lớn nhất của chủ nghĩa tư bản nhưng luôn tạo ra sự bất ổn tâm lý<br /> trong mỗi chúng ta, đặc biệt là nỗi lo mất việc. Một khía cạnh khác tự sâu thẳm nỗi lo sợ<br /> đó còn xuất phát từ sự thay đổi liên tục hiện trạng và lối sống, dù tốt hay xấu, cũng làm<br /> cho chúng ta khó chịu. Tôi chắc chắn rằng những nhà sản xuất thép trong nước là khách<br /> hàng của tôi trong những năm 1950 sẽ cảm thấy hài lòng hơn nếu những nhà sản xuất thép<br /> Nhật Bản không biết cách cải thiện chất lượng và tăng năng suất lao động nhanh chóng<br /> đến vậy. Ngược lại, IBM chắc hẳn sẽ cảm thấy rất hạnh phúc khi thấy máy tính của họ đã<br /> thay thế những máy chữ Selectric đáng kính như thế nào.<br /> Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra sức mạnh cạnh tranh trong mỗi cá nhân. Chúng ta hoặc là<br /> những nhà quản lý năng động, hoặc là những người thụ động – những người không muốn<br /> chịu quá nhiều sức ép từ cạnh tranh kinh tế mà chỉ muốn cào bằng. Tuy cạnh tranh có ý<br /> nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế nhưng không thể nói rằng lúc nào tôi cũng<br /> thích thế. Chẳng thể nào nghĩ tốt cho những đối thủ lúc nào cũng chỉ muốn quyến rũ<br /> <br /> khách hàng của Công ty Townsend-Greenspan. Để cạnh tranh, tôi bắt buộc phải vươn lên.<br /> Tôi buộc phải cung cấp dịch vụ tốt hơn. Tôi buộc phải nâng cao năng suất lao động. Tất<br /> nhiên, đó là điều tốt cho tôi, khách hàng của tôi cũng như các đối thủ cạnh tranh. Tự sâu<br /> thẳm, tôi vẫn nghĩ đó là thông điệp của chủ nghĩa tư bản “sự phá hủy mang tính sáng tạo”<br /> – phá bỏ công nghệ cũ và cách làm cũ để mở đường cho cái mới – cách thức duy nhất có<br /> thể tăng năng suất lao động và tăng mức sống của người dân một cách bền vững. Lịch sử<br /> đã chứng minh rằng chỉ dựa trên vàng, dầu mỏ hay nguồn lực tự nhiên nào đó đều không<br /> bền vững.<br /> Không thể chối bỏ được thành tích của chủ nghĩa tư bản. Kinh tế thị trường trong<br /> nhiều thế kỷ qua đã thành công trong việc loại bỏ máy móc cũ kỹ, thiếu hiệu quả và đem<br /> lại lợi ích cho những ai có thể tiên đoán trước được nhu cầu của người tiêu dùng, có khả<br /> năng sử dụng vốn và lao động một cách hiệu quả nhất. Công nghệ mới là động lực thúc<br /> đẩy quá trình tư bản hóa khắc nghiệt này trên phạm vi toàn cầu. Khi chính phủ đứng ra<br /> “bảo vệ” quyền lợi của một bộ phận dân chúng trước những gì họ cho là áp lực cạnh tranh<br /> quá khắc nghiệt thì họ sẽ làm cho mức sống vật chất chung của người dân nước họ trở nên<br /> thấp hơn.<br /> Đáng tiếc là tăng trưởng kinh tế không thể mang lại thỏa mãn lâu dài. Nếu điều đó là<br /> đúng thì việc tổng sản phẩm quốc nội thực bình quân đầu người của thế giới tăng mười lần<br /> trong vòng hai thế kỷ qua đã làm cho chúng ta hạnh phúc hơn. Số liệu cho thấy đúng là<br /> thu nhập tăng đã làm cho chúng ta hạnh phúc hơn, nhưng chỉ trong chừng mực nào đó và<br /> trong một khoảng thời gian nhất định. Một khi các nhu cầu cơ bản được đáp ứng, hạnh<br /> phúc chỉ là một trạng thái tương đối, trong dài hạn hầu như tách biệt với tăng trưởng kinh<br /> tế. Bằng chứng cho thấy hạnh phúc có được từ cách nhìn nhận về cuộc sống và thành quả<br /> trong mối tương quan với bạn bè cùng trang lứa. Khi sự giàu có được nhân rộng, hoặc có<br /> thể là kết quả của sự nhân rộng này, nhiều người lo sợ sự cạnh tranh và thay đổi khi những<br /> điều này đe dọa đến vị thế, lòng tự trọng của họ. Hạnh phúc phụ thuộc nhiều vào thu nhập<br /> tương đối so với những người cùng trang lứa, thậm chí với những thần tượng của họ, chứ<br /> không phải là các con số tuyệt đối nào đó. Khi được hỏi, phần lớn các sinh viên Harvard<br /> mới tốt nghiệp trả lời họ sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn khi nhận được 50.000 đô la/năm nếu<br /> như các bạn của họ nhận được nửa số đó, hơn là nhận được 100.000 đô la/năm trong lúc<br /> các bạn của họ nhận được gấp đôi số đó. Thoạt đầu khi mới nghe chuyện, tôi chỉ tặc lưỡi<br /> bỏ qua. Nhưng sau đó nó đã gợi lại cho tôi nghiên cứu hấp dẫn của Dorothy Brady và<br /> Rose Friedman năm 1947.<br /> Dữ liệu trong nghiên cứu của Dorothy Brady và Rose Friedman chỉ ra rằng tỷ lệ thu<br /> nhập mà các hộ gia đình chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ hầu như không phải do mức thu<br /> nhập thực của gia đình đó quyết định, mà do mức thu nhập tương đối của gia đình so với<br /> thu nhập trung bình của quốc gia. Như vậy nghiên cứu này chỉ ra rằng: một gia đình có<br /> mức thu nhập trung bình của quốc gia năm 2000 sẽ chi tiêu một tỷ lệ thu nhập bằng với<br /> một gia đình có mức thu nhập trung bình của quốc gia năm 1900, mặc dù do trượt giá thu<br /> nhập năm 1900 chỉ bằng một phần nhỏ thu nhập năm 2000. Nghiên cứu này được lặp lại<br /> với dữ liệu mới vẫn cho kết quả tương tự [49] . Hành vi của người tiêu dùng không thay đổi<br /> mấy sau hơn một thế kỷ qua.<br /> Dữ liệu cũng cho thấy rõ rằng chi tiêu và tiết kiệm của gia đình không phải do sức<br /> mua thực tế của gia đình đó, mà do vị trí tương đối của họ trong thang thu nhập, có nghĩa<br /> <br /> là thu nhập tương đối của họ so với các gia đình khác [50] . Điều đáng chú ý là kết quả này<br /> vẫn đúng trong nửa cuối thế kỷ 19, khi mà các gia đình chi tiêu nhiều hơn cho lương thực<br /> so với 2004 [51] .<br /> Tuy nhiên, điều này không có gì đáng ngạc nhiên đối với Thorstein Veblen, nhà kinh<br /> tế người Mỹ. Trong cuốn sách mang tên The Theory of the Leisure Class (Lý thuyết về<br /> tầng lớp nhàn nhã) được viết năm 1899, ông đã đưa ra thuật ngữ “ganh đua chi tiêu”.<br /> Thorstein Veblen đã chỉ ra rằng hành vi mua sắm hàng hóa và dịch vụ của các cá nhân có<br /> liên quan đến cái được gọi là “cố cho bằng chị bằng em” hay “con gà tức nhau tiếng gáy”.<br /> Nếu Katie có iPod, Lisa cũng phải có một cái. Tôi nghĩ rằng Veblen có thể nói hơi quá<br /> trong các nghiên cứu của ông ấy, nhưng rõ ràng rằng ông đã chỉ ra một nhân tố quan trọng<br /> trong hành vi của con người. Dữ liệu chỉ ra rằng chúng ta đều rất nhạy cảm với những gì<br /> mà những người cùng trang lứa kiếm được và cách thức họ sử dụng nó. Họ có thể là bạn<br /> bè, nhưng trên hết là đối thủ cạnh tranh trong một trật tự xã hội nhất định. Rõ ràng chúng<br /> ta sẽ hạnh phúc hơn và ít căng thẳng hơn khi thu nhập cao hơn trong một nền kinh tế tăng<br /> trưởng. Song kết quả điều tra cũng cho thấy người giàu thường hạnh phúc hơn những<br /> người có thu nhập thấp trong xã hội. Cũng là tâm lý con người cả thôi. Những hạnh phúc<br /> có được do thu nhập cao hơn sẽ sớm mất đi khi họ thích nghi với mức sống mới. Mức<br /> sống mới này nhanh chóng được coi là “điều bình thường”. Bất kỳ hạnh phúc nào cũng<br /> chỉ là thoáng qua [52] .<br /> Phản ứng trái ngược của con người đối với chủ nghĩa tư bản đã làm phát sinh hàng<br /> loạt mô hình tư bản chủ nghĩa khác nhau trong những năm hậu chiến, với mức độ kiểm<br /> soát của nhà nước khác nhau. Tuy rằng từng cá nhân có những quan điểm khác nhau,<br /> nhưng rõ ràng xã hội sẽ tập hợp xung quanh một quan điểm chung. Một một chế độ xã hội<br /> sẽ có những lựa chọn khác nhau. Tôi có cảm giác rằng điều này là kết quả của việc ai cũng<br /> có nhu cầu thuộc về một nhóm nào đó được xác định bởi tôn giáo, văn hóa và lịch sử, ở đó<br /> họ luôn luôn có nhu cầu tìm ra những người đứng đầu - đứng đầu gia đình, bộ lạc, bản<br /> làng và dân tộc. Đó là đặc điểm phổ quát phản ánh đòi hỏi con người phải có những lựa<br /> chọn để kiểm soát hành vi hằng ngày của mình. Hầu hết chúng ta đều cảm thấy không đủ<br /> tự tin và tìm kiếm sự giúp đỡ từ tôn giáo, gia đình hay tuyên bố của tổng thống. Hầu hết<br /> tất cả các tổ chức của con người đều phản ánh nhu cầu thiết lập một trật tự tôn ti. Do vậy,<br /> trên thực tế, quan điểm chung của bất kỳ xã hội nào cũng là quan điểm của lãnh đạo xã hội<br /> đó.<br /> Nếu hạnh phúc đơn thuần chỉ là sự giàu có về vật chất, tôi đoán rằng tất cả các mô<br /> hình tư bản chủ nghĩa sẽ giống mô hình của Mỹ, mô hình năng động và hiệu quả nhất.<br /> Nhưng đó cũng là mô hình gây ra nhiều áp lực nhất, đặc biệt trong thị trường lao động.<br /> Như đã được đề cập ở chương 8, ở Mỹ có khoảng 400.000 người mất việc làm hàng tuần,<br /> và khoảng 600.000 người thay đổi hoặc bỏ việc một cách tự nguyện. Khoảng thời gian<br /> người Mỹ gắn bó với một công việc là 6,6 năm, thấp hơn nhiều so với 10,6 năm của người<br /> Đức và 11,2 năm của người Nhật. Các nền kinh tế định hướng thị trường mà hầu hết các<br /> nước đang áp dụng đều phải lựa chọn một chỗ đứng ở giữa hai thái cực tượng trưng bằng<br /> hai điểm trên bản đồ: thung lũng Silicon ở một cực với năng suất cao, áp lực lớn và Venice<br /> thủ cựu, ung dung tự tại ở cực bên kia.<br /> Trên thực tế, đối với bất kỳ xã hội nào, sự lựa chọn, hay có thể coi là sự đánh đổi<br /> giữa sự sung túc về vật chất và sự căng thẳng tâm lý dường như phụ thuộc vào lịch sử văn<br /> <br /> hóa của xã hội đó. Văn hóa ở đây có thể hiểu là các giá trị chung giữa các thành viên trong<br /> một xã hội, giá trị đã được định hình từ thời kỳ đầu và có mặt trong mọi khía cạnh của<br /> cuộc sống.<br /> Một số khía cạnh văn hóa của một quốc gia trên thực tế lại có ảnh hưởng lớn đến<br /> tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia đó. Chẳng hạn, thái độ chấp nhận sự thành công<br /> trong kinh doanh, một phản ứng mang đậm nét văn hóa chính là một đòn bẩy kinh tế trong<br /> nhiều thế hệ. Rõ ràng là một xã hội với thái độ như vậy sẽ cho phép doanh nghiệp có<br /> nhiều tự do trong cạnh tranh hơn là một xã hội coi cạnh tranh thương mại là không có đạo<br /> đức và tạo ra sự bất ổn. Theo kinh nghiệm của tôi, ngay cả những người thừa nhận lợi thế<br /> về vật chất của chủ nghĩa tư bản cạnh tranh cũng bị giằng xé bởi hai lý do. Thứ nhất, đó là<br /> cạnh tranh và những căng thẳng do phải gánh chịu rủi ro mà hầu như mọi người đều muốn<br /> tránh. Thứ hai, nhiều người cảm thấy mâu thuẫn sâu sắc trong tư tưởng về sự tích lũy của<br /> cải. Một mặt, của cải là cách được ưa thích để chứng tỏ mình (Veblen sẽ hiểu điều này).<br /> Nhưng quan điểm đó bị chống đối bởi một niềm tin ăn sâu bén rễ được ghi trong Kinh<br /> thánh “một con lạc đà đi qua lỗ kim còn dễ hơn một người giàu đến được nước Chúa”. Sự<br /> mâu thuẫn trong tư tưởng về tích lũy của cải có lịch sử văn hóa lâu đời và vẫn còn hiện<br /> hữu trong xã hội cho đến ngày nay. Nó có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của hệ<br /> thống phúc lợi mà trong đó mạng lưới an sinh xã hội là nền tảng. Có người lập luận rằng<br /> hành vi chấp nhận rủi ro không bị giới hạn giúp tăng sự tập trung thu nhập và của cải.<br /> Mục đích của hệ thống phúc lợi là làm giảm sự tập trung thu nhập và của cải này phần lớn<br /> thông qua pháp luật. Có nghĩa là thông qua các quy tắc hạn chế hành vi chấp nhận rủi ro,<br /> sử dụng thuế để giảm các lợi ích về mặt tiền bạc phát sinh từ hành vi chấp nhận rủi ro.<br /> Mặc dù cội rễ của chủ nghĩa xã hội là tính thế tục, nhưng sự đột phá về chính trị của<br /> nó cũng tương đương nhiều viện dẫn tôn giáo áp dụng cho xã hội dân sự, tìm cách làm dịu<br /> bớt nỗi thống khổ của dân nghèo. Việc làm giàu khi xã hội chưa có hệ thống phúc lợi từ<br /> lâu vẫn bị coi là trái với đạo lý, nếu không muốn nói là vô đạo đức.<br /> Khía cạnh đạo đức phi vật chất luôn là yếu tố kìm nén sự chấp nhận cạnh tranh năng<br /> động và các thiết chế tự do của chủ nghĩa tư bản. Bản thân nhiều hãng công nghiệp lớn<br /> của Mỹ thế kỷ 19 vẫn có sự giằng xé về đạo đức trong việc giữ lại lợi nhuận khi kinh<br /> doanh, do vậy đã cho đi rất nhiều của cải. Ngày nay dư âm tội lỗi về việc tích lũy của cải<br /> vẫn còn tồn tại âm ỉ bên dưới lớp bề mặt văn hóa thị trường, nhưng mức độ mâu thuẫn<br /> trong tư tưởng về việc tích lũy của cải cũng như thái độ đối với việc chấp nhận rủi ro<br /> không giống nhau tại các khu vực trên toàn thế giới. Lấy Mỹ và Pháp là các ví dụ, những<br /> giá trị cơ bản nhất của cả hai nước đều bắt nguồn từ thời Khai sáng. Nhưng một cuộc thăm<br /> dò gần đây cho thấy 71% người Mỹ cho rằng hệ thống thị trường tự do là mô hình đương<br /> thời tốt nhất, trong khi chỉ có 36% người Pháp đồng ý với ý kiến trên. Một cuộc thăm dò<br /> khác cho thấy ba phần tư thanh niên Pháp muốn làm việc trong chính phủ, trong khi chỉ có<br /> ít người Mỹ muốn như vậy.<br /> Những con số nói trên cho thấy sự khác biệt đáng kể trong cách nhìn nhận rủi ro.<br /> Người Pháp không sẵn sàng chấp nhận áp lực cạnh tranh của thị trường tự do và luôn tìm<br /> kiếm sự an toàn trong công việc nhà nước, mặc dù có nhiều bằng chứng cho thấy hành vi<br /> chấp nhận rủi ro là điều kiện quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Tôi không nói là chấp<br /> nhận càng nhiều rủi ro thì tăng trưởng kinh tế càng cao. Tất nhiên, hành vi đánh bạc thiếu<br /> cẩn trọng gần như chẳng đem lại lợi ích gì. Hành vi chấp nhận rủi ro mà tôi muốn nói đến<br /> <br /> ở đây là những quyết định kinh doanh được tính toán một cách kỹ lưỡng. Thực sự việc<br /> hạn chế tự do hành động – vai trò điều tiết chính của chính phủ – hay việc đánh thuế cao<br /> các doanh nghiệp thành công hẳn cũng sẽ làm triệt tiêu sự nhiệt tình tham gia của các<br /> thành phần kinh tế. Theo tôi, mức độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro là đặc điểm chính để phân<br /> biệt các hình thái tư bản chủ nghĩa khác nhau mà các nước theo đuổi. Cho dù các mức độ<br /> khác nhau này bắt nguồn từ thái độ ác cảm đối với việc tích lũy của cải hay áp lực tâm lý<br /> do sức ép cạnh tranh thì đều cho kết quả giống nhau, thể hiện qua cách thức xây dựng luật<br /> cạnh tranh nhằm hạn chế bớt chủ nghĩa tư bản tự do, một mục tiêu quan trọng của hệ<br /> thống phúc lợi xã hội.<br /> Bên cạnh đó cũng còn có các yếu tố khác kìm nén hành vi cạnh tranh. Về chính trị,<br /> đó là khuynh hướng bảo vệ “tài sản quốc gia” khỏi làn sóng phá hủy mang tính sáng tạo,<br /> thậm chí là sự sở hữu của nước ngoài. Đó cũng là một hạn chế nguy hiểm đối với cạnh<br /> tranh quốc tế và cũng có thể coi là một yếu tố phân biệt các nền văn hóa khác nhau. Chẳng<br /> hạn, năm 2006, các quan chức Pháp đã ngăn chặn nỗ lực của một công ty Ý mua lại công<br /> ty Suez, một công ty điện nước lớn có trụ sở tại Paris, bằng cách thúc đẩy việc sáp nhập<br /> giữa Suez và Gaz de France. Trên thực tế, cả Tây Ban Nha và Ý đều có những động thái<br /> bảo hộ tương tự.<br /> Mỹ cũng chẳng phải quá lạ lẫm với các hành vi như vậy. Chẳng hạn, vào tháng<br /> 6/2005, Tập đoàn Dầu khí Biển khơi Trung Quốc (CNOOC), một công ty con của công ty<br /> dầu mỏ lớn thứ ba Trung Quốc đã đặt giá 18,5 tỷ đô la bằng tiền mặt để mua lại Unocal,<br /> một công ty dầu mỏ của Mỹ, cao hơn mức giá 16,5 tỷ đô la bằng tiền mặt và cổ phiếu của<br /> Chevron. Chevron lớn tiếng phản đối, coi đó là hành vi cạnh tranh không công bằng do<br /> CNOOC là một công ty nhà nước. Các nhà làm luật Mỹ lập luận rằng đây là “chính sách<br /> năng lượng toàn cầu của chính phủ Trung Quốc”, có tính chất đe dọa chiến lược. Đến<br /> tháng Tám, làn sóng phản đối chính trị tại Mỹ dâng cao đến mức CNOOC đã phải rút khỏi<br /> vụ này với lý do các tranh cãi đã tạo ra “một mức độ không chắc chắn tiềm ẩn rủi ro<br /> không thể chấp nhận được”. Chevron thắng thầu, nhưng nước Mỹ đã mất đi một lượng tài<br /> sản lớn: đó là thanh danh giao dịch quốc tế công bằng không phân biệt đối xử của nước<br /> Mỹ, đặc biệt là cam kết của chúng ta rằng sẽ đối xử với các công ty nước ngoài bình đẳng<br /> với các công ty trong nước về mặt luật pháp.<br /> Chỉ ba tháng sau đó, một công ty Ả Rập có tên Dubai Ports World đã mua lại công ty<br /> điều hành hệ thống cảng container ở bờ Đông và vịnh Mexico. Thương vụ này thậm chí<br /> còn gây ra nhiều phản đối hơn tại Quốc hội Mỹ khi các nhà làm luật từ cả hai đảng đều<br /> cho rằng việc để một công ty Ả Rập quản lý các cảng biển của Mỹ có thể phá hỏng nỗ lực<br /> chống khủng bố và ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia của Mỹ. Cuối cùng, tháng 3/2006, dưới<br /> áp lực, công ty Dubai Ports World buộc phải tuyên bố chuyển quyền quản lý cảng cho một<br /> công ty giấu tên của Mỹ. Trong việc này, chưa có ai chứng minh được là sẽ có đe dọa cụ<br /> thể như thế nào đến lợi ích quốc gia của Mỹ.<br /> Nói rộng ra, việc quá tôn trọng truyền thống cũng như các nỗ lực nhằm bảo vệ truyền<br /> thống đó, dù sai lầm, cũng đều bắt nguồn từ nhu cầu của mỗi người dân cần có một môi<br /> trường ổn định, môi trường mà họ đã quen thuộc và cảm thấy dễ chịu và tự hào.<br /> Mặc dù tôi là người luôn ủng hộ mạnh mẽ “bài cựu, nghênh tân”, nhưng chắc chắn<br /> rằng tôi không ủng hộ việc phá bỏ Điện Capitol để thay vào đó một khu văn phòng hiện<br /> đại hơn. Tuy nhiên, cho dù tình cảm của chúng ta về vấn đề đó có lớn thế nào đi nữa,<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2