intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật bonsai cơ bản

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

192
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với những người đam mê cây cảnh tạo được một tác phẩm đẹp và chăm sóc để duy trì và phát triển thêm vẻ đẹp là một niềm vui khó diễn tả được bằng lời. Để tạo được những tác phẩm đẹp phải thật sự đam mê và tốn nhiều công sức. Muốn làm được vậy người chơi cây cảnh phải nắm vững một số kiến thức cơ bản về tạo hình và cắt tỉa hay cách thức để duy trì thế cây và bộ tàn cây được cân đối. Qua bài này xin giới thiệu các kỹ thuật cơ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật bonsai cơ bản

  1. Kỹ thuật bonsai cơ bản Với những người đam mê cây cảnh tạo được một tác phẩm đẹp và chăm sóc để duy trì và phát triển thêm vẻ đẹp là một niềm vui khó diễn tả được bằng lời. Để tạo được những tác phẩm đẹp phải thật sự đam mê và tốn nhiều công sức. Muốn làm được vậy người chơi cây cảnh phải nắm vững một số kiến thức cơ bản về tạo hình và cắt tỉa hay cách thức để duy trì thế cây và bộ tàn cây được cân đối. Qua bài này xin giới thiệu các kỹ thuật cơ bản cho việc tạo hình và chăm sóc cho cây bonsai – một phong trào chơi cây cảnh nghệ thuật đang phát triển càng ngày càng mạnh hiện nay nhằm giúp một phần nào cho người mới chơi có một số kiến thức cơ bản để có thể tạo ra một tác phẩm đẹp với thời gian ít nhất với chi phí thấp nhất. Chọn cây
  2. Dáng tổng thể: Một tác phẩm bonsai đẹp cần có sự cân đối về tổng thể của cây, các thành phần chính tạo nên dáng tổng thể: Thân - Rễ - Cành Thân cây: Thân cây đẹp là là một thân cây có độ to giảm  dần từ gốc đến ngọn, nghĩa là gốc to nhỏ, thân cây là nét chính tạo nên dáng cây nên khi chọn nên chọn những thân phù hợp với dáng nhìn sẽ đẹp hơn, nếu thân cây có các yếu tố khác như hình dạng vỏ cây, các nét sần sùi tạo nên tuổi tác của thân cây nhìn cũng sẽ có giá trị thẩm mỹ hơn. Rễ cây: Đây có thể nói là ýêu tố tạo nên độ vững chãi và  mạnh mẽ cho cây, bộ rễ cây đẹp là bộ rễ chỉ lộ ra và lan tỏa trên mặt đất, không có những rễ chồng chéo nhau hay mọc từ sau ra trước. Cành cây: Tổng thể cành tạo nên bộ tán của cây. Tán cây  có thể điều chỉnh bằng cách uốn sửa các cây mọc cho phù hợp. Thường cành trong bonsai được phân bổ thaeo hình xoắn ốc, độ dài và độ nhỏ của cành nhỏ dần từ gốc đến ngọn: ccành gần gốc to hơn cành trên ngọn. Nên cắt bỏ những cành mọc vượt quá lớn hay mọc ngang đâm xéo, hoặc mọc cùng vị trí với các cành chính khác trong cây. Ngoài ra chậu cây cũng là một trong những yếu tố quyết định vẻ đẹp của cây, những châu cây có hình dáng và kích thước phù hợp với cây sẽ làm vẻ đẹp của cây tăng lên rất nhiều. Kỹ thuật tạo dáng Tạo hình bằng dây nhôm Với kỹ thuật này có thể tạo cây cảnh bằng cách thay đổi hướng của thân và nhánh cây. Những cành mọc chĩa lên có thể uốn
  3. ngang hay vuốt xuống để tạo ấn tượng già dặn, trưởng thành. Cách quấn Quấn thân cây: Cắt một sợi dây có chiều dài gấp 2 lần  nhánh hay thân cần quấn. Có thể quấn dây lượn quanh thân một góc 45o, đó là cách quấn hiệu quả nhất. Cách quấn: Cắm một đầu kẽm xuống đất, đầu tiên quấn quanh gốc cây, sau đó quấn lên thân cây. Nếu muốn quấn thêm một lần nữa, bạn nên quấn sát với sợi dây trước và nhất thiết không quấn chồng lên nhau. Quấn nhánh: Bắt đầu quấn từ dưới. Đồng thời quấn dây  xen kẽ theo chiều dài của nhánh đến khi làm xong nguyên cây (trở lại quấn trên những cành non thật tỉ mỉ). Hoặc chúng ta quấn cùng một lúc cả nhánh chính và nhánh phụ trước khi quấn tiếp. Sử dụng dây mảnh hơn cho bề dày của nhánh thon. Thông thường, hãy quấn hai nhánh cùng một lúc với cùng một sợi dây quấn, quấn quanh để tạo thế dựa thân. Ở những nơi có nhánh đơn, thì nên quấn liên kết với nhánh khác, buộc chặc đầu dây bằng cách gài nó dưới vài vòng đầu tiên. Bao lâu thì gỡ dây quấn? Điều này còn tùy thuộc độ dày  của thân, cành, loại cây, chất lượng và tuổi cây. Nên thường xuyên kiểm tra dây quấn để đảm bảo dây quấn để đảm bảo dây không hằn vào vỏ khi cây phát triển. Phải cẩn thận khi chọn cỡ dây phù hợp với độ lớn và sự phát triển của cây. Nên thay đổi cỡ dây quấn theo độ dày của thân nhánh thì cỡ dây phải nhỏ dần, cỡ dây tương ứng bằng 1/6 đến 1/3 đường kính của cành hoặc thân chọn quấn. Để tháo dây quấn, tốt hơn hết bạn nên cắt dây thành những đoạn nhỏ, nhằm giảm bớt sự rủi ro, hư hại cho cây.
  4. Sang chậu và thay đất Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất bổ dưỡng thì bonsai có hiện tượng: Cây không còn tươi tắn, có hiện tượng xuống sức, bộ lá kém tươi và bắt đầu nhuốm vàng bệnh hoạn, các cành như không thể cất cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất chậu, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi. Những triệu chứng trên cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây. Read more: Kỹ thuật bonsai cơ bản | Sinhvatcanh.org
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2